Bạn đang xem bài viết Bàn Thêm Về Điều Chỉnh Hợp Đồng Khi Hoàn Cảnh Thay Đổi được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI
Trưởng khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học pháp lý của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là trường hợp xuất hiện những sự kiện không lường trước được, không làm cho hợp đồng không thể thực hiện được nhưng khi thực hiện thì bên phải thực hiện sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với dự tính hay bên nhận thực hiện có được giá trị thấp hơn rất nhiều so với dự tính. Ở đây, khác với xuất hiện sự kiện bất khả khảng làm cho hợp đồng không thể thực hiện được, hoàn cảnh trong cơ chế mà chúng ta đang nghiên cứu không nghiêm trọng tới mức đó nhưng nếu thực hiện thì một bên bị thiệt thòi so với bên còn lại: Hợp đồng vẫn có thể thực hiện nhưng bất công bằng xuất hiện với một bên và có lợi cho bên còn lại
Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 (Dự thảo) đang lấy ý kiến toàn dân có một điều luật mới là Điều 443 về Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trong phần về Thực hiện hợp đồng. Đây là 1 trong 10 vấn đề Chính phủ xin ý kiến toàn dân. Cụ thể, theo Điều 443 Dự thảo:
“1. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng.
2. Hoàn cảnh thay đổi dẫn tới điều chỉnh hợp đồng được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa lợi ích của các bên và bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn cảnh thay đổi sau khi hợp đồng đã được giao kết;
b) Việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Rủi ro phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh không phải là rủi ro mà bên bị ảnh hưởng đáng phải gánh chịu.
3. Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì toà án có thể:
a) Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án quyết định;
b) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng.
Tuỳ theo từng trường hợp, toà án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại”.
Ví dụ để minh họa
Vụ việc thứ hai: Năm 1992, ông Thiết và bà Lới đăng ký mua một kiốt của ông Son và bà Thìn với giá 7,8 triệu đồng và bên mua đã thanh toán được 4,8 triệu đồng (tức còn thiếu 3 triệu đồng) và nhận kiốt. Sau đó, các bên có tranh chấp và năm 2006 (14 năm sau), Tòa án xác định thỏa thuận mua bán trên “là hợp pháp, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện”
: Năm 1992, ông Thiết và bà Lới đăng ký mua một kiốt của ông Son và bà Thìn với giá 7,8 triệu đồng và bên mua đã thanh toán được 4,8 triệu đồng (tức còn thiếu 3 triệu đồng) và nhận kiốt. Sau đó, các bên có tranh chấp và năm 2006 (14 năm sau), Tòa án xác định thỏa thuận mua bán trên “là hợp pháp, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện” [2]
Vấn đề cần nghiên cứu
Chúng ta lần lượt đi vào trả lời hai câu hỏi trên thông qua hai phần tách bạch nhau.
I- Sự cần thiết của quy định về hoàn cảnh thay đổi
Qua nghiên cứu tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, chúng tôi nhận thấy quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là cần thiết để loại bỏ bất công bằng giữa các bên (1), có tiền lệ và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam (2) đồng thời tương thích với xu hướng chung của thế giới hiện nay (3).
1) Loại bỏ bất công bằng giữa các bên
Áp dụng đúng hợp đồng. Hiện nay, chúng ta chưa có quy định mang tính khái quát cho việc điều chỉnh lại các hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Do đó, nếu theo đúng nguyên tắc, các bên phải tuân thủ hợp đồng như đã giao kết trên cơ sở quy định theo đó “Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng” (Điều 4 BLDS hiện hành và được giữ lại trong Dự thảo). Nói cách khác, nếu không có quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, chúng ta phải áp dụng quy định vừa nêu và bất công bằng sẽ xuất hiện.
Bất công bằng khi áp dụng đúng hợp đồng. Với hướng thực hiện đúng hợp đồng như đã cam kết, chúng ta sẽ thấy bất công bằng giữa các bên.
Cụ thể, theo hướng trên, trong vụ việc thứ nhất thì bên mua Việt Nam phải thực hiện đúng hợp đồng là nhận đúng số lượng đã cam kết cho năm thứ ba với giá đã được nêu cho năm thứ ba được các bên thỏa thuận trước đó 03 năm. Ở đây, phía Việt Nam bị bất lợi rất lớn vì với số tiền như thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua Việt Nam có thể mua được hàng hóa tương đương trên thị trường với khối lượng gấp 3 lần số lượng đã nêu trong hợp đồng.
