Bạn đang xem bài viết Bài Học: Tổng Kết Phần Tập Làm Văn được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nội dung
I – CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS Đọc phần tổng kết sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. 1. Văn bản tự sự – Phương thức biểu đạt: + Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. + Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. – Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Bản tin báo chí + Bản tường thuật, tường trình +Tác phẩm lịch sử + Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự,… 2. Văn bản miêu tả – Phương thức biểu đạt: + Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. + Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. – Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. + Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. 3. Văn bản biểu cảm – Phương thức biểu đạt: + Bày tỏ trực tiếp hoặc gian tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật. + Mục đích: Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. – Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn + Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người
– Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Đơn từ + Báo cáo + Đề nghị + Biên bản + Tường trình + Thông báo + Hợp đồng,… Câu hỏi: 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.) 2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ. 4. Từ phần tổng kết trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau. a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng. b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì. 5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào? 6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh hoạ. 7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao? II – PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học. 2. Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
Soạn Văn Lớp 9 Bài Tổng Kết Phần Tập Làm Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 9 bài Tổng kết phần tập làm văn ngắn gọn hay nhất : Đọc bảng tổng kết sau (trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miểu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào?
Đọc bảng tổng kết sau (trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miểu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.)
2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.
b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?
5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.
7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Các kiểu văn bản đã học trong chương trình
Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
Cụ thể:
– Tự sự: trình bày sự việc
– Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
– Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
– Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
– Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.
– Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.
Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.
a. Các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,…
b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.
Ví dụ:
– Truyện ngắn có phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…
– Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.
Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.
c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:
– Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.
– Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.
– Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.
* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.
* Giống : Yếu tố tự sự ( kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.
* Khác :
– Văn bản tự sự :
+ Phương thức biểu đạt chính: trình bày các sự việc.
+ Tính nghệ thuật : thể hiện qua cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
– Thể loại tự sự : Đa dạng (Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…)
a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình
– Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo
– Khác :
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).
b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
– Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
– Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
– Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
– Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.
Trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…
1. Phần Văn và Tập làm văn có mỗi quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chưng trình đã học.
2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
3. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :
– Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
– Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.
– Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.
1. Văn bản thuyết minh
a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?
c) Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
2. Văn bản tự sự
a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?
b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.
c) Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?
3. Văn bản nghị luận
a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?
c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Các kiểu văn bản trọng tâm
a, Mục đích biểu đạt : cung cấp tri thức khách quan, chính xác.
b, Chuẩn bị : hiểu biết về đối tượng, vấn đề thuyết minh.
c, – Các phương pháp thường dùng : nêu khái niệm, đưa số liệu, dẫn chứng…
d, Ngôn ngữ : chính xác, khách quan, đơn nghĩa.
a, – Mục đích biểu đạt : kể lại sự việc, con người, cuộc sống…
b, – Các yếu tố tạo thành : sự kiện và nhân vật.
c, – Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để bài văn trở nên sinh động, sâu sắc hơn.
d, – Ngôn ngữ : trần thuật, giàu hình ảnh và biểu cảm.
a, – Mục đích biểu đạt : bàn luận, thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt.
b, – Yếu tố tạo thành : luận điểm, luận cứ, luận chứng.
c, – Yêu cầu : luận điểm, luận cứ, luận chứng ngắn gọn, chính xác, hợp lí, khoa học.
d, – Dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí :
Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài :
* Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống :
+ Trình bày thực trạng, mô tả hiện tượng.
+ Phân tích nguyên nhân,
+ Nêu ra tác hại của hiện tượng.
+ Đề xuất giải pháp.
* Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn.
+ Phân tích, chứng minh mặt đúng, mặt sai.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Kết bài : Khẳng định vấn đề/ hiện tượng và nêu suy nghĩ của em.
– Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ :
Mở bài : Giới thiệu tác phẩm, đưa ra nhận định chung.
Thân bài :
Phân tích về nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Kết bài : Đánh giá về tác phẩm, ý nghĩa vấn đề nghị luận.
Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Tổng kết phần tập làm văn ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Tổng kết phần tập làm văn siêu ngắn
Tuần 34. Tổng Kết Phần Văn Học
Tuần 34. Tổng kết phần Văn học
PHÂN TÍCH BẢNG LUẬT THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT. (Phần 1)PHÂN TÍCH BẢNG LUẬT THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT.
