Bạn đang xem bài viết Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?
Là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của dự án, quy hoạch phát triển KTXH, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học – kỹ thuật, Báo cáo hoàn thành ĐTM là Báo cáo trình bày kết quả vận hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường trên cơ sở nội dung chủ dự án cam kết trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt cùng các quyết định thay đổi khác nếu có để nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.
Vì sao chủ dự án cần lập báo cáo hoàn thành ĐTM
Hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết về môi trường Xác nhận việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường như nội dung đã cam kết trong báo cáo ĐTM Góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Vậy đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là ai?
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trước khi đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với các đối tượng theo Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận Đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định.
Các dự án được yêu cầu phải thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường được thể hiện cụ thể tại Cột 4 trong bảng Phụ lục II các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
Căn cứ thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?
Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Thông tư về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Đâu là cơ quan thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam hiện nay?
Sở tài nguyên và môi trường phê duyệt ĐTM: Đối tượng thuộc phụ lục II nghị định 18/2015/ND_CP.
Bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt ĐTM: Đối tượng thuộc phụ lục III nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Quy trình lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
Đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.
Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án, quá trình hoạt động, dự phòng sự cố môi trường.
Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư nơi dự án xây dựng.
Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Chủ dự án nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (Bộ phận 1 cửa)
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Tổ chức các hoạt động kiểm tra thực tế tại cơ sở và ý kiến của thành viên hội đồng thẩm định
Bước 5: Chủ đầu tư sẽ nhận giấy xác nhận và hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường
Hotline - 0965 218 751 (Ms.Hiền)
Để được DIVACO hỗ trợ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhanh chóng tiết kiệm nhất
Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập theo hướng dẫn thông tư 27/2015/TT-BTNMT, thông tư về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:
1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư này.
2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư này.
3. Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
2. Văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.4 Thông tư này.
3. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.5 Thông tư này.
4. Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.6 Thông tư này.
5. Trong quá trình tham vấn, chủ dự án có trách nhiệm bảo đảm văn bản xin ý kiến tham vấn kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được gửi đến các cơ quan, tổ chức được tham vấn.
6. Thời hạn trả lời bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức được tham vấn ý kiến tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn do chủ dự án gửi đến.
7. Trường hợp dự án thuộc địa bàn từ hai (02) xã trở lên, chủ dự án được lựa chọn hình thức cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án theo từng xã hoặc liên xã.
Hotline - 0965 218 751 (Ms.Hiền)
Để được DIVACO hỗ trợ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhanh chóng tiết kiệm nhất
Mức xử phạt vi phạm mà doanh nghiệp có thể gánh chịu nếu không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là bao nhiêu?
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
Điểm b, khoản 3 điều 11 nghị định 55/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Để tránh khỏi những rắc rối về mặc pháp lý cũng như chi phí xử phạt do lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không đúng tiến độ hoặc quy định thì DIVACO chính là giải pháp hoàn hảo dành cho doanh nghiệp hiện nay!
Hotline - 0965 218 751 (Ms.Hiền)
7 Lợi ích tuyệt vời khi doanh nghiệp Việt lựa chọn Công ty TNHH Giải pháp Môi trường DIVACO để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Công ty TNHH Giải pháp Môi trường DIVACO là công ty hàng đầu về lĩnh vực môi trường.
Cung cấp những giải pháp bảo vệ môi trường tối ưu.
Đơn giản hóa mọi thủ tục pháp lý.
Tiết kiệm thời gian với mức ngân sách hợp lý nhất cho khách hàng.
Hỗ trợ doanh nghiệp khi có đoàn kiểm tra xuống kiểm tra.
Tối đa hóa hiệu quả công việc.
Hotline - 0965 218 751 (Ms.Hiền)
Để được DIVACO hỗ trợ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhanh chóng tiết kiệm nhất
LIÊN HỆ NGAY VỚI DIVACO ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
CÔNG TY TNHH DIVACO
Hotline - 0965 218 751 (Ms.Hiền) Email: vohienmoitruong@gmail.com
Cập Nhật Nghị Định Mới Về Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Đtm)
Các yêu cầu về báo cáo đánh giá tác động môi trường từ năm 2005 đã được lồng ghép vào quy định luật, cụ thể là Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005, tiếp sau đó là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và sau là Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP.
Và nghị định gần đây nhất là Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ngoài việc thay đổi số lượng dự án cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (từ 162 dự án theo Nghị định 21/2008/NĐ-CP giảm xuống còn 146 dự án), Nghị định 29/2011/NĐ-CP tiến hành sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về đối tượng và trách nhiệm của chủ dự án trong việc lập báo cáo đánh giá tác động; thời điểm, quy trình thẩm định và phê duyệt; nội dung báo cáo, nội dung cam kết bảo vệ môi trường; chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá môi trường chiến lược.
