Bạn đang xem bài viết Bổ Sung Trường Hợp Được Sử Dụng Ngoại Hối Trên Lãnh Thổ Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 03/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam vào ngày 29/03/2019 (“Thông tư 03”) và Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam cũng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành vào ngày 04/04/2019 (“Văn bản hợp nhất 14”).
Theo đó, Thông tư 03 bổ sung quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, đối với người không cư trú thực hiện theo quy định sau:
Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp:
– Mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, theo Văn bản hợp nhất 14, hiện có 17 trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, bổ sung 3 trường hợp tại Mục số 16 so với Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
Văn bản hợp nhất 14 cũng quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
1. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài, tổ chức được lựa chọn nộp tài liệu đã được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam hoặc tài liệu có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức.
Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và các giấy tờ bản sao không phải là bản sao có chứng thực, bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức thì tổ chức phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó trình bày cụ thể sự cần thiết sử dụng ngoại hối;
– Bản sao giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật;
– Các hồ sơ, tài liệu chứng minh nhu cầu cần thiết sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp để xem xét cấp văn bản chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản thông báo rõ lý do.
Thông tư 03 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/5/2019 và Văn bản hợp nhất 14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/04/2019.
Kinh Doanh Ngoại Hối Việt Nam Cần Điều Kiện Gì
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13
Thông tư số 25/2011/TT-NHNN
Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN
Thông tư số 03/2008/TT-NHNN
Nghị định số 160/2006/NĐ-CP
Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11
Luật Các tổ chức tín dụng
Nghị định số 86/2013/NĐ-CP
Thông tư số 15/2014/TT-NHNN
Tư vấn điều kiện hoạt động kinh doanh
Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
Có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ chi trả ngoại tệ
Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý chi trả ngoại tệ
Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
Có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
Có thỏa thuận với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
Có Phương án về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
Là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam
Có địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định sau:
Cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp v.v…) đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 (ba) sao trở lên
Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy)
Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài
Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam
Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều khách nước ngoài tham quan, mua sắm
Tổ chức có thể đặt Đại lý đổi ngoại tệ tại hoặc ngoài trụ sở chính, trụ sở chi nhánh
Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Đại lý đổi ngoại tệ như: nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi ngoại tệ) trong đó trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: bàn ghế, điện thoại, máy fax, két sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy nhiệm và tên Đại lý đổi ngoại tệ
Nhân viên trực tiếp làm ở Đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do Tổ chức tín dụng ủy nhiệm cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả; cách thức ghi hóa đơn, cập nhật số liệu vào sổ sách kế toán; có trình độ tiếng Anh tối thiểu để giao tiếp với người nước ngoài khi thực hiện nghiệp vụ đổi ngoại tệ …
Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ
Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng quản trị thông qua, trong đó xác định rõ nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, doanh nghiệp có nhu cầu thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác gửi 02 (hai) bộ hồ sơ bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài để được cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác.
Trong quá trình tìm hiểu về về quy trình thực hiện các thủ tục xin cấp phép hoạt động nội dung kinh doanh trên có thể liên hệ trực tiếp với Việt Luật để được hỗ trợ tốt nhất.
Hỗ trợ khách hàng qua các kênh chat online như zalo, facebook, viber, skype… hoặc số hotline: 0965 999 345 / 043 997 4288
Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Quản Lý Ngoại Hối
Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối. Hoạt động ngoại hối của Việt Nam trong thời gian gần đây. Quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước.
Một trong những thị trường lớn nhất thế giới là thị trường ngoại hối, đó là một điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư. Hiện nay, sự phát triển thị trường ngoại hối diễn ra rất nhanh chóng và mở rộng, và góp phần tạo cơ hội cho người tham gia trong mọi thời điểm giao dịch. Đây là một thị trường giao dịch sôi động với giá trị giao dịch hằng ngày lên đến hơn 4 nghìn tỷ USD.
Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm: ngoại tệ, phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam mở đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch nền kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, thì mỗi quốc gia đều phải có đồng tiền riêng của mình. Để hiểu rõ hơn về việc quản lý ngoại hối theo quy định pháp luật Vệt Nam, Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định pháp lý cụ thể để làm rõ hơn về vấn đề trên như sau:
– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
– Nghị định số 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. (thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ – CP)
– Thông tư số 16/2014/TT-NHNN Hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của NCT, NKCT tại ngân hàng được phép.
Có thể hiểu: “Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Theo khoản 1 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005, thì ngoại hối được định nghĩa bằng cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối:
– Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của NCT; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN;
– Tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”
Quan điểm về khái niệm ngoại hối có thể được hiểu không hoàn toàn thống nhất trong hệ thống pháp luật của mỗi nước. Do vậy mà quan điểm về hoạt động ngoại hối cũng có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt về hoạt động ngoại hối của NCT và NKCT.
Theo góc độ khoa học pháp lí: “Hoạt động ngoại hối là tổng hợp các hành vi pháp lí do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu sử dụng và định đoạt các tài sản coi được coi là ngoại hối.” Các hành vi pháp lí này có thể là hành vi pháp lí hoặc hành vi thương mại phụ thuộc vào việc người sử dụng chúng vì nhu cầu dân sự hay thương mại.
