Bạn đang xem bài viết Các Tác Giả, Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 9 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 1. Chuyện người con gái Nam Xương.Xuất xứ: 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ (Thế kỉ 16).
Nghệ thuật:
Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
Kết họp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.Xuất xứ: Viết khoảng đầu thời nhà Nguyễn (đầu Thế kỉ XIX) Phạm Đình Hổ
Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.
Cuộc sống hoang mang, khốn khổ của người dân trước sự ngang ngược và lòng tham vô đáy của bọn quan tham.
Nghệ thuật:
3. Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí.Xuất xứ: Hồi thứ 14, Trích tiểu thuyết chương hồi Hoàng lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái
Nội dung: Nghệ thuật:
Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và loi nói.
Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
4. Truyện Kiều.Xuất xứ: Truyện Kiều có tên gốc là Đoạn trường tân thanh, thường được dân gian gọi là Truyện Kiều (theo tên nhân vật chính là Thúy Kiều). Truyện Kiều là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du (1766-1820). Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
Nội dung:
Đoạn trích Chị em Thuý Kiều
Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc họa rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.
Đoạn trích Cảnh ngày xuân:
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:
5. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.Nội dung: Nghệ thuật
Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ
Ôn Luyện Các Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Lớp 9
PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠIBảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9
TTTên đoạn tríchTên tác giảNội dung chủ yếuNghệ thuật chủ yếu
1Chuyện người con gái Nam Xương16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương”Nguyễn Dữ(TK16)– Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.– Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.– Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.– Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2Chuyện cũ trong phủ chúa TrịnhViết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu TK XIX)Phạm Đình Hổ (TL 18)Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phogn kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tànTuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.
3Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống tríPhản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN cuối TK XVIIINgô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18)– Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.– Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.– Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.– Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
4Truyện KiềuĐầu TK XIX. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Trung QuốcNguyễn Du (TK 18-19)Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam.– Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát.– Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK)
aChị em Thuý KiềuNguyễn Du (TK 18-19)Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.– Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn DuNghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.
bCảnh ngày xuânNguyễn Du (TK 18-19)Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
cKiều ở lầu Ngưng BíchNguyễn Du (TK 18-19)Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều– Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất.– Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
dMã Giám Sinh mua KiềuNguyễn Du (TK 18-19)– Bóc trần bản chất con buôn xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.– Hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều trong cơn gia biến.– Tố cáo xã hội phong kiến, chà đạp lên sắc tài, nhân phẩm của người phụ nữ.Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật (Mã Giám Sinh).
5Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt NgaNguyễn Đình Chiểu (TK19)– Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học VN.– Tóm tắt cốt chuyện LVT.– Khát vọng hành đạo giúp đời sống của tác giả, khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài ; KNN hiền hậu, nết na, ân tình.– Là truyền thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.– Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.
Lục Vân Tiên gặp nạnNguyễn Đình Chiểu (TK 19)– Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.– Thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với nhân dân lao động.– Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với tả nhân
Khái Quát Các Tác Giả Và Tác Phẩm Trong Chương Trình Thi Thpt Quốc Gia Môn Văn
Trong phần thân bài, các em cần giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm trước khi đi vào luận điểm chính của bài văn. Ý này chiếm 0,5 điểm trong đề thi, nhiều em bỏ qua bước này. Các em cần nêu được những ý chính sau :
1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập-Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.
– Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. – Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch. – Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
2. Kim Lân và Vợ nhặt
– Kim Lân (1920 – 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn. – Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)… Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Nội dung – Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. – Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
3. Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước. – Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc Nội dung Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
4. Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nuNguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy. – Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ. – Truyện “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. – Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu. – Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
5. Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình (trích)Nguyễn Thi: Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Nội dung – Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản ánh hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. – Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. – Tình huống truyện : Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn ; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
6. Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa– Nguyễn Minh Châu ( 1930- 1989), trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.,ông là 1 trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt nam thời kì đổi mới.