Nếu trong vụ việc trên, chúng ta thấy bất công bằng cho bên mua thì, trong vụ việc thứ hai, chúng ta thấy có bất công bằng cho bên bán: Nếu áp dụng đúng hợp đồng thì bên mua chỉ phải trả 3 triệu đồng như đã nêu trong thỏa thuận nhưng giá trị của 3 triệu đồng được thỏa thuận năm 1992 không còn cùng ý nghĩa ở năm 2006. Vì vậy, khi không cho điều chỉnh lại hợp đồng, bên bán chỉ được nhận tiếp 03 triệu đồng với giá trị rất thấp và điều này cho thấy sự bất công bằng cho bên bán.
Loại bỏ bất công bằng. Nếu chúng ta cho phép điều chỉnh lại hợp đồng (tức không buộc thực hiện hợp đồng như đang tồn tại trước việc thay đổi hoàn cảnh bằng cách thay đổi hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng như Dự thảo đang quy định
. Nếu chúng ta cho phép điều chỉnh lại hợp đồng (tức không buộc thực hiện hợp đồng như đang tồn tại trước việc thay đổi hoàn cảnh bằng cách thay đổi hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng như Dự thảo đang quy định [4] ), chúng ta loại trừ được bất công bằng nêu trên và có thể vẫn duy trì được quan hệ hợp đồng giữa các bên nếu hợp đồng được điều chỉnh lại [5]
Cụ thể, đối với vụ việc thứ nhất, nếu cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, chúng ta sẽ có kết quả là các bên vẫn tiếp tục duy trì hợp đồng cho năm thứ ba và những năm tiếp theo. Đồng thời giá mà bên mua Việt Nam phải trả sẽ không là giá trong hợp đồng nữa (quá cao so với thực tế thị trường vì gấp 3 lần giá thị trường) mà giá sẽ tương đồng với giá thị trường ở thời điểm thực hiện hợp đồng.
Còn đối với vụ việc thứ hai, nếu chúng ta cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, chúng ta có kết quả là bên bán không nhận 03 triệu đồng nữa và chúng ta sẽ xem giá trị của 03 triệu đồng năm 1992 là bao nhiêu và quy đổi lại ở năm 2006. Với hướng này, bên bán sẽ không nhận 03 triệu đồng mà sẽ nhận khoản tiền cao hơn vì giá cả nói chung cũng như giá trị kiốt không còn là 7,8 triệu nữa mà cao hơn rất nhiều sau 14 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập.
2) Đã có tiền lệ và phù hợp với nguyên tắc thiện chí
Tồn tại tiền lệ. Trong hệ thống văn bản hiện hành, chúng ta đã có quy định cho phép điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh giữa thời điểm xác lập hợp đồng và hoàn cảnh ở thời điểm thực hiện hợp đồng đã thay đổi làm ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của các bên. Ví dụ điển hình đối với việc cho phép điều chỉnh hợp đồng là Luật Xây dựng: Luật này cho phép điều chỉnh hợp đồng
. Trong hệ thống văn bản hiện hành, chúng ta đã có quy định cho phép điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh giữa thời điểm xác lập hợp đồng và hoàn cảnh ở thời điểm thực hiện hợp đồng đã thay đổi làm ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của các bên. Ví dụ điển hình đối với việc cho phép điều chỉnh hợp đồng là Luật Xây dựng: Luật này cho phép điều chỉnh hợp đồng [6] và trong thực tế đã có trường hợp Trọng tài điều chỉnh hợp đồng trị giá khoảng 60 tỷ đồng theo hướng một bên phải trả thêm cho bên kia hơn 9 tỷ đồng [7]
Thực ra, đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép điều chỉnh lại hợp đồng như nêu trên, Tòa án trong thực tế cũng đã tự tiến hành điều chỉnh lại hợp đồng khi các bên có tranh chấp. Chẳng hạn, trong vụ việc thứ hai, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét rằng “số tiền còn thiếu, bên mua là ông Thiết, bà Lới phải thanh toán cho bên bán là ông Son, bà Thìn theo thời giá (kiốt phải được định giá để ông Thiết, bà Lới thanh toán theo giá mới phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng”.
