Bạn đang xem bài viết Bộ Nội Vụ Ban Hành Văn Bản Số 5898/Bnv được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 27/11/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản số 5898/BNV-TCBC về việc đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến thống nhất với Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đăng ký thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể như sau:
1. Về phạm vi, đối tượng thực hiện thí điểm
a) Ở cấp tỉnh
– Thí điểm hợp nhất Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính và Kế hoạch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư.
– Thí điểm hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải và Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng.
– Thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy thành Cơ quan Tổ chức – Nội vụ cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
– Thí điểm hợp nhất Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thành Cơ quan Thanh tra – Kiếm tra cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
b) Ở cấp huyện
– Thí điểm hợp nhất Phòng Nội vụ với Ban Tổ chức cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Tổ chức – Nội vụ cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức nâng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
– Thí điểm hợp nhất Thanh tra cấp huyện với Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Thanh tra – Kiểm tra cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quán lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
– Thí điểm hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân với Văn phòng cấp ủy cấp huyện thành Văn phòng cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác văn phòng.
2. Đối với các địa phương đã thực hiện thí điếm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện khác với nội dung quy định tại khoản 1 Văn bản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp, báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đăng ký về Bộ Nội vụ trước 15/12/2019 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ./.
Theo: http://tcnn.vn
Ban Cán Sự Đảng Bộ Nội Vụ: Tiếp Tục Thực Hiện Nghị Quyết Số 33
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW trong thời gian tới, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đề nghị:
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng cùng cấp phổ biến, tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị nội dung Báo cáo số 420-BC/BTGTW ngày 29/5/2020 và Báo cáo số 54-BC/BCSĐ ngày 10/4/2019 của Ban Cán sự đảng Bộ về sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết; tập trung triển khai thực hiện có kết quả phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới được nêu tại Báo cáo số 420-BC/BTGTW theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ và trong nội bộ Bộ.
Ban Cán Sự Đảng Bộ Nội Vụ: Học Tập, Tuyên Truyền, Quán Triệt Nghị Quyết Số 55
Theo đó, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ thực hiện Hướng dẫn số 135-HD/BTGTW, ngày 05/5/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 39-KH/BCSĐ, ngày 06/3/2020 của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW theo chức năng, nhiệm vụ được giao và sự chỉ đạo của tổ chức Đảng cấp trên.
Tại Hướng dẫn số 135-HD/BTGTW, Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu tổ chức quán triệt nghiêm túc để cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia để phát triển kinh tế – xã hội đất nước nhanh, bền vững.
Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu từng cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết để triển khai và thực hiện có hiệu quả .
Cùng với đó, đổi mới nội dung, phương thức quán triệt Nghị quyết phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương, đơn vị. Tổ chức quán triệt các quan điểm; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên. Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết được tiến hành thường xuyên, định kỳ.
Với Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu tổng quát sẽ bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghị quyết đã đưa ra các mục tiêu cụ thể về năng lượng sơ cấp, tổng công suất của các nguồn điện, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối, mức độ đáp ứng của các cơ sở lọc dầu, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng, mức giảm phát thải nhà kính…
Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết cũng đã đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cho định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm:
Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.
Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng.
Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.
Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.
Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội trong phát triển ngành năng lượng./.
Bộ Nội Vụ Trả Lời Về Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành Luật Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương
Cử tri thành phố Yên Bái phát biểu ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ năm của Quốc hội . Ảnh: Đức Toàn
Bộ Nội vụ trả lời tại Công văn số 872/BNV-CQĐP ngày 06/3/2018 như sau:
1. Về đề nghị UBTVQH ban hành Quy chế hoạt động của HĐND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Tại Kỳ họp thứ 9 và Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các địa phương, UBTVQH đã giao Ban Công tác đại biểu của UBTVQH xây dựng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt động của hội đồng nhân dân (HĐND) để thay thế Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của UBTVQH khóa XI.
2. Về ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương được ban hành, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1910/QĐ-TTg ngày 05/11/2015 về kế hoạch triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tham mưu, giúp Chính phủ trình UBTVQH ban hành 03 Nghị quyết hướng dẫn Luật Tổ chức chính quyền địa phương:
(l) Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập ban dân tộc của HĐND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (2) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; (3) Nghị quyết số 1206/2016/UBTVQH13 ngày 13/5/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND; phối hợp với Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì) tham mưu, giúp Chính phủ trình UBTVQH ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH về phân loại đô thị. Đồng thời, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, phê chuẩn, từ chức, miễm nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND; (2) Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, các nội dung được Luật Tổ chức chính quyền địa phương giao UBTVQH, Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được ban hành.
l Theo ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái, Điều 34 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương về cơ cấu tổ chức của UBND quy định: UBND xã loại I có không quá 02 phó chủ tịch; xã loại II và loại III có 01 phó chủ tịch. Quy định như vậy chưa hợp lý, vì đối với khu vực các tỉnh miền núi các xã thuộc loại II, loại III là các xã có diện tích rộng, dân cư sinh sống không tập trung, giao thông đi lại khó khăn. Đề nghị xem xét, sửa đổi quy định trên cho hợp lý.
Về nội dung này, Bộ trả lời tại Văn bản số 6565/BNV-CQĐP ngày 15/12/2017 như sau:
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND, đã quy định số lượng phó chủ tịch UBND theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: đơn vị hành chính cấp xã loại I có không quá 02 phó chủ tịch, xã loại II và loại III có 01 phó chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về số lượng phó chủ tịch UBND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bộ Nội vụ ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái để tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét khi sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Nội Vụ Ban Hành Văn Bản Số 5898/Bnv trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!