Xu Hướng 9/2023 # Ấn Độ Và Asean Ủng Hộ Duy Trì Hòa Bình Ở Biển Đông, Thúc Đẩy Một Trật Tự Dựa Trên Luật Lệ # Top 14 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ấn Độ Và Asean Ủng Hộ Duy Trì Hòa Bình Ở Biển Đông, Thúc Đẩy Một Trật Tự Dựa Trên Luật Lệ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ấn Độ Và Asean Ủng Hộ Duy Trì Hòa Bình Ở Biển Đông, Thúc Đẩy Một Trật Tự Dựa Trên Luật Lệ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Toàn cảnh Hội nghị Cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 16 ở Bangkok. (Nguồn: Asean2023.gov.th)

Bà Vijay Thakur Singh khẳng định, tại Hội nghị, hai bên đã nêu bật sự hội tụ của những cách tiếp cận của mỗi bên đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ Ấn Độ là bè bạn lâu dài, đối tác năng động và thừa nhận sự đóng góp của Ấn Độ trong khu vực vì hòa bình và ổn định.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng khẳng định, họ có “nhiều điểm tương đồng” với tầm nhìn của New Delhi về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả quan điểm an ninh và tăng trưởng cho tất cả các bên.

Trong khi đó, cùng ngày, hãng thông tấn ANI đưa tin, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ – ASEAN lần thứ 16 diễn ra cùng ngày ở Bangkok Thái Lan, Thủ tướng Modi khẳng định, Chính sách Hành động hướng Đông là bộ phận quan trọng của tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ, trong đó, ASEAN nằm ở vị trí cốt lõi.

Thủ tướng Modi cũng nhấn mạnh ý định tăng trưởng đáng kể việc đi lại của mọi người vì mục đích du lịch và giáo dục.

Nhân dịp này Thủ tướng Ấn Độ cũng chúc mừng nồng nhiệt Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN và tổ chức hội nghị Đông Á vào năm tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN 35

TGVN. Chiều ngày 2/11, tại Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Việt Nam dự Phiên toàn …

Unclos 1982: 25 Năm Bảo Đảm Hòa Bình Trên Biển Đông

Việt Nam luôn tôn trọng và nhất quán chủ trương giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Với Việt Nam, quan điểm nhất quán là tuân thủ chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Hiến pháp về biển và đại dương

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea hay UNCLOS) năm 1982 được thông qua ngày 30/4/1982 đánh dấu kết quả của 9 năm đàm phán của Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ), từ năm 1973 đến năm 1982 nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia.

Được coi như “Hiến pháp về biển và đại dương”, UNCLOS 1982 gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục, quy định một cách toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, không có biển hay gặp bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương. Văn kiện này không chỉ kế thừa các điều ước quốc tế về biển trước đó mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế cũng như những xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương.

UNCLOS 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Công ước đã đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển và căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển. Việc Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh cả gói (package deal) và không cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, ngoại trừ những tuyên bố cụ thể theo quy định của Công ước, bảo đảm việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước.

Với vai trò là “Hiến pháp của biển và đại dương”, UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện pháp lý khác về biển và đại dương. Trước hết, phải kể đến Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Các điều ước quốc tế khác về biển và đại dương đều ít nhiều căn cứ vào quy định của UNCLOS 1982 do tính chất toàn diện, bao trùm của Công ước.

Bên cạnh các chế định về quy chế pháp lý các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, UNCLOS 1982 cũng quy định cơ chế bắt buộc nhằm giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia trong giải thích và áp dụng Công ước. Theo quy định tại Phần XV của Công ước, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia cần giải quyết một cách hòa bình, bằng các biện pháp do các bên lựa chọn như đối thoại, đàm phán, hòa giải… Nếu các biện pháp trên không đem lại giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS, cơ quan được thành lập bởi Công ước) hoặc tòa trọng tài, tòa trọng tài đặc biệt.

Việt Nam và UNCLOS 1982

Việt Nam là một trong 107 quốc gia ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica ngay sau khi văn kiện này được mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệu lực. Điều này thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tự pháp lý mới về biển và đại dương.

Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

Năm 2023 đánh dấu 25 năm ngày Công ước chính thức có hiệu lực, đồng thời đánh dấu 25 năm Việt Nam phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Ban Thư ký LHQ. Cùng với UNCLOS 1982, Việt Nam cũng gia nhập các Hiệp định thực thi Công ước, bao gồm Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

Là thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lý.

Vụ Bãi Tư Chính

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và do đó hoàn toàn không nằm trong vùng biển tranh chấp song Trung Quốc lại cho rằng bãi này nằm trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” – một yêu sách phi lý đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên là vô hiệu nhưng Bắc Kinh hoàn toàn phớt lờ. Gần đây, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông này.

Ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam

Về phía Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hôm 25/7 khẳng định:

“Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế”.

Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

“Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc Bị Thúc Cần Hành Xử Như “Nước Lớn” Ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee đã tận dụng bài phát biểu ngay tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, ở thủ đô Bắc Kinh, để nhắc nhở Trung Quốc cần hành xử như “nước lớn” ở Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh công bố hôm 20/9 cho thấy Trung Quốc đã xây xong đường băng trái phép ở bãi Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

“Tất cả các quốc gia lớn sẽ trở nên lớn hơn, theo mọi ý nghĩa của từ này, bằng cách nhận ra thế mạnh của mình và chân thành chia sẻ, xoa dịu những lo ngại của các nước nhỏ hơn” – ông Gerry Brownlee nói trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 5 năm hợp tác giữa Quân đội New Zealand và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Theo ông Brownlee, New Zealand là quốc gia phương Tây đầu tiên có ký kết hợp tác quốc phòng với Trung Quốc, đồng thời là quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, cũng như ký một thỏa thuận tự do thương mại với Trung Quốc và chính điều này đã thể hiện “bản chất độc đáo trong mối quan hệ giữa hai nước”.

Tuy nhiên, ông Brownlee cũng khẳng định, hòa bình, an toàn trên các tuyến đường hàng hải là rất quan trọng đối với New Zealand – đất nước có 99% lượng hàng xuất khẩu bằng đường biển.

“Mặc dù chúng tôi không đứng về bên nào trong các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng New Zealand phản đối các hành động phá hoại hòa bình và làm xói mòn niềm tin” – Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cho biết trong một tham chiếu rõ ràng đến hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Các hình ảnh vệ tinh mới được Tạp chí Quốc phòng IHS Janes công bố trong những ngày gần đây cho thấy Trung Quốc dường như đã xây xong một đường băng dài 3.000 mét trên bãi Đá Chữ Thập – một trong 7 bãi đá ở khu vực quần đảo Trường Sa đã bị Bắc Kinh đảo hóa trái phép.

“Chúng tôi lo ngại rằng các diễn biến ở Biển Đông đã vượt quá nỗ lực quản lý căng thẳng của khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông giảm bớt căng thẳng” – Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand nhấn mạnh.

Cũng theo ông Brownlee, cần phải thực thi đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC), cũng như sớm hoàn thành bộ quy tắc ứng xử trên vùng biển này để kiểm soát tranh chấp và ngăn ngừa căng thẳng leo thang thành xung đột. Bên cạnh đó, kết quả của cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế cần phải được tôn trọng.

Cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand “nhắc khéo” Bắc Kinh rằng: “Thừa nhận những mối quan tâm và tìm kiếm đối thoại trong giải quyết vấn đề này mới là biểu hiện và hành xử nên có của một nước lớn “, đồng thời khẳng định mối quan hệ của New Zealand với các lực lượng quốc phòng của Mỹ và Trung Quốc không loại trừ lẫn nhau.

“Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn điều tương tự cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là hòa bình và thịnh vượng” – ông Brownlee nói.

Theo Linh Phương

PetroTimes

Giáo Sư Mỹ Ấn Tượng Về Thúc Đẩy Quyền Người Đồng Tính Ở Việt Nam

Sáng ngày 5/6 tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Giáo sư Tobias B. Wolff đã có cuộc gặp gỡ báo chí nhằm trao đổi các vᶥn đề về quyền bình đẳng trong hôn nhân của cộng đồng LGBT trong khuôn khổ chuyến thăm của ông đến Việt Nam từ 4-7/6.

Giáo sư Tobias B. Wolff tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng ngày 5/6

Ông có đánh giá gì về hoạt động vận động thúţ đẩy quyền cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam?

Dù có sự khác biệt về văn hóa, nhưng tôi vẫn thấy được nhiềuĠtrải nghiệm cũng như hiểu biết tương tự được chia sẻ giữa người dân Việt Nam và Mỹ về quyền của cộng đồng LGBT qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với người Việt Nam ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh trong chuyến thăm đất nước các bạn lần này.

Dù ở Việt Nam hay Mỹ, cộng đồng LGBT đều chia sẻ mối quan tâm của họ về gia đình, các mối quan hệ và mong muốn được đảm bảo sᷱ an toàn cũng như có thể tiếp cận các dịch vụ y tế khác. Họ cũng có những mối quan tâm giống như bất cứ người dân bình thường nào khác trong cộng đồng. Vẫn có nhiều người LGBT bị đối xử một cách kỳ thị, hay bị gạt bỏ khỏi cộng đồng, nhưng chính điều nàŹ lại có thể làm họ mạnh mẽ hơn để đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm cũng như quyền của họ.

Tôi thấy rằng nhìn cŨung những người Việt mà tôi đã gặp đều rất thực tế và cấp tiến. Dù là những người không phải LGBT đều nhất trí về sự đối xử bình đẳng với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn vấp phải sự phản đối về việc thúc đẩy quyền cho nhóm này, tuy nhiên, mức đᷙ phản đối ở Việt Nam còn ít hơn so với nhiều nơi khác.

Chúng ta cần tiếp tục đấu tranh để thuyết phục những Ůgười còn phản đối để họ hiểu ra được việc cần thiết thúc đẩy quyền cho cộng đồng LGBT. Tôi mới đến Việt Nam và chỉ trong thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được Việt Nam đã rất sẵn sàng để có những thay đổi tích cực nhằm đảm bảo quyền cho cộng đồng LŇBT.

Thời gian gần đây, cộng đồng LGBT ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động sôi nổi để có thể đưa vấn đề hônĠnhân đồng giới tới quốc hội. Với cương vị luật sư ông có lời tư vấn nào để cho báo chí cũng như người trong nhóm LGBT ở Việt Nam trong việc vận động công nhận hôn nhân đồng giới?

Quốc hội Việt Nam vừa qua đã loại bỏ Điều khoản 16 trong dự thảo Luật hôn nhân gia đình, trong đó có quy định về quyền kết hôn đồng giới và nếu tình hình này không thay đổi thì Ŵhực ra đó sẽ là một bước thụt lùi trong việc đảm bảo quyền bình đẳng cho những người LGBT tại Việt Nam. Tuy nhiên, ViệŴ Nam vẫn còn thời gian để xem xét lại việc có công nhận hôn nhân đồng tính hay không.

Để thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam, theo tôi trước hết những người LGBT phải dũng cảm bộc lộ giới tính thật của mình để xã hội thấy sự hiện diện của họ, và đặc biệt phải kiên trì giải thích Ŷề quyền của họ.

Mỹ có khoảng 3-4% dân số thuộc nhóm LGBT, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam cũng có tỷ lệ tương tự, Ůhư vậy sẽ có khoảng 3 triệu người LGBT tại Việt Nam. Tôi cho rằng nhiều người Việt Nam chưa nhận thấy được tỷ lệ phần trăm khá lớn thuộc cộng đồng LGBT.

Theo tôi, chúng ta cũng cần kể những câu chuyện về sự kỳ thị với cộng đồng LGBT và về sự kỳ thị mà từng con người, từng gia đình cụ thể phải chịu.

Ở Việt Nam, có nhiều trường hợp bố mẹ ruồng bỏ con của họ vì khi phát hiện ra con họ thuộc cộng đồng LGBT. Nếu ông có con thuộc nhóm LGBT, ông sẽ làm gì và ông có lời khuyǪn gì cho các bậc cha mẹ ở hoàn cảnh này?

Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở Mỹ. Ở ngay thànŨ phố New York, trong số những người trẻ tuổi vô gia cư, hơn một nửa là những người thuộc cộng đồng LGBT và lý do là họ đã phải trải qua sự lạm dụng cũng như sự ngược đãi và thậm chí buộc phải rời khỏi gia đình để tồn tại khi bị phát hiện thuộc nhóm LGBT.

Tôi chưa được làm cha và bản thân tôi cũng là một người đồng tính nam và may mắn tôi chưa từng rơi vào hoàn cảnh bị bố mẹ ruồng bỏ như một số người mà tôi được biết.

Nếu bậc cha mẹ nào mà đối xử tệ bạc với con họ chỉ vì con họ thuộc nhóm LGBT thì họ phải tự hỏi hành động này có phải bắt nguồn từ sự sợ hãi ở trong lòng họ hay không? Họ không thể để sự sợ hãi đó làm tổn thương con của họ màĠphải dũng cảm đối mặt với sự sợ hãi đó.

Theo ông khó khăn lớn nhất cho cộng đồng LGBT ở Việt Nam khi cônŧ khai giới tính thật của của mình là gì?

Đó là sự sợ hãi bị ruồng bỏ bởi chính gia đình của mình. Tình Źêu của bố mẹ không cái gì có thể thay thế được, tôi rất mong rằng các bậc phụ huynh hãy luôn bên cạnh con để con yên tâm rằng họ luôn được yêu thương khi chúng thuộc nhóm LGBT.

Unclos 1982: Cơ Sở Thiết Lập Trật Tự Pháp Lý Trên Biển

Nhân dịp 25 năm ngày Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực và 25 năm ngày Việt Nam phê chuẩn UNCLOS, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, Ủy viên Ban chấp hành Hội luật quốc tế Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội luật gia Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao đã có bài viết: “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982): Cơ sở pháp lý quốc tế thiết lập trật tự pháp lý trên biển, thúc đẩy phát triển và hợp tác biển”. VOV xin trân trọng giới thiệu bài viết này.

Là quốc gia ven biển, thành viên của UNCLOS, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS.

Năm 2023 đánh dấu 25 năm ngày UNCLOS chính thức có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn UNCLOS. Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực thi UNCLOS thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng về biển. Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về việc phê chuẩn UNCLOS nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương

1. UNCLOS bao gồm các quy định toàn diện xác lập các vùng biển, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. UNCLOS có giá trị cao hơn so với các Công ước và hiệp định/ thỏa thuận quốc tế khác, và các nguồn khác của luật quốc tế trong đó có luật tập quán quốc tế về biển. UNCLOS nêu rõ: hiệp định/ thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên UNCLOS về bất kỳ vấn đề nào được quy định tại UNCLOS thì phải phù hợp với UNCLOS; chỉ có các quyền, nghĩa vụ hình thành từ các quy tắc của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS là được công nhận và áp dụng bởi toà án hay toà trọng tài có thẩm quyền theo Phần XV Công ước.

