Bạn đang xem bài viết Bí Thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị Nói Về Quản Lý Đất Tại Phú Quốc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Những thông tin “sốt” đất tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nơi dự định xây dựng các đặc khu kinh tế đang làm nóng dư luận. Thực tế, tại Phú Quốc tình hình thế nào, thưa ông? Cảnh báo của nhiều đại biểu là đặc khu chưa làm thì “chim sẻ”, “chim sâu” đã chiếm hết đất, sau này “đại bàng” đến không còn chỗ làm tổ có thực sự là nguy cơ hiện hữu?– Kiên Giang đã có báo cáo về việc này gửi tới Thanh tra Chính phủ và Thanh tra cũng đang làm. Sau khi Thanh tra có kết quả sẽ rõ hơn về việc này. Đợi kết thúc thanh tra, các cơ quan sẽ công bố cụ thể.
– Sau những thời điểm nóng bỏng vừa qua, các cơ quan quản lý ở Trung ương như Bộ Xây dựng, Chính phủ đã có chỉ đạo tới các địa phương, yêu cầu kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường bất động sản, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, chống đầu cơ, tạo bong bóng. Tình hình tại Phú Quốc hẳn là được hạ nhiệt?
– Đúng là tình hình có chuyển biến. Còn báo cáo chính thức chúng tôi đã gửi cụ thể cơ quan thanh tra rồi. Đoàn thanh tra đã làm việc tại Kiên Giang một thời gian rồi. Đây là cuộc thanh tra thường xuyên, theo kế hoạch, thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về nhiều mặt trên toàn bộ địa bàn tỉnh chứ không riêng gì ở Phú Quốc, trong đó có nội dung về quản lý đất đai, môi trường, khoáng sản…
Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 6/6
– Việc điều hành thị trường bằng biện pháp hành chính là dừng chứng nhận các giao dịch đất đai giúp hạ nhiệt cho cả Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn trong thời điểm nhạy cảm này nhưng về mặt pháp lý, như trả lời của Bộ trưởng TN-MT tại phiên chất vấn hôm trước, đây là việc làm không phù hợp pháp luật. Kiên Giang đã thực hiện việc này thế nào, từ khi nào, thưa ông?
– Từ năm ngoái, tại Phú Quốc, chúng tôi thực hiện việc tạm ngưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng tách thửa đối với những mảnh đất dưới 500m2 theo luật đất đai chứ không dừng giao dịch. Các cấp chính quyền ở Kiên Giang đều thực hiện theo hướng đó, quản lý theo quy hoạch, trong khi chờ văn bản pháp lý là luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được quyết định thì chúng tôi cho tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng, tách thửa đất để thực hiện rà soát quy hoạch để chuẩn bị triển khai theo chủ trương chung.
– Phải chăng biện pháp đó chưa đủ để “đóng băng” thị trường nên trong báo cáo về vấn đề quản lý đất đai vừa qua, Chính phủ có nhận định “Kiên Giang, Khánh Hoà có nhiều giao dịch nhà đất “ngầm” không kiểm soát được”?
– Thực ra khi nghe thông tin các địa phương bạn thực hiện lệnh ngừng giao dịch nhà đất tại các khu vực dự kiến này, trong đó chúng tôi cũng băn khoăn lắm. Chúng tôi cũng có trao đổi với các anh ngoài này xem so với quy định pháp luật thì thế nào, làm như vậy có phù hợp không, cân nhắc lắm. Nhưng trong phạm vi tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng chỉ yêu cầu rà soát quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng đât thì cũng phải đúng với quy hoạch, đang quy hoạch thế chuyển sang mục đích khác là không được. Vì thế, chúng tôi cũng rà soát, tìm tư vấn thực hiện quy hoạch để phù hợp với định hướng.
Còn giờ, dù sao thì Thanh tra Chính phủ cũng đang triển khai thanh tra rồi. Khi nào có kết quả thanh tra, đánh giá vấn đề sẽ cụ thể hơn.
