Xu Hướng 3/2023 # Bài 14: Khái Niệm Soạn Thảo Văn Bản # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài 14: Khái Niệm Soạn Thảo Văn Bản # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bài 14: Khái Niệm Soạn Thảo Văn Bản được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

§14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản. a. Nhập và lưu trữ văn bản. – Nhập: Kích chuột trái tại màn hình nền soạn thảo văn bản. Khi xuất hiện dấu nháy chuột ta tiến hành nhập văn bản. Hệ soạn thảo (HST) sẽ tự động xuống dòng khi hết dòng. – Lưu trữ văn bản: +) Chọn đường dẫn và nhập tên cần lưu vào ô File name +) Chọn Save hoặc Enter. b.Sửa đổi văn bản b.1) Sửa đổi ký tự hoặc từ HST văn bản cho phép chèn, xoá hoặc thay thế ký tự hay cụm từ nào đó để sửa chúng một cách nhanh chóng. b.2) Sửa đổi cấu trúc văn bản Khi làm việc với văn bản ta có thể thay đổi cấu trúc văn bản như: Xoá, sao chép, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh có sẵn. c. Trình bày văn bản c.1) Định dạng ký tự – Phông chữ (.vntime, .vntimeH…….) – Cỡ chữ: cỡ 12, 14,15…. – Kiểu chữ: đậm (B), nghiêng (I), gạch chân(U) – Màu chữ – Cách đánh chỉ số trên (Ctrl +Shift + =) và cách đánh chỉ số dưới (Ctrl + =) – Khoảng cách giữa các ký tự trong một cụm từ và giữa các từ với nhau. c.2) Định dạng đoạn văn bản – Vị trí lề trái, phải của đoạn văn; – Căn lề (trái, giữa, phải, đều 2 bên); – Dòng đầu tiên thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản; – Khoảng cách giữa các đoạn văn – Khoảng cách giữa các dòng trong cùng một đoạn văn bản. c.3) Định dạng trang văn bản – Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang – Hướng giấy (nằm ngang hay dọc) – Kích thước trang giấy; – Tiêu đề trên, tiêu đề dưới. d. Một số chức năng khác –Tìm kiếm và thay thế – Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai; – Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng; – Chia văn bản thành các phần với cách trình bày khác nhau; – Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và trang lẻ; – Chèn hình ảnh và ký hiệu đặc biệt vào văn bản; – Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật trong văn bản; – Kiểm tra chính tả, ngữ pháp; – Hiển thị văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau.

2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản. a. Các đơn vị xử lý trong văn bản – Ký tự (Character): Là đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản. ví dụ: a, b, c, 1, 2, 3, +, -, *…. – Từ (Word): Một hoặc một vài ký tự ghép với nhau thành một từ. Các từ được cách nhau bởi dấu cách (Space) hoặc dấu ngắt câu. – Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng một trong các dấu kết thúc câu gọi là câu ví dụ: Dấu chấm (.), dấu (?), dấu chấm than (!) – Dòng văn bản (Line): Tập hợp các ký tự nằm trên cùng một hàng b. Một số quy ước khi gõ văn bản. – Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (, (, (!), (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau nó vẫn còn nội dung. – Giữa các từ chỉ dùng một ký tự trống để phân cách. Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần ấn phím Enter.

3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản a) Xử lý chữ Việt trong máy tính Xử lý chữ Việt trong môi trường máy tính bao gồm: – Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính. – Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt. b. Gõ chữ Việt Có hai kiểu chữ Việt phổ biến hiện nay – Kiểu Telex – Kiểu VNI Hai kiểu gõ được trình bày SGK trang97 c. Bộ mã chữ Việt +) Bộ mã chữ Việt dựa trên bộ mã ASCII – TCVN3 (hay ABC) – VNI +) Bộ mã chung cho các ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới : Unicode d. Bộ Phông chữ Việt – Phông bộ mã TCVN3: +) Phông chữ thường: .Vntime, .VnArial +) Phông chữ hoa: .VntimeH, .VnArialH – Phông dùng bộ mã Unicode: Time new Roman, Arial. e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt Hiện nay đã có một số phần mềm tiện ích như : Kiểm tra chính tả, sắp xếp, nhận dạng chữ Việt.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Tin Học 10 Bài 14: Khái Niệm Về Soạn Thảo Văn Bản