2. Việc giải thích theo hướng UNCLOS không phải là khuôn khổ pháp lý duy nhất và còn có các khuôn khổ khác như luật tập quán quốc tế hình thành trước UNCLOS điều chỉnh các vấn đề về biển là đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS, nhằm hạ thấp giá trị của UNCLOS. Do có tầm quan trọng chiến lược, tính thống nhất, toàn vẹn của UNCLOS cần tiếp tục được duy trì.

UNCLOS thiết lập các cơ quan, cơ chế để bảo đảm thực thi Công ước, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước

Điều 121 UNCLOS quy định tiêu chí xác định “đảo” là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên; các đảo có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng thì sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền. Các đá không có đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không có lãnh hải riêng (và do đó cũng không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa) và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Căn cứ quy chế đảo tại UNCLOS, trong một vụ gần đây Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS đã kết luận, không một cấu trúc địa lý nào tại quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra vùng biển ĐQKT, thềm lục địa; các đảo của quần đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

4. Để bảo đảm thực thi Công ước đầy đủ và nhất quán, UNCLOS thành lập các cơ quan, cơ chế với vai trò và chức năng khác nhau, có tính chất bổ sung cho nhau. UNCLOS cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấptrong việc giải thích và áp dụng Công ước (Phần XV), bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Khi có tranh chấp, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nhanh chóng trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình khác.

Nếu việc trao đổi, đàm phán trong một thời gian hợp lý không đạt được giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế để có phán quyết ràng buộc, đó là Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS – được thành lập theo Phụ lục VI của UNCLOS) hoặc Tòa trọng tài (theo Phụ lục VII UNCLOS), Tòa trọng tài đặc biệt (theo Phụ lục VIII UNCLOS). Tranh chấp nếu không được giải quyết thông qua trao đổi, đàm phán trong thời gian hợp lý thì có thể đưa ra cơ chế bắt buộc – Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS (với những điều kiện nhất định), hoặc đưa ra Uỷ ban hòa giải (được thành lập theo Phụ lục V của UNCLOS), trên cơ sở các khuyến nghị của Uỷ ban hòa giải tuy không có giá trị ràng buộc pháp lý, các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải đàm phán để đạt giải pháp giải quyết tranh chấp, và nếu không đàm phán được, các bên có nghĩa vụ giải quyết thông qua cơ quan tài phán.

5. Là quốc gia ven biển, thành viên của UNCLOS, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS.

Việt Nam đồng thời đã và đang thực thi đầy đủ UNCLOS kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc của UNCLOS và trở thành một quốc gia thành viên của UNCLOS 25 năm trước, nỗ lực thực hiện bảo tồn biển và đại dương và các nguồn lợi biển một cách bền vững, phù hợp với các tiêu chí của Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển (SDG14) thuộc Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cùng với các nước thành viên khác thúc đẩy tôn trọng UNCLOS, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị pháp lý của khuôn khổ pháp lý toàn cầu này./.

(*) TS Lê Thị Tuyết Mai là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao. Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của cơ quan nơi tác giả làm việc.

Theo VOV

Áp Dụng Các Nguyên Tắc Về Thụ Đắc Lãnh Thổ Trong Luật Quốc Tế Giải Quyết Hòa Bình Các Tranh Chấp Ở Biển Đông

Nguyễn Bá Diến

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định.

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do Luật Quốc tế quy định.

Trước đây, khi chiến tranh được coi là phương tiện hợp pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế thì cơ sở xác lập chủ quyền lãnh thổ và thay đổi lãnh thổ quốc gia chủ yếu thông qua chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Ngày nay, Luật Quốc tế hiện đại thừa nhận và khẳng định nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực đã làm thay đổi hẳn cơ sở của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ.

Pháp luật quốc tế ghi nhận một trong những cơ sở nền tảng (nguyên tắc cơ bản) để xác lập hợp pháp danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia là: Việc xác lập chủ quyền phải dựa vào các phương thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp. Một phương thức thụ đắc lãnh thổ được coi là hợp pháp khi nó được tiến hành trên một đối tượng lãnh thổ phù hợp (đối tượng thụ đắc của phương thức chiếm cứ hữu hiệu là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi). Chủ thể xác lập danh nghĩa chủ quyền phải có tư cách quốc gia và được thực hiện theo đúng cách thức mà Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ đòi hỏi.

Việc nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông.

1. Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong Luật quốc tế

a) Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia bao gồm 2 nội dung chủ yếu: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại. Nguyên tắc này sẽ chi phối các quốc gia trong quá trình thụ đắc lãnh thổ.

b) Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

Nguyên tắc này được hình thành trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Thời gian đầu nguyên tắc này thể hiện mong muốn của các dân tộc trong việc thiết lập một trật tự quốc tế công bằng sau chiến tranh. Nghị quyết số 26/25 (1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Việc thụ đặc lãnh thổ bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”.

Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế, việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế đã bị coi là bất hợp pháp thì nguyên tắc này được hiểu với nội hàm rộng hơn, đó là việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ phi vũ trang. Định ước Henxinki năm 1975 quy định rằng, các quốc gia tham gia sẽ “khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”1. Như vậy, khái niệm vũ lực theo Luật Quốc tế hiện đại, đã được mở rộng để biểu hiện sử dụng cả các sức mạnh quân sự, kinh tế… hay đe dọa sử dụng các sức mạnh đó.

c) Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nói cách khác, nguyên tắc này là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, luật pháp quốc tế cũng ghì nhận một số biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, song vào thời điểm đó nguyên tắc này chưa trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Ngày nay, với mục đích đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế và công lý, luật pháp quốc tế đã ghi nhận nguyên tắc này như là một trong những nguyên tắc cơ bản, nền tảng có tính xuyên suốt và bao trùm. Điều này được thể hiện rõ trong khoản 2, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc; Phần XV Giải quyết các tranh chấp (Điều 279 – Điều 299)  Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc; Tuyên bố về Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế ngày 24 tháng 10  năm 1970 của Liên hợp quốc; Tuyên bố về Cách ứng xử Biển Đông (DOC) và hầu hết các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương, điều ước quốc tế khu vực cũng như điều ước mang tính toàn cầu…

Hiến chương Liên hợp quốc, tại Điều 33 đã quy định: “Trong mỗi vụ tranh chấp… các đương sự phải tìm giải pháp, trước hết bằng con đường đàm phán, điều tra trung gian, hòa giải trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác…”. Như vậy, trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, ngoài việc sử dụng vai trò của Tổ chức ASEAN, Việt Nam và các quốc gia hữu quan vẫn có thể đưa vụ tranh chấp ra trước các cơ quan của Liên hợp quốc như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Tòa án công lý quốc tế hoặc Tòa án Luật Biển,… Nếu làm được như vậy, sẽ góp phần đưa vấn đề Biển Đông ra trước công luận và luật pháp quốc tế, làm phá sản âm mưu “phi quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” của một vài quốc gia hiện nay.

d) Nguyên tắc dân tộc tự quyết

Ra đời trong thời kỳ cách mạng tư sản2, nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị định 1514 (XV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 14 – 12 – 1960; Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970…

Khoa học pháp lý quốc tế hiện đại về thụ đắc lãnh thổ đã bác bỏ phương thức thụ đắc lãnh thổ như Xâm chiếm, khuất phục, chinh phạt… và lấy nguyên tắc “dân tộc tự quyết” – một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại, để làm cơ sở cho việc xem xét vấn đề thụ đắc lãnh thổ. Theo nguyên tắc này thì một sự thay đồi về lãnh thổ phải dựa trên ý chí của dân cư sinh sống trên những lãnh thổ đó. Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử xác lập chủ quyền lãnh thổ nói riêng và sự phát triển của luật pháp quốc tế nói chung.