Ở đây, Tòa án nhân dân tối cao theo hướng cần phải định giá lại kiốt có tranh chấp và bên mua phải thanh toán phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng. Ví dụ, nếu giá trị tài sản có tranh chấp được định giá lại với giá là 78 triệu đồng thì bên mua phải trả cho bên bán là 3/7,8 x 78 = 30 triệu đồng [8]
Phù hợp với nguyên tắc thiện chí. Thực ra, bên cạnh nguyên tắc tuân thủ hợp đồng như đã nêu ở phần đầu, chúng ta còn nguyên tắc khác cho phép chúng ta điều chỉnh lại hợp đồng.
Đó là nguyên tắc thiện chí, theo đó “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào”. Quy định này (Điều 6 BLDS) vẫn được giữ lại trong Dự thảo và thực chất được kế thừa từ Điều 9 BLDS năm 1995 về Nguyên tắc thiện chí, trung thực “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực, không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào; nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ”.
Việc điều lại hợp đồng như đã nói ở trên hoàn toàn tương thích với nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng vì, theo nguyên tắc thiện chí, mỗi bên “không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
3) Phù hợp với xu hướng chung của thế giới
II- Nội dung của quy định về điều chỉnh lại hợp đồng
Dự thảo có những quy định nên được lược bỏ (2), quy định nên được điều chỉnh lại (1) cũng như nên được bổ sung (3).
1) Điều chỉnh lại quy định
Sự không thuyết phục của Dự thảo. Theo khoản 1 Điều 443 Dự thảo, trong trường hợp thay đổi hoàn cảnh “thì cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng”. Cụm từ được in nghiêng có hai nhược điểm:
Thứ nhất, việc sử dụng thuật ngữ “cho phép” các bên điều chỉnh hợp đồng mang tính “cấp phép”, “hành chính” trong khi đó đây là vấn đề giữa các bên trong quan hệ hợp đồng (tức quan hệ tư) thì chúng ta cần hạn chế những quy phạm mang tính hành chính hay thể hiện ý tưởng “hành chính”.
Thứ hai, cụm từ trên cho phép “các bên điều chỉnh hợp đồng”. Thực ra, việc “các bên” cùng nhau điều chỉnh hợp đồng là lẽ đương nhiên vì hợp đồng do “các bên” tạo ra thì “các bên” đương nhiên có thể cùng nhau điều chỉnh lại hợp đồng. Vì vậy, việc quy định “các bên” điều chỉnh hợp đồng là không cần thiết.
Đề xuất sửa đổi Dự thảo. Thực ra, khó khăn trong thực tế là “các bên” không điều chỉnh được hợp đồng do một bên không hợp tác để điều chỉnh và lúc này pháp luật nên can thiệp để mở đường cho việc điều chỉnh lại hợp đồng.
Chính vì lẽ đó mà, khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế quy định “bên bị tổn hại có thể đề nghị mở thương lượng lại hợp đồng” và “yêu cầu này phải nêu rõ lý do” (Điều 6.2.3).
Chúng ta cũng nên theo hướng nêu trên và khoản 1 Điều 443 của Dự thảo nên viết thành “Trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì một bên có quyền đề nghị thương lượng điều chỉnh hợp đồng và đề nghị thương lượng lại hợp đồng cần nêu rõ lý do”.
2) Lược bỏ quy định trong Dự thảo
Về khái niệm thay đổi hoàn cảnh. Dự thảo có đưa ra khái niệm về thay đổi hoàn cảnh tại khoản 2 điều luật trên.
