Bạn đang xem bài viết Bài Tập Lớn Học Kỳ Luật Hình Sự 1 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ĐỀ BÀI Vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Toà án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Câu hỏi: Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, ra nhiều máu, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao. Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết. A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời , B đã được cứu sống. Toà án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Toà án quyết định đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao. Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra tại Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao. BÀI LÀM Cơ sở pháp lí Khoản 1 Điều 8 BLHS quy định về khái niệm tội phạm. “1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.” Giải quyết vấn đề: Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, phân loại tội phạm đối với tội giết người. Phân loại tội phạm là việc phân chia tội phạm theo căn cứ cụ thể thành những nhóm tội phạm khác nhau nhằm mục đích nhất định. Trong bộ luật hình sự hiện hành, tội phạm được phân loại theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, theo tính chất có lỗi của người thực hiện và theo nhóm quan hệ xã hội bị xâm phạm. Trong ba cách phân loại tội phạm này, cách phân loại cơ bản, quan trọng và có ý nghĩa nhất là cách phân loại tội phạm theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là cách phân loại tội phạm được thể hiện trực tiếp trong luật tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự, theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tội phạm được phân loại thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo định nghĩa được ghi nhận tại khoản 3 Điều 8 BLHS, tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hoá ở tội phạm ít nghiêm trọng là tính nguy hại không lớn cho xã hội; ở tội nghiêm trọng là tính gây nguy hại lớn cho xã hội; ở tội rất nghiêm trọng là tính nguy hại rất lớn cho xã hội và ở tội đặc biệt nghiêm trọng là tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Tương ứng và phù hợp với bốn mức độ tính nguy hiểm cho xã hội đã được phân hoá như vậy, BLHS cũng quy định bốn mức độ tính chịu hình phạt, thể hiện ở bốn mức cao nhất của khung hình phạt. Đó là dấu hiệu về hậu quả pháp lí để xác định loại tội. Tội phạm ít nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù, tội phạm nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù, tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 93 BLHS quy định về tội giết người. Cấu thành tội phạm giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS là cấu thành tội phạm cơ bản với các dấu hiệu cơ bản của tội giết người, với khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 7 đến 15 năm. Tội giết người quy định tại khoản này là tội rất nghiêm trọng bởi căn cứ vào Khoàn 3 Điều 8 BLHS xét theo mức độ tính nguy hiểm nó có tính gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội mà cụ thể là xâm hại đến tính mạng con người gây ra hậu quả chết người nhưng không có các tình tiết định khung tăng nặng như quy định ở Khoản 1 điều này. Tính gây nguy hại rất lớn cho xã hội của tội giết người thể hiện ở khách thể của tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo về, đó là quyền sống của con người; và hậu quả tội phạm ở đây là hậu quả chết người, hậu quả này thể hiện tính gây thiệt hại rất lớn. Mặt khác, khoản 2 Điều 93 còn quy định về khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp giết người không có tình tiết định khung tăng nặng quy định tại Khoản 1 Điều 93 là từ 7 năm đến 15 năm tù. Mức cao nhất của khung hình phạt này là 15 năm tù, dựa trên dấu hiệu về hậu quả pháp lí quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, tội giết người ở khoản 2 Điều 93 là tội phạm rất nghiêm trọng. Cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS là cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết định khung tăng nặng. Tội giết người quy định tại khoản này là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Xét theo mức độ tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi phạm tội quy định trong các điểm từ điểm a đến q của khoản này là hành vi gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội bởi nó không chỉ xâm hại đến quyền sống của con người mà còn là các hành vi có tính chất xâm phạm đạo đức, luân thường đạo lí,… Khoản 1 Điều 93 BLHS cũng quy định khung hình phạt áp dụng đối với các trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng từ điểm a đến điểm q khoản này là từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Mức cao nhất của khung hình phạt này là trên 15 năm tù, dựa trên dấu hiệu về hậu quả pháp lí, có thể thấy tội giết người quy định tại khoản này là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Để xác định hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào, ta cần tim hiểu về các giai đoạn thực hiện tội phạm và dấu hiệu của từng giai đoạn. Các giai đoạn thực hiện tội pham là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành.Luật hình sự Việt Nam chỉ coi là có hành vi phạm tội và lúc đó TNHS mới có thể được đặt ra khi người phạm tội đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Trên thực tế, hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thể hiện ở một số dạng như: chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội; chuẩn bị kế hoạch phạm tội; thăm dò địa điểm phạm tội, thăm dò, làm quen nạn nhân, loại trừ trở ngại khách quan… Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vi những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 18 BLHS). Có ba dấu hiệu để xác định trường hợp phạm tội chưa đạt: Thứ nhất là người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Thứ hai là người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng về mặt pháp lí, nghĩa là hành vi của họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Thứ ba là người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Căn cứ vào thái độ tâm lí của người phạm tội, có thể phân phạm tội chưa đạt thành phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiều được mô tả trong CTTP. Đó là khi hành vi tội phạm đã có đầy đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Trong tình huống đã nêu, A có ý định giết B, đã đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi, nhưng do được phát hiện và được cấp cứu kịp thời nên B đã được cứu sống. Hành vi phạm tội của A trong trường hợp này thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt, mà cụ thể là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Theo như những dấu hiệu để xác định trường hợp phạm tội chưa đạt, hành vi của A đã thoả mãn đủ cả ba dấu hiệu. Đó là: A đã bắt đầu thực hiện tội phạm là A đã đâm B ba nhát nhằm giết B, nhưng A đã không thực hiện tội phạm đến cùng (về mặt pháp lí) vì B chưa chết tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Hậu quả chết người chưa xảy ra là do nguyên nhân ngoài ý muốn của A đó là đã có người phát hiện và đưa B đi cấp cứu kịp thời. Ở trường hợp này, khi A đâm B ba nhát, A tin là hành vi của mình đã khiến B chết, tức là đã gây ra hậu quả chết người, nên A mới bỏ đi. Như vậy, hành vi phạm tội của A ở vào trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bởi A đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả chết người, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà hậu quả không xảy ra. Đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án Đối tượng tác động của tội phạm: Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hai cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội là biến đối tình trạng của các đối tượng tác động – các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội. Các đối tượng tác động của tội phạm có thể là: con người, các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội và hoạt động bình thường của chủ thể. Bất cứ tội phạm nào cũng đều tác đọng làm biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động cụ thể. Ở trong trường hợp này, A đâm B ba nhát nhằm giết B thì đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là con người. mà cụ thể là B. Hành vi của A đã làm biến đổi tình trạng bình thường của B (đâm B có thể gây chết người), xâm hại đến tính mạng của B nhằm tước đoạt tính mạng của B. Công cụ phạm tội Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội được chủ thể sử dụng tác động đến đối tượng tác động của tội phạm. Phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện tội phạm. Trong vụ án này, công cụ phạm tội của A là dao. A đã dùng dao đâm B, dao chính là đối tượng vật chất được A sử dụng để tác động đến đối tượng tác động là B nhằm tước đoạt tính mạng của B. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, ra nhiều máu, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích. Trong trường hợp này, để xét xem A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người quy định tại Điều 93 BLHS hay không ta cần xem xét hành vi của A ở đây có là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? Theo luật hình sự Việt Nam, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn những dấu hiệu sau: Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Khi tội phạm đã ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành thì cũng có nghĩa người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mong muốn và do vậy không thể có việc tự ý dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm. Còn khi tội phạm đã hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đầy đủ những đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện nên cũng không thể có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được. Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, trước hết đòi hỏi việc chủ thế dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn từ động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan. Khi dừng lại, người phạm tội vẫn tin rằng, hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp được tội phạm. Nói cách khác, người phạm tội dừng việc thực hiện tội phạm khi mà vẫn có khả năng để thực hiện đến cùng. Việc dừng lại, không thực hiện tiếp tội phạm ở đây phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục thực hiện tội phạm. Xem xét trường hợp của A, Hành vi của A là dùng dao đâm B, mới đâm một nhát thấy B bị thương ra nhiều máu, A đã sợ quá bỏ đi. Xét thấy, thứ nhất, hành vi của A ở đây đã chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm khi tội phạm đang ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành do A chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả là khiến B chết (giết B) như A đã có ý định. Thứ hai, việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm là do sự tự nguyện và dứt khoát của chính A. Lúc A dừng việc phạm tôi không có ai ngăn cản cũng như trong điều kiện khách quan thì A có thể thực hiện việc giết người nhưng khi mới đâm B một nhát khiến B bị thương thì A đã dừng lại. Dù A dừng lại là do A sợ quá và bỏ đi nhưng nguyên nhân vẫn là xuất phát từ A, không phải do sự ngăn cản từ bên ngoài, cũng như không phải do những nguyên nhân khách quan khiến A không tiếp tục đâm B tiếp. Như vậy, hành vi của A thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm việc phạm tội. Theo Điều 19 Bộ luật Hình sự, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội định phạm. Hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được coi như đã mất tính nguy hiểm của loại tội định thực hiện. Đó chính là một trong những căn cứ của việc quy định miễn TNHS về tội định phạm cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trong trường hợp, nếu hành vi của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội định phạm nhưng hành vi thực tế có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này (Theo Điều 19 BLHS). Ở trường hợp của A, A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người nên A được miễn TNHS về tội giết người định phạm. Như vậy, A không phải chịu TNHS về tội giết người theo Điều 93 BLHS. Nhưng hành vi thực tế của A là đã đâm B một nhát và làm B bị thương (tỷ lệ thương tật 21%). Hành vi này là hành vi cố y làm cho B bị thương, không phải là hành vi vô ý, vì A đã trực tiếp đâm B, về cả ý chí và lý trí A đều có thể nhận thấy rằng hành vi này là hành vi nguy hiểm và thấy trước được hậu quả nguy hiểm nhưng A vẫn thực hiện. Hành vi này đã có đủ yếu tố để cấu thành nên tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS. Như vậy, A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. A dùng dao đâm B gây thương tật cho B là 21% là cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% và sử dụng hung khí nguy hiểm. A sử dụng dao để đâm B, dao được xác định là hung khí nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì hung khí nguy hiểm là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm có khả năng gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ), gồm: vũ khí quân dụng (súng ngắn, súng trường, súng liên thanh), vũ khí thể thao (súng trường, súng ngắn thể thao, súng hơi…), súng săn, vũ khí thô sơ (dao găm, kiếm, giáo, mác, mã tấu…). Như vậy, hành vi của A Như vậy, hành vi của A thoả mãn đầy đủ cấu thành tội phạm quy định ở Khoản 2 Điều 104 BLHS và A có thể phải chịu khung hình phạt là phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nhưng chỉ có bản án hay quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mới xác định một cách chính thức cơ sở của TNHS và cụ thể hoá TNHS bằng loại hình phạt cũng như mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội. Thế nên, chỉ khi bản án của toà án có hiệu lực thì mới xác định một cách chính thức TNHS của A và hình phạt mà A phải chịu. Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết. A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời , B đã được cứu sống. Toà án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Toà án quyết định đối với A có đúng không? Tại sao? Trong trường hợp này, đã xác định hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt (nêu ở mục II.2). Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, khi quyết định hình phạt, Toà án không những phải dựa vào quy định chung về căn cứ quyết định hình phạt cho mọi trường hợp phạm tội mà còn phải dựa vào quy đinh bổ sung cho trường hợp này. Khoản 1 và khoàn 3 Điều 52 BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt: “1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. 2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. 3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS, đối với hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về tội phạm tương ứng, với trường hợp hành vi giết B của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt, A phải chịu hình phạt theo khoản 2 Điều 93 BLHS: “. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định hình phạt, Toà án cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội tức là hành vi phạm tội thực hiện đến đâu, phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay chưa hoàn thành và cần căn cứ vào những tình tiết làm cho người phạm tội không thực hiện được đến cùng tội phạm. Theo khoản 3 Điều 52 BLHS quy đinh đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dùng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật định. Đối với trường hợp của A, A phải chịu hình phạt theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Mà khoản 2 Điều 93 BLHS quy định về khung hình phạt đối với tội giết người không có tình tiết định khung tăng nặng là từ 7 năm đến 15 năm, tức là mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù. Theo khoản 3 Điều 52 BLHS mức hình phạt cao nhất mà A có thể phải chịu chỉ bằng ba phần tư mức cao nhất của khung hình phạt quy đinh tại khoản 2 Điều 52, tức là nhiều nhất A chỉ phải chịu ¾ x 15 năm = 11 năm 3 tháng. Như vậy, nếu Toà án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên phạt A 13 năm tù thì hình phạt Toà án quyết định là không đúng. Bởi mức hình cao nhất mà A phải chịu chỉ là 11 năm 3 tháng tù. Giả sử A là ng
Bài Tập Tình Huống Luật Hình Sự
Bài tập tình huống Luật hình sự. Bài tập nhóm Luật hình sự 8 điểm.
Hiếu và Hòa kết hôn đã được 15 năm. Hiếu thường xuyên uống rượu say thì về đập phá đồ đạc trong gia đình và đánh vợ rất dã man. Mỗi khi không lo được tiền cho chồng mua rượu, chị Hoa lại phải gánh chịu những lời lăng mạ tồi tệ cùng trận đòn quái ác của chồng. Có lần chưa hả dạ, Hiếu còn kéo chị Hoa ra đầu làng và làm nhục chị. Do quá uất ức và tủi nhục, chị Hoa đã nhảy sông để tự sát. Thấy vậy, Hiếu nhảy xuống nhảy xuống sông dìm đầu vợ xuống nước và nói: “Muốn chết tao cho chết luôn”. Mấy phút sau chị Hoa tắt thở.
1. Xác định tội danh của Hiếu (2 điểm)
2. Giả sử Hiếu không có hành vi dìm đầu vợ xuống nước thì tội danh của Hiếu là gì?(2 điểm)
3. Giả sử Hoa nhảy xuống sông tự sát nhưng được hàng xóm cứu, không chết thì TNHS của Hiếu được giải quyết như thế nào? (2 điểm)
4. Giả sử Hiếu vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cố ý gây thương tích và đã có các hành vi nêu trên thì trường hợp phạm tội của Hiếu được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. (1 điểm)
Hành vi của Hiếu trong trường hợp này đã cấu thành tội giết người có tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
* Chủ thể của tội phạm trong vụ án này là Hiếu, Hiếu đã có hành động dìm đầu chị Hoa xuống nước làm mấy phút sau chị Hoa tắt thở. Hiếu là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt độ tuổi nhất định do Hiếu đã kết hôn được 15 năm
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Mặt khách quan của tội giết người thể hiện ở hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Trong trường hợp này, Hiếu đã có hành động dìm đầu chị Hoa xuống nước- một hành vi nguy hiểm, có khả năng gây ra cái chết nhanh chóng cho nạn nhân. Thực tế cho thấy hậu quả chết người đã xảy ra khi chị Hoa tắt thở chỉ vài phút sau khi bị dìm xuống nước. Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là con người còn đang sống, ở tình huống này chị Hoa là người còn đang sống, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe,…Vì vậy có thể khẳng định hành vi của Hiếu là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Cụ thể ở đây là chị Hoa vợ của Hiếu.
– Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người là hậu quả chết người. Trong trường hợp này, hành vi của Hiếu đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là cái chết của chị Hoa.
