Xu Hướng 6/2023 # 4 Điều Cần Biết Về Công Đoàn Cơ Sở Tại Các Doanh Nghiệp # Top 12 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Điều Cần Biết Về Công Đoàn Cơ Sở Tại Các Doanh Nghiệp # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết 4 Điều Cần Biết Về Công Đoàn Cơ Sở Tại Các Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trang chủTìm hiểu pháp luật Lao động và Công đoàn

4 điều cần biết về công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp 

Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định: Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động. Ngoài ra, Điều 6 Luật này nêu rõ, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể lao động mà không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Đồng thời, tổ chức này sẽ thay mặt cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước người sử dụng lao động.

 2. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐ, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ 02 điều kiện sau:

– Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;

– Có tư cách pháp nhân.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được thành lập công đoàn cơ sở ghép khi:

– Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;

– Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ;

– Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.

3. Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn

3.1. Đối với doanh nghiệp: Dù không bắt buộc thành lập công đoàn nhưng hàng tháng, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Cụ thể theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đóng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Nếu doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đúng mức, không đủ số người thuộc diện phải đóng thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản và tối đa không quá 75 triệu đồng.

3.2. Đối với người lao động là đoàn viên: Một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của đoàn viên công đoàn là đóng đoàn phí. Theo đó, hàng tháng, đoàn viên đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương và tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở (hiện tại, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng).

Lưu ý, theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐ, đoàn viên không đóng đoàn phí liên tục 06 tháng mà không có lý do chính đáng sẽ bị kỷ luật.

4. Quyền lợi của người lao động khi gia nhập công đoàn

Dù quan hệ lao động được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, tuy nhiên, thực tế, người lao động vẫn được coi là bên yếu thế trong mối quan hệ này.

Do đó, được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng là quyền lợi thiết thực của người lao động khi gia nhập công đoàn.

Quyền của đoàn viên công đoàn được quy định chi tiết tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 và Nghị định 43/2013/NĐ-CP. Theo đó, đoàn viên công đoàn sẽ được:

– Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm;

– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm;

– Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn;

– Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn;

– Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;

– Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Thu Hà 

[Trở về]

Các tin đã đăng

Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động 

Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh tuyến tỉnh thay đổi từ ngày 1/1/2021 

Người lao động cần biết về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động 

Những quy định về phụ cấp nghỉ thai sản của giáo viên 

Người lao động cần biết về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động 

Thêm trường hợp viên chức bị cắt hợp đồng làm việc 

Mức hưởng lương hưu từ ngày 1-1-2021 

Doanh Nghiệp Chưa Có Tổ Chức Công Đoàn Cơ Sở Thì Làm Thế Nào?

Tôi là Phạm Thu Thảo. Tôi vào làm cho công ty H từ năm 2008. Tuy nhiên đã qua 6 năm làm việc ở đấy, tôi muốn gia nhập vào công đoàn nhưng tôi không thấy tổ chức công đoàn cơ sở nào trong công ty. Luật sư cho tôi hỏi không có công đoàn cơ sở thì khi quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân trong công ty bị xâm phạm thì ai là người đứng ra bảo vệ? Trình tự thành lập công đoàn cơ sở?

Với câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất, Chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người lao động khi không có công đoàn lao động cơ sở:

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 188 Bộ Luật lao động 2012: “Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này”.

Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện các vai trò như: đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Do vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, công ty bạn chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở, khi quyền và lợi ích của công nhân bị xâm phạm thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Thứ hai, Trình tự thành lập công đoàn cơ sở:

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn. Công đoàn được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện. Theo điều lệ Công Đoàn Việt Nam năm 2013, trình tự thành lập Công đoàn cơ sở là:

– Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.

Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

– Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ này thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

– Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.

– Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Nếu người lao động trong công ty bạn muốn thành lập công đoàn cơ sở thì làm theo trình tự quy định như trên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Quy Định Pháp Luật Về Tổ Chức Công Đoàn Cơ Sở ? Công Đoàn Có Được Kinh Doanh Hay Không ?

1. Quy định pháp luật về tổ chức công đoàn cơ sở ?

Chào luật sư. Xin nhờ tư vấn giùm những thắc mắc như sau:

1) chức danh trong ban chấp hành công đoàn 1 người Có được kiêm 2 chức danh cùng lúc không ? Nếu làm 2 chức cùng lúc thì hệ số lương của người đó được tính như thế nào ?

2) Phó chủ tịch công đoàn thì có được kiêm thêm làm kế toán không?

3) luật Có quy định giới hạn số lượng tối đa với chức vụ phó chủ tịch công đoàn không? Hay là muốn bầu bao nhiêu ng làm phó chủ tịch công đoàn cũng được?