Thứ nhất, đây là quy định rất khó vận dụng, khó hiểu. Thứ hai, quy định này, theo chúng tôi, là không cần thiết vì điểm b đã đặt ra điều kiện rằng “việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Ở đây, khái niệm “không phải là rủi ro mà bên bị ảnh hưởng đáng phải gánh chịu” đã nằm trong khái niệm “lường trước được một cách hợp lý” nên không cần thiết nữa. Thực ra, quy định trên của Dự thảo tương tự như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng nhưng một nghiên cứu so sánh được công bố năm 2008 (so sánh Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit và các Dự thảo đang có hiện nay) đã khẳng định quy định như vậy là “thừa” và Dự thảo do nhóm này đề xuất đã bỏ quy định trên ra khỏi quy định về thay đổi hoàn cảnh
Về cơ bản, khái niệm thay đổi hoàn cảnh nêu tại điểm a và b là thuyết phục. Tuy nhiên, Dự thảo còn thêm cả điểm c với nội dung “rủi ro phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh không phải là rủi ro mà bên bị ảnh hưởng đáng phải gánh chịu”., đây là quy định rất khó vận dụng, khó hiểu., quy định này, theo chúng tôi, là không cần thiết vì điểm b đã đặt ra điều kiện rằng “việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Ở đây, khái niệm “” đã nằm trong khái niệm “lường trước được một cách hợp lý” nên không cần thiết nữa. Thực ra, quy định trên của Dự thảo tương tự như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng nhưng một nghiên cứu so sánh được công bố năm 2008 (so sánh Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit và các Dự thảo đang có hiện nay) đã khẳng định quy định như vậy là “thừa” và Dự thảo do nhóm này đề xuất đã bỏ quy định trên ra khỏi quy định về thay đổi hoàn cảnh [14]
Chính vì vậy, chúng ta nên bỏ quy định trên để điều luật có sự cô đọng mà vẫn không ảnh hưởng tới việc áp dụng.
Về hệ quả của thương lượng bất thành. Trong Dự thảo, chúng ta hướng các bên tới đàm phán, thương lượng đồng thời đưa ra quy định trong trường hợp việc đàm phán, thương lượng bất thành.
3) Bổ sung quy định vào Dự thảo
a) Về vai trò của Trọng tài
Dự thảo bỏ quên trọng tài. Điều 443 Dự thảo quy định cho phép “điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”. Tại khoản 3 điều luật trên, Dự thảo quy định “trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì toà án có thể: a) Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án quyết định; b) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng. Tuỳ theo từng trường hợp, toà án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại”. Ở đây, Dự thảo cũng chỉ đề cập tới vai trò của tòa án mà không đề cập tới vai trò của trọng tài.
Bất cập từ bỏ quên trọng tài. Sự bỏ quên nêu trên sẽ dẫn tới bất cập trong quá trình vận dụng khi các bên có thỏa thuận trọng tài như trong vụ việc thứ nhất được đề cập trong phần dẫn nhập.
Cụ thể, theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, “trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại toà án thì toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Với quy định này, tòa án sẽ phải từ chối giải quyết khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài nên tòa án không thể áp dụng các quy định về điều chỉnh lại hợp đồng.
Còn về phía trọng tài, thỏa thuận trọng tài trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên cơ sở khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài”. Tuy nhiên, nếu các quy định của Dự thảo được thông qua, trọng tài lại không có thẩm quyền điều chỉnh lại hợp đồng vì quy định này chỉ đề cập tới vai trò của tòa án mà không đề cập tới vai trò của trọng tài. Điều đó cũng có nghĩa là, với quy định của Dự thảo, khi các bên có thỏa thuận trọng tài (phổ biển trong kinh doanh thương mại), không ai có thẩm quyền giải quyết vấn đề điều chỉnh lại hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi.
Kinh nghiệm nước ngoài. Ở góc độ so sánh, hướng quy định của Dự thảo cũng không thuyết phục. Để hiểu rõ hơn, chúng ta lấy Bộ nguyên tắc châu Âu và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng để minh họa.
Cụ thể, Điều 6:11 của Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng quy định về vấn đề tương tự như Điều 443 Dự thảo của chúng ta (về thay đổi hoàn cảnh) và tại khoản 3 đã quy định “trường hợp các bên không có thỏa thuận trong thời hạn hợp lý, tòa án có thể quyết (a) chấm dứt hợp đồng ở thời điểm và ở điều kiện mà tòa án ấn định, (b) hay điều chỉnh hợp đồng bằng việc phân bổ giữa các bên một cách công bình những mất mát, lợi nhuận phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh”. Ở đây, điều luật đề cập tới vai trò của “tòa án” và thuật ngữ “tòa án” đã được lý giải tại khoản 2 Điều 1:301, theo đó “thuật ngữ tòa án cũng được áp dụng cho tòa án trọng tài”. Nói cách khác, chủ thể được can thiệp để điều chỉnh lại hợp đồng không chỉ là tòa án mà còn có thể cả trọng tài.
