Xu Hướng 10/2023 # 102 Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Thuế (Có Đáp Án) # Top 13 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 102 Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Thuế (Có Đáp Án) # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 102 Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Thuế (Có Đáp Án) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

49387

1. Thuế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 2. Chỉ có cơ quan thuế mới có quyền thu thuế. 3. Thuế ra đời cùng với sự ra đời nhà nước tư sản. 4. Lợi tức cổ phần của cổ đông công ty không là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

CSPL: điểm b Khoản 3 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

5. Mọi khoản thu từ tiền công, tiền lương đều là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

CSPL: khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân (đây chỉ dùng phương pháp liệt kê).

6. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu.

CSPL: khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu – nhập khẩu 2023.

7. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất để bán cho các tổ chức khác xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

CSPL: Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.

8. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới VIệt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 9. Việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu.

CSPL: Khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu – nhập khẩu 2023.

10. Hàng hóa nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập khẩu. 11. Toàn bộ tiền trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

CSPL: Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

12. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. 13. Đơn vị chi trả thu nhập cho cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. 14. Khoản chi có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật là chi phí được trừ theo quy định của pháp luật.

CSPL: Khoản 1 ĐIều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

15. Thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. 16. Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đối tượng nộp thuế của một sắc thuế. 17. Người nộp thuế là chủ thể có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật. 18. Truy thu thuế luôn là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế. 19. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng hóa, dịch vụ.

CSPL: Khoản 1,2 Điều 8 Nghị định 128/2013/NĐ-CP.

20. Mọi hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam đều phải nộp chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 21. Doanh nghiệp khu chế xuất, có thể là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 22. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm hàng hóa cập cảng xuất hoặc cập cảng nhập đầu tiên. 23. Chỉ có cơ quan thuế mối có thẩm quyền thu thuế tiêu thụ đặc biệt. 24. Chỉ có những cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa lớn mới là đối tượn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. 25. Hành vi nhập khẩu máy jacpot, gậy chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu hỏi nhận định đúng sai Luật Thuế (không kèm đáp án) 26. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu do cơ quan hải quan quyết định. 27. Biểu thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành. 28. Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết vào hành vi sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. 29. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong trường hợp đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 30. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với phần thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. 31. Áp dụng thuế chống phá giá khi giá bán của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá của hàng hóa cùng loại được sản xuất tại Việt Nam. 32. Các chủ thể kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào đều được khấu trừ khi tính thuế GTGT. 33. Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở sản xuất là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. 34. Mọi khoản thu nhập thường xuyên của cá nhân đều được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân. 35. Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được áp dụng thuế suất tỷ lệ lũy tiến từng phần khi tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 36. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ thu với hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp hợp pháp. 37. Doanh nghiệp chế xuất phải nộp thuế nhập khẩu khi bán hàng hóa cho danh nghiệp ở thị trường Việt Nam. 38. Giá tính thuế TTĐB với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu cộng với số tiền thuế nhập khẩu. 39. Tàu biển của Việt Nam được mang đi sửa chữa ở nước ngoài khi mang về nước phải đóng thuế nhập khẩu. 40. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu phi thuế quan không phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam. 41. Mọi chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh đều là chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN. 42. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ được áp dụng với chủ thể không sử dụng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. 43. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ điều tiết vào hành vi sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật. 44. Giá trị tính thuế nhập khẩu là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương. 45. Giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng. 46. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế tài nguyên khi thực hiện hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam. 47. Mọi hành vi chuyển nhượng bất động sản duy nhất đều được miễn thuế thu nhập cá nhân. 48. Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài là đối tượng chịu thuế xuất khẩu. 49. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB là đối tượng chịu thuế BVMT. 50. Đối với thuế nhập khẩu đều phải nộp thuế trước khi thông quan. 51. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công, tiền lương bao gồm cả các khoản đóng bảo hiểm xã hội. 52. Đại lý hải quan là đối tượng nộp thuế xuất khẩu nhập khẩu. 53. Đất lấn chiếm không là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 54. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá đã bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng. 55. Hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu hợp pháp qua biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu. 56. Thuế nhập khẩu là thuế gián thu nên đối tượng nộp thuế nhập khẩu và người chịu thuế nhập khẩu là khác nhau. 57. Chỉ có các chủ thể sử dụng đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật mới được nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 58. Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là những loại thuế gián thu. 59. Doanh nghiệp khi sử dụng hàng hóa do mình sản xuất ra để biếu tặng thì không phải kê khai nộp thuế. 60. Theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với mọi khoản thu nhập của cá nhân. 61. Hàng hóa, dịch vụ khi xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng chịu thuế XK, NK. 62. Giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có). 63. Trường hợp phát hiện hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, cơ quan hải quan được quyền áp dụng thuế chống bán phá giá với hàng hóa. 64. Hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 65. Các sản phẩm là nông phẩm chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế được doanh nghiệp thu mua và cung ứng ra thị trường là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. 66. Các hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng không là đối tượng chịu thuế GTGT trong mọi trường hợp. 67. Hộ gia đình thực hiện việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau có nghĩa vụ thuế TNCN. 68. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa, dịch vụ dịch chuyển hợp pháp sang biên giới Việt Nam. 69. Mọi hàng hóa xuất khẩu đều được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. 70. Số lượng làm căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu trên hợp đồng mua bán ngoại thương. 71. Hàng hóa, dịch vụ xa xỉ đều là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 72. Chủ thể kinh doanh đều được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nếu tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. 73. Thu nhập từ quà biếu, quà tặng là thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân. 74. Thuế Giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho kinh doanh hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế thì được khấu trừ toàn bộ. 75. Hành lý của người thực hiện hành vi xuất cảnh, nhập cảnh không là đối tượng chịu thuế của thuế XK, NK. 76. Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải là tổ chức, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp hợp pháp. 78. Số lượng làm căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lượng ghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc số lượng ghi trong chứng từ thanh toán. 79. Trong mọi trường hợp, hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan. 80. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng số tiền thuế nhập khẩu. 81. Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định dựa trên thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê đất. 82. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. 83. Người chịu thuế là người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 84. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. 85. Trường hợp hàng hóa được bán cho khu phi thuế quan được xem là xuất khẩu.

102 Câu Hỏi Nhận Đính Đúng Sai Môn Luật Dân Sự (Có Đáp Án)

78532

Câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự 1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự:

CSPL: Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2023.

2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự: 3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự:

Có 2 quan điểm:

4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự:

– Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này ĐÚNG, bởi xuất phát từ khái niệm Luật Dân Sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng , độc lập , quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó

– Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này SAI, bởi phương pháp được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự còn có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự:

CSPL: Điều 22 Bộ luật Dân sự 2023.

6. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên:

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2023.

7. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn:

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2023.

8. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 9. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận:

CSPL: Điều 149 Bộ luật Dân sự 2023.

10. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt: 11. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt:

C1 : Vì khi người giám hộ chết thì sẽ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của người giám hộ đó . Vậy nên khi đó quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt .

C2 : Căn cứ điểm b khoản 1 điều 60 Bộ luật Dân sự 2023 thì khi người giám hộ chết sẽ được thay đổi người giám hộ theo quy định của pháp luật và làm chấm dứt quan hệ giám hộ trước đó

12. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy 13. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung: 14. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị pháp lý:

CSPL: Điều 142, 143 Bộ luật Dân sự 2023.

15. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt: 16. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội: 17. Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền .

Trong thực tiễn có thể thấy nhiều việc ủy quyền không cần văn bản có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể .

18. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau: 19. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện: 20. Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt (chấm dứt pháp nhân)

Chấm dứt pháp nhân trong cơ cấu pháp nhân: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất

CSPL: Điều 96 Bộ luật Dân sự 2023

21. Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải gánh chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp:

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2023.

22. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu:

CSPL: Điều 150 Bộ luật Dân sự 2023.

23. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh: 24. Người bị khiếm khuyết như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

CSPL: Điều 24 Bộ luật Dân sự 2023.

27. Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng:

CSPL: Điều 8 Bộ luật Dân sự 2023.

28. Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ:

CSPL: khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2023.

29. Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định:

CSPL: khoản 1 Đ138 Bộ luật Dân sự 2023.

30. Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì:

CSPL: khoản 2 Điều 153, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2023.

31. Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình: 33. Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được Tòa án chấp nhận: 34. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

CSPL: Điều 23 Bộ luật Dân sự 2023.

35. Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt: 37. Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính đền bù tương đương: 38. Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân:

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2023.

40. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định:

CSPL: Điều 136, 137 Bộ luật Dân sự 2023.

41. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

CSPL: Điều 23 Bộ luật Dân sự 2023.

42. Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống trở về thì có quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận:

CSPL: khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2023.