4) vi sao trong luật quy định chi tiền hỗ trợ du lịch lai ghi la “không quá 10%…. ” vậy muốn hỗ trợ 1% hay 2% cũng đều được hay sao?

5) ai là người Có quyền quyết định chi bao nhiêu phần trăm tiền hỗ trợ đó.?

6) làm kế toán công đoàn Có bắt buộc phải Có bằng kế toán hay khong?

7) chủ tịch công đoàn tự ý quyết dinh chi tiền hỗ trợ du lich cho ng đi là 80ngàn 1ng. Còn ng không đi thì sẽ được chi 40 ngàn 1ng thoi. Trong khi moi ng đóng tiền đoàn phí giống nhau là 10 ngàn 1 tháng. Chủ tịch cong đoàn tự quyết như vậy gây thiệt thòi cho ng lao động mà không hỏi ý kiến đoàn viên. Nếu muốn khiếu nại thì phải như thế nào?

Mong sớm nhận được hồi âm Xin cám ơn rất nhiều!

2. Tư vấn về việc thành lập tổ chức công đoàn cho doanh nghiệp ?

Xin chào luật sư. Em có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp: Cho em hỏi là nếu doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên nhưng không có ai là đoàn viên hoặc đảng viên thì có cần thành lập công đoàn không ạ ? Và nếu không thành lập công đoàn thì doanh nghiệp đó có phải xây dựng thỏa ước lao động không ạ ?

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Bên cạnh đó Bộ luật lao động năm 2019 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) cũng quy định về việc thành lập, gia nhập công đoàn như sau:

“1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động”

Về việc xây dựng thỏa ước lao động, bạn có thể tham khảo tại: Mẫu thỏa ước lao động tập thể

3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn trường học như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong trường THCS công lập một người giữ hai chức vụ ( hiệu phó và chủ tịch công đoàn ) có được không? Có đúng với quy định của công đoàn không?

Hướng dẫn 398/HD-TĐLĐ năm 2013 và Luật công đoàn 2012 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Có quy định:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Tư vấn hệ số phụ cấp đối với chủ tịch công đoàn công ty ?

Kính chào Công ty luật Minh Khuê ! Xin phép được hỏi luật sư vấn đề Công ty tôi đang vướng mắc : Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Vừa qua, khi Chủ tịch công đoàn công ty nghỉ hưu, công ty đã kiện toàn và bổ sung chức danh Chủ tịch công đoàn công ty mới từ 01/11/2015. Có quyết định chấp thuận của Công đoàn ngành.

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến gọi : 1900.6162

* Đối với hệ số phụ cấp trách nhiệm : mức phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng cho các đối tượng theo Khoản 3 Mục II Quyết định 1439/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ Công đoàn

theo Mục 1 Phần I Quyết định 1439/QĐ-TLĐ quy định :” Phụ cấp cán bộ công đoàn theo Quy định này, bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam).”., ông A giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chứ không phải là phụ cấp chức vụ hay trách nhiệm.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

5. Công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu hay không ?

Kính chào Luật sư, Xin được hỏi công đoàn cơ sở tại công ty Cổ phần có được phép kinh doanh “có nguồn thu từ kinh doanh không? công đoàn cơ sở có con dấu, tài khoản riêng ?

Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp là một thiết chế khá đặc biệt của hệ thống pháp luật Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là Công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu hay không ? Luật Minh khuê sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể về vấn đề này:

, hiện không có quy định nào trực tiếp cấm công đoàn cơ sở không được kinh doanh, hơn nữa Điều 26 Luật này lại quy định tài chính công đoàn được hình thành từ những nguồn sau:

Chào luật sư! Căn cứ theo lao động hiện có của doanh nghiệp là 9 người. Vậy có thành lập công đoàn cơ sở không? Nếu có thì căn cứ vào đâu? Trân trọng cảm ơn.

Về việc thành lập, gia nhập công đoàn cơ sở Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định cụ thể như sau:

“Điều 172. Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 174 của Bộ luật này hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.

3. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động về tổ chức công đoàn trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Những Điều Cơ Bản Cần Biết Về Luật An Ninh Mạng

An ninh mạng có nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Luật an ninh mạng được thông qua là bước đạp để thực hiện việc bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.

Luật an ninh mạng sẽ giúp các bạn có tính cẩn thận hơn khi phát tán, chia sẻ thông tin và bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài đăng của mình.

Khi sử dụng internet bạn sẽ phải chú ý các điều sau đây:

Không soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Không Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Không Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo; kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc;

Không đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

Không hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;

Không Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Không Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Không Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

Không Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Không Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

Không có hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của Luật này.

Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm việc “Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự”. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác… phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Điều Cần Biết Về Công Đoàn Cơ Sở Tại Các Doanh Nghiệp trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!