Bài Tập Lớn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật
Đề: Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và công việc sau:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
I.Mở Đầu
Kỹ năng soạn thảo văn bản là một kỹ năng rất cần thiết và quan trọng trong quá trình soạn thảo văn bản. Để một văn bản được ban hành một cách chính xác và đầy đủ thì văn bản được ban hành không những phải đảm bảo đúng thẩm quyền, nghĩa là nội dung và quyền hạn của văn bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hình thức văn bản đúng với hình thức của từng loại văn bản pháp luật. Mà hình thức của văn bản cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp chế của văn bản và đảm bảo về phạm vi hiệu lực của văn bản. Để cụ thể hơn về vấn đề này em xin đi sâu vào một văn bản thực tế với đề tài: ” Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và công việc sau:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội”
II.Giải thích
1.Về việc lựa chọn loại văn bản ban hành
Đối với đề tài này thì loại văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội là chỉ thị.
Chỉ thị là văn bản pháp luật mang tính đặc thù, truyền đạt quyết định hành chính của chủ thể ban hành tới đối tượng tiếp nhận có mối quan hệ về tổ chức với chủ thể ban hành.Chỉ thị do Thủ trưởng các cơ quan thuộc nhà nước ban hành hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới quyền.
Việc lựa chọn loại văn bản ban hành có tính quyết định đến nội dung của văn bản được ban hành. Đối với chỉ thị về việc nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội là loại văn bản áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo kết cấu nghị luận. Mệnh lệnh trong các nội dung chính của văn bản kết cấu nghị luận thực chất là các giải pháp được đề ra để khắc phục những bất cập của công việc trong cuộc sống. Nội dung của văn bản này ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội, hay nói cách khác văn bản này chỉ có hiệu lực ban hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Riêng với chủ tịch UBND các cấp thì việc ra chỉ thị sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa thủ tục thông qua văn bản với hình thức văn bản.
Theo Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004 về nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
” Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình.”
2.Về việc lựa chọn chủ thể ban hành
Hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể… Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết công việc phát sinh theo quy định của pháp luật hiện hành có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trái thẩm quyền thì sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ bị cấp có thẩm quyền hủy bỏ.
Thẩm quyền ban hành chỉ thị do pháp luật quy định thuộc về Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Như vậy, về thẩm quyền ban hành chỉ thị thuộc về hầu hết các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng ( trừ các cơ quan có quy mô nhỏ) như: thủ tướng chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ…Ban hành để giao nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị trực thuộc.
Nội dung của văn bản cần giải quyết chỉ diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội nên chủ thể ban hành văn bản ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng phải đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả những công việc phát sinh trong cuộc sống.
3.Về việc lựa chọn căn cứ pháp lý.
Căn cứ pháp lý được xem như một công cụ hữu hiệu xuyên suốt quá trình kiểm tra văn bản PL, là cơ sở để kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản. căn cứ pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản PL. Đây chính là yêu cầu viện dẫn quyền chủ thể ban hành và nội dung của văn bản.
Do pháp luật không quy định cụ thể nên việc viện dẫn căn cứ pháp lý vào văn bản áp dụng cần dựa vào những cơ sở lý luận nhất định.
-Cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban hành, trừ trường hợp đặc biệt.
Chỉ thị nâng cao hiệu quả quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội có viện dẫn căn cứ pháp lý từ những chỉ thị sau:
-Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;
-Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”;
-Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Thông báo số 306/TB-VPCP ngày 31/7/2014;
-Chương trình số 05-CTr/TU ngày 19/5/2011 của Thành ủy (khóa XV) về “Tăng cường Quốc phòng – An ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô giai đoạn 2011-2015”;
-Chỉ thị số 21, ngày 05/12/2013 của Thành ủy về “Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Thủ đô năm 2014”.