Tuy nhiên. theo giáo sư người Nga B.M Climeco: “Nguyên tắc dân lộc tự quyết không loại tự những phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ khác. Hơn thế nữa, trong khi thực hiện quyền dân tộc tự quyền, vẫn có thể sử dụng các phương thức đó như những phương thức bổ trợ”3.

Quan điểm trên của giáo sư Climeco là hoàn toàn có cơ sở và có thể áp dụng vào việc chọn lựa và sử dụng các phương thức thụ đắc lãnh thổ. Rõ ràng là trên thực tế không thể áp dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết trong mọi trường hợp được, nhất là đối với những vùng lãnh thổ như: Bắc cực, Nam cực, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phần Đông Gronland. . .

Về những lãnh thổ nêu trên, nguyên tắc dân tộc tự quyết không thể áp dụng được, vì vậy các phương thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ khác vẫn có thể được xem xét sử dụng và được coi là hợp pháp.

e) Nguyên tắc chiếm hữu thật sự

Một trong những điều ước quốc tế về chiếm cứ lãnh thổ có ý nghĩa then chốt trong việc đánh giá tính hợp pháp của việc xác lập lãnh thổ là Định ước Berlin năm 1885.

Tại Hội nghị Berlin 1885, các nước thành viên đã thông qua một nghị quyết về châu Phi, trong nghị quyết có đưa ra nguyên tắc chiếm hữu thật sự, quốc gia được công nhận là chủ sở hữu vùng đất mới nếu ngoài việc phát hiện đầu tiên phải tiếp theo đó là các hành động thực tế;

+ Thông báo việc chiếm hữu cho các nước tham gia hiệp định;

+ Duy trì quyền lực một cách phù hợp trên lãnh thổ được chiếm hữu

Định ước chỉ có hiệu lực ở châu Phi và đối với các nước thành viên, nhưng đến năm l888, Viện Pháp luật quốc tế Lausanne đã ra tuyên bố khẳng định nguyên tắc này, làm cho nguyên tắc này trở nên chiếm ưu thế phổ biến trên thế giới và được thừa nhận chung. Mặc dù Hiệp ước Sant Germain năm 1919 về chấm dứt sự tồn tại đế quốc Hung và áo đã tuyên bố huỷ bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do trên thế giới không còn lãnh thô vô chủ nữa, nhưng nguyên tắc này vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Như vậy, việc thụ đắc đối với một vùng lãnh thổ bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Có như vậy mới đảm bảo được hòa bình và an ninh thế giới.

Thụ đắc lãnh thổ theo thời điểm đòi hỏi thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, luật pháp và thực tiễn quốc tế chưa có quy định về thời hạn chung cho các trường hợp xác lập chú quyền lãnh thổ bằng phương thức này. Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu khi các quốc gia sử dụng phương thức này để biện minh cho hành động xâm lược của mình.

Trên thực tế, đã có một số trường hợp một quốc gia sử dụng vũ lực để xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một quốc gia khác và thiết lập quyền kiểm soát trên đó rồi áp dụng phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu, lâu dần biến vùng lãnh thổ đó thành quốc gia của mình. Hành vi này được coi là sự chiếm đoạt lãnh thổ của quốc gia khác một cách bất hợp pháp. Và như vậy, hành vi đó đã cùng một lúc vi phạm cả hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong luật pháp quốc tế cũng như trong quan hệ quốc tế đó là: “Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,” và “nguyên tắc bất khả xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

g) Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu.

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “chiếm hữu” được trình bày ở đây khác với “chiếm đóng quân sự”. “Chiếm hữu là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế được áp dụng cho một lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc một lãnh thổ vốn trước có chủ sau đó bị bỏ rơi.

Các luật gia quốc tế cũng đều cho rằng, không được căn cứ vào việc có người hay không có người ở để xác định sự vô chủ của một vùng đất, mà phải căn cứ vào việc có một tổ chức nhà nước nào thực sự có ở đó hay không. Trong từ điển Thuật ngữ pháp lý quốc tế “chiếm hữu” được định nghĩa là “hành động của một quốc gia nhằm xác lập và thực hiện quyền lực… trên một lãnh thổ vốn không phải là của mình”. Trong vụ tranh chấp đảo Cliperton giữa Pháp và Mêhico, Trọng tài quốc tế đã định nghĩa: “Chiếm hữu là việc một Chính phủ chiếm hữu trên thực tế một lãnh thổ vô chủ với ý định xác lập chủ quyền ở đó”4.

Việc chiếm hữu lãnh thổ là hành động nhân danh quốc gia hoặc được một quốc gia ủy quyền, không phải là hành động của cá nhân. Mọi hành động mang danh nghĩa cá nhân đều không phải là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và cũng không làm thay đổi bản chất của chủ quyền ngay cả khi các tư nhân đó hợp thành một tập thể hoặc một công ty, trừ những trường hợp khi tập thể đó hoặc công ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ thay mặt cho Nhà nước.

Nguyên tắc chỉ Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Nguyên tắc này đã được nêu trong bản án ngày 11 – 02 – 1902 của Tòa án Dân sự Liberville khi xét xử tranh chấp giữa Societé de Logioué và Hatton Cookson: “Một vấn đề có tính nguyên tắc trong luật pháp quốc tế là chủ quyền chỉ dành riêng cho Nhà nước và những cá nhân bình thường không thể thực hiện được một sự chiếm” và “việc chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ chỉ có thể là hành động của một quốc gia, một cá nhân hay một công ty không thể xác lập chủ quyền lãnh thổ cho chính họ”5.

Tuy vậy, kể từ thế kỷ XVII-XIX, một số cường quốc như thực dân Pháp, Hà Lan…  đã thành lập những công ty về hình thức là kinh doanh kiếm lời song thực chất lại được ủy quyển để đại diện cho Nhà nước xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với từng vùng lãnh thổ mới như: Công ty Hà Lan miền Đông Ấn, công ty Pháp miền Tây Ấn… Vai trò của một số công ty này đã được ghi nhận trong một số án lệ giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Mặc dù nguyên tắc “chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ” đã được luật pháp quốc tế thừa nhận, song vẫn có một số học giả Trung Quốc cho rằng cá nhân cũng có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ. Để biện bạch cho lập luận của mình, họ đã đưa ra những học thuyết mơ hồ và chính các học thuyết này cũng không có bất kỳ một lời khẳng định nào là cá nhân có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ, mà chỉ nêu chung chung rằng cá nhân chỉ có một vai trò nhất định nào đó mà thôi. Ví dụ, các học giả Trung Quốc dẫn lời của luật gia nổi tiếng người Anh D.P O Connell cho rằng: “Bản thân hành động của cá nhân không cấu thành hành vi chiếm hữu nhưng nếu không có hành động của cá nhân thì không thể có việc chiếm hữu” 6.