43. Thời hạn là khoảng thời gian do pháp luật quy định từ thời điểm này đến thời điểm khác:

CSPL: Điều 144 Bộ luật Dân sự 2023.

44. Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh: 46. Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh: 48. Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và có tài sản riêng: 49. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người giám hộ:

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2023.

50. Người chưa thanh niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ:

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2023.

51. Người đại diện hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân:

CSPL: Điều 137,138 Bộ luật Dân sự 2023.

53. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế:

CSPL: Điều 75 Bộ luật Dân sự 2023.

54. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định:

CSPL: Điều 134 Bộ luật Dân sự 2023.

102 Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Luật Hành Chính (Có Đáp Án)

82406

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hành chính 1. Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 2. Luật hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính với nhau. 3. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. 5. Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính. 6. Hệ thống hóa lực hành chính bắt buộc phải thực hiện công tác pháp điển hóa. 7. Trong nguyên tắc tập trung dân chủ yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao hơn yếu tố dân chủ. 8. Nguyên tắc tập trung dân chủ cho thấy sự lãnh đạo tập trung toàn diện tuyệt đối của cấp trên và sự chủ động sáng tạo không giới hạn cấp dưới. 9. Đảng lãnh đạo các cơ quan hành chính Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước. 10. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được hiểu là phải tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng. 11. Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đều hoạt động theo nguyên tắc 2 chiều trực thuộc. 12. Nhân dân chỉ có thể tham gia quản lý hành chính Nhà nước bằng cách gián tiếp bầu ra người đại diện cho mình để họ quản lý Nhà nước. 13. Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ nghĩa. 14. Chủ động sáng tạo của hoạt động hành chính là không giới hạn có. 15. Công an tỉnh có quyền thực hiện mọt hình thức quản lý Nhà nước. 16. Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện sự đặc trưng của hoạt động hành chính Nhà nước. 17. Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình Nhà nước không cần các phương pháp quản lý. 18. Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước. 19. Phương pháp cưỡng chế tác dụng khi các phương pháp quản lý khác tỏ ra không hiệu quả cao. 20. Bắc kỳ hình thức hoạt động hành chính nào cũng mang tính pháp lý. 21. Mọi quyết định hành chính đều có đối tượng áp dụng cụ thể cá biệt. 22. Mọi quyết định hành chính đều là đối tượng khởi kiện tại Tòa án hành chính. 23. Không phải các quyết định hành chính đều được ban hành theo một trình tự thủ tục như nhau. 24. Một quyết định hành chính chỉ phát sinh nhiều lần Khi đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý. 25. Một quyết định hành chính đảm bảo tính hợp lý chỉ cần nói được ban hành đúng thẩm quyền. 26. Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính quy phạm. 27. Nghị quyết của chính phủ luôn luôn được ban hành để hướng dẫn các văn bản luật chuyên ngành. 28. Mọi quyết định xử vi phạm hành chính là quyết định quy phạm. 29. Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành quyết định hành chính. 30. Quyết định hành chính bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản. 31. Quyết định hành chính là quyết định pháp luật. 32. Quyết định pháp luật là quyết định hành chính. 33. Quyết định hành chính bắt buộc phải chứa đựng quy tắc xử sự chung. 34. Tất cả các quyết định hành chính đều phải được đăng công báo. 35. Chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. 36. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính có mối quan hệ bình đẳng nhau. 37. Cơ quan hành chính Nhà nước không bao giờ là chủ thể tham gia thủ tục hành chính hiện. 38. Chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới có quyền yêu cầu hình thành nên quan hệ pháp luật thủ tục hành chính. 39. Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế phát sinh do sự mong muốn của các chủ thể trong thủ tục hành chính. 40. Khi có sự kiện pháp lý thì sẽ có quan hệ pháp luật thủ tục hành chính. 41. Quyết định hành chính do Cơ quan hành chính Nhà nước ban hành có thể áp dụng ở nước ngoài. 42. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. 43. Quan hệ giữa Cơ quan hành chính Nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính. 44. Trang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào công quĩ Nhà nước. 45. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào. 46. Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về cán bộ công chức khi đang còn là cán bộ công chức. 47. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp đỡ nhau hoạt động của hội. 48. Không phải mọi trường hợp kỷ luật vi phạm hành chính đều phải thành lập hội đồng kỷ luật.

2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật:a) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo;b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.

49. Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.

Vậy ở đây đã quá rõ là có trường hợp do vi phạm hình sự chứ không phải vi phạm hành chính.

50. Công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự được xin thôi việc. 51. Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Ta có thể thấy ví dụ như: Việc nhận con nuôi ( hành vi hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do chính phủ ban hành) thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi.

52. Mọi tổ chức xã hội đều có điều lệ.

Ngay khái niệm đã nêu rõ tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ. Do đó khẳng định trên là đúng (Theo tớ là vậy vì các bạn có thể giải tích là giáo trình đã định nghĩa thế, ở đây lại có câu: “Hoạt động theo luật và theo điều lệ”, chữ và ở đây tức là phải có cả 2 rồi).

Có quan điểm bảo là có những tổ chức tự quản không có điều lệ. Tớ thấy cái này sao mà nghi nghi do tớ không thấy giáo trình ghi mà cũng chẳng biết ở đâu ghi cái đó tìm nên tớ làm theo giáo trình bạn nào có ý định chắc chắn thì tìm xem: D.

53. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều

Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều. Do đó ta có thể khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng định trên sai

(Nếu bạn nào nói là các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương không hoạt động theo nguyên tắc 2 chiều thì tớ không dám đảm bảo do giáo trình không khẳng định thế nên đừng phán bừa. Dẫu biết giáo trình nhiều khi sai nhưng ta vẫn phải làm theo biết sao được vì chẳng biết rõ mà).

54. Luật viên chức được thành lập theo thủ tục hành chính.

Luật viên chức do Quốc hội ban hành theo thủ tục lập pháp.

55. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật hành chính như nhau. 56. Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. 57. Tất cả mọi trường hợp bị phạt tiền đều được nộp tiền phạt nhiều lần. 58. Công chức không phải chịu trách nhiệm khi thi hành quyết định hành chính mà đã báo cáo với cấp có thẩm quyền về tính trái pháp luật của quyết định. 59. Luật cán bộ công chức là quyết định hành chính. 60. Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính. 61. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm hành chính. 62. 14 là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính. 63. Luật Cán bộ công chức vừa là luật hành chính vừa là quyết định hành chính. 64. Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận. 65. Các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan hệ pháp luật hành chính. 66. Thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Thủ tục là cách thức tiến hàn một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của Nhà nước. Thủ tục được quy định bởi các hoạt động quản lý do đó có 3 loại thủ tục. Thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp

Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế do các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến hành

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiên hoạt động quản lý hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính Nhà nước.

Vì vậy khẳng định trên là sai do không phải thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước. Có những hoạt động được các cơ quan Nhà nước thực hiện nhưng thuộc về phạm vi của thủ tục lập pháp hoặc thủ tục tư pháp.

67. Hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử phạt sẽ không phải thực hiện quyết định này nữa. 68. Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước.

Ngoài lề nếu muốn tìm hiểu thêm: Ở địa phương là các Ủy ban nhân dân và 1 số cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của UBND và cơ quan đại diện của bộ ở địa phương.

Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.

69. Ban thanh tra nhân dân là đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính. 70. Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội. 71. Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân 72. Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

Ví dụ: một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe không đúng làn đường quy định, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm, và điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Người này cùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm. Đối với hành vi thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền 90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng.

73. Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính Nhà nước là sự kiện pháp lý. 74. Các biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng cho vi phạm hành chính.

Vậy có 1 số trường hợp cưỡng chế hành chính áp dụng cho một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia. Ví dụ như: Tạm giữ người, trưng dụng, trưng mua

75. Bộ trưởng là công chức

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng làm việc theo nhiệm kì, trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách Nhà nước (không thấy luật đâu ra quy định đoạn biên chế, hưởng lương nhưng cứ phán bừa theo định nghĩa cán bộ đi vì chắc chắn là cán bộ mà). Do đó bộ trưởng là cán bộ chứ không phải công chức. Nên khẳng định trên sai

76. Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều là vi phạm pháp luật hành chính.

Có những hành vi trái pháp luật hành chính nhưng ở mức độ khác nhau có thể là vi phạm khác, như hành vi buôn lậu ở mức độ khác nhau thì có thể là vi phạm hình sự hoặc vi phạm hành chính. Nên có thể khẳng định rằng nhận định trên là sai

77. Áp dụng pháp luật là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam. 78. Các nghị quyết của chính phủ đều không phải là các quyết định hành chính quy phạm. 79. Thủ tục lập biên bản là thủ tục bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính. 71. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vị phạm hành chính luôn luôn có thẩm quyền thực hiện hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. 72. Tất cả các quy phạm dưới luật là quyết định Hành chính.

