Xu Hướng 10/2023 # Ban Cán Sự Đảng Bộ Tài Chính Làm Việc Với Tp. Hải Phòng Về Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 32 # Top 16 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Ban Cán Sự Đảng Bộ Tài Chính Làm Việc Với Tp. Hải Phòng Về Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 32 # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ban Cán Sự Đảng Bộ Tài Chính Làm Việc Với Tp. Hải Phòng Về Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 32 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cùng tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ. Về phía TP. Hải Phòng có đồng chí Dương Anh Điền – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cùng lãnh đạo sở ban ngành TP. Hải Phòng.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nền kinh tế thành phố ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, không gian kinh tế được mở rộng, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.

Quốc phòng – an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng liên tục trong nhiều năm đạt mức 11% năm, GDP năm 2012 tăng gấp 2,8 lần so với năm 2002, cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô kinh tế không ngừng mở rộng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tiên tiến. Việc huy động nguồn lực, nhất là tiềm năng, lợi thế của thành phố trong phát triển kinh tế được phát huy tốt hơn.

Thu ngân sách tăng cao, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên.

Nền kinh tế thành phố ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, không gian kinh tế được mở rộng thêm một bước. Nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Quốc phòng – an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội.

Qua báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện cơ chế ưu đãi tài chính, ngân sách theo Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đề xuất với Bộ Tài chính để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 32-NQ/TW, phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp và Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh đã có nhiều ý kiến gợi mở, làm rõ hơn những nội dung báo cáo tổng kết Nghị quyết 32-NQ/TW của TP. Hải Phòng, gợi ý cho Hải Phòng một số giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng và cả khu vực Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

Thay mặt Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của TP. Hải Phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội cùng những kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị. Bộ trưởng cũng khẳng định tầm quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực, phát huy thế mạnh để xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực, để từ đó có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế chung của cả miền Bắc.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đồng tình với các đề xuất kiến nghị của TP. Hải Phòng, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có biện pháp hỗ trợ trong khuôn khổ cho phép, phối hợp chặt chẽ để cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hải Phòng phát triển kinh tế – xã hội, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã chỉ ra một số việc mà Hải Phòng cần chú trọng triển khai thực hiện như: Thực hiện quyết liệt Nghị quyết 01, 02, 09 của Chính phủ; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, bên cạnh đó cần tính toán cơ cấu kinh tế hợp lý, huy động nguồn lực phù hợp để phát triển kinh tế – xã hội.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2013, các đơn vị tài chính địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong công tác thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế, nợ đọng thuế; kiểm soát chặt chẽ đối với giá cả hàng hoá, đặc biệt là trong những tháng cuối năm.

Bộ Chính Trị Làm Việc Với Hải Phòng Về Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 32

Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Sau khi nghe Tờ trình của Ban Kinh tế Trung ương và ý kiến phát biểu của đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất đánh giá, trong 15 năm qua, nhất là từ khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 72, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu, phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh và bền vững hơn. Kinh tế Hải Phòng tăng trưởng khá cao, bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung cả nước. Năm 2023, quy mô kinh tế gấp 4,27 lần so với năm 2003; giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 3.964 USD, gấp 1,54 lần bình quân cả nước; tăng 5,43 lần so với năm 2003.