Như đã nói ở trên, đối tượng của “chiếm hữu là lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (terra derelicta) không thuộc chủ quyền của bất kỳ của một quốc gia nào. Trước hết, chúng ta cần xem xét khái niệm “lãnh thổ vô chủ cũng như phương thức chiếm hữu trong luật pháp quốc tế.

Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chỉ rõ: Một lãnh thổ tuy có người ở nhưng chưa có một tổ chức nhà nước thì đó là lãnh thổ vô chủ. Cách hiểu này bắt nguồn từ lịch sử của phương thức chiếm hữu nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược và bành trướng lãnh thổ của các nước thực dân trước đây. Trước thế kỷ XIX, các luật gia phương Tây cho rằng bất kỳ một lãnh thổ nào vốn không thuộc chủ quyền của một quốc gia văn mình (Civillised State) đều vô chủ, tức bao gồm cả các lãnh thổ chưa có thiết chế nhà nước hoặc có nhưng bị coi đó là nền văn minh “mọi rợ”, thấp hơn tiêu chuẩn châu âu lúc bấy giờ7. Ngày nay, luật pháp quốc tế hiện đại với một trong những nguyên tắc cơ bản là quyền dân tộc tự quyết” đã bác bỏ quan điểm sai trái nêu trên.

Có thể hiểu lãnh thổ vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ chưa từng đặt dưới sự quản trị của quốc gia nhất định nào. Nói một cách khác, lãnh thổ đó chưa có một tổ chức quốc gia, có thể có cư dân sống trong vùng lãnh thổ đó nhưng chưa có một tổ chức nhà nước nào trên đó. Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ là một hình thức thụ đắc hợp pháp. Luật gia Vattel giải thích rằng, sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ được căn cứ trên luật tự nhiên của Luật Dân sự: “Mọi người đều có quyền ngang nhau đối với vật chưa thuộc chủ quyền sở hữu của bất cứ ai, và vật này sẽ thuộc chủ quyền sở hữu của người nào chiếm hữu nó trước nhất”8.

Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế, khái niệm “lãnh thổ bị bỏ rơi” là vùng lãnh thổ trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia, nhưng sau đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này. Đa số các luật gia quốc tế cũng cho rằng, muốn kết luận một vùng lãnh thổ bị bỏ rơi cần hội tụ đủ hai yếu tố:

+ Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đối với lãnh thổ.

+ Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh thổ đó.

Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì chỉ có thể kết luận là đã có sự yếu đuối của chính quyền nhà nước đối vớt những vùng đất nước nói đến ” chứ không phải là “một sự từ bỏ tự nguyện chủ quyền” 9. Vụ tranh chấp đảo Palmas còn có thể dẫn đến một cách hiểu rằng lãnh thổ bị bỏ rơi (res derelicta) có thể được coi là lãnh thổ vô chủ. Tây Ban Nha là nước phát hiện đảo Palmas nhưng sau đó đã bỏ hòn đảo này, do đó Hà Lan đã tạo ra một danh nghĩa mới trên đó bằng sự chiếm hữu thực tế.

2. So sánh danh nghĩa chiếm hữu tượng trưng với chiếm hữu thực sự

a) So sánh phát hiện và chiếm hữu thực sự

“Phát hiện” được hiểu là sự việc tìm ra hoặc khai phá một vùng đất hoặc một khu vực địa lý cho tới lúc đó chưa từng được một quốc gia nào biết đến. Phát hiện thường đi kèm với một sự sáp nhập tượng trưng như cắm cờ, xây bia, mốc cắm, thông báo,… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là “phát hiện” không thôi đã đủ để tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hay chưa? Nếu như chỉ “phát hiện” mà không có những hành vi xác lập chủ quyền, không có những hoạt động chứng tỏ vùng đất đó đã được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc “phát hiện” chỉ là phôi thai tạo ra danh nghĩa ban đầu mà thôi. Vì vậy, cần có những hành động xác lập, củng cố và thực hiện chủ quyền quốc gia một cách thực sự trên vùng đất đó bởi cơ quan nhà nước.

Điều này đã được khẳng định trong vụ hoạch định biên giới giữa Guyane thuộc Anh và Braxil: “Việc phát hiện ra những đường giao thông mới trong những vùng không thuộc quốc gia nào, bản thân nó không thể tạo ra một danh nghĩa đủ hữu hiệu để quốc gia có các công dân đã thực hiện việc đó đạt được chủ quyền. Để đạt được chủ quyền, trên một vùng chưa thuộc về quốc gia nào, nhất thiết phải thực hiện việc chiếm hữu nhân danh Nhà nước muốn thống trị vùng đó (…)”10.

Điều này cũng được Max Hubert ghi nhận trong vụ đảo Palmas:

“Theo quan điểm sự phát hiện không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hoàn chỉnh, mà chỉ là một danh nghĩa không đầy đủ, quả thực một danh nghĩa như vậy tồn tại mà không cần bất kỳ một biểu hiện nào ra bên ngoài. Tuy nhiên, (…) một danh nghĩa không đầy đủ dựa trên sự phát hiện cần phải được hoàn chỉnh trong thời hạn hợp lý bằng cách chiếm hữu thực sự”.

Bên cạnh giá trị củng cố cho danh nghĩa ban đầu, sự chiếm hữu thực tế còn có thể tạo ra một danh nghĩa độc lập như quan tòa Max Hubert đã tuyên bố trong vụ đảo Palmas: “(…) thực tiễn cũng như học thuật công nhận, mặc dù bằng những cách diễn đạt pháp lý khác nhau và có đôi chút khác biệt về các điều kiện cần thiết, việc thực hiện chủ quyền quốc gia một cách liên tục và hòa bình tạo ra một danh nghĩa “11.

Trong trường hợp tranh chấp, danh nghĩa có được dựa trên sự chiếm hữu thực tế bao giờ cũng có giá trị hơn danh nghĩa có được trên sự phát hiện, chinh phục, chuyển nhượng… Phán quyết trong vụ đảo Palmas nêu rõ: “Nếu một tranh chấp nảy sinh về chủ quyền trên một lãnh thổ, ta thường xem xét bên tranh chấp nào có danh nghĩa – chuyển nhượng, chinh phục, chiếm hữu… có giá trị hơn danh nghĩa mà bên kia có thể đưa ra. Tuy nhiên, nếu một bên dựa trên luận điểm là đã thực hiện chủ quyền một cách thực sự, còn bên kia chỉ dựa trên một danh nghĩa mà nhờ nó đã đạt được chủ quyền quốc gia một cách hợp pháp vào một thời điểm nào đó thôi thì chưa đủ; còn cần phải chứng tỏ rằng chủ quyền quốc gia tiếp tục tồn tại và đã tồn tại vào thời điểm được coi là có ý nghĩa quyết đinh đối với việc giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện trong việc thực hiện thực sự những hoạt động nhà nước chỉ thuộc về Nhà nước chủ quyền lãnh thổ mà thôi “12.