Theo đó, tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm trở lên sẽ phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) chi tiết hoặc rút gọn dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc báo cáo riêng. Đối với kế hoạch 5 năm được xây dựng phù hợp với quy hoạch của ngành, lĩnh vực đã được thẩm định báo cáo ĐMC thì không bắt buộc thực hiện ĐMC.
Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ dự án (trừ dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã; dự án đầu tư có yếu tố bí mật quốc gia) phải tổ chức tham vấn ý kiến của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.
Trong trường hợp thay đổi địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ… thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo ĐTM bắt buộc phải được làm lại.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011 và thay thế các quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quy Định Về Quy Hoạch Bảo Vệ Môi Trường, Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược, Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường – áp dụng cho doanh nghiệp mới.
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.Chương IQUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường.
Chương IIQUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGĐiều 3. Lập quy hoạch bảo vệ môi trường
đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;
e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;
g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;
h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;
i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;
l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.
Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội với nội dung sau đây:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường phải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức được tham vấn; lập hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để thẩm định.
Điều 4. Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường
Việc thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập.
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng.
Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định; các hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành các hoạt động sau đây để hỗ trợ hội đồng thẩm định:
a) Lấy ý kiến phản biện độc lập của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
Điều 5. Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo quá trình lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý;
c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, các chỉ tiêu môi trường, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc
Điều 6. Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnhĐiều 7. Công khai thông tin về quy hoạch bảo vệ môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
Chương IIIĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢCĐiều 8. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại các Điều 14 và Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (xác định theo thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường.
Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chịu trách nhiệm trước cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Đối với trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và điều chỉnh theo hướng không làm gia tăng hoặc làm gia tăng không đáng kể tác động xấu đến môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ điều chỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo xin ý kiến xem xét thay cho việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Điều 9. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
a) Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
Cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
Điều 10. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập với ít nhất chín (09) thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá môi trường chiến lược.
Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đưa ra ý kiến thẩm định. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có thể được thực hiện bổ sung các hoạt động sau đây:
a) Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;
b) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.
Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và thông báo kết quả cho cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn quy định như sau:
a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đối tượng thuộc các mục 1, 2, 3, 4, 5.1 và 6 Phụ lục I Nghị định này;
b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đối tượng thuộc mục 5.2 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 11. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định.
Cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm xem xét toàn diện, khách quan những ý kiến, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thể hiện được quá trình thẩm định, kết quả đạt được và những tồn tại cơ bản của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, những đề xuất, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để cấp có thẩm quyền làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Chương IVĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGĐiều 12. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chuyên ngành.
Điều 13. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trườngĐiều 14. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
c) Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
Điều 15. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Có những thay đổi quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
c) Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng;
d) Theo đề nghị của chủ dự án.
Chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi nêu tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.
Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường.
Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án.
Điều 17. Kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự ánChương VKẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGĐiều 18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trườngĐiều 19. Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;
d) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.
Thời hạn xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tai Khoản 3 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu của hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và việc ủy quyền xác nhận cho ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Chương VITỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 20. Chế độ tài chính đối với công tác quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường
Chi phí xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc nguồn vốn khác nếu có.
Chế độ tài chính cho công tác đánh giá môi trường chiến lược quy định như sau:
a) Chi phí thực hiện đánh giá môi trường chiến lược bố trí trong kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hoặc nguồn vốn khác nếu có;
b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Chi phí thực hiện đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án;
b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Chế độ tài chính cho việc lập và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
b) Chi phí cho hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định như sau:
a) Chi phí lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản bố trí từ nguồn vốn của chủ dự án, chủ cơ sở;
b) Chủ dự án, chủ cơ sở chưa nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải nộp chi phí để thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết tương đương mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết được thực hiện như đối với phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra việc hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Trách nhiệm hướng dẫn:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Khoản 1, Khoản 2, các Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4, các Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều này đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Điều 21. Chế độ báo cáo
Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về nội dung, hình thức các loại báo cáo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 22. Điều khoản chuyển tiếp
Hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
Đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì trong thời hạn tối đa là ba mươi sáu (36) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau đây:
a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
– Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNGNguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
1
Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
2
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
3
Chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia phát triển hệ thống các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
4
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến môi trường
4.1
Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
4.1.1
Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế
4.1.2
Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
4.1.3
Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chăn nuôi
4.1.4
Chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không
4.1.5
Chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị; quy hoạch vật liệu xây dựng
4.1.6
Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, sân golf
4.1.7
Chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh
4.2
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên tỉnh, vùng
4.2.1
Quy hoạch phát triển thủy sản
4.2.2
Quy hoạch phát triển thủy lợi
4.2.3
Quy hoạch phát triển thủy điện
4.2.4
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
4.2.5
Quy hoạch chung các đô thị
4.2.6
Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản
4.2.7
Quy hoạch sử dụng đất
4.2.8
Quy hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường biển
5
Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
5.1
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trước thời điểm điều chỉnh
5.2
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này tiềm ẩn tác động xấu đến môi trường do thực hiện phương án điều chỉnh
6
Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
PHỤ LỤC II
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
Dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
Từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
Từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên;
Từ 50 ha trở lên đối với các loại rừng khác;
Từ 5 ha trở lên đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.