III.Soạn thảo chỉ thị
Về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và nhân dân, công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô đã đạt được những kết quả quan trọng; an ninh quốc gia được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, ngoại giao trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh những mặt tích cực đã phát sinh nhiều địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý. Cụ thể: tình hình khiếu kiện, tập trung đông người; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội chưa giảm, có chiều hướng gia tăng, đã xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng, đối tượng phạm tội manh động, ngang nhiên, côn đồ, hung hãn, gây dư luận xấu trong nhân dân; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị vẫn còn những hạn chế, bất cập…
Tình hình trên là do những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra nhanh chóng, hình thành nhiều khu đô thị mới, dân số tăng lên hơn 7,2 triệu người, chưa kể khoảng 2 triệu người đang học tập, làm việc tại Thủ đô không có hộ khẩu thường trú dẫn đến phát sinh nhiều địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý. Các cấp chính quyền trên địa bàn Thủ đô chưa thực sự quan tâm lãnh đạo nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng chống tội phạm; lực lượng phòng chống tội phạm ở một số địa bàn còn yếu; công tác quản lý xã hội, công tác tuyên truyền về pháp luật, về đạo đức lối sống và vận động nhân dân còn nhiều hạn chế.
Để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, tạo ra môi trường lành mạnh, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt một số nội dung công tác sau:
1.Tiếp tục triệt hóa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, nhà nước về công tác quốc phòng quân sự địa phương, nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực hiện có hiệu quả : Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Thông báo số 306/TB-VPCP ngày 31/7/2014; Chương trình số 05-CTr/TU ngày 19/5/2011 của Thành ủy (khóa XV) về “Tăng cường Quốc phòng – An ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô giai đoạn 2011-2015”; Chỉ thị số 21, ngày 05/12/2013 của Thành ủy về “Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Thủ đô năm 2014”;
2.Lãnh đạo tổ chức diễn tập Thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã năm 2015 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Thông qua diễn tập nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành các cấp chính quyền, chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các sở, ban ngành đoàn thể khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng diễn tập chiến đấu trị an xã phường, thị trấn theo hướng sát với tình hình, nhiệm vụ của từng cơ sở.
3.Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an các quận, huyện, thị xã là lực lượng nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố, tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn, đơn vị, lĩnh vực được phân công theo dõi, cụ thể:
– Tập trung đấu tranh, trấn áp, kiên quyết không để tội phạm hoạt động phức tạp, lộng hành; rà soát, đấu tranh quyết liệt nhóm tham gia diễn đàn phản động, có hoạt động tuyên truyền, chống phá ta; các băng ổ, nhóm tội phạm hoạt động kiểu “xã hội đen”, đâm thuê, chém mướn, chống người thi hành công vụ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mua, bán người; chú ý đấu tranh có hiệu quả hơn tội phạm về môi trường và buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả và kinh doanh trái phép…;
– Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý người nước ngoài; quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý, sử dụng pháo… Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục người được đặc xá, tha tù, người đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng. Thực hiện tốt công tác vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tiếp tục làm giảm tai nạn, phòng, chống ùn tắc giao thông, đua xe trái phép…;
– Quyết liệt thực hiện có hiệu quả đợt thi đua đặc biệt “90 ngày đêm cán bộ, chiến sỹ Công an Thủ đô thi đua lập thành tích kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô” từ ngày 16/7/2014 đến 15/10/2014.
Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục quốc phòng, an ninh với tuyên truyền, giáo dục pháp luật, lịch sử, truyền thống nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Thủ đô, góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
5.Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, gắn với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương mình; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo các ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện. Nơi nào để tội phạm lộng hành, kéo dài phức tạp, nơi nào có dấu hiệu bảo kê, bao che, dung túng cho tội phạm thì người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền và Thủ trưởng cơ quan Công an phải chịu trách nhiệm.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này; giao Công an Thành phố phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
Thông Báo Tuyển Sinh Cao Học Luật Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự Đợt 1 Năm 2022 (Khóa 1, Niên Khóa 2022
THÔNG BÁO
Về việc tuyển sinh cao học luật Luật hình sự và Tố tụng hình sự
đợt 1 năm 2020 (Khóa 1, niên khóa 2020-2022)
Viện nghiên cứu pháp luật phía nam liên kết tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực pháp luật hình sự, tố tụng hình sự với các nội dung cụ thể như sau:
1. Chuyên ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh
– Dự kiến tuyển sinh: 60 chỉ tiêu.