Thơ Tứ Tuyệt đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi có thơ Thất Ngôn Bát Cú và Ngũ Ngôn Bát Cú.Đầu tiên, thơ Tứ Tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “Tứ” là Bốn và “Tuyệt” có nghĩa là Tuyệt diệu.Bài thơ chỉ có 4 câu mà có thể diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là Tứ Tuyệt. Tuy nhiên, sau khi có thơ Thất Ngôn và Ngũ Ngôn Bát Cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ Tứ Tuyệt lại bắt buộc phải được làm theo quy tắc về Niêm, Vần, Luật, Đối của lối thơ Thất Ngôn Bát Cú.Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “Tuyệt” là ngắt ra hay dứt ra. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt hẳn ra lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra 1 bài tứ tuyệt.Do đó Niêm, Vần, Luật, Đối của bài Tứ Tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài Bát Cú mà thành. Thơ Tứ Tuyệt có 2 thể là:– Luật Trắc (hoặc Luật Bằng) Vần Bằng (Tam Vận hoặc Nhị Vận)– Luật Trắc (hoặc Luật Bằng) Vần Trắc (Tam Vận). Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như “Công Thức” căn bản mà người làm thơ phải triệt để tuân theo. (*)A. CẤU TẠO BẢNG LUẬT THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT VÀ BỐ CỤC:1. Như chúng ta đã biết:Luật thơ Đường căn cứ trên thanh âm Bằng (gồm các từ có dấu thanh là: Huyền và Không Dấu)Cùng thanh âm Trắc (gồm các từ có dấu thanh là: Sắc, Hỏi, Ngã Nặng).Và dùng các chữ số 1-3; 2-4-6, và 5-7 trong một câu thơ để xây dựng Luật trên nguyên tắc luôn luôn cân đối 2 thanh âm Bằng và Trắc. Trong 1 câu có 7 vị trí Bằng Trắc khác nhau: 1 2 3 4 5 6 7 Và trong đó:-Chữ số 2 và 6 luôn giống nhau và luôn ngược với chữ số 4 (về thanh âm)– Chữ số 5 luôn ngược với chữ số 7 (về thanh âm)– Chữ số 1 luôn ngược với chữ số 3 (về thanh âm)– Và luôn giữ tỷ lệ 3/4 tức là 3 bằng và 4 trắc (hoặc ngược lại) nếu làm mất tỷ lệ 3/4 tức là phạm lỗi Bàng Âm.– Và chú ý về 5 vị trí Bất Động ở các chữ số 2-4-6 và 5-7.(xin xem lại bài CẤU TẠO CỦA 1 CÂU TRONG BẢNG LUẬT THƠ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT).2. Bây giờ chúng ta sẽ xét về cách cấu tạo bảng luật của thể loại thơ Tứ Tuyệt Tam Vận (3 Vần):Hãy thử xét bẳng luật Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng Ba Vần.Chúng ta thấy: BẢNG LUẬT VÀ BỐ CỤC: Câu 1. T – T – B – B – T – T – B / Là câu Khai (mở đầu vấn đề)Câu 2. B – B – T – T – T – B – B / Là câu Thực (bàn vấn đề)Câu 3. B – B – T – T – B – B – T / Là câu Luận (mở rộng vấn đề)Câu 4. T – T – B – B – T – T – B / Là câu Kết (kết thúc vấn đề)a. Trong đó câu số 1 là:Câu 1. T – T – B – B – T – T – B (gồm 3 bằng và 4 trắc)b. Câu số 2 là Câu 2. B – B – T – T – T – B – B (gồm 4 bằng và 3 trắc)Xin ghi cả hai câu 1 và 2 cho dễ so sánhCâu 1. T – T – B – B – T – T – BCâu 2. B – B – T – T – T – B – Xin chú ý:Ở câu 2 này vị trí chữ số 2 (so với câu số 1) từ thanh âm Trắc chuyển thành Bằng,Cho nên vị trí chữ số 6 buộc phải chuyển từ thanh âm Trắc thành Bằng,Và chữ số 4 cũng phải chuyển từ thanh âm Bằng thành Trắc (so với câu số 1).Điều này tất nhiên cặp chữ số 1 và 3 cũng phải tráo đổi cho nhau (so với câu số 1).Riêng cặp chữ số 5 và 7 vẫn giữ nguyên (so với câu số 1).Tóm lại:So với câu số 1 thì câu số 2 đảo ngược các thanh âm ở
Soạn Bài Ôn Tập Phần Làm Văn
Câu 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản. Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?
– Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, học sinh tham khảo bảng so sánh sau:
Trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tĩnh có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng
Trinh bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận
Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm.
Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng
Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu
– Mối quan hệ giữa các phương thức trong văn bản:
Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại hoặc độc thoại nội tâm.
+ Thuyết minh: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.
+ Nghị luận: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
– Tuỳ yêu cầu của từng văn bản cụ thể để kết hợp các yếu tố một cách hợp lí. Tuy nhiên, cần biết rằng, các yếu tố kết hợp chỉ bổ sung, phục vụ cho mục đích của bài viết, tránh hiện tượng yếu tố phụ chiếm tỉ lệ lớn hơn yếu tố chính.
Câu 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết văn bản này?
– Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đễ của tác phẩm tự sự
– Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về nội dung, cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết tiêu biểu, là yếu tố quan trọng trong quá trình kê lại một câu chuyện.
– Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách của nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản. Vì vậy lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.
Câu 3.Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:
+ Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý cảu bài văn tự sự bình thường khác (gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài).
+ Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của truyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn văn biểu cảm.
+ Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tá nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật…
– Học sinh tự chọn viết đoạn văn.
Câu 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.
Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh rất quan trọng đối với bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách hiệu quả.
Các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS gồm: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.
Ở lớp 10, các phương pháp thuyết minh trên được củng cố và nâng cao. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu một số phương pháp mới khác, như: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả (xem bài học tuần 23).
Câu 5: Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?
a. Yêu cầu về tính chuẩn xác
– Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng trước khi viết.
– Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được các số liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền… về vấn đề cần phải thuyết minh.
– Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có
b. Yêu cầu về tính hấp dẫn
– Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
– So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc người nghe.
– Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
– Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
Câu 6: Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh
a. Yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh
– Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.
– Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung
– Dùng từ ngữ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ viết.
b. Cách lập dàn ỷ cho bài văn thuyết minh
Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
– Viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghía và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe)…
– Viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội đune khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:
+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hợp là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.
+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (người đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.
– Viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
Câu 7. Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận
– Cấu tạo của một lập luận:
Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
– Các thao tác nghị luận:
Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh
– Muốn lập được dàn ý cho bài văn nghị luận cần:
+ Nhận thức đúng về bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
+ Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.
+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.
Câu 8: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.
– Văn bản tự sự thường được tóm tắt theo hai cách: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính. Dù tóm tắt theo cách nào cũng phải tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm, thoả mãn những yêu cầu cơ bản của một văn bản và đáp ứng được mục đích tóm tắt.
– Tóm tắt tác phẩm tự sự dựa theo nhân vật chính giúp ta nắm vững tính cách, số phận của nhân vật, góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.
Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm để hiểu và nắm vững được những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng chính xác so với nội dung của văn bản gốc.
Để tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính ta cần:
+ Xác định mục đích tóm tắt
+ Đọc văn bản để xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện.
+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình để giới thiệu nhân vật, nêu rõ các hành động và lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện.
+ Kiểm tra và sửa chữa văn bản tóm tắt cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của viêc tóm tắt.
Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh cần:
+ Xác định mục đích yêu cầu tóm tắt
+ Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
+ Tìm bố cục của văn bản.
+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Học sinh tham khảo bảng so sánh sau:
Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân, giúp ta chủ động tiến hành công việc đạt kết quả cao.
– Trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gian, mục tiêu cần đạt…
– Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:
+ Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần)
+ Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đat đươc.
– Để lập kế hoạch cá nhân cần nắm được yêu cầu, nội dung cồng việc và quỹ thời gian hiện có.
– Bản kế hoạch cá nhân cần thể hiộn rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời ẹian tiến hành để hoàn thành công việc.
– Lời văn cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện dưới dạng các đề mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng.
Câu 10: Nêu cách thức trình bày một vấn đề
– Trình bày một số vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng và thường xuyên được sử dụng
– Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu đối tượng, chuẩn bị để tài, đề cương cho bài nói. Khi trình bày tuân thủ trình tự sau: khởi đầu, diễn biến (lần lượt trình bày các nội dung), kết thúc (nói lời cảm ơn người nghe).
– Chú ý đến ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ…
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh.
– Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (xem bài Lập dàn ý bài văn tự sự – tuần 4; Luyện tập viết đoạn văn tự sự – tuần 10).
– Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (Lập dàn ý bài văn thuyết minh – tuần 18; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh – tuần 24).
Câu 2:
* Gợi ý: Các bài được yêu cầu tóm tắt nêu trên đều là những bài có nhiều mục với nhiều nội dung phức tạp. Vì vậy muốn tóm tắt được dễ dàng, cần tiến hành theo các bước sau:
– Đọc lướt qua một lượt toàn bộ nội dung văn bản.
– Kiểm tra lại văn bản tóm tắt và sửa chữa nếu thấy cần thiết.
Bài Văn bản văn học gồm ba phần lớn. Mở đầu bài viết trình bày những tiêu chí của một văn bản văn học (để phân biệt với những văn bản thuộc phong cách khác). Theo những tiêu chí này, văn bản văn học là những văn bản đi sâu khám phá thế giới tình cảm, nhu cầu thẩm mĩ của con người bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng và tính thẩm mĩ cao. Thêm nữa, mỗi văn bản văn học bao giờ cũng phải thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước thể loại riêng.
Sau khi đưa ra tiêu chí, bài viết tiếp tục trình bày cặn kẽ cấu trúc ba tầng lớp (tầng ngôn ngữ, tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa) của mỗi tác phẩm văn chương.
Bài viết kết thúc bằng việc đặt văn bản văn học vào quá trình tiếp nhận. Theo đó, văn bản của nhà văn chỉ thực sự trở thành tác phẩm văn học thông qua việc đọc, thông qua sự cảm thụ của người đọc.
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Học: Tổng Kết Phần Tập Làm Văn trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!