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm môn Tin học lớp 10

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Tin học 10 bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với nội dung được cập nhật chi tiết và chính xác sẽ là nguồn thông tin hay để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn môn Tin học lớp 10 hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Khái niệm về soạn thảo văn bản

A/ Lý thuyết Tin học 10 bài 14

1/ Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản

a/ Nhập và lưu trữ văn bản

– Hệ soạn thảo cho phép nhập văn bản từ bàn phím và lưu trữ văn bản.

b/ Sửa đổi văn bản

– Sửa đổi ký tự và từ bằng các công cụ: Xóa, chèn thêm, thay thế.

– Sửa cấu trúc văn bản: Xóa, sao chép, di chuyển, chèn hình ảnh vào văn bản.

c/ Trình bày văn bản

– Là một chức năng rất mạnh của các hệ soạn thảo giúp tạo ra các văn bản phù hợp, nội dung đẹp mắt.

– Có ba mức trình bày: Mức kí tự, mức đoạn, mức trang.

+ Khả năng định dạng ký tự: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, …

+ Khả năng định dạng đoạn văn bản: căn lề đoạn văn bản, lùi đầu dòng, …

+ Khả năng định dạng trang văn bản: lề trên, dưới, trái phải, hướng giấy, …

d/ Một số chức năng khác

– Ngoài những chức năng cơ bản trên, hệ soạn thảo còn cung cấp nhiều chức năng khác như:

+ Tìm kiếm thay thế

+ Gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi gõ sai

+ Tạo bảng, tính toán, sắp xếp trong bảng

+ Tự động đánh số trang

+ Tạo chữ nghệ thuật trong văn bản

+ In ấn…

2/ Một số quy ước trong việc gõ văn bản

a/ Các đơn vị xử lý trong văn bản

– Ký tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản, trang văn bản, trang màn hình,… là các đơn vị xử lý trong văn bản.

b/ Một số quy ước trong việc gõ văn bản

– Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách.

– Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.

– Các dấu ngắt câu . , : ; ? ! phải đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo đến dấu cách.

– Các dấu ‘ ” ) ] } cũng phải đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo đến dấu cách.

– Các dấu ‘ ” ( { [ phải đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.

3/ Chữ Việt trong soạn thảo văn bản

a/ Xử lý chữ Việt trong máy tính

– Gồm các thao tác chính:

+ Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.

+ Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.

b/ Gõ chữ Việt

– Để nhập văn bản chữ Việt vào máy tính cần sử dụng chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt. Ví dụ: Vietkey, Unikey

– Khởi động chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt (Vietkey/ Unikey)

– Chọn kiểu gõ và bộ mã chữ Việt: Hiện nay có 2 kiểu gõ chữ Việt phổ biến: kiểu TELEX và VNI.

c/ Bộ mã chữ Việt

– Có hai bộ mã chữ Việt phổ biến: TCVN3 (ABC), VNI: dựa trên bộ mã ASCII

– Ngoài ra còn bộ mã Unicode là bộ mã chung của mọi ngôn ngữ của các Quốc gia.

d/ Bộ phông chữ Việt

– Để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ chữ (bộ phông) Việt tương ứng với từng bộ mã.

e/ Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt

– Là phần mềm tiện ích riêng để máy tính có thể kiểm tra chính tả, sửa lỗi, … văn bản tiếng Việt.

B/ Trắc nghiệm Tin học 10 bài 14

Câu 1. Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện

Câu 5. Hệ soạn thảo văn bản có thể làm được những việc gì?

Câu 6. Chức năng chính của Microsoft Word là gì?

Câu 9. Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào?