Còn về biện pháp quản lý của địa phương thì chúng tôi công khai quy hoạch, khuyến cáo cho mọi người biết quy hoạch, chỉ rõ các giao dịch thế nào là không đúng quy định của pháp luật. Cụ thể về diễn biến đất đai thì Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã trả lời trước Quốc hội rồi.
Quan trọng nhất với đặc khu là cơ chế chính sách tạo ra – Dự thảo luật Đơn vị – hành chính kinh tế đặc biệt trình ra Quốc hội lần này có nhiều thay đổi, điều chỉnh so với lần Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp trước. Đề án thành lập đặc khu Phú Quốc hẳn cũng phải chỉnh sửa nhiều để “chạy” cùng với dự luật lần này?
– Đề án được địa phương thực hiện song song với dự luật, thiết kế trên tinh thần của luật. Khi Quốc hội quyết định luật thế nào thì đề án sẽ được chỉnh sửa, hoàn thiện theo. Trước đây Quốc hội dự định thông qua các đề án thành lập các đặc khu cùng với luật nhưng giờ đã quyết định để lại, đề án sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp sau của Quốc hội.
– Trong bối cảnh này, vấn đề đang gây nhiều tranh luận xung quanh dự luật là về điều khoản giao đất, cho thuê đất tại đặc khu với thời hạn có thể tới 99 năm. Với Phú Quốc, yếu tố này có quá quan trọng khi thực tế Đảo Ngọc hiện đã rất “đông” dự án, nhà đầu tư. Phải chăng, cái cần thiết với Phú Quốc giờ là những đột phá hơn về thể chế?
– Không hẳn vậy. Phú Quốc vẫn phải tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chứ và trong dự luật thì cũng thể hiện rất rõ, vấn đề giao đất không phải là mấu chốt, quan trọng nhất là cơ chế chính sách tạo ra. Trả lời báo chí tại Quốc hội, Thủ tướng cũng đã giải thích rất rõ ràng, chuẩn xác vấn đề này rồi.
– Dự luật đang tiến đến thời điểm quan trọng, quyết định là đưa ra Quốc hội biểu quyết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về thành lập 3 đặc khu kinh tế cũng đã đốc thúc các địa phương phải chủ động chuẩn bị để ngay khi luật được thông qua thì có thể vận hành ngay mô hình bộ máy đặc khu trên thực tế. Lãnh đạo Kiên Giang đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đến đâu rồi, thưa ông?
– Từ chỉ đạo của Thủ tướng, địa phương đã triển khai chuẩn bị bước đầu. Khi nào có quyết định cụ thể, Kiên Giang sẽ thực hiện đúng như yêu cầu của các cấp lãnh đạo.
Về nhân sự cho bộ máy đặc khu, chỉ đạo chính thức chưa có vì các địa phương chúng tôi cũng mới đang trong giai đoạn chuẩn bị. Hiện Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể. Khi nào Chính phủ chỉ đạo, chúng tôi sẽ thực hiện. Còn hiện tại, địa phương chỉ rà soát để đánh giá cán bộ của mình xem sao để có thể đảm đương nhiệm vụ.
– Xin cảm ơn Bí thư! P.Thảo
Đồng Chí Nguyễn Thanh Nghị Làm Bí Thư Tỉnh Ủy Kiên Giang
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X gồm 56 đồng chí và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII gồm 17 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang khóa X đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 16 đồng chí, bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa IX, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X.
Quang cảnh Đại hội. Ảnh: Lê Huy Hải – TTXVN
Trong 5 năm tới (2023 – 2023), Đảng bộ tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển và du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước đồng bộ. Phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng – an ninh, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ quốc.
Tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm trở lên. Đến năm 2023, GDP bình quân đầu người 3.000 USD; sản lượng lương thực 5 triệu tấn, khai thác và nuôi trồng thủy sản 755.505 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%/năm; kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD; thu ngân sách gấp 2 lần trở lên so với năm 2023; giải quyết việc làm từ 35.000 – 40.000 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1 – 1,5%/năm; huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2023 – 2023 khoảng 255.000 tỷ đồng.
