Xu Hướng 3/2023 # Bố Cục, Tóm Tắt Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bố Cục, Tóm Tắt Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bố Cục, Tóm Tắt Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đọc văn bản Ôn dịch thuốc lá chương trình Văn 8 hãy nêu bố cục của văn bản này, đồng thời tóm tắt một số ý chính của văn bản.

1. Bố cục văn bản Ôn dịch thuốc lá

Bố cục văn bản ôn dịch thuốc lá được chia làm 3 phần chính như sau:

Phần 1: Từ đầu bài cho đến…”nặng hơn cả AIDS”

Phần 2:  Tiếp theo cho đến…”các em vào con đường phạm pháp”.

Phần 3: tiếp theo cho đến hết văn bản.

2. Tóm tắt văn bản Ôn dịch thuốc lá

Trong văn bản thuốc lá được xem như Ôn dịch nguy hiểm, thứ bệnh nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng của con người một cách từ từ. Tác giả đã so sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm qua các dẫn chứng, đồng thời phân tích y học về tác hại của thuốc lá, đây chính là thứ bệnh nguy hiểm với sức khỏe mà còn gây kiệt quệ kinh tế.

Tác giả còn nêu ra dẫn chứng chống hút thuốc lá không chỉ là vấn đề cá nhân, nó còn trực tiếp đến cả cả cộng đồng, việc phòng chống hút thuốc lá việc của toàn xã hội. Tác giả còn so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra đề nghị quan trọng: đã đến lúc phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch, để chống tệ hút thuốc lá  cần có những biện pháp mạnh mẽ và răn đe hơn.

Ôn dịch thuốc lá văn bản có tính nghị luận và sức thuyết minh cao. Thành công của văn bản chính là cho thấy tác hại ghê gớm của thuốc lá và truyền tải được thông điệp về chống hút thuốc lá trong cộng đồng.

Lớp 8 –

Tóm Tắt Soạn Bài Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Ngữ Văn Lớp 8?

Về tác giả: Bác sĩ Nguyễn Khắc Việt là người am hiểu về rất nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học zã hội, đặc biệt là y học, O6ng có rất nhiều bài viết nói đến việc phòng bệnh và chữa bên cho con người.

Về cơ bản: Giống như ôn dịch nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người.Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội.Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

Bố cục bài ôn dịch thuốc lá

– Bộ cục của bài ôn dịch thuốc lá gồm có 3 phần như sau

a. Từ đầu – “…còn nặng hơn cả AIDS” Nội dung: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.

b. Tiếp theo -“…con đường phạm pháp” Ngội dung: Tác hại của thuốc lá.

c. Phần còn lại Nội dung: Kiến nghị chống hút thuốc lá. Dịch hạch thổ tả, hàng vạn, hàng triệu người chết. Cuối thế kỉ này lại xuất hiện những ôn dịch khác.Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS.

Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS, Bệnh dịch hạch, Bệnh thổ tả. Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.

Tóm tắt văn bản ôn dịch thuốc lá ngữ văn lớp 8?

“Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ”. Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đồng.

Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Có thể hình dung bố cục của bài viết này theo bốn phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến “nặng hơn cả AIDS”), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: “Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”.

Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối.

Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…

Từ những tác hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người, của người hút thuốc lá, đến phần ba (Từ “Có người bảo” đến “con đường phạm pháp”). Tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội. Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.

Cảm nghĩ về ôn dịch thuốc lá

Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng, ở nước ta. Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyền Khắc Viện.

Nhan đề rất độc đáo: “Ôn dịch, thuốc lá”. Độc đáo ở hai chữ “ôn dịch”, độc đáo về cách dùng dấu pháy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Âu hiện đại.

Nếu viết: “ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” đều được, nhưng viết như thế thì “bằng phẳng quá”, ” hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (Chú ý, ở cuối bài tác giả có viết: “… Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này”).

Mở đầu, tác giả dùng phép so sánh – đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn. hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy “đã diệt trừ được”.

Cuối thế kỉ XX, loài người lại “lo âu về nạn AIDS” mà “chưa tìm ra giải pháp” thì “ôn dịch thuốc lá đang (đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”. Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!

Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyêo nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác.

Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá”. Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó “gặm nhấm” con nghiện và xã hội.

Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ “làm tê liệt” những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy “tích tụ lại” gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu… làm cho sức khỏe “ngày càng sút kém”.

Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh ” ôn dịch, thuốc lá” rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy “tác hại ghê gớm của thuốc lá”.

Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.

Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá “đã đầu độc” những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con… bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu… đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: “Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác” vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.

Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác…) nghiên thuốc lá “không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu”. Cho nên câu nói: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!

Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện “nghèo” mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn “ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mỹ”.

Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, ‘lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này”. Tệ nạn ấy “nghĩ đến mà kinh!”. Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyền Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam “phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch” – thuốc lá.

“Ôn dịch, thuốc lá” là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sư quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn ” ôn dịch, thuốc lá”.

Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá.

Một cảm nhận khác về bài ôn dịch thuốc lá

Nhan đề bài viết của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là ‘Ôn dịch thuốc lá’. Đọc nhan đề bài viết ta đã cảm nhận được tác hại của việc hút thuốc lá.

Có một lần bạn tôi tranh luận. ‘Đã gọi là thuốcthì nhất định nó có tác dụng nào đó trong việc chữa bệnh’. Bạn tôi còn viện dẫn trường hợp của cha và anh nó nghiện thuốc lá đã bao lâu rồi mà có thấy làm sao đâu! Thậm chí anh nó nói rằng không hút thuốc lá người sẽ béo phì ra nữa!

Nhưng vừa rồi, bố bạn tôi phải vào viện chữa bệnh tắc nghẽn động mạch phổi vì hút thuốc lá. Anh nó thì ho sù sụ suốt ngày đêm vì viêm họng mãn tính do hút thuốc lá.

Bây giờ thì bạn tôi không cãi hộ cho cha và anh nữa mà chính bạn ấy thỉnh thoảng cũng ‘phì phèo’ một vài hơi thuốc lá.

Trong khói thuốc lá có chất oxít cacbon, chất này thấm vào máu, bám chặt lấy hồng cầu không cho chúng tiếp cận với oxi nữa. Vì vậy sức khỏe của người nghiện ngày một sút kém. Nguy hại hơn nữa, chất hắc ín thường gây ra bệnh ung thư. Bác sĩ Viện trưởng bệnh viện K cho biết 80% ung thư vòm họng và ung thưphổi là do thuốc lá gây nên.

Bác sĩ viện trưởng tim mạch cũng cho biết: chất nicôtintrong thuốc lá làm cho động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như ‘huyết áp cao’, ‘tắc nghẽn động mạch’, gây ‘nhồi máu cơ tim’… Có bệnh nhân phải cắt dần từng ngón chân, ngón tay thậm chí cả bàn chân vì tắc động mạch. Và không biết bao nhiêu người đã đột tử vì nhồi máu cơ tim khi mới 40-50 tuổi.

Kẻ nghiện thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh bằng khói thuốc lá. Hiện tượng sinh non, trẻ mới sinh ra đã suy yếu đều có thể do bị nhiễm độc từ khói thuốc lá.

Sau khi đọc xong bài ‘Ôn dịch thuốc lá’ bạn tôi thẫn thờ khi nghĩ đến hậu quả của việc hút thuốc lá. Nếu không sớm được học bài này thì bạn tôi cũng có thể đi theo vết xe của cha, anh.

Từ đó, tôi thấy bài viết có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn, đưa ra lời cảnh báo kịp thời để chúng tôi, những người trẻ tuổi, những người học sinh thấy được tác hại của ‘ôn dịch thuốc lá ‘

Soạn bài ôn dịch, thuốc lá của ngữ văn lớp 8

Câu 1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá.

Tên gọi của văn bản này không chí có nghĩa là một thứ bệnh dễ lan truyền rộng. Ở đây tác giả dùng từ “ôn dịch”, một từ có ý nghĩa chửi rủa và bắt đầu dấy phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm).

Ta có thể diễn ý tên gọi văn ản một cách khác là Thuốc là một loại ôn dịch.

Câu 2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo Bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá nhằm mục đích lấy lối so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề ý học.

Nói một cách đơn giản, khói thuốc không làm cho người “lăn đùng ra chết ngay” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút không thấy ngay tác hại cua nó… Điều này có tác dụng rất sắc sảo trong lập luận.

Câu 3. Tác giả đã nêu lên tác hại của thuốc lá như thế nào đối với con người?

Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim… khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

Câu 4. Vì sao tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Bằng cách này, tác giả bác bỏ lối chống chế thường gặp ở những người hút thuốc. Người hút thuốc trực tiếp bị chất độc nicôtin, oxit cacbon gây tác hại, nhưng còn gây tác hại cho những người xung quanh phải ngửi mùi thuốc (nhất là trẻ con và phụ nữ mang thai).

Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc là nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh (những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới việc sinh non rất nguy hiểm).

Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc là và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.

Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là để cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá ở nước ta còn nghiêm trọng hơn ở các nước đó. Ta nghèo hơn nhưng lại “xài” thuốc lá tương đương với các nước đó.

Đây là điều không thể chấp nhận. Điều thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.

Câu 6. Nghệ thuật.

Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích chứng minh… văn bản đã làm sáng tỏ, đầy sức thuyết phục về tác hại của thuốc lá, kêu gọi mọi người hãy đứng lên ngăn ngừa, chặn đứng nạn ôn dịch thuốc lá.

Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sâu sắc và so sánh liên tưởng rất thực tế, đầy tính thuyết phục.

Câu 7. Ý nghĩa

Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây ra những tổn hại to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song, nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Cần quyết tâm phòng chống ôn dịch thuốc lá.

Hãy đáp lại tấm lòng của người thầy thuốc, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, thiết tha kêu gọi mọi người, nhất là thanh niên, hãy đứng lên ngăn ngừa, chặn đứng nạn ôn dịch thuốc lá.

II. Luyện tập. Câu 1. Tìm hiểu tinh trạng hút thuốc lá ở một số người thân và dựa vào cách lập bảng thống kê để phân loại nguyên nhân.

Lứa tuổi 20 – 25 tuổi.

Vui bạn, nể bạn 30%.

Bắt chước 60%.

Vì lịch sự, xã giao 10%.

Câu 2. Ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị.

Hãy ghi lại cảm nghĩ chân thực của mình về cái chết thảm không phải là của người nghèo khổ mà là một tỷ phú ở Mỹ.

Bố Cục &Amp; Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Lớp 8

Chiếc lá cuối cùng Lớp 8 truyện ngắn hay của O’ Henri, sau đây là nội dung bố cục và tóm tắt Chiếc lá cuối cùng truyện ngắn này hay nhất.

-Phần 2: Tiếp theo ….”thế thôi” cho đến “Chiếc lá cuối cùng không rụng và Giôn-xi qua cơn nguy hiểm

-Phần 3: Đoạn còn lại. Đoạn này Xiu kể cho Giôn-xi đang bình phục sau cơn bệnh, kể về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men.

Đó là 3 phần của văn bản Chiếc lá cuối cùng.

Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng

Giôn xi và Xiu là hai họa sĩ trẻ nghèo sống cùng nhau. Vào một mùa đông lạnh giá Giôn xi bị mắc bệnh sưng phổi nặng. Cô đã rất tuyệt vọng và không còn muốn sống bởi vì không có chi phí trả viện phí. Cô đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên cây thường xuân cho đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống đất thì cô sẽ chết. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp vẫn đếm từng chiếc lá cuối cùng.

Biết được ý nghĩ đó cụ Bơ-men đã âm thầm thức suốt đêm mưa to gió bão để vẽ chiếc lá thường xuân. Sau đêm mưa to gió lớn, chiếc lá cuối cùng vẫn còn ở trên cây, Chiếc lá cuối cùng không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi phải suy nghĩ lại, cô mong muốn được sống. Bác sĩ cũng bảo Xiu rằng Giôn xi đã khỏi hẳn bệnh.

Giôn-xi từ khỏi bệnh và cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi. Xiu thông báo cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-men.

Hướng dẫn soạn bài I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Về tác giả

O Hen-ri (1862 – 1910) nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm có các sâu sắc trong lòng người đọc như các tác phẩm: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…

2. Về tác phẩm

a) Đoạn trích nằm trong SGK thuộc phần 1 của truyện ngắn có cùng tên. Tác giả kể chuyện thật hấp dẫn. Nhân vật chính xuất hiện thoáng qua để lại cô chị (Xiu) cùng với bạn đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá trên tường, thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Chiếc lá không rơi, Giôn-xi dần dần khoẻ lại thì cũng là lúc người hoạ sĩ già duy nhất trong đời ngã xuống.

Cái chết của người hoạ sĩ già để lại trong lòng bạn đọc một nỗi buồn thấm thía nhưng không bi luỵ bởi chính nó đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, của niềm tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của cái đẹp.

b) Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi: – Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.

– Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh mang lại sự sống cho Giôn-xi.

c) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng:

– Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ.

– Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.

– Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”.

– Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.

Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.

d) Tâm trạng của Giôn-xi là tâm trạng của một người bệnh, ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn-xi tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ buông xuôi, người đọc rất căng thẳng.

Nguyên nhân khiến tâm trạng củ Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm, để mỗi người tự có hình dung, dự đoán theo cách của riêng mình.

e) Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:

– Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.

– Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tóm tắt bài văn

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi căn bệnh rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa và cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình.

2. Cách đọc bài văn

Bài văn được thể hiện qua nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Khi đọc cần chú ý sử dụng giọng điệu:

– Lời dẫn chuyện: khi thì chậm rãi, lo lắng (phần đầu), khi thì nhẹ nhàng, xót xa (đoạn cuối).

– Lời nhân vật Xiu: từ lo lắng (sợ chiếc lá rơi xuống), thất vọng (thấy Giôn-xi ngày càng yếu hơn), mừng rỡ (Giôn-xi khỏi bệnh) đến xót xa (khi thuật lại cái chết cụ Bơ-men).

– Lời nhân vật Giôn-xi: từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời.

Kết thúc hướng dẫn soạn bài, bố cục, tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng, hi vọng lời giải trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về bài học hơn.

Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Thuộc Kiểu Văn Bản Nào

Văn Bản ôn Dịch Thuốc Lá Thuộc Kiểu Văn Bản Nào, Câu Thơ ôi Kì Lạ Và Thiêng Liêng Bếp Lửa Thuộc Kiểu Câu Gì, Câu Thơ Tôi Thấy Nhớ Cái Mùi Nồng Mặn Quá Thuộc Kiểu Câu Gì, Câu Thơ Mà Chân Muốn Đạp Tan Phòng Hè ôi Thuộc Kiểu Câu Gì, Câu Thơ Cuộc Đời Cách Mạng Thật Là Sang Thuộc Kiểu Câu Gì, Mẫu Sổ Nhập Thuôc Phat Thuôc Trong Trường Học, Cây Thuốc Việt Nam Và Những Bài Thuốc Thường Dùng, Tóm Tắt ôn Dịch Thuốc Lá, Văn Bản ôn Dịch Thuốc Lá, Bài Giảng ôn Dịch Thuốc Lá, Nội Dung Bài ôn Dịch Thuốc Lá, Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Dung Dịch Thuốc, Đỗ Tất Lợi Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Viết Đoạn Văn Về Vb Thông Tin Về Ngày Trái Đất Năm 2000, ôn Dịch Thuốc Lá, Bài Toán Dân Số, Các Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Dàn Bài Hút Thuốc Lá Có Hại, K Thuộc Bài, Dàn ý Hút Thuốc Lá Có Hại, Kê Đơn Thuốc, Mã Atc Thuốc, Cây Thuốc Mới, Kê Đơn Thuốc Đau Dạ Dày, Thuốc Tô Mộc, Đơn Thuốc Mẫu, Cắt Thuốc, Toa Thuốc, Đơn Thuốc, Nội Quy Kho Thuốc, Tóm Tắt Thuốc, Nhà Thuốc, Cây Thuốc, 4.0, Mẫu Đơn Xin Mua Thuoc, Quy Chế Kê Đơn Thuốc, Kê Đơn Thuốc Thú Y, Bài Thuốc Hoa Hòe, Thuốc Cốm, Thuốc, Các Đơn Thuốc Mẫu, Mẫu 1 Đơn Thuốc, Vị Thuốc, Bán Thuốc, Bài Thuốc Bổ Phế, Mẫu Đơn Thuốc, Mẫu Toa Thuốc, Cây Thuốc, Thuốc Lá, Cây Thuốc Nam, Đơn Thuốc Thú Y, Thuoc Me, Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc, Báo Cáo Thực Tập ở Nhà Thuốc, Báo Cáo Thực Tập Nhà Thuốc Số 6, Quy Chế Nhãn Thuốc, Báo Cáo Thực Tập Nhà Thuốc 5 Tốt, Quy Trình Mở Nhà Thuốc, Văn Bản Đề Nghị Hủy Thuốc, Báo Cáo Thực Tập Nhà Thuốc, Tương Tác Thuốc, Nghiên Cứu Bào Chế Thuốc Nhỏ Mắt, Sổ Tay Sử Dụng Thuốc, Mẫu Sổ Nhập Thuốc, Quy Định Kê Đơn Thuốc, Báo Cáo Thực Tập Nhà Thuốc Số 57, Thuốc Nhỏ Mắt Methaxol, Quy Chế Sử Dụng Thuốc, Phương Thuốc Thần Kỳ, Hàm Lượng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ, Đơn Thuốc Bhyt, Nguyên Tố Fe Thuộc Họ Nào, Mẫu Toa Thuốc Của Bạch Mai, Đơn Xin Cấp Thuốc Morphin, Mẫu Đơn Xin Cấp Thuốc Morphin, Mẫu Báo Cáo Phản ứng Có Hại Của Thuốc, Mẫu Báo Cáo Thực Tập Nhà Thuốc, Sử Dụng Thuốc, Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc, Mẫu Hợp Đồng Mua Thuốc, Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Thuốc, Mẫu Hồ Sơ Lô Sản Xuất Thuốc, Từ Điển Cây Thuốc Của Võ Văn Chi, Khảo Sát Thuốc, Đơn Thuốc Khám Mắt, Mẫu Đơn Xin Mua Thuốc Morphin, Kê Toa Thuốc Hen Suyễn, Thuốc Trị Hen Phế Quản, Nói Không Với Thuốc Lá, Hợp Đồng Mua Bán Thuốc, Hợp Đồng Mua Thuốc, Bài Thơ Uống Thuốc, Kê Đơn Thuốc Tiếng Anh, Kê Đơn Thuốc Y Học Cổ Truyền, X Thuộc Nguyên Tố Nào, Thuốc Promethazin Hcl, Bản Cam Kết Người Phụ Thuộc, Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Nhà Thuốc, “540 Bài Thuốc Đông Y”, Quản Lý Tồn Trữ Thuốc, Bài Tập Làm Văn Hãy Nói Không Với Thuốc Lá, Tinh Dầu Làm Thuốc,