Với nội dung bài Tin học 10 bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của soạn thảo văn bản…

Khái Niệm Soạn Thảo Văn Bản

Soạn thảo văn bản là một trong những chức năng chính của người thư ký. Để có thể soạn thảo văn bản được tốt, người thư ký cần phải nắm vững các điều cơ bản như sau:

Khái niệm hệ thống văn bản Nhà nước :

1. Văn bản pháp quy là văn bản chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản luật, do cơ quan quản lý hành chính ban hành.

2. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

1. Nghị định: do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

2. Nghị quyết: do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành về các nhiệm vụ kế hoạch, chủ trương chính sách và những công tác khác.

3. Quyết định: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước hoặc Hội Đồng nhân dân các cấp ban hành. Quyết định để điều hành các công việc cụ thể trong đơn vị về các mặt tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch, dự án hoặc bãi bỏ các quyết định của cấp dưới.

4. Chỉ thị: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước ban hành hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới quyền.

5. Thông tư: để hướng dẫn giải thích các chủ trương chính sách và đưa ra biện pháp thực hiện các chủ trương đó.

6. Thông cáo: thông báo của chính phủ đến các tầng lớp nhân dân về một quyết định phải thi hành hoặc một sự kiện quan trọng khác.

1. Công văn: là giấy tờ giao dịch về công việc của cơ quan đoàn thể, ví dụ như: công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.

2. Báo cáo: dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc, ví dụ như: báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị.

4. Biên bản: bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị , biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.

Bài 14: Soạn Thảo Văn Bản Đơn Giản

Hãy nêu các thành phần cơ bản của văn bản.

Lời giải:

Các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn.

Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản trên máy tính em còn có:

1. Kí tự: Kí tự là con chữ, số, kí hiệu,… Kí tự là thành phần cơ bản nhất của văn bản. Phần lớn các kí tự có thể nhập vào từ bàn phím.

2. Từ: Từ là dãy các kí tự liên tiếp nằm giữa hai dấu cách hoặc dấu cách dấu xuống dòng. Từ trong soạn thảo văn bản tương ứng với từ đơn trong Tiếng Việt.

3. Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng.

4. Đoạn: Trong soạn thảo văn bản, đoạn văn gồm một hoặc nhiều câu tiếp nằm giữa hai dấu xuống dòng. Dấu xuống dòng được tạo ra bằng cách nhấn phím Enter.

5. Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản.

Lí do: Word xem dãy kí tự đứng giữa hai dấu cách là một từ.

Câu 3 trang 74 SGK Tin học lớp 6 Đánh dấu các câu đúng: □ Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản. □ Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải. □ Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em có thể sửa lỗi trong văn bản sau khi gõ xong nội dung văn bản hoặc bất kì lúc nào em thấy cần thiết □ Em chỉ có thể trình bày nội dung văn bản bằng một vài phông chữ nhất định. Lời giải:

Câu trả lời đúng là:

□ Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải.

□ Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em có thể sửa lỗi trong văn bản sau khi gõ xong nội dung văn bản hoặc bất kì lúc nào em thấy cần thiết

Câu 4 trang 74 SGK Tin học lớp 6 Theo em, tại sao không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu? Lời giải:

Không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu vì nếu để dấu cách trước chấm câu, sẽ làm chấm câu không nổi bật, khó thấy, và nghệch ngỡm.

Câu 5 trang 75 SGK Tin học lớp 6 Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột. Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo có di chuyển theo không? Lời giải:

* Sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột:

– Giống nhau: Chúng đều là con trỏ trong cửa sổ làm viêc của Word.

– Khác nhau:

+ Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời.

+ Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác nhau khi ta di chuyển con trỏ chuột đến những vùng khác nhau trên màn hình.

* Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo không di chuyển theo.

Câu 6 trang 75 SGK Tin học lớp 6 Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần thêm các công cụ hỗ trợ gì? Lời giải:

Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần thêm phần mềm gõ chữ Việt và các phông chữ Việt. Ví dụ: phần mềm VietKey, UniKey,…

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 14: Khái Niệm Soạn Thảo Văn Bản trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!