– Chuyên ngành đào tạo: Luật Hình sự và tố tụng hình sự. Luật Kinh Tế, Hiến pháp và Hành chính công
2. Đối tượng tuyển sinh
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại ngành Kiểm sát; tòa án, lực lưỡng vũ trang.v.v.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cán bộ làm công tác pháp luật;
3. Tiêu chuẩn người dự tuyển Về chuyên môn
– Thí sinh khác có đủ điều kiện theo quy định về chuyên môn, kinh nghiệm, phẩm chất chính trị và sức khỏe theo quy định tại Mục 3 Thông báo này.
Người dự tuyển sinh đào tạo thạc sĩ Luật là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đã tốt nghiệp ngành đúng, ngành gần, ngành phù hợp (theo mục 4 tại Thông báo này) với chuyên ngành Luật theo quy định của pháp luật mà thí sinh đăng ký dự thi.
– Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành Luật (theo mục 4 tại Thông báo này) theo quy định của của pháp luật mà thí sinh đăng ký dự thi và đã học bổ sung kiến thức đại học ngành của chương trình đại học tại Nhà trường;
Về kinh nghiệm công tác chuyên môn
– Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
Về phẩm chất chính trị
Người tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành gần, ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
Người tham gia dự tuyển phải có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức khiển trách trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền dịa phương nơi cư trú xác nhận.
– Ngành đúng và phù hợp là ngành Luật do các cơ sở đào tạo luật được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo và cấp bằng Cử nhân Luật; cử nhân Luật kinh tế, Luật Quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế theo mã ngành đào tạo cấp IV.
– Ngành gần và các học phần bổ sung kiến thức:
+ Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Luật khi có tổng số tiết hoặc chương trình đào tạo hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành khác nhau từ 10-40% tại các cơ sở đào tạo: Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện hành chính, Học viện chính sách và Phát triển…
+ Ngành gần: Điều tra trinh sát; Điều tra hình sự; Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; Kỹ thuật hìnhsự; Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân; Quản lý Nhà nước; Chính trị – Luật; Quản lý trật tự ATGT do các cơ sở đào tạo: Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện hành chính, Học viện chính sách và Phát triển, Đại học Vinh đào tạo.
5. Các môn thi tuyển
1
Luật,
Mã số: 8380103
– Cử nhân Luật học (Luật);
– Cử nhân Luật kinh tế;
– Cử nhân Luật kinh doanh;
– Cử nhân Luật quốc tế
– Cử nhân điều
– Cử nhân điều tra trinh sát;
– Cử nhân điều tra hình sự;
– Cử nhân Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự;
– Cử nhân Kỹ thuật quân sự;
– Cử nhân Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
– Cử nhân Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân;
– Cử nhân Quản lý Nhà nước;
– Cử nhân Chính trị – Luật;
– Cử nhân Quản lý trật tự ATGT;
– Cử nhân hành chính.
Nhà trường có thông báo chi tiết sau.
5.1. Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh.
Các học viên có đủ điều kiện dự tuyển cao học Luật sẽ phải thi tuyển sinh bao gồm 03 môn thi:
Môn tiếng Anh kiểm tra trình độ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thí sinh có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau được miễn môn thi ngoại ngữ:
– Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
– Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường Đại học của Việt Nam.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài.
5.2. Môn chủ chốt và môn không chủ chốt 5.3. Nội dung và dạng thức đề thi
– Có các chứng chỉ trình độ Tiếng Anh từ cấp độ 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc tương đương, có hiệu lực trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận: IELTS 4.5; TOEFL 450 PBT, TOEFL 133 CBT; TOEFL 45 iBT; TOEIC 450; Cambridge Exam Preliminary PET; BEC Business Preliminary.
– Môn chủ chốt: Luật Tố tụng hình sư.
6. Đối tượng ưu tiên và chính sách ưu tiên
– Môn không chủ chốt: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật.
– Đối với môn chủ chốt và không chủ chốt của chuyên ngành đào tạo: Nội dung thi bao gồm kiến thức theo chương trình đào tạo bậc đại học; dạng thức đề thi tự luận; thời gian làm bài 180 phút.