Trong vụ này Trọng tài quốc tế đã kết luận chủ quyền trên đảo Palmas thuộc về Hà Lan do nước này đã thực hiện chiếm hữu thực sự, mặc dù Tây Ban Nha đã phát hiện ra hòn đảo này. Trong vụ Đông Grơnlen, Tòa án quốc tế đã khẳng định lại giá trị hơn hẳn của “sự thực hiện chủ quyền nhà nước một cách hòa bình và liên tục”.

Trong vụ Clipperton, trọng tài cho rằng sự sáp nhập tượng trưng là đủ để tạo ra một danh nghĩa, nhưng chỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt (hòn đảo hoàn toàn không có người cư trú): “Không còn nghi ngờ gì nữa, bằng sự sử dụng từ xa xưa có giá trị pháp lý, cùng với ý định chiếm hữu vật chất, không phải chiếm hữu một cách tưởng tượng, là một điều kiện cần thiết của sự chiếm hữu. Việc chiếm hữu vật chất này thể hiện bằng hành vi hay chuỗi hành vi, bằng những hành vi này quốc gia chiếm hữu sử dụng lãnh thổ đang tranh chấp và thực hiện biện pháp bảo vệ thẩm quyền tuyệt đối của mình ở đó. Theo qui tắc và trong những trường hợp thông thường điều này chỉ xảy ra khi quốc gia thiết lập trên lãnh thổ đó một tổ chức có đủ khả năng bảo vệ sự tôn trọng luật lệ của quốc gia đó, nhưng biện pháp này chỉ là một phương tiện để tiếp tục sự chiếm hữu, hơn nữa không phân biệt với sự chiếm hữu này. Có thể có những trường hợp không nhất thiết phải sử dụng phương tiện này. Đó chính là trường hợp một lãnh thổ, vì hoàn toàn không có người cư trú, thuộc về một nước một cách tuyệt đối ngay từ thời điểm quốc gia đó xuất hiện trên lãnh thổ đó, việc chiếm hữu phải được coi là hoàn thành từ thờỉ điểm đó “13.

Trong vụ tranh chấp này giữa Mêhicô và Pháp, cũng cần phải lưu ý rằng Mêhicô đã không thể đưa ra một bằng chứng cụ thể nào về sự phát hiện, sự sáp nhập dù là tượng trưng hay sự có mặt trên thực tế của Mêhicô cũng như Tây Ban Nha trên hòn đảo này. Khi đó, sự phát hiện và sự sáp nhập tượng trưng của Pháp trong hoàn cảnh hòn đảo hoàn toàn không có người cư trú đã được coi là một danh nghĩa có giá trị hơn các danh nghĩa mà Mêhicô đưa ra.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại tòa án và trọng tài đã chứng tỏ tầm quan trọng của sự chiếm hữu thực sự trong việc quy thuộc lãnh thổ. Đánh giá sự tiến bộ hơn hẳn này, GS. Charles Rousseu viết: “Trong mọi trường hợp hiệu lực của quyền phát hiện chỉ là cung cấp sự khởi đầu của một danh nghĩa hoặc theo cách diễn đạt của người Anh, tạo nên một danh nghĩa ban đầu (inchoate title), có nghĩa là một danh nghĩa phôi thai và chỉ có giá trị tạm thời để gạt bỏ ngay lập tức, nhưng không phải là mãi mãi các tham vọng tranh đua của một nước thứ ba trên cùng một lãnh thổ… Vì luật pháp quốc tế không ấn định rõ khoảng thời gian trong đó quyền ưu tiên này có thể được viện dẫn, do đó chính quyền phát hiện này bản thân nó tác động chống đối các quốc gia thứ ba. Đó chỉ có thể là những hành vi tượng trưng mà các quốc gia thứ ba từ chối không công nhận hiệu lực pháp lý trừ phi chúng được củng cố tiếp theo bởi một sự chiếm cứ lâu dài “14.

Qua các án lệ trong luật pháp quốc tế, có thể thấy rằng, “chiếm hữu thực sự” được đánh giá có giá trị hơn hẳn danh nghĩa “phát hiện”. Trong tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và các nước khác, rõ ràng Việt Nam đã chiếm hữu một cách thực sự, lâu dài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Trung Quốc và các bên tranh chấp khác chỉ đưa ra được những chứng cứ mơ hồ về việc họ đã phát hiện ra hai quần đảo.

 b) Các điều kiện chiếm hữu thực sự

 Các hành vi được coi là chiếm hữu thực sự cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

– Do các nhân viên của Nhà nước hoặc một tổ chức công cộng thực hiện nhân danh Nhà nước;

– Mang tính thực sự (effectivité);

– Với ý định chiếm hữu lãnh thổ đó;

– Không theo một cách trái với luật pháp quốc tế đương đại.

Trước hết, hành động được coi là chiếm hữu thực sự phải do Nhà nước thực hiện, thông qua người hoặc tổ chức có khả năng đại diện cho Nhà nước. Trong lịch sử, ngoài các nhân viên của Nhà nước, các tổ chức công cộng có thể thực hiện sự chiếm hữu nhân danh Nhà nước. Đó là trường hợp các công ty của một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… được thành lập để “chinh phục các miền đất mới” và khai thác chúng.

Việc một hoặc nhiều cá nhân là công dân của một nước thực hiện hành vi chiếm hữu với tư cách cá nhân sẽ không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền cho Nhà nước đó. Ngay cả trong trường hợp có nhiều người dân của một nước đến cư trú, sinh sống, làm ăn, khai thác, trao đổi buôn bán… trên một vùng đất, điều đó cũng không thể hiện chủ quyền của Nhà nước.

Các án lệ từ lâu đã ghi nhận rằng sự chiếm hữu mang tính chất thuần túy tư nhân không đủ để tạo ra một danh nghĩa chủ quyền: “Nhận thấy rằng, mặc dù những người dân ở Sant Eustache thuộc Hà Lan đi bắt rùa và thu lượm trứng ở đảo Aves, sự việc này không thể củng cố quyền chủ quyền, vì điều đó chỉ nói lên sự xâm chiếm hòn đảo một cách tạm thời, không ổn định, hơn nữa trong trường hợp này đó không phải là biểu hiện của một quyền tuyệt đối, mà chỉ là hậu quả của những người dân nước láng giềng hoặc người chủ họp pháp ngừng việc đánh bắt và thu lượm”.

Trong vụ tranh chấp biên giới giữa Guyan thuộc Anh và Braxil, trọng tài đã nhấn mạnh: “(…) muốn đạt chủ quyền trên một vùng chưa hề thuộc về quốc gia nào, nhất thiết phải thực hiện chiếm hữu nhân danh Nhà nước, tuyên bố chiếm hữu này chỉ được coi là hoàn thành khi có sự chiếm hữu một cách thực sự liên tục và bền vững nhân danh Nhà nước(…) “15.

Viện Luật Quốc tế cũng đưa ra qui định, sự chiếm hữu phải được thực hiện nhân danh Nhà nước trong dự thảo Tuyên bố quốc tế về việc chiếm hữu lãnh thổ năm 1888.

Điều kiện thứ hai, để việc chiếm hữu lãnh thổ là chiếm hữu thực sự thì việc chiếm hữu này phải là biểu hiện của những hành vi chủ quyền thực chất và hiệu quả. Trong Điều 35 Định ước Hội nghị Berlin ngày 26 – 2 – 1985, thậm chí các quốc gia còn cam kết với nhau nghĩa vụ “đảm bảo, trên tất cả các lãnh thổ mà Nhà nước đó chiếm, trên các bờ biển lục địa châu Phi, sự tồn tại của một cơ quan quyền lực đủ khả năng đảm bảo sự tôn trọng trong các quyền đã có và nếu cần, đảm bảo tự do tương mại và đi lại nếu sự tự do đó được qui định”16.