Hoạt động ngoại hối có đối tượng là chính là các ngoại hối đã được pháp luật Việt Nam qui định và cho phép lưu thông và các dịch vụ ngoại hối.
– Tổ chức, cá nhân phải là NCT, NKCT theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
4. Thị trường ngoại hối hiện nay tại Việt Nam
Tính tới ngày 30/6/2014, tỷ giá trung bình của 23 ngân hàng thương mại đạt 21.251 VND/USD, tăng 0,8% so với mức tỷ giá của đầu tháng 01/2014 và tăng 1,04% so với cùng thời điểm năm 2013; tỷ giá tự do ngày 30/6/2014 là 21.305 VND/USD, tăng 0,6% so với tỷ giá tự do thời điểm đầu năm và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm 2013, xác lập mức tỷ giá tăng cao nhất trong tháng 6.
– Thứ nhất, chính sách tỷ giá ổn định. Ngay từ đầu năm, NHNN đã đặt định hướng năm 2014 sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt nhưng vẫn phải ổn định, mức điều chỉnh không quá 2%. Thực hiện định hướng đã đề ra, NHNN đã duy trì tỷ giá liên ngân hàng ở mức 21.036 VND/USD trong gần 1 năm (từ 28/6/2013 đến hết ngày 18/6/2014);
– Thứ hai, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước (tính đến hết ngày 15/6/2014) thặng dư hơn 1,45 tỷ USD. Cụ thể: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 127,63 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng hơn 14,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 64,54 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng hơn 8,61 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 63,09 tỷ USD, tăng 10,4% (tương ứng tăng hơn 5,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013;
– Thứ ba, các dòng vốn khác như FDI, ODA, kiều hối tương đối ổn định. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2014, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đã giải ngân được tỷ 5,75 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2013. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam ổn định.
– Thứ tư, dự trữ ngoại hối tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2014, NHNN đã mua trên 10 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối lên hơn 35 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay.
Có thể thấy, các yếu tố vĩ mô hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu gây sức ép lên tỷ giá. Xu hướng tăng xác lập từ tháng 5/2014 chủ yếu do tác động của yếu tố tâm lý. Thị trường đã chuyển từ trạng thái “ổn định” sang “thận trọng” và có phần lo ngại trước diễn biến tình hình phức tạp trên Biển Đông. Theo đó, nguồn cung ngoại hối sụt giảm do cá nhân và doanh nghiệp hạn chế bán ngoại hối, chờ đợi thêm thông tin rõ ràng.
Trong khi nguồn cầu ngoại hối tăng lên do các ngân hàng thương mại có xu hướng mua ngoại hối thu hẹp trạng thái âm đang nắm giữ; một bộ phận người dân có xu hướng chuyển sang các tài sản có độ an toàn cao như ngoại hối, vàng. Giá vàng mua vào và bán ra cuối tháng 6/2014 tăng cao, lần lượt là 36,70 triệu đồng/lượng (tăng 5,76% so với cuối năm 2013) và 36,82 triệu đồng/lượng (tăng 5,87% so với cuối năm 2013).
5. Quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng
Quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối 2005. Pháp lệnh Ngoại hối có ưu điểm là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế hoạt động quản lý ngoại hối, mặt khác nó là một nhân tố đặc biệt trong sự hội nhập của nền kinh tế.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 được ban hành nhằm:
Thứ nhất, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối
Thứ hai, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo hiệu lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ nhằm đổi mới đáng kể. Mặt khác, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật đẻ nhằm đảm bảo về việc quản lý ngoại hối. Kể từ khi Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành, những quy định về tự do hóa trong quản lý ngoại hối đã được thể chế hóa. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện việc quản lý ngoại hối dưới các hình thức:
Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, điều hành hoạt động ngoại hối của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, NHNN là cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Thứ hai, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối đều phải xin phép và được cấp phép, nghĩa là để được hoạt động ngoại hối,các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác phải xin giấy phép hoạt động ngoại hối.
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hối. Hoạt động thanh tra ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Thanh tra ngân hàng là một công cụ sắc bén không thể thiếu của NHNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và chức năng QLNH nói riêng
Thứ tư, hoạt động quản lý ngoại hối khác. NHNN còn tiến hành QLNH thông qua các hoạt động: Điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách can thiệp thị trường ngoại hối và vàng; Công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ; Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước.
Được Phép Sử Dụng Chữ Ký Số Trong Những Trường Hợp Nào?
Chữ ký số có được dùng làm gì ngoài mục đích để khai thuế không? Được phép sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào? Có dùng chữ ký số để ký hợp đồng được không?