Bộ Chính trị ghi nhận, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Hải Phòng anh hùng về những kết quả, thành tích quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đạt được thời gian qua. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng phát triển tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại. Ngành công nghiệp phát triển đột phá với nhiều khu công nghiệp, dự án lớn như Nomura, Vinfast, củng cố vị trí là trung tâm công nghiệp lớn. Thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2003-2023 đạt gần 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân 16,58%/năm, thu hút nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn, công ty lớn của thế giới và Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Hải Phòng khẳng định là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; hệ thống cảng biển được đầu tư theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường; hệ thống hạ tầng giao thông có bước phát triển đột phá, nhiều công trình được nêu trong Nghị quyết đã hoàn thành. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đạt kết quả tích cực, hướng đến thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại. Nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần cải thiện điều kiện sống, lao động sản xuất của người nông dân. Đến nay, Hải Phòng có 89/139 xã (chiếm 64% số xã) hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, năm 2023 gấp 1,97 lần năm 2012 và gấp 10,6 lần năm 2003. Văn hóa, y tế, khoa học công nghệ có bước phát triển, dần khẳng định là trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bộ Chính trị cũng phân tích bối cảnh tình hình, chỉ rõ những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đặt ra đối với thành phố Hải Phòng trong quá trình xây dựng và phát triển. Hải Phòng có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh phía Bắc. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, Hải Phòng đã tạo được thế và lực mới cho phát triển nhanh, bền vững và cao hơn so với nhiều địa phương khác; đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội, cũng như xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; có được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, kinh tế Hải Phòng phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế. Hải Phòng chưa phát huy rõ nét vai trò là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh; liên kết vùng trong phát triển kinh tế – xã hội còn mờ nhạt. Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, một số dự án, công trình ghi trong Nghị quyết số 32-NQ/TW nhưng đến nay chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng tiến độ còn chậm. Quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển của thành phố…

Xuất phát từ bối cảnh, tình hình nêu trên, Bộ Chính trị cho rằng, thời gian tới Hải Phòng cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ ngang tầm nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy cao độ truyền thống của Thành phố cảng lâu đời để xây dựng và phát triển Hải Phòng sớm trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, phát triển xanh; có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường biển, đường hàng không, là trọng điểm dịch vụ hậu cần (logistics); trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hải Phòng là một trong những thành phố có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

Các đồng chí Bộ Chính trị chụp ảnh chung với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí với đa số ý kiến đã phát biểu, đánh giá Hải Phòng đã tiến hành tổng kết công phu, nghiêm túc việc triển khai thực hiện Nghị quyết, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ do Nghị quyết đề ra, những kết quả đã đạt được và những điểm chưa được như mong muốn… Thực tế cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết đã tạo cú hích quan trọng cho sự phát triển của thành phố. Nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW trong 15 năm qua, Hải Phòng rõ ràng có bước tiến xa về tất cả các mặt, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao; xây dựng và quản lý đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn, thành thị thay đổi rõ rệt; văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ, quốc phòng an ninh được giữ vững, hạ tầng phát triển đồng bộ. Những chỉ tiêu cụ thể nêu ra trong Nghị quyết đều cơ bản đạt được, tuy mức độ cao, thấp khác nhau.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý Hải Phòng không say sưa với những kết quả đã đạt được. Thành tựu rất đáng tự hào, đáng mừng, nhưng so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết, cũng có điểm chưa đạt được như mong muốn, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của một thành phố cảng, thiên thời địa lợi nhân hòa, là trung tâm, đầu mối giao thông ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc cả về đường bộ, đường biển, đường hàng không… lại được sự quan tâm của Trung ương và cả nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cơ bản nhất trí với định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng thời gian tới, xác định rõ những mục tiêu, giải pháp cụ thể; các ý kiến đóng góp, bổ sung hoàn thiện thêm, làm cơ sở cho thành phố tiếp tục phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Hải Phòng cần tiếp tục phát huy truyền thống trung dũng, kiên cường trong kháng chiến, thành phố hoa phượng đỏ đi đầu trong đổi mới, phải nắm bắt được nhu cầu mới, khả năng tiềm lực mới để phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa… Hải Phòng cần chú trọng phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ biển, logistics, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, khoa học giáo dục, đặc biệt chú trọng quốc phòng an ninh; phát huy mạnh hơn nữa vai trò trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý Hải Phòng phải chú ý làm tốt công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động hiệu lực hiệu quả; về công tác cán bộ, đào tạo cán bộ, phát huy vai trò, sức mạnh của tập thể trên cơ sở tình đồng chí vì sự nghiệp chung; tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm cho kinh tế – xã hội phát triển mạnh và toàn diện thì mới bền vững được.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh Hải Phòng đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể, đồng thời lưu ý: “đã đề ra thì phải phấn đấu làm cho bằng được”, phải có quyết tâm cao, đồng thuận; có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, cơ chế chính sách thông thoáng thì sẽ làm được, mặt yếu thì đầu tư, mặt mạnh thì khuyến khích phát huy.