Kiên Giang phấn đấu đến năm 2023, giáo dục – đào tạo của tỉnh đạt mức khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trên mức bình quân chung cả nước; chăm lo phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững.
Trong 5 năm tới, Kiên Giang xác định 3 khâu đột phá gồm: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển; tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ; xây dựng, phát triển huyện đảo Phú Quốc theo mô hình đặc khu kinh tế để trở thành động lực phát triển của tỉnh. Tỉnh tiếp tục đề nghị chia tách địa giới hành chính, thành lập 2 huyện mới là Thổ Châu và Sơn Thành.
Tỉnh thực hiện tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ; phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó phát triển du lịch biển đảo, trọng tâm là xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại và phát triển kinh tế hàng hải, dầu khí. Bên cạnh đó, phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất và đời sống; xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển và hội nhập quốc tế.
Tỉnh đầu tư xây dựng đồng bộ, từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là những dự án, công trình có tính đột phá như: Đường hành lang ven biển phía Nam, đoạn Hà Tiên – Rạch Giá; đường Hồ Chí Minh, đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi; Quốc lộ 63; các tuyến đường đê biển trọng yếu; hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tập trung; đầu tư tuyến đê biển Tây từ Hà Tiên đến An Minh; đê sông Cái Bé và sông Cái Lớn… Xây dựng chương trình phát triển giữa các vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng và vùng biển đảo; đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển toàn diện với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng kinh tế trọng điểm 4 tỉnh, thành là Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang.
Đảng bộ tỉnh tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, xây dựng mối quan hệ Đảng – Dân vững chắc; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đề Án Xây Dựng Đặc Khu Kinh Tế Phú Quốc Tại Kiên Giang
Đề án xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc tại Kiên Giang
Tháng 11/2023, Chính phủ thống nhất đề án phát triển 3 đặc khu hành chính kinh tế trên cả nước trong đó đặc biệt ưu tiên huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang. Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc, đồng thời cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 27 đảo lớn nhỏ tại phía Tây Nam của Việt Nam.
Nghiên cứu luật đặc khu kinh tế
Theo báo cáo nghiên cứu luật đặc khu kinh tế Phú Quốc, sẽ có khung cơ chế, chính sách riêng cho huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang với các ưu đãi vượt trội để đóng góp cụ thể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng các ngành dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tác động đối với kinh tế thể hiện ở một số chỉ tiêu định lượng khi triển khai mô hình đặc khu.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc ước tính trong những năm sắp tới sẽ thu về cho Nhà nước khoảng 3,3 tỉ USD từ thuế và phí và các nguồn thu từ đất.
Về phía các doanh nghiệp, trong giai đoạn 2023 – 20130, giá trị gia tăng khoảng 19 tỉ USD, nâng mức thu nhập bình quân đầu người của cư dân sinh sống tại đảo Ngọc lên khoảng 5.300 USD vào năm 2023 và 13.000 USD vào năm 2030.
Ngoài ra, khi xây dựng luật đặc khu, tỉnh Kiên Giang sẽ chú trọng phát triển thế mạnh riêng tại huyện đảo Phú Quốc để có được cơ chế, chính sách ưu đãi về kinh tế – xã hội phù hợp nhất, đảm bảo tính vượt trội, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế.
Đề án xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc
Quy hoạch phát triển được chính phủ Việt Nam phê duyệt, đảo ngọc Phú Quốc trở thành thành phố biển và đặc khu kinh tế hành chính Phú Quốc trực thuộc Trung ương đến năm 2030. Chủ trương phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp quốc gia và quốc tế trong đó có khu đô thị gắn với khoa học, khu trung tâm thể thao, khu vui chơi giải trí tổng hợp có mục tiêu casino, sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế gắn liền với khu phi thuế quan.