– Đối với môn ngoại ngữ (Tiếng Anh): Dạng thức đề thi ngoại ngữ tương đương trình độ bậc 2/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với 02 kỹ năng đọc và viết. Thời gian làm bài: 90 phút.
6.1. Đối tượng ưu tiên
– Người có thời gian công tác liên tục từ 02 trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương có quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
– Con liệt sĩ;
– Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
6.2. Chính sách ưu tiên
– Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
– Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
Để được hưởng chính sách ưu tiên, thí sinh phải có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên tại thời điểm nộp hồ sơ. Trường thực hiện việc xét và công nhận thí sinh đủ điều kiện hưởng chính sách ưu tiên trên cơ sở giấy tờ có trong hồ sơ dự thi của thí sinh vào thời điểm xét hồ sơ.
Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên (kể cả trường hợp thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 10,0 điểm (mười điểm) theo thang điểm 100 vào kết quả thi của môn ngoại ngữ, nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ; được cộng 1,0 điểm (một điểm) theo thang điểm 10 vào kết quả thi của môn chủ chốt.
Một bộ hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm:
– 01 Phiếu đăng ký dự thi tuyển sinh trình đọ thạc sĩ (theo mẫu);
– 01 Đơn đăng ký dự thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ;
– 01 bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (hoặc tương đương). Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải có thêm văn bản xác nhận văn bằng của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo);
– 01 bản sao có chứng thực chứng chỉ ngoại ngữ đối với thí sinh có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ (kèm theo bản chính để đối chiếu);
– 01 bản sao có chứng thực bảng điểm đại học;
– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh và đóng dấu giáp lai) có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự nơi cử đi dự thi hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;
– Công văn giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức;
– Bảm cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính;
– Giấy chứng nhận của bệnh viên đa khoa cấp huyện trở lên về việc thí sinh có đủ sức khỏe để học tập;
(Lưu ý: thí sinh không trúng tuyển không được trả lại hồ sơ) 8. Kế hoạch thực hiện công tác tuyển sinh
– Bản sao có chứng thực các giấy tờ xác nhận về đối tượng ưu tiên của cơ quan có thẩm quyền (đối với thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên);
– 01 ảnh cỡ 3x4cm, 01 ảnh cỡ 4x6cm (chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ), ghi rõ họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh và cho vào 01 phong bì có ghi rõ tên thí sinh;
– 03 phong bì dán sẵn tem có ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của thí sinh.
– Thời gian phát hành: Từ 01/5/2020 đến ngày 15/6/2020.
– Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 15/5/2020 đến hết ngày 12/8/2020.
Thời gian học tối từ 2 đến thứ 6 hoặc thứ 7 và chủ nhật (cả ngày) Mọi thắc mắc và cần biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên, VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT PHÍA NAM Địa chỉ: 1/133 đại lộ Bình Dương, Kp.Hòa Lân 1, P.Thuận Giao, Tp.Thuận An, Bình Dương. Số điện thoại: 0933.525.708 * 0777.35.35.36
– Công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi trên cổng thông tin điện tử của Viện: dự kiến từ ngày 10/8/2020 đến ngày 15/8/2020.
– Tổ chức thi tuyển: Dự kiến vào các ngày 15, 16/9/ 2020. Lệ phí tuyển sinh: 600.000đồng/thí sinh (thu ngay khi nhận hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó 150.000 đồng là lệ phí xét hồ sơ; lệ phí thi mỗi môn là 150.000 đồng).
– Công bố kết quả thi tuyển sinh: từ ngày 10/9/2020 đến ngày 15/9/2020.
– Nhập học và khai giảng: Dự kiến từ ngày 25/9/2020 đến ngày 31/9/2020.
ĐĂNG KÝ TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSceDqbMYJou_PjCtXOKqt_rvsEKvMhQXkKzpuTnXgr12PrWHA/viewform
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Lớn Học Kỳ Luật Hình Sự 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!