Về các kiến nghị của Hải Phòng, Bộ Chính trị cơ bản nhất trí ban hành Nghị quyết mới để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045; nhất trí với những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể mà Hải Phòng đề ra; đồng thời cho ý kiến về các giải pháp nhằm bảo đảm tính đột phá, khả thi, sát hợp với thực tế.

Về cơ chế đặc thù, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về cơ bản, nhưng Hải Phòng cần đề xuất cụ thể, có tính đến mối tương quan với các địa phương khác, các nghị quyết đã có, phù hợp với kế hoạch của Chính phủ, sát hợp với thực tế và đúng chính sách, luật pháp.

Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải hỗ trợ tiếp sức cho Hải Phòng cả về cơ chế chính sách nguồn lực, công tác cán bộ và các yếu tố khác.

Bộ Chính Trị Cho Ý Kiến Vào Đề Án Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 32 Về Xây Dựng, Phát Triển Tp Hải Phòng

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương; tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và đại biểu một số cơ quan chức năng Trung ương và TP Hải Phòng.

Xứng đáng là một cực tăng trưởng của khu vực

Bày tỏ sự nhất trí cơ bản với Tờ trình, các đại biểu tập trung cho ý kiến, nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị tình hình thực hiện Nghị quyết 32 trong 15 năm vừa qua; nêu rõ những thành quả, thành tích nổi bật đạt được, những hạn chế yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Bộ Chính trị cũng phân tích, dự báo bối cảnh phát triển mới của Hải Phòng; chỉ ra thời cơ, thuận lợi cần tranh thủ, phát huy, những khó khăn, thách thức cần nỗ lực khắc phục. Trên cơ sở đó, các đại biểu nêu quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển TP Hải Phòng đến năm 2025 và năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về sự cần thiết, phù hợp của việc ban hành Nghị quyết mới của Bộ Chính trị; chỉ rõ những nội dung cần nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết.

Toàn cảnh phiên họp của Bộ Chính trị.

Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ghi nhận cơ quan chức năng và địa phương đã phối hợp xây dựng Đề án công phu, nghiêm túc, khá bài bản; đã khái quát đánh giá sát với thực tế tình hình phát triển của Hải Phòng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, nhận thức rõ vai trò, vị trí của TP Hải Phòng, ngày 5-8-2003, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết 32. Sau đó, Bộ Chính trị khóa XI tiếp tục ban hành Kết luận 72 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32. Đây là những bằng chứng cho thấy, Bộ Chính trị rất quan tâm đến sự phát triển của Hải Phòng; cũng là sự quan tâm chung đối với các đô thị, thành phố lớn, trung tâm của đất nước.

Trong 15 năm qua, nhất là từ khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 72, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh và bền vững hơn, nổi bật là kinh tế Hải Phòng tăng trưởng khá cao, bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung cả nước. Quy mô kinh tế năm 2023 gấp 4,27 lần so với năm 2003. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người năm 2023 đạt 3.694 USD, gấp 1,54 lần bình quân cả nước; tăng 5,43 lần so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, đô thị hóa; mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng phát triển tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định: Rõ ràng Hải Phòng có một bước tiến xa về tất cả các mặt, các lĩnh vực; khẳng định là TP cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; hệ thống cảng biển được đầu tư theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường; hệ thống hạ tầng giao thông có bước phát triển đột phá. Cùng với đó, nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH; hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo nông thôn; góp phần cải thiện điều kiện sống, lao động sản xuất của nông dân; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ có bước phát triển, dần khẳng định là trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố, vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức, hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện Nghị quyết 32 của Đảng bộ TP Hải Phòng: Phát triển kinh tế còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế; quy mô, sức cạnh tranh chưa cao; kinh tế tập thể phát triển chậm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tăng trưởng khá nhanh nhưng còn có ít dự án có công nghệ hiện đại. Hải Phòng cũng chưa phát huy rõ nét được vai trò là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hải Phòng-Hà Nội-Quảng Ninh; liên kết vùng trong phát triển kinh tế-xã hội còn mờ nhạt.