Các nhà đầu tư tại đảo Phú Quốc sẽ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo mức cao nhất. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Theo đề án, đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ được chia thành 3 khu đô thị lớn: khu đô thị trung tâm Dương Đông, khu đô thị Cửa Cạn, khu đô thị cảng An Thới, khu phát triển du lịch, dịch vụ và dân cư Bãi Trường.
Các khu du lịch sinh thái Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn và một số khu nghỉ dưỡng sinh thái, dịch vụ du lịch hỗn hợp và một số điểm du lịch đặc trưng như điểm du lịch thăm quan di tích nhà tù Phú Quốc, suối Tranh, suối Tiên, suối Đá Bàn, núi Chúa, núi Ông Phụng. Công tác cấp phép đầu tư được quan tâm thực hiện một cách nhanh chóng tạo điều kiện thu hút đầu tư vào huyện đảo Phú Quốc.
Với những tiềm năng hiện có của thiên nhiên và những chính sách ưu đãi thuận lợi, đặc khu kinh tế Phú Quốc trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc tế hấp dẫn chưa từng có.
Tháng 11/2023, Chính phủ thống nhất đề án phát triển 3 đặc khu hành chính kinh tế trên cả nước trong đó đặc biệt ưu tiên huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang. Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc, đồng thời cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 27 đảo lớn nhỏ tại phía Tây Nam của Việt Nam.
Nghiên cứu luật đặc khu kinh tế
Theo báo cáo nghiên cứu luật đặc khu kinh tế Phú Quốc, sẽ có khung cơ chế, chính sách riêng cho huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang với các ưu đãi vượt trội để đóng góp cụ thể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng các ngành dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tác động đối với kinh tế thể hiện ở một số chỉ tiêu định lượng khi triển khai mô hình đặc khu.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc ước tính trong những năm sắp tới sẽ thu về cho Nhà nước khoảng 3,3 tỉ USD từ thuế và phí và các nguồn thu từ đất.
Về phía các doanh nghiệp, trong giai đoạn 2023 – 20130, giá trị gia tăng khoảng 19 tỉ USD, nâng mức thu nhập bình quân đầu người của cư dân sinh sống tại đảo Ngọc lên khoảng 5.300 USD vào năm 2023 và 13.000 USD vào năm 2030.
Ngoài ra, khi xây dựng luật đặc khu, tỉnh Kiên Giang sẽ chú trọng phát triển thế mạnh riêng tại huyện đảo Phú Quốc để có được cơ chế, chính sách ưu đãi về kinh tế – xã hội phù hợp nhất, đảm bảo tính vượt trội, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế.
Đề án xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc
Quy hoạch phát triển được chính phủ Việt Nam phê duyệt, đảo ngọc Phú Quốc trở thành thành phố biển và đặc khu kinh tế hành chính Phú Quốc trực thuộc Trung ương đến năm 2030. Chủ trương phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp quốc gia và quốc tế trong đó có khu đô thị gắn với khoa học, khu trung tâm thể thao, khu vui chơi giải trí tổng hợp có mục tiêu casino, sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế gắn liền với khu phi thuế quan.
Các nhà đầu tư tại đảo Phú Quốc sẽ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo mức cao nhất. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Theo đề án, đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ được chia thành 3 khu đô thị lớn: khu đô thị trung tâm Dương Đông, khu đô thị Cửa Cạn, khu đô thị cảng An Thới, khu phát triển du lịch, dịch vụ và dân cư Bãi Trường.
Các khu du lịch sinh thái Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn và một số khu nghỉ dưỡng sinh thái, dịch vụ du lịch hỗn hợp và một số điểm du lịch đặc trưng như điểm du lịch thăm quan di tích nhà tù Phú Quốc, suối Tranh, suối Tiên, suối Đá Bàn, núi Chúa, núi Ông Phụng. Công tác cấp phép đầu tư được quan tâm thực hiện một cách nhanh chóng tạo điều kiện thu hút đầu tư vào huyện đảo Phú Quốc.
