Bạn đang xem bài viết Các Quy Định Cụ Thể Về Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản Theo Pháp Luật Về Khoáng Sản Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo quy định tại Điều 31, Luật Khoáng sản và các Điều 26, Điều 27, Nghị định 76/2000/NĐ-CP thì các quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
1- Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, với điều kiện tổ chức, cá nhân đó đã hoàn thành mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò và tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp đơn xin giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, thì giấy phép thăm dò mới hoặc giấy phép khai thác khoáng sản có thể được cấp đối với khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác.
2 – Đối với khu vực đã thăm dò, nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp thì giấy phép khai thác được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về Khoáng sản, phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 và các điều 13 và 14 của Luật Khoáng sản.
Diện tích khu vực khai thác của một giấy phép khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được thẩm định và chấp thuận theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 76/2000/NĐ-CP.
3 – Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được thẩm định và chấp thuận theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 76/2000/NĐ-CP, nhưng không quá ba mươi năm, được gia hạn theo các điều kiện sau đây:
3.2. Giấy phép khai thác còn hiệu lực không ít hơn ba tháng;
3.3. Kèm theo đơn xin gia hạn gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải có báo cáo tổng hợp kết quả khai thác đến thời điểm xin gia hạn kèm theo bản đồ hiện trạng mỏ; diện tích và trữ lượng khoáng sản chưa khai thác của mỏ, chương trình, kế hoạch tiếp tục khai thác;
Trường hợp giấy phép được cấp trước ngày Luật Khoáng sản có hiệu lực thì phải nộp bổ sung thiết kế mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
3.4. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần trên cơ sở kế hoạch khai thác tiếp tục, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi năm.
4 – Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cùng với giấy phép đầu tư hoặc sau khi giấy phép đầu tư đã được cấp theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản: Nhiều Bất Cập
Cấp phép khai thác khoáng sản: Nhiều bất cập
Thứ Ba, ngày 12/08/2014
Kiếm toán lĩnh vực khoáng sản là một trong những chuyên đề trọng tâm được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện trong năm 2013. Kết quả vừa được cơ quan này công bố cho thấy, có khá nhiều sai phạm đang tồn tại trong lĩnh vực khai khoáng.
Theo ông Đào Văn Dũng – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN): Năm 2013, KTNN thực hiện việc kiểm toán về cấp giấy phép và quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2009-2012. Kết quả cho thấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chưa theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản khi giấy phép hết hạn. Có tới 26 giấy phép hết hạn chưa làm thủ tục đóng cửa mỏ, 47 giấy phép cấp trước Luật Khoáng sản năm 1996 chưa được cấp lại.
Ông Nguyễn Thanh Liêm – Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II- cho biết: Có tới 118 giấy phép khai thác khoáng sản trong giai đoạn 2009-2012 của các doanh nghiệp, cá nhân đã được cấp phép trong khi chưa thực hiện việc hoàn trả tiền thăm dò cho nhà nước. Mặc dù theo quy định là phải hoàn trả tiền mới được cấp phép. Ngoài ra, vẫn tồn tại tình trạng một số địa phương như Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La… chưa hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công bố quy hoạch hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đặc biệt, tại các tỉnh Đồng Tháp, Ninh Thuận, Lạng Sơn, việc xây dựng quy hoạch hoạt động khoáng sản còn chậm, chất lượng thấp và phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Không những thế, tại một số địa phương còn bị chồng chéo giữa quy hoạch thăm dò, khai thác trữ lượng khoáng sản và quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng.
KTNN cũng chỉ ra tồn tại ở nhiều địa phương khi cấp phép khai thác khoáng sản không nằm trong địa danh quy hoạch khoáng sản theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, không đúng loại khoáng sản theo quy hoạch được phê duyệt. Theo kết luận của KTNN, Bộ TN&MT chưa ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010; một số địa phương chưa ban hành hoặc ban hành văn bản không đúng thẩm quyền và quy định của Luật Khoáng sản.
Điều đáng chú ý, kết quả kiểm toán tại một số tập đoàn, tổng công ty cho thấy, có hàng chục dự án, mỏ, khai trường của các đơn vị thực hiện khai thác khoáng sản nhưng chưa được cấp phép hoặc khai thác vượt phạm vi cấp phép. Thậm chí, tại một số khai trường còn vượt công suất khai thác hàng năm theo giấy phép.
Theo KTNN, Tổng cục Địa chất khoáng sản đã không ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trách nhiệm của các đơn vị được giao nhiệm vụ và thời gian hoàn thành làm cơ sở xác định tiền hoàn trả chi phí thăm dò khai thác khoáng sản cho nhà nước. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện ký Quỹ Phục hồi môi trường, chưa đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường sau khai thác.
Khoáng Sản Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hoạt Động Khoáng Sản?
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã có những thay đổi tích cực trên nhiều mặt. Trong đó phải kể đến các hoạt động kinh tế về đầu tư, xây dựng và khai thác khoáng sản.
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất được tích tụ ở thể rắn, lỏng, khí trong lòng đất, trên mặt đất bao gồm cả khoáng vật và khoáng chất ở bãi thải của mỏ theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2014.
Về mặt khoa học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp kháng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do quá trình địa chất mà con người có thể lấy kim loại, các hợp chất hay khoáng vật để phục vụ hoạt động kinh tế.
Như vậy, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, lỏng, khí. Khoáng sản hầu hết không tái tạo được, vì vậy chúng có giá trị to lớn về mặt kinh tế.
Quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản như thế nào?
Ngoài việc giải đáp Khoáng sản là gì? Chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm các quy định pháp luật về khoáng sản để Quý độc giả tham khảo.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 thì hoạt động khoáng sản bao gồm: Khảo sát khoáng sản, thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản.