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 thời đại cách mạng công nghệ đang phát triển vượt bậc sẽ tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội thì chữ ký số ra đời là trong những bước ngoặc của công nghệ hiện đại có tác dụng và vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có lẽ mọi người chỉ biết đến chữ ký số dùng để nộp thuế điện tử, nộp bảo hiểm xã hội là nhiều. ngoài ra, chữ ký số có được dùng làm gì ngoài mục đích để khai thuế không? Được phép sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào? Có dùng chữ ký số để ký hợp đồng được không? đây có thể là thắc mắc của rất nhiều người khi nhắc đến tác dụng của chữ ký số. Trong phạm vi của bài viết này thì chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên dựa theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu chữ ký số là một trong những dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điêp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác theo các quy định của pháp luật.
2. Được phép sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào?
Một trong những tác dụng của chữ ký số mà các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có thực hiện giao dịch điện tử thì có thể sử dụng chữ ký số là một trong những ứng dụng để giao dịch với các cơ quan, tổ chức của nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi con dấu, thay đổi người đại diện pháp luật, kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà không cần phải đến trực tiếp đến cơ quan nhà nước nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số như trong những công cụ bảo mật các email của mình để thực hiện việc trao đổi các thông tin, giấy tờ nhanh chóng, an toàn.
Các doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch với đối tác mà các bên không cần phải trực tiếp gặp mặt trao đổi công việc, đầu tư chứng khoán, mua bán hàng hóa hoặc chuyển các hồ sơ giấy mà không phải lo sợ giả danh hoặc mất cắp mà chỉ cần giao dịch trực tuyến thì mức độ bảo mật và an ninh cũng cao hơn.
Chữ ký số được sử dụng thay cho chữ ký thông thường trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử và luôn bảo đảm tính pháp lý tương đương theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.
Các văn bản của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi sử dụng chữ ký số có đủ các điều kiện theo quy định được cung cấp bơi các cơ quan có thẩm quyền sẽ có hiệu lực pháp luật như đối với văn bản được in ra, được các bên ký tên và đóng dấu. Cho nên để chữ ký số có giá trị pháp lý thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn như sau:
+ Chữ ký số được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó theo quy định của luật giao dịch điện tử.
+ Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số. tương ứng với khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
+Không phải tổ chức nào cũng được cấp chữ ký số mà phải là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của luật giao dịch điện tử.
+ Tổ chức đủ các điều kiện và đáp ứng được cung cấp chữ ký số là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cũng là một trong các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và là một trong những hoạt động kinh doanh, ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật muốn hoạt động thì phải đáp ứng được các điều kiện để có thể cung cấp được các dịch vụ này.
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định của pháp luật. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.
Hiệu lực của khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký khi thực hiện giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
Vì vây, chữ ký số đang ngày càng phát huy được vai trò quan trọng của mình trong thời đại công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí, nhân sự, thời gian, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế làm cho đất nước ngày càng phát triển.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác.
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu được đảm bảo kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
– Ký số đối với văn bản điện tử:
+ Văn bản điện tử phải có đủ chữ ký số của cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm ký văn bản điện tử theo quy định.
+ Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của cá nhân có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi cá nhân đó; Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi người có thẩm quyền đó và được đóng dấu.
+ Văn bản điện tử được số hóa từ văn bản giấy đã ký, đóng dấu được ký số bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản có giá trị như văn bản giấy đã ký, đóng dấu khi chưa số hóa.
+ Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.
– Các trường hợp khác về sử dụng con dấu trên văn bản khi chuyển sang môi trường điện tử sẽ tương ứng như sau:
+ Trường hợp phải có dấu giáp lai: Trong môi trường điện tử, chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản điện tử. Văn bản điện tử khi có chữ ký số hợp pháp không cần cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn bổ sung tương ứng với dấu giáp lai.
+ Trường hợp phải có dấu treo: Trong môi trường điện tử, nếu tài liệu đi kèm với văn bản chính nằm trong cùng một tệp điện tử và văn bản chính có chữ ký số hợp pháp thì không cần cơ chế bổ sung để đảm bảo tài liệu đi kèm là phần không thể tách rời nội dung của văn bản chính. Nếu tài liệu đi kèm với văn bản chính không cùng một tệp điện tử thì tệp đi kèm cần được ký số bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
– Ký qua cổng thông tin điện tử.
+ Các văn bản điện tử tự động ra bên ngoài được ký bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
+ Đối với các văn bản điện tử gửi đến cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị mà có yêu cầu ký số bởi chữ ký số chuyên dùng của Tổng cục Thuế thì cá nhân, tổ chức gửi văn bản phải ký số bằng chữ ký số chuyên dùng của cá nhân hoặc của cơ quan, tổ chức.
+ Đối với các văn bản điện tử gửi cho cá nhân, tổ chức không thuộc hệ thống chính trị mà có yêu cầu ký số bởi chữ ký số công cộng của Tổng cục Thuế thì cá nhân, tổ chức gửi văn bản phải thực hiện ký số bằng chữ ký số của cá nhân hoặc của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, chữ ký số được dùng chủ yếu trong kê khai thuế, ký qua cổng thông tin điện tử, đối với văn bản điện tử.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bổ Sung Trường Hợp Được Sử Dụng Ngoại Hối Trên Lãnh Thổ Việt Nam trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!