Phán quyết về Đông Groenland cũng nêu rõ:

“(…) có lẽ cần phải chỉ ra rằng, một đòi hỏi về chủ quyền dựa trên sự thực hiện liên tục quyền lực bao gồm hai yếu tố cần phải được chứng minh là có sự tồn tại: ý định và ý thức hành động với tư cách Nhà nước và một số biểu hiện hoặc việc thực hiện thực sự quyền lực này”17.

“Không thể đòi hỏi phaải có những biểu hiện của chủ quyền thường xuyên trên một hòn đảo nhỏ bé, hẻo lánh, chỉ có người bàn xứ sinh sống (…)19.

Điền kiện thứ ba của chiếm hữu thực sự là ý định chiếm hữu lãnh thổ đó cho quốc gia. Điều kiện này cũng đã dược ghi nhận trong vụ Đông Groenland.

Nếu trong khi có mặt và thực hiện một số hành vi trên một vùng lãnh thổ, quốc gia không có ý định chiếm hữu và sáp nhập lãnh thổ đó thì những hành vỉ đó không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia. Như vậy những hành vi như đo đạc thiên văn, đi thám hiểm… mà không thể hiện ý định chiếm hữu lãnh thổ cho Nhà nước không được coi là chiếm hữu thực sự.

Điều kiện thứ tư của chiếm hữu thực sự tả việc chiếm hữu phải được tiến hành phù hợp với các qui phạm pháp luật đương thời. Cụ thể, theo luật pháp quốc tế hiện đại, việc chiếm hữu không được coi là thực sự nêu vi phạm quyền dân tộc tự quyết và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực .

Bên cạnh các điều kiện trên một số văn bản như Định ước Berlin năm 1885 hoặc Dự thảo Tuyên bố quốc tế về việc chiếm hữu lãnh thổ năm 1888 qui định cần phải thông bao hoặc công khai hóa sự chiếm hữu. Tuy nhiên, đây chỉ là một quy định có tính chất thỏa thuận và sau đó không được coi là điều kiện cần thiết đối với việc chiếm hữu thục sự Trong vụ đảo Clipperton, trọng tài cho rằng Hiệp ước chung Berlin năm 1885 chỉ áp dụng cho nước ven bờ biển châu Phi và chỉ ràng buộc các bên ký kết, hơn nữa lại không có giá trị hồi tố nên không thể áp dụng cho trường hợp Pháp chiếm đảo này. Do đó, việc Pháp công khai hóa việc chiếm hữu hòn đảo không ảnh hưởng tới chủ quyền của Pháp trên hòn đảo này20 .

3. Vai trò của việc công nhận, không phản ứng, nguyên tắc estopel

a) Công nhận

Trong công pháp quốc tế, công nhận được hiểu là một hành vi đơn phương của một quốc gia chấp nhận một tình huống thực tế hoặc một tình huống pháp lý. Theo Charles de visscher, sự công nhận có ý nghĩa cấu thành vì chấm dứt tình trạng chính trị không chắc chắn và thay vào đó là một tình trạng pháp luật rõ ràng.

Công nhận trong các vấn về lãnh thố gồm công nhận biên giới và công nhận danh nghĩa chủ quyền một vùng lãnh thổ. Công nhận có thể do quốc gia chung đường biên giới hoặc cùng yêu sách đối với cùng một lãnh thổ do bên thứ ba tiến hành. Do bản chất song phương của sự công nhận và tính ý nghĩa pháp lý trong quan hệ quốc gia công nhận và quốc gia mong đợi sự công nhận. Vì vậy, nếu bên thứ ba công nhận chủ quyền của một bên, sự công nhận đó không nhất thiết tạo ra, làm biến mất hoặc thay đổi chủ quyền và nghĩa vụ của bên tranh chấp kia.

Tùy theo tình huống, công nhận có thể tạo ra một tình trạng pháp lý mới hoặc chỉ mang tính chất tuyên bố về một tình trạng đã tồn tại. Việc công nhận một tình huống vi phạm mệnh lệnh của luật pháp quốc tế bị coi là không có giá trị pháp lý. Theo Điều 53 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế: Quy phạm mệnh lệnh của Luật Quốc tế được toàn bộ cộng đồng quốc tế và các quốc gia công nhận như một quy phạm không cho phép bất cứ sự loại trừ nào và chỉ có thể sửa đổi bởi một quy phạm Luật Quốc tế có cùng giá trị. Các quốc gia không thể thỏa thuận với nhau để không tuân theo một quy phạm mệnh lệnh. Tương tự như vậy, một quốc gia không thể công nhận một hành vi của một quốc gia khác trái với một quy phạm mệnh lệnh hay tình huống do hành vi đó gây ra. Sự công nhận của chính nạn nhân, trên nguyên tắc cũng không thể hợp pháp hóa vi phạm với jus cogens.

b) Không phản ứng

Không phản ứng là việc một quốc gia giữ im lặng hoặc không phản ứng, và quốc gia đó chính là chủ thể bị xâm phạm quyền. Không phản ứng khác với công nhận ở chỗ: Công nhận là một hành vi tích cực của một bên thể hiện ý định từ bỏ quyền phản đối, còn không phản ứng là sự không hành động cho một bên mất đi quyền phản đối.

c) Nguyên tắc estoppel

Theo nguyên tắc này, một quốc gia phải nhất quán trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của nguyên tắc này là không cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình 21. “Estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó, thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại”22.

Các luật gia đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không đưa đòi hỏi ngược lại. Các luật gia cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với estoppel nếu: Các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược nhau.

Các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau.

– Một bên giữ im lặng hoặc không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy bị mất đi quyền của mình.

d) Chủ quyền của quốc gia đối với một vùng lãnh thổ là một phạm trù không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang tính lịch sử

Việc quốc gia chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, các tranh chấp về chủ quyền lại có những mầm mống phát sinh từ lâu đời. Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế còn tồn tại một nguyên tắc là “Luật đương đại” (Intertemporal Law) được áp dụng để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ có nguồn gốc từ những thế kỷ trước đây. Theo nguyên tắc “Luật đương đại”, không thể đòi hỏi một quốc gia trong quan hệ quốc tế của mình ở thế kỷ XVII phải tuân thủ pháp luật của thời đại ngày nay. Vì vậy, khi xem xét các sự việc xảy ra vào thời điểm nào cần thấy phải áp dụng pháp luật của thời điểm đó. Luật đương đại có nội dung cơ bản như sau: Một sự kiện pháp lý phải được đánh giá dưới ánh sáng của pháp luật ở thời điểm xảy ra sự kiện đó chứ không được sử dụng pháp luật của thời điểm tranh chấp nảy sinh hoặc được giải quyết. Giáo sư Luật Quốc tế người Nga, B.M Climeco đã viết: “Khi giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ thì một trong những yếu tố quan trọng cần làm sáng tỏ là việc đánh giá những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu, do vậy nảy sinh vấn đề là phải đánh giá những sự kiện ấy theo pháp luật của thời đại nào. Các luật gia đều nhất trí rằng, không thể đòi hỏi một quốc gia tồn tại ở thế kỷ XV phải tuân thủ pháp luật của thế kỷ XX trong quan hệ quốc tế cho dù “trong nhiều trường hợp, pháp luật quốc tế tại thời điểm này là vô nhân đạo, và không công bằng song khi đó, không có pháp luật quốc tế khác”23. Như vậy, qua việc phân tích các phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ và đi sâu nghiên cứu phương thức chiếm hữu trong lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế, căn cứ vào các bằng chứng lịch sử và pháp lý có thể thấy Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã xác lập và thực hiện chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là phù hợp với thực tế lịch sử và pháp luật quốc tế.