Vây đối với những quyết định mà không có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì không phải là quyết định hành chính mà là một dạng khác của quyết định pháp luật.

73. Cán bộ và công chức vi phạm hành chính như nhau thì chịu trách nhiệm kỷ luật như nhau. 74. Mọi quyết định hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính.

Mỗi dạng quyết định pháp luật thì có 1 trình tự, thủ tục ban hành riêng, trong đó quyết định lập pháp được tiến hành theo thủ tục lập pháp, quyết định tư pháp thì được tiến hành theo thủ tục tố tụng và quyết định hành chính thì ban hành theo thủ tục hành chính

75. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền. 76. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt hành chính theo thủ tục hành chính. 77. Mọi văn bản là nguồn của Luật Hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính.

Ta có thể kể đến trường hợp như Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức Quốc hội,… Những luật đó do Quốc hội ban hành theo thủ tục lập pháp mà không phải theo thủ tục hành chính. Nhưng trong đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính nên chúng được coi là 1 trong những nguồn của luật hành chính.

78. Các cơ quan Nhà nước đều có quyền tham gia quản lý hành chính Nhà nước. 79. Trong mọi trường hợp thẩm phán không được tư vấn về pháp luật cho cá nhân và tổ chức.

Ở đây thì người thực hiện tư vấn pháp luật có thể là luật sư hoặc tư vấn viên pháp luật hoặc cộng tác viên tư vấn pháp luật. Tại điều 16 Nghị định 65/2003 của chính phủ đã quy định rõ:

Điều 16. Cộng tác viên tư vấn pháp luật1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều 13 của Nghị định này. Người không có bằng cử nhân luật, nhưng đã có thời gian trực tiếp làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên có thể là cộng tác viên tư vấn pháp luật.Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức…..

80. Mọi văn bản quy phạm pháp luật hành chính đều do cơ quan hành chính Nhà nước ban hành. 81. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm hành chính.

Không phải tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính. Ví dụ như: chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; chiến sĩ bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có quyền tạm giữ người (Chương II thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn… những ng` có thẩm quyền trong đó không có những ng` như ví dụ đưa ra).

82. Trong mọi trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa. 83. Khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế. 84. Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương có tính chất quan hệ phụ thuộc hai chiều. 85. Mọi quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan Nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính.

Quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan Nhà nước có nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau. Ví dụ như cơ quan Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (không có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý), cơ quan Nhà nước bồi thường đất đai giải tỏa mặt bằng (mang tính thỏa thuận và thuyết phục)

86. Quan hệ pháp luật giữa UBND với cá nhân công dân là quan hệ pháp luật hành chính.

Các quan hệ đó có thể là các quan hệ pháp luật khác như dân sự, lao động… Ví dụ: Việc UBND xây dựng lại trụ sở nên đã thuê nhân công xây dựng lại trụ sở. Ở đây là quan hệ pháp luật lao động chứ không phải quan hệ pháp luật hành chính.

87. chính phủ có quyền ban hành nghị định, quyết trong quản lý hành chính Nhà nước. 88. Hành khách Việt Nam đi trên máy bay của Singapore chuyến bay Hà Nội- Singapore nếu có hành khách vi phạm hành chính trên máy bay ở đoạn Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ được xử lý theo pháp luật hành chính Việt Nam. 89. Các hoạt động mang tính pháp lí khác là hình thức áp dụng pháp luật.

Những hoạt động khác manh tính chất pháp lí là hình thức áp dụng những quy phạm pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước mà không ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

90. Mọi cá nhân có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính có khả năng chịu trách nhiệm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là 1 loại thủ tục hành chính

91. Mệnh lệnh đơn phương là sự thỏa thuận có điều kiện của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. 92. Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền. 93. Điều lệ tổ chức xã hội là nguồn của luật hành chính

+ Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành.

+ Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luật định. Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.

Theo đó,…

94. Các tổ chức xã hội có quyền ban hành các quy phạm pháp luật. 95. Tòa án nhân dân cấp huyện có thể vừa thực hiện hoạt động xét xử vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. 96. Cá nhân công dân là chủ thể có quyền quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 97. Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính được phép áp dụng biện pháp hành chính tạm giữ người theo thủ tục hành chính. 98. Hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp là quản lý hành chính Nhà nước theo sự phân công trực tiếp về mặt chuyên môn của các bộ và cơ quan ngang bộ.

Hoạt động của Ủy ban nhân dân gắn với các hoạt động chuyên môn nên ở đây có sự phối hợp giữa quản lý ngành với địa phương.

99. Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.

Vì có nhiều loại cưỡng chế hành chính áp dụng cho những cá nhân không vi phạm hành chính .

100. Chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính nhiều nhất là Quốc hội. 101. Khi ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì công dân tổ chức không được trao đổi, bàn bạc với chủ thể có thẩm quyền.

102. Sự kiện pháp lý hành chính là yếu tố quan trọng nhất làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

– Quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể hành chính là điều kiện cần.

– Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện đủ.

Vì vậy không thể nói sự kiện pháp lý hành chính là yếu tố quan trọng nhất.

Một số câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hành chính được sắp xếp theo nội dung bài học

1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành:

Bài 1 – Luật hành chính Việt Nam – ngành luật về quản lý hành chính Nhà nước

1. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều là nguồn của Luật Hành chính:

Bài 2 – quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính

1. Đảng chỉ lãnh đạo công tác quản lý hành chính bằng đường lối chính sách:

Bài 3 – Nguyên tắc – hình thức – phương pháp quản lý hành chính – Nhà nước

1. Chỉ có cơ quan hành chính – Nhà nước mới có đơn vị cơ sở trực thuộc:

Bài 4 – Cơ quan hành chính Nhà nước

4. UBTVQH có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc miễn nhiệm, cách chức các Phó thủ tướng giữa 2 kỳ họp Quốc h ội:

5. Ngoài chịu trách nhiệm trước Quốc hội, chính phủ còn chịu trách nhiệm trước UBTVQH và Chủ tịch nước:

1. Mọi trường hợp nộp phạt tại chỗ là xử phạt theo thủ tục đơn giản:

Bài 6 – Cưỡng chế hành chính Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hành chính

Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Tài Chính (Có Đáp Án)

49887

Nhận định đúng sai môn Luật tài chính 1. Nguồn vốn vay nợ của CP được sử dụng để đảm bảo họat động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. 2. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách. 3. Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%. 4. Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. 5. Kết dư ngân sách Nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ Nhà nước theo qui định của Pháp luật ngân sách hiện hành. 6. Mức bội chi ngân sách Nhà nước được xác định bằng tổng mức bội chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong năm ngân sách. 7. Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi ngân sách Nhà nước. 8. Việc lập phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là QH thực hiện. 9. Trong mọi trường hợp, dự toán ngân sách Nhà nước phải được QH thông qua trước ngày 15/11 của năm trước. 10. UBNĐ là cơ quan có thẩm quyền QĐ dự toán ngân sách Nhà nước cấp mình.

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:

a) Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn….

b) Dự toán thu ngân sách địa phương …

c) Dự toán chi ngân sách địa phương …

UBNĐ chỉ lập dự toán để trình HĐNĐ cùng cấp quyết định

11. Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị. 12. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai. 13. Số tăng thu ngân sách Nhà nước được dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước theo quyết định của Chủ tịch UBNĐ. 14. HĐNĐ các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý. 15. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách Nhà nước. 16. Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng. 17. Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

Do đó, Kho bạc là cơ quan quản lý các nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cơ quan thuế chỉ có chức năng thu.

18. Tất cả các khoản thu ngân sách Nhà nước đều phải tập trung vào kho bạc Nhà nước. 19. Kho bạc Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu ngân sách Nhà nước. 21. Bộ trưởng bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách trung ương . 22. Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính có thể là hành vi tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. 23. Hệ thống tài chính gồm có 4 khâu. 24. Các khâu tài chính trong hệ thống tài chính là hoàn toàn độc lập với nhau. 25. Chỉ có các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước mới tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách Nhà nước.

Nhà nước: tham gia với 2 tư cách:

+ Chủ thể có quyền lực được nhân dân trao cho. + Chủ thể thường: chi mua sắm, đấu thầu.

Các tổ chức kinh tế ( trong và ngòai nước):

+ Chủ thể đóng thuế. + Chủ thể thụ hưởng: nhận tiền góp vốn của Nhà nước.

Các tổ chức phi kinh doanh

+ Đảng cộng sản, công đòan, Đòan thanh niên: được cấp kinh phí

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp ( chỉ khi được Nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí).

