Xu Hướng 3/2023 # Các Khung Xử Phạt Cho Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Năm 2022 # Top 8 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Khung Xử Phạt Cho Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Năm 2022 # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Các Khung Xử Phạt Cho Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức được áp dụng, chú trọng vào việc bổ sung và nâng mức phạt cho các lỗi vi phạm giao thông. Ngoài việc nâng mức phạt lỗi nồng độ cồn, Nghị định 100 cũng quy định mức phạt mới cho lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Đối tượng phải đội mũ bảo hiểm

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ các đối tượng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khí tham gia giao thông:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;

Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;

Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp diện.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện cũng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Tuy nhiên, Nghị định 100 cũng loại trừ việc xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm cho các trường hợp sau:

Chở người bệnh đi cấp cứu;

Chở trẻ em dưới 06 tuổi;

Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

Khi nào đội mũ bảo hiểm vẫn bị xử phạt?

Trong một số trường hợp, người tham gia giao thông dù đội mũ bảo hiểm vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm không cài quai;

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn;

Đội mũ bảo hiểm không phải loại dành cho mô tô, xe máy;

Người điều khiển xe đội mũ bảo hiểm nhưng người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.

Đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng sẽ bị xử phạt

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Lỗi không đội mũ bảo hiểm theo Nghị định 100 có mức phạt cụ thể như sau:

Đối tượng bị xử phạt

Mức phạt không đội mũ bảo hiểm Nghị định 46

Mức phạt không đội mũ bảo hiểm Nghị định 100

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

100.000 – 200.000 đồng

200.000 – 300.000 đồng

Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện

100.000 – 200.000 đồng (Xe đạp điện không bị xử phạt)

200.000 – 300.000 đồng

Người được hở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện

100.000 – 200.000 đồng (xe đạp điện không bị phạt)

200.000 – 300.000 đồng

Không đội mũ bảo hiểm xe máy có bị giữ xe?

Theo quy định Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Như vậy, trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên và không bị giữ xe.

Linh Đỗ

Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Phạt Bao Nhiêu Tiền Năm 2022?

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông và những người ngồi trên phương tiện giao thông đều phải nghiêm túc chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đương nhiên sẽ bị xử phạt theo quy định.

Việc xử phạt sẽ áp dụng đối với người điều khiển xe không đội mũ hoặc xử phạt với cả đối tượng người điều khiển chở người ngồi trên xe không đội mũ và người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm.

Căn cứ theo quy định tại Điểm d và đ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

” 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Đối với xe máy:

Căn cứ theo quy định tại Điểm i và k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máyvi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1900 6557 SẼ TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH NHỮNG VẤN ĐỀ SAU:

CÁCH THỨC ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557

Để giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả, để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn về giao thông đường bộ, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác rất đơn giản đó là nhấc máy điện thoại lên và gọi tới SỐ: 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn : 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Khách hàng có thể THAM KHẢO thêm một số bài viết sau:

– Tổng đài tư vấn Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy;

– Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông;

– Tư vấn mức phạt xe quá tải .

Ngồi sau xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?

Kính gửi các cô/chú luật sư. Cháu năm nay 17 tuổi, có 1 chiếc xe đạp điện. Vừa rồi cháu và bạn cùng nhau đi đến trường. Tuy nhiên trong quá trình đi cháu bị các chú cảnh sát giao thông phạt tiền vì lỗi không đội mũ bảo hiểm. Chắc hơi thắc mắc, bởi lẽ cháu vẫn đội mũ bảo hiểm. Chỉ có bạn cháu ngồi sau không đội. Xin hỏi các cô/chú, trường hợp này của cháu các chú cảnh sát giao thông xử phạt như vậy có đúng không?

Cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, về câu hỏi của cháu chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ theo quy định tại Điểm d và đ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mỹ hoặc không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, người được chở không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách cũng bị xử phạt theo Nghị định này.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên cháu có thể bị phạt tiền từ 200 đến 300 nghìn đồng vì lỗi này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 để được tư vấn.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Không Đội Mũ Bảo Hiểm Bị Xử Phạt Bao Nhiêu?

