Bạn đang xem bài viết Các Quy Định Và Kiến Thức Về Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đăng ký nhãn hiệu là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc đăng ký này? Doanh nghiệp có cần phải bắt buộc thực hiện đăng ký hay không? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức đang có ý định thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Đừng lo lắng bài viết sau đây, Phan Law sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc này của quý khách hàng.
Đăng ký nhãn hiệu là gì và pháp luật có bắt buộc thực hiện không?Không có quy định pháp luật nào định nghĩa đăng ký nhãn hiệu là gì. Đây được hiểu là thủ tục mà các cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm được pháp luật công nhận vào có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của mình. Cơ quan có chức năng, thẩm quyền tiếp nhận được và cấp văn bằng bảo hộ ở đây chính là Cục sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, việc đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc, tuy nhiên để nhận được sự bảo hộ của Nhà nước thì đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc phải thực hiện. Việc đăng ký mang lại rất nhiều lợi ích dài hạn cho quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Chưa kể, những rủi ro phát sinh không lường trước được như tranh chấp nhãn hiệu thì văn bằng bảo hộ chính là bằng chứng lợi hại nhất để giải quyết tranh chấp.
Pháp luật quy định về đăng ký nhãn hiệu như thế nào?Sau khi tìm hiểu về khái niệm đăng ký nhãn hiệu là gì cũng như biết được pháp luật có bắt buộc thực hiện đăng ký hay không thì hẳn bạn đã đưa ra được quyết định là có nên thực hiện thủ tục này hay không. Dù không bắt buộc, nhưng đăng ký nhãn hiệu luôn được khuyến khích thực hiện bởi hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để được cấp văn bằng bảo hộ bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau nộp tại Cục sở hữu trí tuệ:
Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu do Cục SHTT ban hành;
Mẫu nhãn hiệu dự định gắn trên hàng hóa, dịch vụ;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức);
Giấy ủy quyền nộp đơn;
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu cần);
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác (nếu cần);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu:
Tra cứu trước khi đăng ký để có điều chỉnh phù hợp, tăng khả năng được bảo hộ;
Giai đoạn xét nghiệm đơn tại Cục có thể kéo dài từ 18-24 tháng, bạn nhớ theo dõi đơn liên tục để phản hồi, sửa đổi kịp thời để được cấp văn bằng bảo hộ đúng hạn;
Bạn có thể tự nộp đơn hoặc nộp đơn thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp, tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nhãn hiệu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nộp đơn qua đại diện là hình thức được khuyến khích sử dụng.
Hy vọng từ bài viết này Phan Law đã giải đáp được thắc mắc đăng ký nhãn hiệu là gì cũng như đưa ra được một số thông tin hữu ích đến cho bạn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, do đó nếu có nhu cầu đăng ký và sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Sẽ có đội ngũ chuyên viên tư vấn sơ bộ cho bạn về mọi liên quan một cách chi tiết nhất nhé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Quy Định Và Kiến Thức Về Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!