26. Quan hệ vay tiền trong dân chúng của CP là quan hệ tín dụng. 27. Chức năng giám đốc quyết định chức năng phân phối của tài chính. 28. Pháp luật tài chính là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện họat động kinh doanh tiền tệ. 29. Đơn vị dự toán là cấp ngân sách Nhà nước. 30. Bất kỳ cấp ngân sách nào cũng có khoản thu bổ sung. 31. Khoản thu 100% do cấp nào thu thì cấp đó được thụ hưởng.

Chỉ những Khoản thu 100% ngân sách địa phương : là những khoản thu phát sinh ở địa bàn địa phương nào thì ngân sách địa phương đó được hưởng tòan bộ (khoản 1 Điều 32 luật ngân sách Nhà nước, k1 Đ22 nghị định 60: đất đai) .

32. Khoản thu điều tiết chỉ có ở cấp ngân sách Tỉnh và Xã. 33. Dự toán ngân sách Nhà nước do Quốc hội lập và phê chuẩn. 34. Ngân hàng Nhà nước và kho bạc Nhà nước là cơ quan quản lý quỹ ngân sách Nhà nước của Chính phủ. 35. Cấp ngân sách trung ương điều hành ngân sách Nhà nước cấp tỉnh. 37. Các khoản thu ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm các khoản thu phí, lệ phí. 38. Khoản vay nợ của nước ngòai là khoản thu ngân sách Nhà nước. 39. Họat động của Đoàn TNCS HCM được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước. 41. Các đơn vị dự toán được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ. 42. Phương thức cấp phát hạn mức áp dụng đối với các đơn vị trúng thầu công trình xây dựng cơ bản. 43. Mọi tài sản có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng đều được xem là tài sản cố định. 44. Các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước đều được lập quỹ dự trữ ngân sách Nhà nước. 45. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thu ngân sách Nhà nước. 46. Kết dư ngân sách hàng năm được nộp vào quĩ dự trữ tài chính theo qui định của pháp luật hiện hành. 47. Tiền lương là khoản chi được áp dụng theo phương thức: chi theo lệnh chi tiền. 48. Bộ trưởng bộ Tài chính là cơ quan duy nhất được quyền quyết định đối với các khoản chi từ quĩ dự trữ tài chính. 49 – Khoản thu từ thuế TTĐB là khoản thu được phân chia tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. 50. Việc lập, phê chuẩn và chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước do chính phủ thực hiện. 51. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách. 52. Bội chi là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng tạm thời thiếu hụt ngân sách. 53. ngân sách Nhà nước được thực hiện trong 02 năm. 54. UBNĐ cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương? 55. Mọi khoản chi trong năm ngân sách đều được xem là hợp pháp và đưa vào quyết toán? 56. Thuế GTGT là khoản thu thuộc 100% của ngân sách địa phương?

Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Môn Chủ Thể Kinh Doanh (Có Đáp Án)

69126

Câu hỏi nhận định đúng sai môn chủ thể kinh doanh Câu 1. Mọi chủ thể kinh doanh đều là doanh nghiệp

a) Hộ kinh doanh, hợp tác xã đăng kí tại Phòng tài chính kế hoạch trực thuộc UBND cấp huyện. Phòng đăng kí kinh doanh tại UBND cấp tỉnh.

b) Doanh nghiệp: 4 loại: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần & công ty hợp danh. Chú ý: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp xã hội, cũng gọi là doanh nghiệp nhưng không phải là một loại hình doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp xã hội: khoản 1, Điều 10 Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng kí.)

Câu 2. Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng kí trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1) Tên Doanh nghiệp thuộc điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Tên thương mại thuộc điề chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ

2) Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp cũ được bảo hộ trên phạm vi tỉnh, còn theo luật mới, trên phạm vi cả nước. Việc bảo hộ tên không phụ thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

Do bởi doanh nghiệp được quyền mở chi nhánh trên phạm vi toàn quốc, nên tên doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi toàn quốc. Chi nhánh đi tới đâu, tên doanh nghiệp sẽ được mở rộng ra tới đó. Quy định mang tính chất dự liệu. Mặc dù có công ty chưa lập chi nhánh ở địa bàn tỉnh khác, nhưng cũng được bảo hộ tên trên toàn quốc.Cơ sở pháp lý: Khoản 2, Điều 41.

V/d: công ty cổ phần Hoa Hồng – Chi nhánh Bình Dương.

3) Đối với hộ kinh doanh, tên hộ kinh doanh được bảo hộ trên phạm vi cấp huyện. Lí do: hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm, không được kinh doanh tại địa điểm khác.

4) V/d: những tên sau có được chấp nhận không?

a) Công ty HOA HỒNG: không, tên doanh nghiệp = loại hình + tên riêng, tên này thiếu loại hình doanh nghiệp.

b) Đã có công ty TNHH HOA HỒNG, giờ có công ty muốn đặt tên là công ty TNHH TÂN HOA HỒNG, công ty TNHH HOA HỒNG MỚI, công ty TNHH MỚI HOA HỒNG, công ty TNHH HOA HỒNG TÂN, công ty cổ phần HOA HỒNG có được không?

Công ty TNHH TÂN HOA HÔNG, công ty TNHH HOA HỒNG MỚI, công ty TNHH MỚI HOA HỒNG, công ty cổ phần HOA HỒNG thì không được (Đọc Điều 42 Luật Doanh nghiệp và Điều 17, Nghị định 78/2023/NĐ-CP). Công ty TNHH HOA HỒNG TÂN thì được.

Câu 3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.

Nhận định trên là Sai. Khoản 1, Điều 40: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Hiện nay có tên bằng tiếng Việt dịch sang tiếng Nga, Trung quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ả rập, Lào, Campuchia… không được. Đây là một quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014, giúp chuẩn hóa tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.

Câu 4. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp

Nhận định trên là Sai. Căn cứ khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Căn cứ khoản 1, điều 45, Luật Doanh nghiệp: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Do doanh nghiệp có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp, nên chi nhánh cũng có chức năng hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.

Căn cứ khoản 2, Điều 45, Luật doanh nghiệp, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Như vậy, văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó chứ không có chức năng hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp. Một số hoạt động của VPĐD ví dụ như: nghiên cứu thị trường, thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại trong giới hạn như là triển lãm, hội chợ, hay đại diện doanh nghiệp kí kết hợp đồng lao động với nhân viên, đại diện trong hành chính, tố tụng …

Câu 5. Mọi doanh nghiệp đều có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

Căn cứ khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp, thì: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 176, thì các thành viên hợp danh là đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.

Căn cứ khoản 4, Điều 185, Luật Doanh nghiệp, thì Chủ doanh nghiệp tư nhận là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 1, Điều 183, Luật Doanh nghiệp, thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có duy nhất một cá nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, còn các loại hình doanh nghiệp khác, bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thì có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

(Mở rộng kiến thức: Quy định về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một quy định thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2014. Cơ sở lí luận: tình trạng quá tải khi chỉ có 1 đại diện theo pháp luật, đồng thời là vấn đề về độc quyền trong đại diện. Để phân tán quyền lực, chuyên môn hóa, do vậy, công ty có quyền quy định nhiều người đại diện theo pháp luật cho công ty. V/d: ông A đại diện về lao động; Ông B đại diện về kinh doanh. Theo khoản 3, Điều 29, Tất cả người đại diện theo pháp luật đều được ghi trên Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp chỉ ghi tên người đại diện, muốn biết được thẩm quyền của người đó, thì cần phải đọc trong Điều lệ công ty.)

Câu 6. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành nghề, đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh

Để tạo điều kiện doanh nghiệp, tiếp cận cơ hội kinh doanh kịp thời, nhanh nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định tại khoản 1, Điều 7, Doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Đồng thời, theo Điều 29, trong nội dung của Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp không còn quy định về việc ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tự do nào cũng có những giới hạn của nó.

1) Doanh nghiệp không được kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cấm (khoản 6, Điều 17, Luật Doanh nghiệp). Hiện tại, theo Luật đầu tư 2014, chỉ cấm kinh doanh 6 ngành nghề:

a) Kinh doanh chất ma túy

b) Khoáng vật

c) Thực vật động vật hoang dã

d) Kinh doanh mại dâm

e) Mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người

2) Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Theo khoản 6, Điều 17, Doanh nghiệp bị cấm kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4, Luật đầu tư (267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện), Điều kiện kinh doanh có điều kiện cụ thể thì trong luật chuyên ngành.

3) Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh khi thay đổi về ngành nghề kinh doanh (điểm a, khoản 1, Điều 32). Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mới trong ngành, nghề không bị cấm hoặc không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh trước, rồi sau đó thông báo sau. Việc thông báo chỉ để nhằm đảm bảo quản lý nhà nước. Nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, chứ hợp đồng đã kí kết không bị vô hiệu.