Văn Bản ôn Dịch Thuốc Lá Thuộc Kiểu Văn Bản Nào, Câu Thơ ôi Kì Lạ Và Thiêng Liêng Bếp Lửa Thuộc Kiểu Câu Gì, Câu Thơ Tôi Thấy Nhớ Cái Mùi Nồng Mặn Quá Thuộc Kiểu Câu Gì, Câu Thơ Mà Chân Muốn Đạp Tan Phòng Hè ôi Thuộc Kiểu Câu Gì, Câu Thơ Cuộc Đời Cách Mạng Thật Là Sang Thuộc Kiểu Câu Gì, Mẫu Sổ Nhập Thuôc Phat Thuôc Trong Trường Học, Cây Thuốc Việt Nam Và Những Bài Thuốc Thường Dùng, Tóm Tắt ôn Dịch Thuốc Lá, Văn Bản ôn Dịch Thuốc Lá, Bài Giảng ôn Dịch Thuốc Lá, Nội Dung Bài ôn Dịch Thuốc Lá, Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Dung Dịch Thuốc, Đỗ Tất Lợi Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Viết Đoạn Văn Về Vb Thông Tin Về Ngày Trái Đất Năm 2000, ôn Dịch Thuốc Lá, Bài Toán Dân Số, Các Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Dàn Bài Hút Thuốc Lá Có Hại, K Thuộc Bài, Dàn ý Hút Thuốc Lá Có Hại, Kê Đơn Thuốc, Mã Atc Thuốc, Cây Thuốc Mới, Kê Đơn Thuốc Đau Dạ Dày, Thuốc Tô Mộc, Đơn Thuốc Mẫu, Cắt Thuốc, Toa Thuốc, Đơn Thuốc, Nội Quy Kho Thuốc, Tóm Tắt Thuốc, Nhà Thuốc, Cây Thuốc, 4.0, Mẫu Đơn Xin Mua Thuoc, Quy Chế Kê Đơn Thuốc, Kê Đơn Thuốc Thú Y, Bài Thuốc Hoa Hòe, Thuốc Cốm, Thuốc, Các Đơn Thuốc Mẫu, Mẫu 1 Đơn Thuốc, Vị Thuốc, Bán Thuốc, Bài Thuốc Bổ Phế, Mẫu Đơn Thuốc, Mẫu Toa Thuốc, Cây Thuốc, Thuốc Lá, Cây Thuốc Nam, Đơn Thuốc Thú Y, Thuoc Me,

Cập nhật thông tin chi tiết về Bố Cục, Tóm Tắt Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!