Bạn đang xem bài viết Bản Sao Là Gì? Các Loại Bản Sao? Giá Trị Pháp Lý Của Bản Sao? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bản sao là gì? Các loại bản sao? Giá trị pháp lý của bản sao? Bản sao từ bản chính và bản sao từ sổ gốc được chứng thực có giá trị thế nào và có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 23/2023/ NĐ-CP
Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, như thế nào được coi là bản sao? Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định:
Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, bản sao có thể tồn tại dưới hai dạng:
+ Bản chụp từ bản chính: thường gặp nhất là phô tô từ bản chính;
+ Bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp): thường gặp nhất là bản sao Giấy khai sinh.
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, có nhiều bản sao có thể hình thành từ một bản chính (bằng cách chụp lại, phô tô, scan,..) song chỉ những bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính (sau đây gọi chung là bản sao hợp lệ) là có giá trị sử dụng thay cho bản chính.
– Đối với bản sao được cấp từ bản chính thì thẩm quyền thuộc về cơ quan quản lý sổ gốc
4. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như sau:
VD: Bản sao bằng cấp ba do Sở giáo dục đào tạo cấp, bản sao giấy khai sinh,..
– Đối với bản sao được chứng thực từ bản chính thuộc thẩm quyền Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Công chứng viên
Khi có nhu cầu cấp bản sao từ bản chính thì người có nhu cầu phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Nếu trong trường hợp người xin cấp là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính; cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
– Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính:
Khi làm thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính thì phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Trong trường hợp các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.
Nếu trong trường hợp người chứng thực không có bản sao và chỉ mang bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp. Khi thực hiện việc chứng thực thì người thực hiện chứng thực phải kiểm tra bản chính đối chiếu với bản sao nếu bản chính không thuộc trường hợp là bản chính bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung hoặc bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ thì thực hiện việc chứng thực theo nội dung như sau:
– Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
– Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc:
Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện ngay trong ngày. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến
– Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính:
Thời hạn thực hiện việc chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện ngay trong ngày, trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến
Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn thực hiện ngay trong ngày thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
6. Bản sao có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao hợp lệ. Như vậy, có thể hiểu rằng thời hạn của bản sao hợp lệ là vô thời hạn. Điều này nảy sinh nhiều bất cập trên thực tế. Vì có nhiều khi các thông tin trên bản chính đã có sự thay đổi hoặc bản chính đã không còn giá trị pháp lý nhưng bản sao vẫn đang được sử dụng. Để khắc phục tình trạng này, nhiều cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy tờ là bản sao được chứng thực thường tự đặt ra quy định là bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được chứng thực. Điều này là không đúng với quy định của pháp luật tuy nhiên đây lại là một giải pháp được nhiều cơ quan, đơn vị áp dụng để hạn chế tình trạng dùng giấy tờ giả.
Như vậy, các quy định của pháp luật hiện hành về bản sao giấy tờ vẫn còn điểm bất cập, cần được sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hơn.
Tiêu chí
Cấp bản sao từ sổ gốc
Chứng thực bản sao từ sổ chính
Khái niệm
Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Giá trị pháp lý
Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Thẩm quyền thực hiện
Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc
– UBND xã, phường, thị trấn;
– Công chứng viên;
– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Bản chất
Căn cứ vào bản gốc để cấp bản sao.
Bản gốc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp
Căn cứ vào để chứng thực bản sao. Bản chính bao gồm:
– Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại;
– Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trình tự thực hiện
Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là:
– Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;
– Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
Lưu ý: Nếu gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực giấy tờ quy định, 01 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao
Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu
Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu
Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
– Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
– Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao
Ví dụ
Bản sao bằng cấp ba, bằng đại học; giấy khai sinh
Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân; bản sao chứng thực sổ hộ khẩu , sổ đỏ
Bản Sao Là Gì? Giá Trị Pháp Lý Của Bản Sao
Bản sao là gì?
Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định:
Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, bản sao có thể tồn tại dưới hai dạng:
+ Bản chụp từ bản chính: thường gặp nhất là phô tô từ bản chính;
+ Bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp): thường gặp nhất là bản sao Giấy khai sinh.
Giá trị pháp lý của bản saoNghị định 23/2023/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…”
Như vậy, có nhiều bản sao có thể hình thành từ một bản chính (bằng cách chụp lại, phô tô, scan,..) song chỉ những bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính (sau đây gọi chung là bản sao hợp lệ) là có giá trị sử dụng thay cho bản chính.
Đơn vị nào có chức năng sao y bản chính?Theo Luật công chứng 2014 thì chức năng sao y bản chính được phân quyền như sau:
Văn bản Tiếng Việt: UBND Phường, Xã, Quận, Huyện và Văn phòng Công chứng
Văn bản có yếu tố tiếng nước ngoài: UBND Quận, Huyện và Văn phòng Công chứng
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
Trân trọng !
Bản Sao Là Gì ? Giá Trị Pháp Lý Của Bản Sao ? Thời Hạn Sử Dụng Bản Sao ?
1. Khái niệm về bản sao ?
Bản sao là bản ghi chép, thể hiện một cách nguyên văn, đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính hay bản gốc hay phần cần sao và được trình bày theo thể thức quy định.
Bản sao phải được thực hiện từ bản chính hoặc bản sao y bản chính, ghi rõ ngày, tháng, năm và phải được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền kí chứng thực xác nhận, ví dụ như bản sao bìa hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh,…
Thẩm quyền cấp bản sao:
1) Cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và có lưu trữ bản chính có thẩm quyền cấp bản sao;
2) Phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền công chứng, chứng thực cấp bản sao cho cá nhân, tổ chức có bản chính trình cấp.
Bản sao có thể là:
1) Bản sao y bản chính với nội dung y bản chính được thực hiện từ bản chính;
2) Bản trích sao là bản có nội dung thể hiện một phần nội dung của văn bản chính, được thực hiện từ bản chính;
3) Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung văn bản nhưng được thực hiện từ bản sao y bản chính.
Theo https://vi.wikipedia.org khái niệm được hiểu như sau:
2. Giá trị pháp lý của bản sao ?Khi làm hồ sơ, chúng ta thường phải sử dụng đến rất nhiều loại giấy tờ. Các loại giấy tờ đó có thể là bản sao hoặc bản chính. Ví dụ như trong trường hợp làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Nghị định 78/2023/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định các giấy tờ cần thiết như sau:
Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, như thế nào được coi là bản sao? Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định:
3. Sự khác nhau giữa bản sao và bản chụp là gì ?Điều 2. Giải thích từ ngữ 6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
+ “Bản sao” giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bản sao hợp lệ giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ( căn cứ 01/2013/TT-BKHĐT Hết hiệu lực. )
+ Bản sao là: a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính); b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).” Căn cứ nghị định 120/2011/NĐ-CP
+ Bản sao Là bản chụp, bản in, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính. Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT khi nộp “bản sao” cho cơ quan BHXH theo quy định tại văn bản này phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu và trả lại cho đơn vị, người tham gia. (căn cứ quyết định 1111/QĐ-BHXH Hết hiệu lực).
+ Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính (căn cứ nghị định 79/2007/NĐ-CP Hết hiệu lực ).
+ Bản sao bản ghi âm, ghi hình là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình. Căn cứ nghị định 100/2006/NĐ-CP Hết hiệu lực.
+ Bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ l à bản sao từ tài liệu lưu trữ theo phương pháp, tiêu chuẩn nhất định nhằm lưu giữ bản sao đó dự phòng khi có rủi ro xảy ra đối với tài liệu lưu trữ, căn cứ Luật văn thư lưu trữ số 01/2011/QH13.
+ Bản sao các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh là b ản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử) , căn cứ nghị định 120/2011/NĐ-CP.