Câu 7. Mọi doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh khi tiến hành hoạt động kinh doanh Câu 8. Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý: Khoản 5, Điều 21; Điểm c, khoản 4, Điều 22; Điểm c, khoản 4, Điều 23, quy định Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư là một giấy tờ bắt buộc trong bộ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Câu 9. Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

(Mở rộng kiến thức: Căn cứ Điều 74, Nghị định 78/2023/NĐ-CP, thì đối với hộ kinh doanh, trên giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh có ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Còn đối với doanh nghiệp, căn cứ Điều 29, Luật Doanh nghiệp, thì trên Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp không ghi thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Khoản 2, Điều 66, Nghị định 78: Đối với Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hành rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng kí, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện).

Câu 10. Khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp Câu 11. Khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp?

Theo khoản 1, Điều 31, Luật Doanh nghiệp, khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Câu 12. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới Câu 13. Mọi tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá

Như vậy, đối với tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì không phải định giá.

Câu 14. Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc đa số. Câu 15. Mọi doanh nghiệp đều phải có vốn điều lệ

Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân theo Điều 20 không có quy định về Điều lệ. Trong khi đó Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp của công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần phải có Điều lệ công ty (khoản 2, Điều 21; khoản 2, Điều 22; Khoản 2, Điều 23).

Câu 16. Mọi doanh nghiệp đều phải có vốn pháp định?

Ngày xưa theo luật cũ, khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, Phải có giấy xác nhận về việc đủ số vốn pháp định. Tuy nhiên, Luật mới bỏ quy định này. Cơ chế hậu kiểm. Trường hợp không thỏa mãn, thì bị xử phạt hành chính.

Câu 17. Mọi chủ thể kinh doanh đều là pháp nhân Câu 18. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về trình tự, thủ tục thành lập đối với mọi doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam

Hiện tại có 3 loại thủ tục thành lập doanh nghiệp:

1) Loại 1: Chỉ cần có Quyết định thành lập là đủ điều kiện hoạt động: v/d: công ty bảo hiểm.

2) Loại 2: Cần có Quyết định thành lập + Đăng kí doanh nghiệp: v.d ngân hàng thương mại. Sau khi có quyết định thành lập thì phải đăng kí doanh nghiệp.

3) Loại 3: Chỉ cần Đăng kí doanh nghiệp là đủ điều kiện hoạt động.

Câu 19. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp

(Mở rộng: Điểm e, khoản 2, Điều 18, hiện còn nhiều tranh cãi, do còn vi phạm quyền con người).

Câu 20. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm quản lý doanh nghiệp Câu 21. Cán bộ, công chức, viên chức bị cấm thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp

Đối với việc thành lập, quản lý thì cấm tuyệt đối. Còn đối với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, Góp vốn là cấm có điều kiện:

– Điều kiện cần: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan tổ chức nhà nước.

– Điều kiện đủ: chỉ cấm góp vốn vào doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan tổ chức nhà nước

V/d: thống đốc ngân hàng không góp vốn vào ngân hàng, nhưng góp vốn xây dựng được

V/d: nhân viên bình thường trong ngân hàng nhà nước được quyền góp vốn vào ngân hàng.

Câu 22. Người không thuộc trường hợp bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp có quyền góp vốn không hạn chế vào mọi doanh nghiệp.

– Một cổ đông là cá nhân không được góp quá 5%. Để tránh tình trạng 1 người thống trị một ngân hàng.

– 1 cổ đông là tổ chức, mỗi cổ đông không góp quá 15%.

– Đ/v các nhà đầu tư nước ngoài, tổng hợp không được góp quá 30% của ngân hàng thương mại. Hay các quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty niêm yết trên TTCK, nếu công ty đó kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện. Để quản lý vấn đề sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Mọi giao dịch góp vốn mua cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài đều phải giao dịch qua tài khoản mở tại NHTM. Ngân hàng TM báo cáo Ngân hàng nhà nước.

Câu 23. Mọi chủ thể kinh doanh đều có con dấu Câu 24. Doanh nghiệp có quyền có nhiều hơn một con dấu

Số lượng: 1,2,3, 4… (một hoặc nhiều) chứ không được hiểu là có hoặc không

Chú ý: Theo Điều 12, Nghị định 96, Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Điều 34, Nghị định 78, Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Như vậy, về số lượng thì có nhiều, tuy nhiên, mẫu con dấu thì chỉ có 1.

Câu 25. Công ty mẹ, công ty con là những pháp nhân độc lập

( V/d: công ty A thành lập công ty B, công ty B thành lập công ty C. Theo quy định tại khoản 1, Điều 189, thì công ty A là công ty mẹ của

Công ty B (trực tiếp), cũng là công ty mẹ của công ty C (gián tiếp). 1 công ty con thì chỉ có 1 công ty mẹ trực tiếp. 1 công ty mẹ có nhiều công ty con trực tiếp. V/d: ACB sở hữu 8 công ty con. công ty mẹ là thành viên cổ đông đa số của công ty con. Các khái niệm tập đàn kinh tế, tổng công ty chỉ có ý nghĩa về mặt marketing, còn khi giao dịch với tập đoàn thì phải giao dịch trực tiếp với công ty mẹ hoặc công ty con trong tập đoàn đó).

Câu 26. Công ty con không được đầu tư góp vón, mua cổ phần của công ty mẹ

(Trước đây, luật chưa có quy định điều này. Dẫn đến tình trạng, có nhiều công ty lập ra rất nhiều công ty con, sau đó dùng vốn của công ty con đầu tư ngược lại vào công ty mẹ. Gây nên tình trạng vốn ảo, ngộ nhận về năng lực tài chính).

Câu 27. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau

Công ty A có 3 công ty con: A, A1, A2 và A3 là 3 công ty anh em

A1 góp vốn vào A2: 1 chiều. Nếu A2 góp vốn trở lại vào A1 (chiều thứ 2 phát sinh) thì chiều thứ nhất cũng không có giá trị.

Tuy nhiên, tình huống gây tranh cãi, A1 góp vào A2, A2 góp vào A3, A3 góp vào A1: Sở hữu chéo gián tiếp thì luật lại không điều chỉnh.

Khoản 2, Điều 16, Nghị định 96: Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

Câu 28. Mọi công ty cổ phần đều bắt buộc phải có cổ đông sáng lập

Thế nào là cổ dông sáng lập: khoản 2 Điều 4, Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và kí tên trong danh sách cổ đông sáng lập nằm trong bộ hồ sơ doanh nghiệp

Câu 29. Việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, chỉ thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

Điều 51, Nghị định 78, Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Câu 30. Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát Câu 31. Cuộc họp chỉ có số thành viên đại diện cho 1% vốn điều lệ…. thì không hợp lệ? Câu 32. Cuộc họp Hội đồng thành viên,… có thể hợp lệ ngay cả khi chỉ có 1 người đi họp. Bài tập tình huống môn chủ thể kinh doanh 1. Tình huống 1:

Có 3 người cùng nhau mở công ty TNHH X, ông A góp bằng 1 căn nhà (giá thị trường: 700 triệu, các bên định giá 1, 5 tỷ), ông B (có 1 giấy nhận nợ 1,5 tỷ, định giá khoảng 1,2 tỷ), ông C góp bằng tiền mặt, cam kết góp 1, 5 tỷ, góp trước 100 triệu, phần còn lại khi nào có đưa tiếp. Câu hỏi:

1) Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp hay không. Giả sử khi đến hạn, công ty Y bị phá sản, chỉ trả được 600 triệu, hỏi ông B có phải góp thêm vào công ty không, tại sao?

2) Nhận xét như thế nào về việc định giá căn nhà như trong tình huống

GIẢI:

3) Theo anh, chị, thời điểm xác lập tư cách thành viên được tính từ khi nào

1) Khoản 1, Điều 35, Tài sản góp vốn: “….. các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam” Căn cứ BLDS, (Điều 163), Tài sản theo Bộ luật dân sự: Vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.

Giấy nhận nợ là bằng chứng ghi nhận một quyền đòi nợ, là quyền tài sản.

Góp được. Công ty Y vay 1,5 tỷ, trả có 600 triệu.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Hành vi góp vốn của ông B là góp vốn quyền tài sản (quyền đòi nợ). Trong trường hợp này, khi ông B đã góp vốn vào Công ty, đã chuyển giao quyền tài sản sang cho Công ty, thì việc công ty khai thác quyền tài sản đó như thế nào là việc của công ty, nếu có lỗ thì đó là rủi ro của công ty. Ông B đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, nên không phải đóng tiền bù.

Vốn? nhìn từ góc độ luật, là để trả nợ và bảo đảm quyền lợi cho người thứ ba. Khả năng trả nợ của ông như thế nào thì phải kê khai chính xác như thế.