4. Một số vấn đề pháp lý khác có thể vận dụng nhằm xác định chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tính chất của các luận điểm mà các quốc gia tranh chấp đưa ra đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hết sức tinh vi, phức tạp và mơ hồ. Để thực sự khách quan, khoa học và công bằng, khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không những phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ hợp pháp mà còn phải xem xét vận dụng nguyên tắc về kế thừa quốc gia, về xác lập chủ quyền mở rộng lãnh thổ theo Công ước Luật Biển 1982, về nguyên tắc kề cận địa lý,…

a)                  Vấn đề kế thừa quốc gia

Kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia trên vùng lãnh thổ nhất định. Công ước Viên về kế thừa quốc gia ngày 22/8/1978 và Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ, công nợ quốc gia ngày 07/4/1983 xác định kế thừa quốc gia là thuật ngữ chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó. Các quốc gia mới giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước trước đó. Việc kế thừa do quốc gia mới quyết định. Vì vậy, nghiên cứu việc kế thừa quốc gia phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể .

Ví dụ: Trong Hiệp định Paris ngày 10/12/1898. giữa Mỹ và Tây Ban Nha về việc chuyển giao Philippin cho Mỹ đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, trong đó, biên giới phía tây đi qua kinh tuyên 11 80 đông (quần đảo Trường Sa từ kinh tuyến 111,20 đông đến 117,20 đông), như vậy, lúc đó Philippin nằm ngoài quần đảo Trường Sa. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa đánh giá yêu sách chủ quyền của các nước, trong đó có Philippin,…

 b) Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia được xem xét khi giải quyết tranh chấp

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia chỉ có ý nghĩa đối với Pháp luật quốc tế khi được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp với pháp Luật Quốc tế, nhằm tạo ra một kết quả nhất định trong quan hệ quốc tế. Ngày nay thường thấy các tuyên bố của Bộ Ngoại giao về các vấn đề xảy ra trong đời sống quốc tế, ví dụ, trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, là trái pháp Luật Quốc tế.

c) Vấn đề mở rộng chủ quyền theo Công ước Luật Biển 1982

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994 sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa đều là thành viên của Công ước, Trung Quốc, Malaysia và Brunei phê chuẩn năm 1996, Việt Nam năm 1994, và Philippines năm 198424. Theo quy định của pháp luật quốc tế, ngoài việc xác lập lãnh thổ đối với vùng đất vô chủ, quốc gia ven biển được mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền ra các vùng biển theo nguyên tắc nhất định. Những quy định về hoạch định lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảo và thềm lục địa… của quốc gia và giữa các quốc gia có bờ biển đối diện, liền kề được quy định trong Công ước Luật Biển 1982. Nội dung này giúp cho việc đánh giá khách quan “Vùng yêu sách bản đồ 9 vạch”  (đường lưỡi bò) của Trung Quốc là trái với thực tiễn và Pháp luật quốc tế .

d) Vấn đề xác lập lãnh thổ do kề cận địa lý

Thực tiễn lãnh thổ quốc gia không nhất thiết phải liền kề nhau, ví dụ, bang Alaska tách rời các bang khác của Hoa Kỳ. Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc giữa Đức với Đan Mạch và Đức với Hà Lan (1969), tính kề cận địa lý không có giá trị mà sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ra biển mới mang lại danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia có thềm lục địa đó. Ý nghĩa của nguyên tắc này cũng góp phần giúp cho việc đánh giá một cách khách quan, công bằng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời vạch trần những luận điểm mơ hồ mang tính áp đặt trong yêu sách của Trung Quốc và các nước khác đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài các nguyên tắc kể trên, cùng với sự phát triển của các nguyên tắc khác của pháp luật quốc tế: Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế; nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, … vấn đề “thụ đắc lãnh thổ” trong mọi trường hợp cần phải được xem xét một cách phù hợp.

Vận dụng đúng đắn các nguyên tắc này trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có ý nghĩa nền tảng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu một cách kỹ lưỡng vấn đề này nhằm đảm bảo tính toàn diện và phù hợp trong chiến lược của Nhà nước Việt Nam trong tương quan so sánh với tình hình và cục diện địa chính trị hiện tại ở Biển Đông.

   

* chúng tôi Giám đốc Trung tâm Luật Biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

1 Giáo trình Công pháp quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, tr. 35.

2 Giáo trình Công pháp quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, tr. 44.

3 Báo cáo khoa học – Đề tài nhánh Các hình thức thụ đắc lãnh thổ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1998, tr. 11.

4 Báo cáo khoa học – Đề tài nhánh Các hình thức thụ đắc lãnh thổ,  Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1998.

5 Triệu Thành Nam, Thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế và tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường sa, Luận văn tốt nghiệp, Học viện quan hệ quốc tế – Bộ môn Luật, tr. 7.

6 Tlđd, tr. 7

7 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2003), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 03 năm 2003, Hà Nội, tr. 9

8 Xem, Le droit des gén của Vattel T.p. 207

9 Triệu Thành Nam, Thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế và tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Luận văn tốt nghiệp, Học viện quan hệ quốc tế – Bộ môn luật, tr. 9.

10 R.D.I.P,1904.p.18.

11 C. A.,R.G.D.I.P, 1935, p.164.

13 R.S.A.,II, g 1110.

14 Xem, CH. Rousseau, Droit lnternational. Paris. 1967, chúng tôi p.164.

15 Xem vụ Délimitatiin frontalière entre la Guyane britanique et le Brésil (Brésil/ Royaume-Uni), sentence arbitral du 6 juin 1994, R.G.D.I.P., p.18.

16 C.t.s, VOL,165, P.485.

17 C.P.J.I., sé rie A/B no, p. 45-46.

18 C.P.A., R.G.D.I.P., 1935, P. 164.

19 C.P.A., R.G.D.I.P., 1935, P. 161.

20 R.G.D.I.P., 1932, P.129.

21 Phán quyết của Tòa công lý quốc tế ngày 20/2/1969 , Tuyển tập các phán quyết của Tòa công lý quốc tế, 1969, tr. 26.

22 Phán quyết của Tòa công lý quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Nicaragua trong vụ: Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua, Tuyển tập các phán quyết của Tòa công lý quốc tế, 1984, tr. 414.

23 Báo cáo khoa học – Đề tài nhánh Các hình thức thụ đắc lãnh thổ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1998.

24 “Chronological lists of ratifications of, accessions and successions to the Convention and the related Agreements”, http://www.un.org/Depts/los/reference_files/chronological_lists_of _ratifications.htm

Cập nhật thông tin chi tiết về Ấn Độ Và Asean Ủng Hộ Duy Trì Hòa Bình Ở Biển Đông, Thúc Đẩy Một Trật Tự Dựa Trên Luật Lệ trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!