+ Bản sao hợp lệ l à bản sao được chứng thực theo quy định pháp luật, căn cứ thông tư 212/2012/TT-BTC.
+ Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, căn cứ thông tư 25/2010/TT-BKHCN văn bản này hiện đã hết hiệu lực.
+ Bản sao hợp lệ l à bản sao được cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực, căn cứ Quyết định số 124/2008/QĐ-BTC ( Hết hiệu lực).
+ Bản sao hợp lệ là giấy tờ đã được chứng thực hoặc được sao y bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ thông tư 36/2013/TT-BCT.
+ Bản sao lục l à bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và được trình bày theo thể thức quy định, căn cứ thông tư 91/2012/TT-BQP.
+ Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định, căn cứ Thông tư 04/2013/TT-BNV.
+ Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm, căn cứ nghị định 100/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực).
+ Bản sao tác phẩm kiến trúc là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc, căn cứ thông tư liên tịch số 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD (Hết hiệu lực).
+ Bản sao tác phẩm mỹ thuật là bản sao chép toàn bộ tác phẩm mỹ thuật, có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm mỹ thuật gốc, ghi đầy đủ ở phía sau các thông tin: tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu, năm sáng tác tác phẩm gốc, tên người sao chép; đối với bản sao tác phẩm mỹ thuật về lãnh tụ, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc phải ghi số giấy phép, ngày cấp giấy phép sao chép, căn cứ thông tư 18/2013/TT-BVHTTDL (Hết hiệu lực).
+ Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính, căn cứ thông tư 04/2013/TT-BNV
+ Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính căn cứ nghị định 110/2004/NĐ-CP.
+ Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc , căn cứ nghị định 79/2007/NĐ-CP (Hết hiệu lực).
+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, căn cứ nghị định 79/2007/NĐ-CP (Hết hiệu lực).
+ Dữ liệu viễn thám dạng bản sao là dữ liệu được sao nguyên từ dữ liệu viễn thám dạng bản gốc hoặc từ dữ liệu viễn thám dạng bản chính.
5. Bản sao chứng thực có khác bản sao từ bản gốc ?Có thể so sánh hai khái niệm này dưới các tiêu chí sau:
“ Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao.
Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
(khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính
(khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
Được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
Căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao
Mà sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp (khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
Căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao. Bản chính bao gồm:
– Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại;
– Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
Theo Điều 16 Nghị định 23, chỉ có 3 nhóm cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc:
1- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;
2- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
3- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
Không giới hạn chủ thể có quyền yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính nhưng phải đảm bảo điều kiện:
– Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực (khoản 1 Điều 20 Nghị định 23);
– Phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực (khoản 1 Điều 19 Nghị định 23).
Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc
– UBND xã, phường, thị trấn;
– Công chứng viên;
– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là:
– Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;
– Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
Lưu ý: Nếu gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực giấy tờ quy định, 01 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao
Bước 2: Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu
Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
– Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
– Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao
Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì phải thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
(khoản 4 Điều 17 Nghị định 23)
Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ (Điều 7 Nghị định 23).
Trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao:
– Từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản;
– Bản chính có nhiều trang; – Yêu cầu số lượng nhiều bản sao;
– Nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu.
Thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 2 ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
(Điều 21 Nghị định 23/2023/NĐ-CP)
Trân trọng./.
Bản Sao Và Các Thành Phần Thể Thức Bản Sao Văn Bản Của Đảng
Bản sao và các thành phần thể thức bản sao văn bản của Đảng được quy định tại Khoản 3 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2023 về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
3.1. Các loại bản sao
Có 3 loại bản sao:
– Bản sao y bản chính: Là bản sao nguyên văn từ bản chính do cơ quan ban hành bản chính nhân sao và phát hành.
– Bản sao lục: Là bản sao lại toàn văn văn bản của cơ quan khác do cơ quan nhận văn bản được phép nhân sao và phát hành.