Công ty X thành lập năm 2011. Giả định rằng công ty Z là chủ nợ của công ty X, kiện đòi công ty X trả nợ vào năm 2023. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tài chính từ năm 2011 đến 2023, làm thế nào để chứng minh được dòng tiền bị thiếu hụt là do thời điểm góp vốn ban đầu hay vì lí do gì khác thì là rất khó.

Như vậy, về mặt lí thuyết, Điều 37 là quy định tốt, tuy nhiên, thực tiễn chưa áp dụng được.

3) Thời điểm xác lập tư cách thành viên được tính từ khi: – Kể từ khi cam kết – Kể từ khi góp 1 phần cam kết – Kể từ khi hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết – Kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận, họ được xác lập tư cách thành viên. Thành viên có 90 ngày để hoàn thành việc góp vốn (Luật cũ (thời hạn góp vốn 3 năm)). Việc rút gọn thời hạn này, tránh tình trạng nợ vốn, trục lợi.Tới thời điểm kết thúc 90 ngày

– TH1: Góp đầy đủ: quyền và nghĩa vụ đầy đủ

– TH2: Góp một phần: tư cách tương ứng, phần cam kết ” mất tư cách phần đó

– TH3: không góp đồng nào: mất tư cách thành viên

2. Tình huống 2: Công ty TNHH Lửa Việt

GIẢI:

Vương, Hùng và Thu cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất, kinh doanh ga và các loại khí đốt với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do tất cả các thành viên cùng ký, Vương góp 1 tỷ đồng bằng tiền mặt (chiếm 20% vốn điều lệ), Hùng góp 3 tỷ đồng (chiếm 60% vốn điều lệ), trong đó gồm một tỷ đồng tiền mặt và nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh và một số thiết bị được định giá là 2 tỷ đồng. Thu góp một tỷ đồng bằng tiền mặt (chiếm 20% vốn điều lệ). Theo điều lệ của Công ty thì Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch hội đồng thành viên và cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Sau khi Công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, Hùng đã chuyển nhượng một phần vốn góp của mình cho Liên với giá là 1 tỷ đồng. Hai bên làm giấy chuyển nhượng phần vốn góp có công chứng xác nhận việc chuyển nhượng. Vì cho rằng mình là Chủ tịch, đại diện cho Công ty, lại là người góp nhiều vốn nhất, do vậy Hùng đã không thông báo việc chuyển nhượng vốn góp cho Liên để Vương và Thu được biết. Sau một thời gian hoạt động, giữa các thành viên của Công ty xuất hiện bất đồng. Vương khởi kiện Hùng ra tòa, yêu cầu tòa án không thừa nhận phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả nhà đất vẫn mang tên của Hùng mà chưa sang tên trước bạ cho Công ty. Vương cũng yêu cầu tòa án bác bỏ tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn giữa Hùng và Liên là bất hợp pháp. Trong phần kiện lại, Hùng cũng không thừa nhận phần vốn góp bằng tiền mặt của Vương. Để minh chứng, Vương nộp một phiếu thu, trong đó Vương tự nộp và với tư cách Giám đốc công ty tự xác nhận phần vốn góp đã nộp của mình. Hùng cũng cho rằng mình đã thực hiện xong nghĩa vụ góp vốn bằng cách xuất trình các hợp đồng xây dựng nhà xưởng với Công ty xây dựng Thanh Bình, trong đó Công ty TNHH Lửa Việt là chủ công trình.

1. Việc Hùng chuyển nhượng một phần vốn góp cho Liên như trong tình huống có đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp không? Tại sao?

2. Vương khởi kiện Hùng ra tòa yêu cầu bác tư cách thành viên của Hùng với lý do Hùng chưa sang tên tài sản cho công ty có đúng không? Tại sao?

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 36 Luật Doanh nghiệp

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong tình huống nêu trên, mặc dù Hùng đã chuyển nhà xưởng cho công ty sử dụng trên thực tế, tuy nhiên, do chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên Hùng vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn đối với phần nhà xưởng, quyền sử dụng đất.

3. Việc Vương đưa ra bằng chứng là 1 phiếu thu, tự xác nhận phần vốn góp của mình đã nộp có phù hợp với qui định của Luật Doanh nghiệp không? Tại sao?

Trong trường hợp này phiếu thu mới chỉ có chữ kí của Vương, chưa có chữ kí của người đại diện theo pháp luật của công ty (chữ kí của Hùng)

Lưu ý trong bài tập này

*) Nghĩa vụ khi chuyển nhượng

*) Tài sản có đăng kí, tài sản không đăng kí sở hữu thì 2 quy trình góp vốn khác nhau.

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên

– Chết (đ/v thành viên là cá nhân) / giải thể/ Phá sản (Đ/v thành viên là tổ chức)

– Chuyển nhượng toàn bộ

– Tặng cho toàn bộ

– Trả nợ bằng toàn bộ

– Công ty giải thể

3. Tình huống 3:

Hãy phân biệt quy định tại Điều 52 & Điều 53

– Người mua: Công ty

– Lấy tiền công ty mua: vốn bị giảm xuống

Điều 52 (Mua lại) Điều 53 (Chuyển nhượng)

Căn cứ Phải có căn cứ tại Điều 52 Không cần căn cứ

Người nhận phần vốn góp Công ty Các thành viên còn lại hoặc người ngoài

Hệ quả pháp lý Vốn điều lệ giảm xuống Không làm giảm vốn điều lệ

4. Tình huống 4: Công ty TNHH Phương Đông

GIẢI:

An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh mua bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỉ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ô-tô được định giá 200 triệu đồng (20% vốn điều lệ); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu đồng (50% vốn điều lệ); và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10% vốn điều lệ). Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình là giám đốc, An là Phó giám đốc; Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty.

1. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng không? Tại sao?

– Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An là không đúng

– Căn cứ điểm đ, khoản 2, Điều 56, Luật Doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng với Giám đốc là thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên chứ không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.

(Chú ý phân biệt: Điều 56: thẩm quyền; Điều 60: hình thức, thủ tục thực hiện thẩm quyền đó)

2. Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân có đúng pháp luật không?

– Là sai pháp luật

– Lí do: Về mặt nguyên tắc, giám đốc có quyền thay mặt công ty kí kết hợp đồng theo điểm e, khoản 2, Điều 64, Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với trường hợp hợp đồng vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty thì thuộc thẩm quyền của Hội đông thành viên căn cứ theo điểm d, khoản 2, Điều 56, Luật Doanh nghiệp.

– Trong tình huống của bài, giá trị khoản vay là 700 triệu đồng, Theo sổ sách, tài sản của công ty Phương Đông vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng. Như vậy, giá trị khoản vay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản theo sổ sách, nên thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Vậy Bình kí hợp đồng sai thẩm quyền.

– (Mở rộng bài học: Nghịch lý về sở hữu và quản lý: Pháp nhân không hoạt động được nếu không có người đại diện. Tuy nhiên, Người đại diện không phải là người bỏ tiền ra để thành lập công ty hoặc nếu có bỏ tiền ra đi nữa thì họ cũng không phải là người bỏ ra tất cả. Để đảm bảo tính thuận tiện trong giao dịch, cần phải trao quyền kí hợp đồng cho người đại diện. Tuy nhiên, để nhằm bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu, cần đặt ra những giới hạn trong việc kí hợp đồng. Đối với những giao dịch ảnh hưởng rất lớn đến tài sản, quyền sở hữu của thành viên, phải để chủ sở hữu quyết định. Pháp luật quy định tỉ lệ là 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty , cho phép công ty giảm nếu ghi trong điều lệ. Tuy nhiên, vấn đề có giảm tỉ lệ này xuống hay không, là tùy vào sự cân nhắc của mỗi công ty về sự thuận tiện trong giao dịch. Do bởi nếu tỉ lệ này giảm xuống thấp quá, thì cứ mỗi giao dịch vượt mức, lại phải triệu tậ cuộc họp hội đồng thành viên, rất là phiền phức)

GIẢI:

5. Tình huống 5: Công ty có vốn là 1 tỷ.

– Có giá trị pháp lý

– Xác định xem nghị quyết này quyết định vấn đề thuộc điểm a hay điểm b, khoản 3, Điểu 60? Tỷ lệ tối thiểu cần để thông qua là bao nhiêu

– Trong tình huống này, tỉ lệ thông qua là 100%

– (Chú ý: trong khoản 3, Điều 60 Luật Doanh nghiệp, thì tỉ lệ 65% hay 75% ở đây là tỉ lệ tính trên tổng số vốn góp của các thành viên dự họp, chứ không phải tính trên tổng điều lệ công ty.