Ban hành nghị quyết mới, lãnh đạo Hải Phòng phát triển nhanh, mạnh, toàn diện

Xuất phát từ bối cảnh, tình hình nêu trên, Bộ Chính trị cho rằng, thời gian tới cần phải nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ ngang tầm nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy cao độ truyền thống của TP cảng lâu đời để xây dựng, phát triển Hải Phòng sớm trở thành TP công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, phát triển xanh; có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường biển, đường hàng không, là trọng điểm dịch vụ hậu cần (logistic); trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các TP tiêu biểu ở châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, an ninh, quốc phòng được giữ vững.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo TP Hải Phòng.

Bộ Chính trị nhất trí về cơ bản với những quan điểm và mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như nêu trong Tờ trình và Báo cáo. Tuy nhiên cần biên tập lại cho chuẩn xác hơn; đồng thời cân nhắc tính khả thi của các mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Dành nhiều thời gian phân tích những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức chung của cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Hải Phòng cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương này.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, Hải Phòng có vị trí chiến lược, tiềm năng, thế mạnh rất to lớn. Hơn nữa, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 32, Hải Phòng đã tạo được thế và lực mới cho phát triển nhanh, bền vững và cao hơn so với nhiều địa phương khác; đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội cũng như xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TSVM; có được nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao tốt hơn nhiều so với trước và so với các địa phương khác. Tuy vậy, Hải Phòng không được chủ quan, say sưa với chiến thắng, mà liên tục nỗ lực, cố gắng không ngừng.

Bộ Chính trị nhất trí cao về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết mới để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Điều này phù hợp với thực tế của TP, nhất là khi cả nước đang bắt tay xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, phải chú ý việc phát huy truyền thống rất đặc biệt của Hải Phòng: Trung dũng, kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và đi đầu trong công cuộc đổi mới. Theo đó, địa phương cần nắm bắt tình hình mới, nhu cầu mới, khả năng tiềm lực mới, để phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa. Chú trọng phát triển kinh tế biển, dịch vụ biển, công nghiệp, nông nghiệp tình độ cao, phát triển đồng bộ các lĩnh vực và đặc biệt giữ vững quốc phòng an ninh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý Đảng bộ địa phương đặc biệt chú ý tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng; thực hiện cho tốt chủ trương của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hành đoàn kết trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ; kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Ban Kinh tế, Văn phòng Trung ương phối hợp tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến góp ý của các cơ quan để hoàn thiện, sớm ban hành. Chú ý chuẩn xác lại các nhận định, đánh giá tình hình và nguyên nhân; quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đề ra, bảo đảm tính đột phá, khả thi, sát với thực tế.

Về đề nghị của địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng không nên đặt vấn đề có cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng, mà phải nghiên cứu có cơ chế, chính sách đặc thù chung cho các TP đô thị loại I, đô thị trung tâm quốc gia.

Về xây dựng chính quyền đô thị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi ý nên học tập và thực hiện theo cách làm của TP Hà Nội. Phải xây dựng chính quyền đô thị tinh gọn nhưng đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành nhiệm vụ; cố gắng cải tiến, đổi mới nhưng phải theo đúng pháp luật, không để bị vướng pháp luật, chính sách và phải chú trọng tiến hành làm thí điểm.

Tin, ảnh: NGUYỄN TẤN TUÂN

Đảng Ủy Quân Sự Tỉnh Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 22

Quang cảnh hội nghị

Trong 10 năm qua, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai đã quán triệt và chấp hành nghiêm các Chỉ thị Nghị quyết số 22 của Ban Chấp hành Trung ương, và Nghị quyết số 47 của Đảng ủy Quân sự Trung Ương. Không ngừng xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, chất lượng sinh hoạt, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên được nâng lên, nội bộ đoàn kết thống nhất, đề cao tính đấu tranh tự phê bình và phê bình trong công tác và sinh hoạt. Các cán bộ và đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì luôn chấp hành nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Luôn gương mẫu thực hiện tốt Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Quân ủy Trung ương về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua xếp loại đánh giá hàng năm, đảng viên hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ luôn đạt từ 92,3% đến 97,3%, 100% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ QS- QP địa phương.

Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh – UVBCHTW Đảng – Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh ghi nhận đánh giá cao kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 47 của Đảng ủy Quân sự Trung Ương của cấp ủy Đảng các cấp thuộc Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, cấp ủy, tổ chức đảng, chính trị viên, người chỉ huy các cấp phải đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Quân ủy Trung ương, Quy định hướng dẫn của Tỉnh ủy Lào Cai, Đảng ủy Quân khu 2 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, trọng tâm là đổi mới sinh hoạt chi bộ, ra nghị quyết lãnh đạo, đề cao tính phê bình và tự phê bình, xây dựng đoàn kết thống nhất trong nội bộ. Đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng, đảng viên và khen thưởng đúng quy định. Thực hiện nghiêm chương trình kế hoạch, kiểm tra giám sát đối với tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.

                                                                                Phạm Hồ Trúc

Hải Thọ: Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 26

Sau khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ủy xã Hải Thọ đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Trung ương đến cán bộ chủ chốt xã gồm các đồng chí Đảng ủy viên, TTHĐND, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể trong xã, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, CN HTX. Đồng thời, chỉ đạo các chi bộ, thôn tổ chức quán triệt đến đảng viên và nhân dân. Qua 10 năm thực hiện, xã Hải Thọ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật là, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, coi trọng giá trị gia tăng. Trên cơ sở Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2023, định hướng đến năm 2023 bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch, xuất hiện nhiều mô hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2023 đạt 104,4 tỷ đồng, tăng 69,9 tỷ đồng so với năm 2009; trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 58,6 tỷ đồng, tăng 35,7 tỷ đồng; lâm nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 5,3 tỷ đồng; chăn nuôi đạt 38,2 tỷ đồng, tăng 28,2 tỷ đồng; thủy sản đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 0,7 tỷ đồng so với năm 2008. Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai sâu rộng. Đến nay, xã Hải Thọ đã có 7/7 làng, thôn được UBND huyện công nhận làng văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá đạt 87,7% và xã đã đạt 16 trên 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tại Hội nghị, Đảng ủy xã Hải Thọ đánh giá: Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, có những đột phá trong một số lĩnh vực, tạo thêm việc làm tăng thu nhập nâng cao dần đời sống vật chất cho nông dân, góp phần quan trọng ổn định chính trị – xã hội trên địa bàn. Nông dân đã có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày một tốt hơn, quyền làm chủ, vai trò chủ thể ngày càng được phát huy. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, công tác quy hoạch cơ bản đầy đủ và đồng bộ, nhất là quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. /.

Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 28 Của Bộ Chính Trị Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ

Ngày 25-9, Đảng ủy Quân khu tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc trong tình hình mới”. Dự hội nghị có các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu; lãnh đạo các tỉnh trên địa bàn; đại biểu lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân đoàn 2, Bộ đội Biên phòng, cơ quan Bộ Tổng tham mưu; đại diện một số đơn vị LLVT Quân khu, Bộ CHQS các tỉnh, Bộ CHBĐBP 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dự và chỉ đạo; Thiếu tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu chủ trì hội nghị.

Thiếu tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu chủ trì hội nghị.

10 năm qua, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoạt động KVPT, mục tiêu, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ được xác định rõ và thực hiện nghiêm túc; cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư xây dựng công trình quân sự. Qua đó, KVPT các tỉnh trên địa bàn được xây dựng và hoạt động hiệu quả; các tiềm lực được tăng cường; nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên; chất lượng tổng hợp của LLVT địa phương có chuyển biến, tiến bộ. Thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân từng bước được củng cố và tăng cường. Kết quả xây dựng KVPT góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo, Thượng tướng Nguyễn Phương Nam ghi nhận, đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu và cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT. Đồng thời yêu cầu, trong thời gian tới, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu cùng các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, nghị định của trên về xây dựng KVPT và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tập trung thực hiện tốt các giải pháp xây dựng tiềm lực KVPT, đặc biệt là tiềm lực chính trị tinh thần, xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân”; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng, bảo đảm kịp thời, sát tình hình thực tiễn, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ứng phó hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng trong xây dựng và hoạt động KVPT.

Tin và ảnh: MẠNH NGUYÊN

Cập nhật thông tin chi tiết về Ban Cán Sự Đảng Bộ Tài Chính Làm Việc Với Tp. Hải Phòng Về Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 32 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!