Tương tự, theo khoản 3 và khoản 4 Điều 6.2.3 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, “trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận trong thời hạn hợp lý, bên này hay bên kia có thể yêu cầu tòa án” và “khi xác định tồn tại trường hợp hoàn cảnh thay đổi, tòa án có thể….”. Điều luật này đã sử dụng thuật ngữ “tòa án” hai lần trong khi đó Điều 1.11 của Bộ nguyên tắc Unidroit nêu rõ “thuật ngữ “tòa án” cũng áp dụng cho tòa án trọng tài”.
Hướng như Dự thảo sẽ tạo ra bất cập khi các bên có thỏa thuận trọng tài như đã trình bày ở trên. Theo chúng tôi, bên cạnh vai trò của tòa án (nhân dân), Dự thảo cần bổ sung ghi nhận vai trò của trọng tài. Cụ thể, đối với những quy định như nêu trên trong Dự thảo, bên cạnh thuật ngữ “tòa án”, chúng ta cần bổ sung thêm từ “trọng tài”.
Với việc bổ sung như vừa nêu, hai chủ thể này sẽ xác định có tồn tại sự thay đổi hoàn cảnh hay không [16] và, nếu có sự thay đổi hoàn cảnh, cách thức điều chỉnh hợp đồng như thế nào cho thỏa mãn “lẽ công bằng” (đã được Dự thảo ghi nhận [17] ) nếu họ không quyết định chấm dứt hợp đồng [18]
b) Không hoãn thực hiện khi tiến hành điều chỉnh hợp đồng
Đặt vấn đề. Khi các bên tiến hành thương lượng hay yêu cầu tòa án (trọng tài) điều chỉnh hợp đồng, tâm lý của bên phải thực hiện là họ hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình.
Chẳng hạn, trong vụ việc thứ nhất nêu trong phần dẫn nhập, khi tiến hành thương lượng lại hợp đồng do giá hợp đồng quá cao so với giá của thị trường, bên bán chỉ thông báo là đã sẵn sàng thực hiện trong khi đó hợp đồng quy định hàng phải giao cho bên mua ở một địa điểm nhất định còn bên mua thì không tiến hành thủ tục thanh toán. Từ đó, có ý kiến theo hướng bên bán đã vi phạm hợp đồng do không tiến hành việc thực hiện từ phía mình.
Vậy, câu hỏi đặt ra là khi tiến hành thương lượng hay yêu cầu tòa án (trọng tài) giải quyết việc điều chỉnh lại hợp đồng, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hay được hoãn thực hiện hợp đồng khi thương lượng hay đợi kết quả của tòa án (trọng tài)? Nếu được hoãn thì bên không thực hiện không bị coi là vi phạm hợp đồng, còn ngược lại, được coi là vi phạm hợp đồng.
Kinh nghiệm nước ngoài. Việc các bên có được hoãn thực hiện hợp đồng trong hoàn cảnh nêu trên đã được khoa học pháp lý đề cập đến.
Đề xuất cho Dự thảo. Chừng nào hợp đồng chưa được điều chỉnh lại hay chưa bị tòa án (trọng tài) cho chấm dứt thì hợp đồng vẫn có hiệu lực thực hiện giữa các bên. Do đó, các bên phải thực hiện cho dù các bên tiến hành thương lượng hợp đồng. Vì vậy và trên cơ sở kinh nghiệm nước ngoài nêu trên, chúng tôi đề xuất bổ sung vào Điều 443 Dự thảo quy định theo đó “các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình thương lượng điều chỉnh hợp đồng”. Với hướng này, chúng ta còn hạn chế được trường hợp một bên lạm dụng quy định về thay đổi hoàn cảnh để hoãn thực hiện hợp đồng.
Kết luận. Dự thảo có sự tiến bộ trong việc cho phép điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh đã thay đổi từ thời điểm hợp đồng được giao kết đến thời điểm thực hiện.