– Bản trích sao: Là bản sao lại một phần nội dung từ bản chính do cơ quan ban hành bản chính hoặc cơ quan lưu trữ đang quản lý bản chính thực hiện.
3.2. Các hình thức sao
– Sao thông thường: Là hình thức sao bằng cách trình bày lại nội dung văn bản cần sao.
– Sao photocopy: Là hình thức sao bằng cách chụp lại văn bản bằng máy photocopy, máy fax hoặc các thiết bị chụp ảnh khác.
3.3. Thể thức và kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức bản sao
– Để bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành, các loại bản sao phải có đủ các thành phần thể thức bản sao. Các thành phần thể thức bản sao trình bày cuối văn bản cần sao, ngăn cách với văn bản cần sao bằng một đường kẻ nét liền, có độ dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
Vận dụng thể thức và kỹ thuật trình bày các thành phần bắt buộc để trình bày các thành phần thể thức bản sao tương ứng, đồng thời lưu ý một số điểm như sau:
+ Tên cơ quan sao văn bản xác định cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng sao văn bản.
Tên cơ quan sao văn bản trình bày góc trái, dòng đầu, ngay dưới đường ngăn cách với nội dung văn bản cần sao (ô số 14, Phụ lục 2).
+ Số và ký hiệu bản sao: Số bản sao ghi liên tục từ số 01 trong một nhiệm kỳ cấp uỷ; ký hiệu bản sao ghi chung chữ viết tắt là “BS”.
Số và ký hiệu bản sao trình bày cân đối dưới tên cơ quan sao văn bản (ô số 15, Phụ lục 2).
+ Chỉ dẫn loại bản sao giúp cho việc quản lý và sử dụng bản sao. Tuỳ thuộc vào loại bản sao để ghi chỉ dẫn loại bản sao là: Sao y bản chính, sao lục, hoặc trích sao.
Chỉ dẫn loại bản sao trình bày góc phải, dòng dầu, ngang với tên cơ quan sao văn bản (ô số 16, Phụ lục 2).
+ Địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản trình bày dưới chỉ dẫn loại bản sao (ô số 17, Phụ lục 2).
+ Chức vụ, chữ ký, họ tên của người ký sao trình bày dưới địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản (ô số 18a, 18b, 18c, Phụ lục 2).
+ Dấu cơ quan sao trình bày dưới chức vụ người ký sao (ô số 19, Phụ lục 2).
+ Nơi nhận bản sao trình bày dưới số và ký hiệu bản sao (ô số 20, Phụ lục 2).
– Đối với văn bản sao lục nhiều lần chỉ trình bày một lần thể thức sao lục. Trường hợp văn bản cần sao hết trang thì trình bày các thành phần thể thức bản sao vào trang mới và đánh số trang tiếp theo số trang của văn bản cần sao, giữa trang cuối văn bản cần sao và trang trình bày các thành phần thể thức bản sao đóng dấu giáp lai.
– Đối với bản sao bằng hình thức photocopy
+ Nếu photocopy văn bản cần sao và có trình bày các thành phần thể thức bản sao thì bản sao đó có giá trị pháp lý như bản chính.
+ Nếu photocopy văn bản cần sao nhưng không trình bày các thành phần thể thức bản sao thì bản sao đó chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.
Trân trọng!
Sao Y Bản Chính Là Gì? Thẩm Quyền, Thủ Tục Chứng Thực Và Sao Y Bản Chính?
Quy định về việc đóng dấu, cách thức sao y bản chính. Thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ bản sao? Thủ tục chứng thực giấy tờ, sao y bản chính theo quy định mới nhất năm 2023
Trong thực tế cuộc sống, khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao thay cho bản chính, bạn phải cung cấp Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc Bản sao được chứng thực từ bản chính này chứ không phải bản chụp, bản photo. Cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực là vấn đề nhiều người quan tâm.
Chứng thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2023/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
– Phòng Tư pháp.
– UBND xã, phường.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
– Công chứng viên.
Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện. Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
4. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bảnBước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
– Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
– Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
– Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
– Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2023/NĐ-CP thì “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Số gốc thì được hiểu là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định này như sau:
“Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.“
Về thẩm quyền xác nhận sao y bản chính các tài liệu, văn bản gốc của công ty bạn được quy định Điều 5 Nghị định số 23/2023/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Quy định về thẩm quyền chứng thực giấy tờ từ bản chính ra bản sao như sau:
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Như vậy, theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền xác nhận sao y bản chính các tài liệu, văn bản gốc là phòng tư pháp tại quận, huyện, thị xã nơi công ty bạn có trụ sở hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, phường hoặc các công chứng viên làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng.
Hiệu Lực Của Bản Sao Y Là Bao Lâu?
Hiệu lực của bản sao y là bao lâu? Bản sao y chỉ có hiệu lực 6 tháng có đúng hay không? Tư vấn pháp luật về các vấn đề khi sử dụng bản sao y
Vấn đề bản sao luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với các trường hợp làm việc với cơ quan nhà nước. Một số trường hợp nộp hồ sơ không nhận bản sao y quá thời hạn 6 tháng! Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Đầu tiên cần phải hiểu rõ “Sao y bản chính là gì?”, tại khoản 2 điều 2 nghị định 23/2023/NĐ-CP giải thích như sau:
Trên thực tế người dân vẫn hay quen gọi là công chứng, tuy nhiên việc sao y bản chính theo đúng ngôn từ pháp luật được gọi là chứng thực bản sao từ bản chính (nói ngắn gọn là chứng thực). Theo quy định tại khoản 1, 2 của điều 3 nghị định 23/2023/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của bản sao y. Tuy nhiên trên thực tế thường có 2 loại giấy tờ: giấy tờ có giá trị vô hạn giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp đại học…và giấy tờ giá trị có thời hạn như CMND (thời hạn 15 năm). Vì vậy đứng trên góc độ khác có thể thấy bản sao y tuy không có quy định về thời hạn nhưng cũng chỉ có giá trị trong khi bản chính còn hiệu lực. Chính vì thế đây có thể là căn cứ để cho các cá nhân, tổ chức khi làm việc với những trường hợp không nhận bản sao y do quá thời hạn.
Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:– Việc phân định thẩm quyền của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1); còn UBND cấp xã chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 2).
– Để triển khai thi hành quy định về chứng thực của Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 23/2023/NĐ-CP (khoản 4) đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Công chứng viên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.
Một câu hỏi vui được đặt ra là: “Nếu tiền sao y bản chính thì có giá trị hiệu lực như bản gốc hay không?”. Đây là câu hỏi thường thấy khi bàn luận về vấn đề sao y bản chính này. Tuy nhiên để ý tại cuối khoản 2 điều 3 ghi rõ về giá trị bản sao y không có giá trị nếu pháp luật có quy định khác.Quy định khác ở đây chính là quy định tại khoản 3 điều 3 quyết định 130/2013/QĐ-TTg quy định
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Vì vậy, theo quy định khác này thì tiền được sao chép không có giá trị sử dụng và còn vi phạm điều cấm. Như vậy có thể thấy bản chính hết giá trị sử dụng thì bản sao cũng đương nhiên hết giá trị sử dụng theo (CMND thời hạn sử dụng là 15 năm). Các tài liệu không có thời hạn thì không có giới hạn về thời hạn sao y (VD: Bằng đại học, giấy phép lái xe không thời hạn). Tuy nhiên để tránh trường hợp thông tin đã bị thay đổi có thể một số cơ quan sẽ yêu cầu mọi người khi cung cấp bản sao y trong thời gian từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo “tính mới” cho bản sao. Bản chất việc yêu cầu không có cơ sở pháp lý tuy nhiên tùy từng cơ quan vẫn có các quy định riêng như vậy
Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Sao Là Gì? Các Loại Bản Sao? Giá Trị Pháp Lý Của Bản Sao? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!