Nhóm các dự án về xây dựng Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng Nhóm các dự án về giao thông23.
Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển; khu neo đậu tránh trú bão; dự án nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa
Cảng sông, cảng biển tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên;
Khu neo đậu tránh trú bão tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên;
Nạo vét với khối lượng từ 50.000 m³/năm trở lên
Không
Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ Nhóm các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm Nhóm các dự án chế biến nông sản Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi78.
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung
Có quy mô chuồng trại từ 1.000 m 2 trở lên đối với gia súc, gia cầm;
Có quy mô chuồng trại từ 500 m 2 trở lên đối với động vật hoang dã
Tất cả các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000 m 2 trở lên
Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc108.
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO 2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp
Công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
Không
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; dự án có sử dụng từ 1 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia; từ 5 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; từ 10 ha đất trở lên của khu dự trữ sinh quyển.
Dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 600 MW trở lên; dự án xây dựng nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m³ nước trở lên.
Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên, đất rừng tự nhiên từ 100 ha trở lên; dự án có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên.
Dự án xây dựng nhà máy lọc, hóa dầu; dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học, chế biến mủ cao su có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án nhà máy sản xuất xi măng công suất từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phóng xạ; dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy có công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy công suất từ 25.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất dầu ăn, bột ngọt, đường, chế biến sữa có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 30.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng nhà máy sản xuất cồn, rượu có công suất từ 2.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở dệt có nhuộm công suất từ 100.000.000 m2 vải/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
Dự án khai thác dầu khí; dự án khai thác khoáng sản rắn, cát, sỏi, vật liệu san lấp có quy mô từ 500.000 m³ nguyên khai/năm (bao gồm khoáng sản, đất đá thải) trở lên; dự án nạo vét luồng đường thủy, luồng hàng hải, khu neo đậu tàu có quy mô từ 500.000 m³/năm trở lên hoặc tổng lượng vật liệu nạo vét từ 10.000.000 m³ trở lên; dự án khai thác khoáng sản có diện tích khu vực khai thác từ 50 ha trở lên hoặc tổng khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản, đất đá thải) từ 10.000.000 m³ trở lên; dự án khai thác đất hiếm, quặng phóng xạ hoặc quặng có chứa phóng xạ vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ; dự án tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ có quy mô công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án chế biến, tinh chế đất hiếm, kim loại màu, khoáng sản có tính phóng xạ có quy mô từ 100.000 tấn quặng tinh/năm trở lên; dự án khai thác khoáng sản, khai thác nước thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị có diện tích từ 200 ha trở lên; dự án xây dựng cảng, khu neo đậu cho tàu có trọng tải từ 50.000 DWT; dự án xây dựng cơ sở luyện gang, thép công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất từ 250 tấn/ngày đêm trở lên; dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh quy mô từ 500 giường bệnh trở lên (trừ trường hợp do Bộ Y tế cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư); dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên đối với nước thải công nghiệp, từ 50.000 m³/ngày đêm trở lên đối với nước thải sinh hoạt.
Dự án mở rộng, nâng cấp, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 8 của Phụ lục này.
Dự án có từ một hạng mục trở lên trong số các dự án thứ tự từ 1 đến 9 của Phụ lục này.
Các dự án thuộc Phụ lục II nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc dự án nằm trên địa bàn của 2 quốc gia trở lên./.
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.
Hướng Dẫn Đánh Giá Tác Động Môi Trường Theo Nđ 40/2019/Nđ
Đối với các dự án thuộc cột 3 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường phải thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trình Cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt trước khi khởi công xây dựng.
1. Quy trình thực hiện Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM, tiếng anh là EIA)
Quy trình thực hiện ĐTM (EIA) thường bao gồm các bước chính sau:
Thu thập tài liệu
Khảo sát địa chất, lấy mẫu hiện trạng môi trường
Phân tích đánh giá, đề xuất phương án giảm thiểu tác động môi trường, tổng hợp báo cáo
Tham vấn cộng đồng
Lập hội đồng thẩm định
Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của hội đồng thẩm định
Chờ xét duyệt và nhận quyết định phê duyệt
2. Hồ sơ văn bản pháp lý cần chuẩn bị
Chủ trương đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy đăng ký kinh doanh
Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kỹ thuật
Báo cáo khảo sát địa chất công trình
Bản vẽ vị trí khu đất
Bản vẽ mặt bằng tổng thể
Bản vẽ cấp nước
Bản thể thoát nước mưa
Bản vẽ thoát nước thải
Bản vẽ bể tự hoại
Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải
3. Các nội dung cần phải làm rõ trong quá trình triển khai
Khối lượng đất đào để xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống cấp nước. Biện pháp quản lý khối lượng đất đào này như thế nào
Biện pháp thi công công trình
Các phương án kết nối hạ tầng của dự án với hạ tầng khu vực xung quanh
Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cần thiết trong quá trình thi công. Nguồn nguyên liệu này được lấy từ đâu, tuyến đường vận chuyển dự kiến.