Tuy nhiên, qua đối chiếu với thực tiễn tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm nước ngoài, chúng ta thấy một số vấn đề có trong Dự thảo nên được điều chỉnh lại như nên bỏ những quy định không cần thiết, đồng thời bổ sung thêm quy định về vai trò của trọng tài cũng như trách nhiệm của các bên trong quá trình thương lượng điều chỉnh lại hợp đồng.
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi đề xuất vẫn giữ Điều 443 Dự thảo trong phần Thực hiện hợp đồng (tức chỉ áp dụng quy định về thay đổi hoàn cảnh cho hợp đồng chưa hoàn tất việc thực hiện và không áp dụng quy định này cho hợp đồng đã chấm dứt) nhưng với nội dung như sau:
“Điều 443 Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
1. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì một bên có quyền đề nghị thương lượng điều chỉnh hợp đồng và đề nghị thương lượng lại hợp đồng cần nêu rõ lý do. Các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình thương lượng điều chỉnh hợp đồng.
2. Hoàn cảnh thay đổi dẫn tới điều chỉnh hợp đồng được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa lợi ích của các bên và bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn cảnh thay đổi sau khi hợp đồng đã được giao kết;
b) Việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng;
3. Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì toà án,trọng tài có thể:
a) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng;
b)Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án, trọng tài quyết định ”./.
Phân Biệt Luật Điều Chỉnh Hợp Đồng Và Luật Điều Chỉnh Tố Tụng
Việc thỏa thuận pháp luật điều chỉnh hợp đồng có ảnh hưởng tới pháp luật điều chỉnh tố tụng, nhất là pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài không?
Tình tiết sự kiện: Công ty Campuchia và Công ty Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Bị đơn cho rằng ” Luật điều chỉnh hợp đồng 008 phải là luật của Campuchia” và ” việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam để khởi kiện là hoàn toàn không phù hợp “. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cho rằng pháp luật điều chỉnh hợp đồng và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là hai vấn đề khác nhau nên quan điểm nêu trên của Bị đơn là không có cơ sở.
Trong vụ việc trên, Bị đơn theo hướng pháp luật điều chỉnh hợp đồng có ảnh hưởng tới pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài. Ở đây, chúng ta thấy Bị đơn cho rằng ” Luật điều chỉnh hợp đồng 008 phải là luật của Campuchia” và ” việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam để khởi kiện là hoàn toàn không phù hợp “.
Tuy nhiên, theo Hội đồng Trọng tài, “pháp luật điều chỉnh (về nội dung) hợp đồng có tranh chấp và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là hai vấn đề khác nhau. Bị đơn cho rằng Luật điều chỉnh hợp đồng 008 phải là luật pháp của Campuchia, nhưng lại viện dẫn các quy định của Bộ luật dân sự về việc xác định pháp luật áp dụng quan hệ hợp đồng để từ đó khẳng định rằng phải áp dụng Luật Trọng tài thương mại của Campuchia để xác định thẩm quyền của trọng tài là không đúng. Hội đồng Trọng tài thấy rằng, để xác định thẩm quyền của VIAC và thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, cần phải căn cứ vào luật áp dụng tại nơi tiến hành tố tụng trọng tài”.
Từ vụ việc trên, doanh nghiệp cần rút ra bài học là pháp luật điều chỉnh hợp đồng và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng là hai vấn đề khác nhau. Thực chất, pháp luật điều chỉnh hợp đồng lệ thuộc vào hợp đồng và thỏa thuận của các bên còn pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào pháp luật nơi tiến hành trọng tài.
Hướng như vậy đã phần nào được ghi nhận tại Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Tòa án nhân dân tối cao theo đó việc “Xác định thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” được xử lý như sau “Trọng tài nước ngoài tiến hành việc giải quyết tranh chấp và có yêu cầu Tòa án Việt Nam hỗ trợ hoạt động thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (điểm a khoản 5): Ở đây, Trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về các hoạt động nêu tại các điểm của khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.”
Luật Sư Sửa Đổi Và Hiệu Chỉnh Lại Các Hợp Đồng Kinh Tế
Việc tìm kiếm một đội ngũ hoặc một Luật sư có kinh nghiệm, chuyên nghiệp và hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật về hợp đồng là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Để THỎA THUẬN được thế nào theo quy định pháp luật, có lợi và phòng tránh rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng? Lúc này khách hàng, doanh nghiệp nên tham khảo, tham vấn ý kiến luật sư có nhiều kinh nghiệm về hợp đồng để được tư vấn và rà soát lại hợp đồng mà khách hàng đã có.