6. Tình huống 6: Công ty tư vấn JS Consult

Ông Nguyễn Hải Triều, ông Lê Đông Du và ông Thái Vĩnh Thắng là ba chuyên viên tư vấn tại công ty tư vấn B&N Consult. Năm 2005 ba ông này nghỉ việc và cùng nhau thành lập công ty JS Consult hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố H cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh với số vốn điều lệ là 250 triệu đồng. Trong đó Ông Nguyễn Hải Triều góp 75 triệu đồng, Lê Đông Du góp 75 triệu đồng và ông Thái Vĩnh Thắng góp 100 triệu đồng. Ông Thái Vĩnh Thắng được bầu làm chủ tịch Hội đồng thành viên và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Nguyễn Hải Triều làm giám đốc. Các nội dung khác của điều lệ như qui định của Luật Doanh nghiệp.

Hoạt động của công ty ngày càng trì trệ vì mâu thuẫn giữa các thành viên. Tháng 03/2008 ông Nguyễn Hải Triều triệu tập Hội đồng thành viên nhưng không mời ông Lê Đông Du vì nghĩ có mời thì ông này cũng không đi họp. Cuộc họp dự định tiến hành vào ngày 17/03/2008.

GIẢI:

Kết quả, Hội đồng thành viên ra nghị quyết khai trừ ông Lê Đông Du ra khỏi công ty với lí do làm mất đoàn kết nội bộ và cạnh tranh trực tiếp với công ty. Công ty quyết định sẽ mua lại phần vốn góp của ông Lê Đông Du với giá là 150 triệu đồng.

1. Việc ông Lê Đông Du bằng các mối quan hệ của mình đã tự tìm kiếm khách hàng và tự thực hiện hoạt động tư vấn và lấy thù lao mà không thông qua công ty có phải là một hành vi vi phạm pháp Luật Doanh nghiệp hay không?

Trong công ty hợp danh, thì thành viên bị cấm hoạt động trong cùng ngành nghề với công ty. Còn trong công ty TNHH, thì thành viên không bị cấm hoạt động trong cùng ngành nghề với công ty.

(Chú Ý: khoản 5, Điều 51: nhân danh công ty, còn trong trường hợp này là nhân danh cá nhân)

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập Hội đồng thành viên mà không triệu tập ông Lê Đông Du với lí do có triệu tập ông này cũng không đi họp là đúng hay sai?

Theo khoản 1, Điều 50, thành viên có quyền tham dự họp hội đồng thành viên

Theo khoản 2, Điều 58, Thông báo mời họp Hội đồng thành viên phải được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên.

Khi chủ tịch triệu tập cuộc họp mà không mời ông Lê Đông Du với lí do có triệu tập ông này cũng không đi họp là vi phạm nghiêm trọng quyền của thành viên và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tiến hành cuộc họp.

3. Theo anh (chị) cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 17/03/2008 có hợp pháp hay không?

Số vốn tham dự phải đủ

Quy trình tiến hành phải đúng Điểm d, khoản 8, Điều 50. Thành viên có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của HĐTV trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

4. Công ty có quyền khai trừ ông Lê Đông Du hay không?

Trong các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên quy định tại Điều 50, không có quy định cho Hội đồng thành viên thẩm quyền được khai trừ thành viên khác.

(Mở rộng; Quyền của chủ sở hữu là tối cao với điều kiện không xâm phạm đến quyền của người khác hoặc vì lợi ích công cộng. Đối với công ty hợp danh, có quyền khai trừ thành viên, vấn đề ở chỗ ảnh hưởng đến những người còn lại: liên đới vô hạn. Còn trong Công ty TNHH, quyền của chủ sở hữu không thể bị các cá nhân khác tước đoạt.)

7. Tình huống 7: Công ty Trường Thịnh

Công ty TNHH Trường Thịnh hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản, được Sở kế hoạch và đầu tư chúng tôi cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh năm 2006 do ông Lê Quang Hiếu và bà Trần Thị Hạnh Dung, ông Phạm Hữu Nghị, ông Đoàn Phi Long thành lập. Vốn điều lệ của công ty là 470.000.000 đồng. Điều lệ công ty qui định, trong trường hợp thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty phải được sự đồng ý của số thành viên đại diện cho ít nhất là 80% vốn điều lệ chấp thuận. Các nội dung khác như qui định của Luật Doanh nghiệp. Sau hơn một năm hoạt động, trong nội bộ công ty Trường Thịnh có nhiều biến động. Ông Phạm Hữu Nghị và ông Đoàn Phi Long đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty Trường Thịnh cho hai thành viên còn lại là ông Lê Quang Hiếu và bà Trần Thị Hạnh Dung. Đến thời điểm này ông Lê Quang Hiếu và bà Trần Thị Hạnh Dung đều nắm giữ 50% vốn điều lệ. Ông Lê Quang Hiếu nắm giữ chức chủ tịch Hội đồng thành viên. Công ty thuê bà Nguyễn Thị Bích Thủy làm giám đốc điều hành công ty.

Đến giữa năm 2008, giữa ông Lê Quang Hiếu và bà Trần Thị Hạnh Dung phát sinh mâu thuẫn. Bà Trần Thị Hạnh Dung đã làm đơn khởi kiện công ty Trường Thịnh đến Tòa án nhân chúng tôi yêu cầu xin rút phần hùn 50% vốn điều lệ là 235.000.000 đồng, được sở hữu 50% toàn bộ tài sản của công ty và được chia lợi nhuận đến ngày bà ra khỏi công ty.

GIẢI:

Tại các biên bản làm việc giữa Tòa án nhân dân chúng tôi với bà Trần Thị Hạnh Dung vào các ngày 29/06/2008 và 20/07/2008 bà Trần Thị Hạnh Dung đều yêu cầu được rút toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng cho các thành viên khác theo giá thỏa thuận, nếu không chuyển nhượng được cho các thành viên khác thì giải thể công ty. Tại cuộc họp các thành viên công ty ngày 16/08/2008 và biên bản hòa giải không thành ngày 13/09/2008 bà Trần Thị Hạnh Dung thông báo đã có người chấp thuận mua phần vốn góp cảu bà với giá là 235.000.000 đồng, Nhưng ông Lê quang Hiếu không cho bà chuyển nhượng cho người ngoài công ty, ông không mua phần vốn góp này và cũng không giới thiệu ai vì giá mà bà Trần Thị Hạnh Dung đưa ra là không hợp lí. Trong khi đó, công ty Việt Toàn Năng đồng ý mua lại phần vốn góp, quyền lợi của bà Trần Thị Hạnh Dung trong công ty Trường Thịnh với giá thỏa thuận là 235.000.000 đồng và đồng ý thay bà Hạnh Dung làm thành viên của công ty Trường Thịnh, đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ của bà trong công ty.

1. Theo anh (chị) điều lệ công ty Trường Thịnh qui định thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty phải được sự đồng ý của số thành viên đại diện cho ít nhất là 80% vốn điều lệ chấp thuận có trái với Luật Doanh nghiệp hay không?

Như vậy, quy định trong Điều lệ là hẹp hơn so với luật, giới hạn quyền chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hơn so với luật.

Đối với những điều khoản tùy nghi, bao giờ cũng có câu là “trừ trường hợp điều lệ có quy định khác”, còn đối với những trường hợp chỉ ghi trường hợp theo luật, thì đó là quy định bắt buộc.

2. Theo anh (chị) công ty Việt Toàn Năng có quyền mua lại phần vốn góp của bà Trần Thị Hạnh Dung và thay bà hưởng các quyền cũng như gánh vác nghĩa vụ tại công ty Trường Thịnh hay không?

3. Trong trường hợp không chuyển nhượng được phần vốn của mình bà Trần Thị Hạnh Dung có quyền rút lại vốn hay không? Công ty có bắt buộc phải giải thể theo yêu cầu của bà Trần Thị Hạnh Dung không?

không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 52, 53, 54

8. Tình huống 8: Đòi lại vốn góp… đã bán

1. Cổ phần là gì? Trong công ty cổ phần có bao nhiêu loại cổ phần?

Căn cứ điều 113 Luật Doanh nghiệp, trong công ty cổ phần có thể có 5 loại cổ phần sau:

– Cổ phần phổ thông – Cổ phần ưu đãi biểu quyết; – Cổ phần ưu đãi cổ tức; – Cổ phần ưu đãi hoàn lại; – Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

2. “Chỉ sau bốn tháng góp vốn, Vigecam đã bán lại phần vốn góp tại Vinacam”. Hành vi này có vi phạm pháp Luật Doanh nghiệp hay không?

– Giả định: Nếu người mua là cổ đông sáng lập: thì được

– Còn nếu người mua không phải là cổ đông sáng lập thì không được.

– Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 110, Luật Doanh nghiệp

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Khoản 3, Điều 119

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Khoản 1, Điều 126.