Với những tiềm năng hiện có của thiên nhiên và những chính sách ưu đãi thuận lợi, đặc khu kinh tế Phú Quốc trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc tế hấp dẫn chưa từng có.
Ông Nguyễn Thanh Nghị Cùng Nhiều Cán Bộ Ở Kiên Giang Bị Kiểm Điểm
Cụ thể, theo Zingnews, ngoài UBND tỉnh Kiên Giang, 22 đơn vị khác phải tổ chức kiểm điểm, xử lí cán bộ sai phạm. Đến nay, 9 đơn vị báo cáo kết quả, số còn lại đang thực hiện.
Hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi cùng 12 người nguyên là phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2023 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trong 6 nguyên Phó chủ tịch UBND bị kiểm điểm có ông Nguyễn Thanh Nghị, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc; bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.
40 cán bộ bị kiểm rút kinh nghiệm còn lại là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng. Riêng huyện Phú Quốc có 21 cán bộ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, 5 cá nhân kỉ luật cảnh cáo và 11 người nhận kỉ luật khiển trách.
Về xử lý kinh tế, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn . Đối với nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thu hơn trong tổng số hơn 1.549 tỉ đồng.
Số tiền không có khả năng thu hồi trên do doanh nghiệp phá sản hoặc không triển khai dự án.
Trước đó, tháng 4 vừa qua, Thanh tra Chính phủ có thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai, quản lí và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2023.
145/145 đơn vị hành chính không lập qui hoạch sử dụng đất chi tiếtPhía thanh tra cho biết, việc lập kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang và các đơn vị hành chính cấp huyện chưa kịp thời, chậm và vi phạm khoản 8 điều 21 của Luật đất đai 2003.
Toàn bộ 145/145 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đều không lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết. Do chậm phê duyệt nên đến tháng 2/2012 tỉnh mới được phân bổ chỉ tiêu qui hoạch sử dụng đất, từ đó qui hoạch sử dụng đất của tỉnh và các đơn vị cấp huyện được thẩm định và phê duyệt chậm so với qui định.
UBND tỉnh Kiên Giang đồng thời cũng chậm triển khai thực hiện điều chỉnh qui hoạch xây phân khu chức năng trong khu kinh tế Phú Quốc, khiến cho Ban Quản lí khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp và vươt diện tích so với chỉ tiêu qui định.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lí rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lí khiến tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm phân lô, tách thửa để nhượng quyền sử dụng đất.
Sở Tài nguyên & Môi trường đã vi phạm luật đất đai vì cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp trên địa huyện dẫn tới tình trạng nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, gây khó khăn trong quản lí đất đai.
Vi phạm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỉ đồngSở Tài chính tỉnh cũng xác định sai giá đất cụ thể để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất đối với công ty Sovico Phú Quốc là chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc chưa đúng qui định, phải truy thu về cho ngân sách nhà nước 17.720.429.168 đồng.
Về xử lí kinh tế, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỉ đồng. Đối với nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thu hơn 822 tỉ đồng trong tổng số hơn 1.549 tỉ đồng.
Cục Thuế cũng đã vi phạm giảm 50% tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư một số dự án trên huyện Phú Quốc thuộc diện giao đất trước ngày 1/7/2014 nhưng có thời điểm bàn giao đất thực tế sau ngày 1/7/2014. Vi phạm này cần phải thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền hơn 255 tỉ đồng.
Cục Thuế đồng thời cũng miễn tiền thuê đất với 10 dự án đầu tư khi chưa đủ điều kiện miễn giảm, cần phải thu hồi hơn 53 tỉ đồng.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch tỉnh Kiên Giang khẩn trương chấn chỉnh, chấm dứt việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái với qui hoạch sử dụng đất.