Luật Thiên Mã luôn tự hào là công ty luật có nhiều luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn tốt để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Về việc sửa đổi hợp đồng, Luật Thiên Mã sẽ thực hiện các công việc như sau:
Kiểm tra về mặt hình thức hợp đồng, kiểm tra tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng;
Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Luật Thiên Mã là một địa chỉ uy tín cho các cá nhân hay doanh nghiệp quan tâm về việc sửa đổi, hiệu chỉnh hợp đồng nên tìm đến các công ty Luật là đơn vị tư vấn pháp lý để đảm bảo rằng luôn tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật Việt Nam, đồng thời được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một cách cao nhất với phương thức sử dụng dịch vụ đơn giản, chi phí thấp mà đem lại hiệu quả pháp lý cao được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.
Xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua số máy Tại Hà Nội 0977 523 155 Tại TPHCM 0948 855 355 hoặc qua Zalo tại 02 số điện thoại trên. Trường hợp cần chuyển tiếp hồ sơ cho Luật sư bạn vui lòng gửi qua email: luatthienma@gmail.com
Hướng Dẫn Điều Chỉnh Công Việc Phát Sinh Nằm Ngoài Hợp Đồng Trọn Gói
Bước 1, hai bên thỏa thuận điều chỉnh khối lượng công việc phát sinh ngoài phạm vi công việc trong hợp đồng đã ký.
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:
Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).
Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.
Theo đó, Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn nội dung trên như sau:
Trường hợp bên giao thầu yêu cầu thay đổi phạm vi công việc (tăng, giảm) trong hợp đồng đã ký kết thì khối lượng công việc này phải được Điều chỉnh tương ứng. Việc Điều chỉnh khối lượng này là căn cứ để Điều chỉnh giá hợp đồng.
Như vậy, khi có phát sinh công việc ngoài phạm vi hợp đồng trọn gói đã ký thì nhà thầu và chủ đầu tư thỏa thuận điều chỉnh khối lượng công việc:
– Trường hợp 1: Khối lượng công việc phát sinh không vượt giá gói thầu thì hai bên thỏa thuận, ký kết phụ lục bổ sung.
– Trường hợp 2: Khối lượng công việc phát sinh vượt giá gói thầu thì hai bên cũng thỏa thuận như trên nhưng phải có quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
– Trường hợp 3: Hai bên không thỏa thuận được về khối lượng công việc phát sinh thì khối lượng công việc phát sinh đó hình thành gói thầu mới.
Bước 2, hai bên trong hợp đồng xây dựng điều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn về điều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói
1. Khi phát sinh khối lượng công việc bổ sung hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng; khối lượng chưa có đơn giá trong hợp đồng. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện trong hồ sơ thiết kế kèm theo hợp đồng đã ký: áp dụng đơn giá trong hợp đồng để Điều chỉnh giảm giá hợp đồng. Khi ký hợp đồng trọn gói, các bên cần có bảng đơn giá kèm theo để thuận lợi cho việc Điều chỉnh giảm, và bảng đơn giá này chỉ dùng để Điều chỉnh giá đối với khối lượng không thực hiện trong hợp đồng.
3. Đối với các trường hợp bất khả kháng, bất khả kháng khác: Đơn giá cho các công việc phải khắc phục hậu quả bất khả kháng được xác định căn cứ vào Điều kiện thực tế, Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng. Có thể áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký kết; hoặc đơn giá xác định theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá mới cho khối lượng công việc bổ sung, phát sinh bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng.
Bước 3, điều chỉnh dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 68/2019/NĐ-CP như sau:
1. Dự toán xây dựng đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;
b) Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở, thiết kế cơ sở điều chỉnh hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong dự phòng trượt giá nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
2. Dự toán xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Trường hợp dự toán xây dựng điều chỉnh do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong dự phòng trượt giá nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh và phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của người quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt điều chỉnh của mình.
4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự toán xây dựng. Chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng trong dự toán của dự án lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
Trân trọng!
Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Thêm Về Điều Chỉnh Hợp Đồng Khi Hoàn Cảnh Thay Đổi trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!