Không đội mũ bảo hiểm. Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm và chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Vừa qua em có đi xe máy nhưng không mang theo giấy tờ xe, không đội mũ bảo hiểm (có chở 1 người) và đã bị các anh cảnh sát giao thông giữ xe và xử phạt 1.200.000 đồng, vậy cho em hỏi với chế tài xử phạt như vậy có đúng không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Nghị định 171/2013/ND-CP và như bạn nêu trên về hành vi vi phạm của bạn, theo đó bạn vi phạm các lỗi sau:

– Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm;

– Hành vi tham gia giao thông nhưng không có Giấy tờ xe bao gồm: Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe và Giấy bảo hiểm dân sự tài sản xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

Và mức xử phạt tiền sẽ cụ thể như sau:

– Với hành vi vi phạm người điều khiển, người ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm: Theo quy định tại điểm I khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/ND-CP quy định mức phạt là từ 100.000 – 200.000 đồng.

– Với hành vi tham gia giao thông nhưng không mang theo giấy tờ xe gồm các giấy tờ: bảo hiểm xe máy, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe.

+ Thứ hai không mang theo giấy đăng ký xe: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định này quy định mức phạt là 80.000 – 120.000 đồng;

+ Thứ ba không mang theo bảo hiểm xe: Theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định này quy định mức phạt là 80.000 – 120.000 đồng.

Tổng hợp mức phạt tối đa cho việc quên không mang theo giấy tờ xe là 360.000 đồng.

Như vậy trong trường hợp này của bạn mức phạt tối đa mà cơ quan có thể xử phạt bạn là 560.000 đồng.

Và Khi đó mức phạt tổng thể cho bạn tối đa là 760.000 đồng.

Do đó, mức xử phạt mà công an đưa ra trong quyết định xử phạt là chưa chính xác, bạn có thể làm đơn khiếu nại về quyết định xử phạt nói trên để đảm bảo quyền lợi cho mình.

– Xử phạt khi không có giấy phép và không đội mũ bảo hiểm

– Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền?

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật dân sự miễn phí

– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 1900.6568

Công An Xã Có Được Xử Phạt Không Đội Mũ Bảo Hiểm 2022?

Thẩm quyền xử phạt giao thông của CAX mới nhất

Bên cạnh lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động còn có lực lượng công an xã có thẩm quyền phạt giao thông. Vậy công an xã có quyền phạt các lỗi nào?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi “Công an xã có được phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm?” theo quy định mới nhất tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Công an xã có quyền phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm?

1. Thẩm quyền xử phạt giao thông của công an xã

Theo điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA, công an xã có nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.

Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông

Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Như vậy, công an xã có quyền phạt giao thông theo sự phân công trong kế hoạch với các lỗi như trên ở địa bàn các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý.

2. Công an xã được xử phạt giao thông trong trường hợp nào?

Công an xã chỉ được tham gia vào quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý hành chính đối với vi phạm giao thông khi được huy động lực lượng phối hợp với cảnh sát giao thông

Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP về việc huy động lực lượng công an xã quy định các trường hợp cần thiết huy động công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông như sau:

Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.

Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.

Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

3. Công an xã có được xử phạt không đội mũ bảo hiểm?

Như đã nêu tại mục 1 bài viết này, công an xã được quyền xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Trưởng công an xã trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình (ví dụ: khi có sự phối hợp lực lượng với cảnh sát giao thông trong các trường hợp tại mục 2) có quyền xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Như vậy, người có thẩm quyền xử phạt hành chính lỗi không đội mũ bảo hiểm là trưởng công an xã chứ không phải mọi công an xã đều có quyền xử phạt.

Trưởng công an xã có quyền xử phạt với mức phạt tối đa là 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ .

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Khung Xử Phạt Cho Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Năm 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!