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

3. Thế nào là cổ phiếu? Trong công ty cổ phần có bắt buộc phải có cổ phiếu hay không?

Tóm lại: Cổ phiếu bắt buộc phải có, tuy nhiên tùy theo hình thức tồn tại của cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán mà có thể trao hoặc không trao cho cổ đông.

Cơ sở pháp lý: Điều 120, Điều 121, Khoản 5, Điều 124.

4. Đại hội cổ đông bất thường của Vinacam đã quyết định mua 108.000 cổ phần trong số 125.000 cổ phần của Vigecam có phù hợp với qui định của Luật Doanh nghiệp 2014 hay không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp sẽ có 2 trường hợp mua lại cổ phần:

– TH1:Mua lại theo yêu cầu của cổ đông

– TH2: theo quyết định của công ty. Để áp dụng trong trường hợp này, thì cần 2 điều kiện:

+ Đk 1: Tổng số cổ phần mua vào không vượt quá 30% tổng số cổ phần phổ thông

+ Đk 2: Chào mua tới tất cả cổ đông.

Trong công ty này, cổ đông không có phản đối gì, nên áp dụng Điều 129 là không được.

Công ty này cũng không gửi lời chào mua tới mọi người. Và quan trọng là 108,000 tương ứng với khoảng hơn 31%, vượt quá 30%.

5. Mua lại cổ phần là gì? So sánh mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần? Vigecam có quyền yêu cầu Vinacam mua lại cổ phần hay không? Tại sao?

+ Chuyển nhượng cổ phần: tổng vốn điều lệ của công ty không đổi. Về mặt nguyên tắc, chuyển nhượng cổ phần là tự do, chỉ có 2 trường hợp: cổ phần phổ thông trong 03 năm đầu bị hạn chế chuyển nhượng và cổ phần ưu đãi biểu quyết bị cấm không được chuyển nhượng.

+ Mua lại cổ phần: công ty dùng tiền của mình trả cho cổ đông, lượng tiền mặt của công ty giảm xuống.

6. Theo anh (chị), căn nhà số 28 Mặc Đĩnh Chi được xử lí như thế nào? Có phải trả lại cho Vigecam vì “trong quá trình thực hiện công tác cổ phần hóa, Vigecam còn… thiếu kinh nghiệm nên đã xảy ra những sai lầm đáng tiếc trong việc quản lý tài sản ” hay không?

9. Tình huống 9:

Công ty cổ phần X: 10 cổ đông, chia làm 2 nhóm: Phe 6 người (50%), phe 4 người (50%). Công ty này chỉ có 1 loại cổ phần, điều lệ công ty không có quy định khác.Quyết định, lấy ý kiến bằng văn bản: 6 người phe 1 đồng ý, 4 người phe 2 không đồng ý. Vậy quyết định này có giá trị pháp lý không nếu căn cứ khoản 4, Điều 144.

Vậy phe nào đúng?

10. Tình huống 10: Thanh toán trong Hợp nhất và sáp nhập

Năm 2010 Vinamilk ký hợp đồng chuyển nhượng nhà máy cà phê Sài gòn cho Công ty cổ phần Trung Nguyên. Nhà máy này chuyên SX các sản phẩm cà phê hòa tan, cà phê rang xay và cà phê đóng lon uống liền.Sau thương vụ này, Vinamilk sẽ rút lui hoàn toàn khỏi thị trường sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan.

Vậy Hợp nhất và sáp nhập khác gì so với mua tài sản

Việc mua tài sản và mua cổ phần trong công ty khác nhau như thế nào

Rủi ro khi SN-HN

– Đánh giá các rủi ro

Chia doanh nghiệp

– Kiểm soát rủi ro như thế nào

Công ty bị chia: công ty được chia + công ty được chia

Công ty A chấm dứt hoạt động.

Tách doanh nghiệp A = A+ A’

2) IBM Thinkpad lỗ vì chiến lược kinh doanh không phù hợp chứ không phải vì lí do gì khác.

3) IBM Thinkpad có rất nhiều bằng sáng chế.

4) Tên tuổi của Lenovo bấy giờ chưa nổi tiếng trên phạm vi toàn cầu.

Lenovo định thực hiện phi vụ M&A tiếp theo đối với Blackberry. Tuy nhiên, do những vấn đề về nhạy cảm chính trị, nên phi vụ này không thực hiện được, nên Lenovo đã chuyển hướng sang Motorola. Khi mà muốn kế thừa cái cũ, biện pháp lựa chọn là tách. Nếu cái cũ quá kém, thì lựa chọn là chia.

Download file word câu hỏi nhận định đúng sai môn chủ thể kinh doanh

26 Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Luật Hình Sự Có Đáp Án

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

26 Câu hỏi nhận định đúng sai luật hình sự có đáp án​

1 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các QHXH phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

Nhận định sai.

Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.

2 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH được luật hình sự bảo vệ.

Nhận định sai.

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là QHXH phát sinh giữa NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn QHXH được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Các quan hệ này khi bị xâm phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm.

3 – Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt QHPL hình sự.

Nhận định sai.

Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên không phải mọi các hành vi phạm tội đều không bị xử lí hình sự khi có bãi nại. Căn cứ vào Điều 155 BLTTHS 2023 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được quy định điều luật này quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc làm chấm dứt quan hệ PL hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.

Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLHS 2023

4 – Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định sai.

Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

5 – Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2023

6 – Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.

Nhận định sai.

Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP. Ví dụ: Điều 173 quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là CTTP tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về CTTP giảm nhẹ.

7 – Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Nhận định sai.

Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải dựa vào mặt khách quan của tội phạm do luật định, tức là hậu quả của tội phạm được quy định cụ thể trong điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế.

8 – Khách thể của tội phạm là các QHXH mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.

Nhận định sai.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.

9 – Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.

Nhận định sai.

Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD: hành vi giết người), đối tượng vật chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình thường của con người (VD: đưa hối lộ).

Tuyển tập đề thi môn Luật Hình sự phần chung

10 – Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.

Nhận định đúng.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.

11 – Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho XH.

Nhận định sai.

Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.

Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không làm gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm.

12 – Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH.

Nhận định đúng.

Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người này mới có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu TNHS.

13 – Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS thì không phải chịu TNHS.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2023 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, người mắc bệnh tâm thần chỉ là điều kiện cần để loại trừ trách nhiệm hình sự. Chỉ khi nào một người đang mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (điều kiện đủ) thì mới được xem là không có năng lực TNHS.

Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLHS 2023.

14 – Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.

Nhận định đúng.

Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2023 thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất ngờ thì người có hành vi gây thiệt hại được xem là không có lỗi vì họ không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả. Do đó, họ không phải chịu TNHS.

Cơ sở pháp lý: Điều 20 BLHS 2023

15 – Mục đích phạm tội có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.

Nhận định đúng.

Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm, mà chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với một số cấu thành tội phạm. Ví dụ: đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều có mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân dân.

16 – Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.

Nhận định sai.

Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2023 thì “Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Cơ sở pháp lý: điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2023

Cập nhật ngày 7/12/2023:

Bạn “Phuong” cho rằng: cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn đối với cưỡng bức tinh thần thần thì có thể chịu TNHS, nên điểm k, khoản 1, điều 51 sẽ áp dụng đối với trường hợp cưỡng bức tinh thần là hợp lí hơn.

17 – Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo PLHS.

Nhận định sai.

Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội phạm, cho nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong các trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường. Ví dụ: Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.

18 – Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2023 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.

Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2023) là tội phạm có CTTP hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt

Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2023

19 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2023 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.

Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2023

20 – Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ TNHS.

Nhận định đúng.

Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2023 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.

Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2023

21 – Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 QHXH cụ thể.

Nhận định sai.

Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy khi một tội phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ.

Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

22 – Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ TNHS của người phạm tội.

Nhận định sai.

Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy – phục tùng. Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Vì thế, không có sự thỏa thuận nào trong TNHS giữa người phạm tội và người bị hại.

23 – Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội.

Nhận định đúng.

Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được ghi nhận trong BLHS 2023 từ Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừa tính chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng để phân định tội phạm và các hành vi không phải là tội phạm.

Cơ sở pháp lý: từ Điều 20 đến Điều 26 BLHS 2023.

24 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2023 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.

Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2023

25 – Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.

Nhận định sai.

Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Theo đó, mặc dù hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã đe dọa xảy ra ngay tức khắc cũng làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng được ghi nhận tại Điều 22 BLHS 2023.

Cơ sở pháp lý: Điều 22 BLHS 2023

26 – Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành trong mọi trường hợp đều là đồng phạm.

Nhận định đúng.

Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2023 thì: “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức để kết thúc tội phạm tức là được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu kiện để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.

Cơ sở pháp lý: Điều 17 khoản 3 BLHS 2023.

Cập nhật thông tin chi tiết về 102 Câu Hỏi Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Thuế (Có Đáp Án) trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!