Pháp luật về khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Luật Khoáng sản năm 2010 quy định cụ thể về các hoạt động: điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản, quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.
Như vậy pháp luật về khoáng sản điều chỉnh các hoạt động khoáng sản từ điều tra cơ bản, thăm dò khoáng sản đến việc khai thác khoáng sản, bảo vệ khoáng sản khi chưa khai thác và quản lý tất cả khoảng sản của nước ta.
Quy định của pháp luật về khoáng sản rất cụ thể vì khoáng sản của nước ta rất phong phú và đa dạng, phân bố ở nhiều nơi trên đất nước và nhiều chủ thể, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động khoáng sản.
Đồng thời hoạt động khai thác khoáng sản cũng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như: Ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, tác động đến quỹ đất sản xuất, nguồn nước nên pháp luật về khoảng sản có những quy định rất chặt chẽ về hoạt động này.
Thủ tục cấp phép trong hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với quy hoạch, quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 10 Luật Khoáng sản 2010 sẽ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, đối với khoáng sản độc hại phải đáp ứng các điều kiện sau:Được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường; vốn chủ sở hữu chiếm ít nhất 30% tổng số vốn đầu tư của dự án.
Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản chủ yếu qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò cùng như ở khu vực chưa thăm dò. Việc cấp phép không thông qua đấu giá phải được cấp có thẩm quyền cho phép, phải xác định rõ khu vực khoáng sản.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép;
+ Sơ đồ khu vực thực hiện dự án khai thác khoáng sản;
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
+ Giấy tờ xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
+ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan nhà nước;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.
Hồ sơ trên gửi Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam giải quyết và trả kết quả trong 90 ngày làm việc.
Tác giả
Nguyễn Văn Phi
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
Nhiều Bất Cập, Vi Phạm Pháp Luật Trong Khai Thác Khoáng Sản
Đồng thời, đề xuất các nội dung cần thực hiện để chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong quá trình khai thác các loại khoáng sản nói trên.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 73 giấy phép khai thác vàng, đá, đất san lấp đang còn hiệu lực, trong đó có 24 giấy phép khai thác đá xây dựng, 40 mỏ đất san lấp và 9 mỏ vàng.
Hoạt động khai thác khoáng sản góp phần đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án, đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước; song cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập như thất thoát, lãng phí tài nguyên, thất thu ngân sách và tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đến môi trường.
Kết quả giám sát cho thấy, công tác quy hoạch, cấp phép khai thác khoáng sản chưa thật sự hợp lý. Có trường hợp cấp phép nhiều mỏ trên cùng một địa bàn làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và đời sống dân sinh, hoặc cấp phép khai thác giữa các mỏ quá gần làm ảnh hưởng đường giao thông. Có tình trạng bổ sung quy hoạch, cấp phép theo đề xuất của đơn vị khai thác chưa dự lường những vấn đề phát sinh.
Việc cấp phép khai thác chưa đánh giá đầy đủ mối quan hệ về lợi ích kinh tế với tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội do khai thác khoáng sản gây ra. Một số mỏ đá, đất san lấp gần các di tích lịch sử, các công trình thủy lợi, khu dân cư, quá trình khai thác nổ mìn, rung chấn đã gây ảnh hưởng đến nhà của người dân và các công trình…
Lực lượng chức năng kiểm tra tình trạng khai thác trái phép tại mỏ vàng Bồng Miêu.
Bên cạnh đó, việc thẩm định thiết kế mỏ, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) còn hạn chế. Công tác phối hợp giám sát thực hiện cam kết về bảo vệ sau cấp phép giữa ngành chức năng với các địa phương vẫn còn bất cập; nhiều trường hợp chưa phản ánh đúng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản.
Tình trạng doanh nghiệp khai thác không thực hiện đúng các quy định theo báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường vẫn diễn ra nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế…
Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa chú trọng đầu tư các công trình, hệ thống xử lý bảo vệ môi trường; hoặc xây dựng còn mang tính đối phó; chưa tự giác chấp hành các cam kết theo quy định. Hầu như các doanh nghiệp đều không tiến hành thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý các loại chất thải rắn sinh học, công nghiệp nguy hại nên nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao, nhất là ô nhiễm nguồn nước ngầm tại các doanh nghiệp khai thác vàng…
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Quảng Nam cho rằng, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản không chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường là do ý thức của doanh nghiệp. Cùng với đó, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường còn bất cập, số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường quá thấp, không đảm bảo để cải tạo phục hồi môi trường.
Ở một số địa phương, chính quyền cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý hiện trạng, quản lý quy hoạch nên khi các doanh nghiệp khai thác vượt quá phạm vi, giới hạn được cấp phép hoặc khai thác quá độ sâu nhưng không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường chưa thực hiện thường xuyên; xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết, chủ yếu xử phạt vi phạm hành chính, chưa có biện pháp đủ mạnh buộc các đơn vị gây ô nhiễm môi trường thực hiện phương án khắc phục hiện trạng, khôi phục môi trường. Có đơn vị khai thác khoảng sản vi phạm bảo vệ môi trường thường xuyên, nhiều lần nhưng chưa có biện pháp xử lý kiên quyết…
Bên cạnh là sửa đổi quy định số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường gồm tổng kinh phí thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm.
Đối với những đơn vị khai thác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vi phạm bảo vệ môi trường nhiều lần gây bức xúc trong nhân dân, phải thu hồi giấy phép, hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép, đề xuất xử lý hình sự…
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Quy Định Cụ Thể Về Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản Theo Pháp Luật Về Khoáng Sản Như Thế Nào? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!