Đặc biệt phải khản trương báo cáo Bộ Xây dựng về phương án điều chỉnh qui hoạch chung huyện đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị kinh tế – hành chính và rà soát lại tiến độ thực hiện dự án đầu tư chậm tiến độ.
Minh Hằng (Tổng hợp)
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Ký Ban Hành Quy Định Về Luân Chuyển Cán Bộ
Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa 8) về “Chiến lược cán bộ – thời kỳ – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (Khóa 9) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Quy định của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh mục đích của việc luân chuyển cán bộ là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn “tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen…”; Việc luân chuyển phải tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp và cán bộ cấp chiến lược, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.
Quy định của Bộ Chính trị yêu cầu: Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ phải kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện – không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Quan điểm và nguyên tắc về luân chuyển cán bộ, đó là phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, tổ chức Đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy “vai trò, trách nhiệm” của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu; đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.
Việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; bố trí cân đối, hài hòa giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.
Quy định của Bộ Chính trị nhấn mạnh: Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ; không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển. Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.
Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện; đồng thời có quy định quản lý, giám sát cán bộ luân chuyển. Quy định của Bộ Chính trị nêu rõ: Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng; đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện; chủ yếu bố trí làm cấp phó.
Cán bộ luân chuyển 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định, thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
Thanh Hóa Đề Nghị Xử Lý Thông Tin Bịa Đặt Về Bí Thư Tỉnh Ủy
Ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.
Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, một số blog, mạng xã hội đã đăng những tin, bài phản ánh không đúng tình hình ở tỉnh Thanh Hoá, trong đó có một số bài viết hoàn toàn sai sự thật, không có cơ sở, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, mà trực tiếp là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa. Việc này đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá.
“Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá xin khẳng định: Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”- văn bản của Tỉnh ủy Thanh Hóa nêu rõ.
Để kịp thời ngăn chặn việc đưa các thông tin không chính xác và bảo vệ uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá nói chung và Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự việc và kiên quyết không đăng các bài viết nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá mà không có căn cứ, không có cơ sở.
Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí thu hồi, tháo gỡ các bài viết sai sự thật về tỉnh Thanh Hóa, và Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến thu hồi tên miền của một số tờ báo điện tử, ngăn chặn các blog, mạng xã hội đưa tin, phản ánh tình hình sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật.
Công văn bác bỏ thông tin bôi nhọ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa của Tỉnh ủy Thanh HóaCông văn khẳng định, những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của các vị lãnh đạo tỉnh, nhằm phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị các cơ quan báo chí thông tin khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự việc.
Trước đó, nhiều trang mạng xã hội, Facebook lan truyền một bài viết kèm theo nhiều hình ảnh nói về mối quan hệ tình cảm giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến và một nữ trưởng phòng trẻ tuổi đang công tác tại Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá.
Theo thông tin này, mặc dù sinh năm 1986 và đang nuôi con nhỏ nhưng nữ trưởng phòng này sở hữu rất nhiều biệt thự sang trọng ở Khu đô thị Bình Minh, Khu du lịch FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), quận Thanh Xuân (Hà Nội), một quần thể sân tennis ở Đồng Chiệc (TP Thanh Hóa), nhiều ô tô hạng sang,…
Trả lời PV Dân trí tối qua 18/9, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định: “Đó toàn là thông tin bịa đặt, bôi nhọ cán bộ và tỉnh đã giao cơ quan chức năng vào cuộc rồi. Tỉnh ủy Thanh Hoá cũng đã có chỉ đạo xử lý việc ấy”.
Theo ông Chiến, những thông tin trên mạng xã hội nhắm đến nhiều người, chứ không chỉ riêng cá nhân ông. Chính vì tính chất phức tạp của sự việc nên tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Bộ Công an vào Thanh Hoá điều tra, xử lý vấn đề này.
Thế Kha – Nguyễn Thùy
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị Nói Về Quản Lý Đất Tại Phú Quốc trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!