Danh sách máy móc, thiết bị cần có để thi công công trình
Tiến độ thực hiện dự án
Phương án tổ chức quản lý trong quá trình thi công và quá trình đi vào hoạt động
Công suất hệ thống xử lý nước thải.
4. Các vấn đề môi trường trong giai đoạn thi công, Chủ đầu tư cần tuân thủ:
Lập kế hoạch Quản lý môi trường gửi đến UBND cấp xã/Phường nơi diễn ra tham vấn cộng đồng trong quá trình lập đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án
Lắp đặt cầu rửa xe cầu rửa xe tại cổng ra vào để lắng cặn bẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung
Bố trí các thùng chứa rác tại các vị trí thích hợp. Theo quy định phải phân loại thành 3 loại riêng biệt: Chất thải hữu cơ, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng và chất thải còn lại. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển theo đúng quy định
Lắp đặt nhà vệ sinh di động và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút định kỳ.
Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại và quản lý theo mã chất thải. Đồng thời ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
Thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ bao gồm lấy mẫu khí thải, nước thải và nộp về Sở Tài nguyên Môi trường để báo cáo
5. Các vấn đề môi trường trong giai đoạn vận hành, Chủ đầu tư cần tuân thủ
Bố trí khu vực tập trung rác sinh hoạt với diện tích thích hợp. Theo quy định phải phân loại thành 3 loại riêng biệt: Chất thải hữu cơ, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng và chất thải còn lại. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển theo đúng quy định
Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại và quản lý theo mã chất thải. Đồng thời ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
Xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải đảm bảo dưới ngưỡng cho phép trước khi thải ra môi trường. Lưu ý đối với các hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn hơn 1.000 m3/ngày phải lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc tự động, liên tục nước thải đầu ra bao gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS, BOD5. Hệ thống quan trắc nước thải tự động phải có thiết bị quan trắc tự động kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 2 năm. Nhật ký vận hành được ghi bằng tiếng Việt, gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải, kết quả quan trắc nước thải, loại và lượng hóa chất sử dụng, lượng bùn thải phát sinh.
Thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ bao gồm lấy mẫu khí thải, nước thải và nộp về Sở Tài nguyên Môi trường để báo cáo
6. Hồ sơ trình nộp
01 Công văn đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
07 Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp thành viên Hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, phải nộp thêm báo cáo phù hợp với thành viên Hội đồng.
01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư
7. Cơ quan thẩm định phê duyệt
Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt đối với các dự án xây dựng thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt các trường hợp còn lại
8. Sản phẩm nhận được
01 công văn phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên Môi trường.
01 báo cáo đánh giá tác động môi trường có đóng dấu xác nhận của Sở Tài nguyên Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên Môi trường
9. Thời gian thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thời gian thực hiện thường dao động từ 50 – 90 ngày làm việc tùy thuộc vào quy mô dự án.
10. Xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
Tất cả dự án xây dựng thuộc cột 4 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP đều phải thực hiện công việc Xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
11. Quy định về xử phạt nếu Doanh nghiệp không thực hiện Đánh giá tác động môi trường
Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạt từ 300.000.000 đến 400.000.000 đối với Doanh nghiệp không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cấp Tỉnh
Theo Điểm d, Khoản 3, Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạt từ 400.000.000 đến 500.000.000 đối với Doanh nghiệp không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cấp Bộ.
Ngoài ra, còn sử dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 6 đến 12 tháng.
12. Cam kết từ Dịch vụ tư vấn môi trường của VCET:
Cung cấp giải phải pháp tối ưu, phù hợp nhất.
Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, tiết kiệm chi phí.
Chuyên viên tư vấn nhiệt tình, xuất phát từ tâm, đảm bảo Khách hàng hiểu rõ nội dung báo cáo.
Đồng hành cùng Doanh nghiệp trên mỗi bước chân.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn được tư vấn miễn phí xin vui lòng liên hệ đến Công ty CP xây dựng và CN Môi trường Việt Nam thông qua địa chỉ:
Địa chỉ: Lô B1.2-LK04-14 KĐT Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội
Điện thoại: 024 66880999 – (Ms.Kim Anh) Fax: 04. 85894543
Email: cskh@vcet.vn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!