– Chiếc thuyền ngoài xa được viết 8/1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được sáu năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. – Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường. Nội dung – Qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; ta thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. – Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
7. Nguyễn Tuân và Người lái đò sông ĐàNguyễn Tuân : ( 1910-1987). – Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có vị trí và đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại, đưa thể tùy bút, bút ký đạt đến trình độ nghệ thuật cao làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đem đến cho nền văn học hiện đại một phong cách văn học tài hoa, độc đáo. Người lái đò sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Nội dung – Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
8. Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Có sở trường về tuỳ bút, bút kí – Lối viết : sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa.
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên – Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích học trong SGK là phần thứ nhất. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương ; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
9. Việt Bắc – Tố Hữu
-Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông theo sát những chặng đường của cách mạng Việt Nam.
-Bài thơ “Việt Bắc” – kiệt tác của Tố Hữu cũng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa. Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.
10. Sóng – Xuân Quỳnh
– Nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường bình dị.
– Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc. Tác phẩm + Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. + Là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.
11. Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo Nhà thơ Thanh Thảo:
– Một trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
– Muốn cuộc sống được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi; đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những khuôn sáo bằng những nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.
– Kiểu tư duy: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực.
-Bài thơ được viết như một khúc tưởng niệm Lorca, làm sống dậy hình ảnh Lorca và thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng một người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách anh hùng và số phận bi thương.
12. Tây Tiến – Quang Dũng
Quang Dũng. – Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây. – Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn và tài hoa. Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…
– Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947. – Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt -Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân TT khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. – Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
13. Kịch: Hồn Trương Ba da Hàng thịt- Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính : Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,…
– Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.
Theo Cô Thu Trang
CommentsEm Hãy Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Tự Sự Đã Học Trong Chương Trình Ngữ Văn 9
Trong chương trình Ngữ văn 9 – tập một có rất nhiều những tác phẩm tự sự hay, mang những giá trị về nội dung và nghệ thuật lớn. Nhưng một tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.
Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 tại Bắc Ninh. Thật đặc biệt là ông chỉ chuyên viết truyện ngắn, với am hiểu và gắn bó sâu sắc với người nông dân từ nhỏ nên ông thường viết về họ.
Tác phẩm Làng cũng là một tác phẩm rất đặc sắc của Kim Lân khi viết về đề tài trên. Ra đời đầu thời kì chống Pháp năm 1948, Làng kể về nhân vật có tên là ông Hai. Ông Hai vô cùng yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc, mặc dù tuổi ông đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình neo đơn ông buộc phải cùng gia đình tản cư lên thị trấn Hiệp Hoà, đi đến đâu ông cũng khoe với mọi người cái làng của mình. Vào một ngày, ông nghe tin làng Chợ Dầu yêu quý của ông theo giặc làm Việt gian, ông cảm thấy vô cùng đau khổ và gia đình ông lãm vào tình cảnh mất nơi ở. Đến khi nghe tin cải chính làng của ông là làng kháng chiến thì ông vô cùng sung sướng, ông đi khoe cái nhà của ông bị đốt hết trong niềm tự hào, sung sướng. Vậy đó, với cốt chuyện thật đơn giản, ít nhân vật, tuy nhiên lại có sự đỉnh điểm rồi cởi nút rất dễ dàng.
Truyện ngắn Làng bao hàm một giá trị nội dung vô cùng sâu sắc. Ông Hai là một con người vô cùng yêu làng quê của mình. Khi nghe tin làng theo giặc, ông tỏ thái độ vô cùng bất ngờ, đau đớn. Từ lúc đó trở đi, ông không ra khỏi nhà, gia đình ông im lặng và tràn đầy nỗi buồn, nó như một nấm mồ chôn sống tất cả tâm tư, tình cảm của những con người sống trong đó. Nhà văn Kim Lân thật tài tình khi xây dựng tình huống truyện để bộc lộ nội tâm nhân vật. Điều này được thể hiện rất rõ qua đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con út đã thể hiện tình yêu làng sâu sắc, gắn bó tình yêu nước, niềm tin vào cách mạng. Đến một đứa trẻ bé tuổi như con út ông không có lí gì lại không tin vào việc cái làng Chợ Dầu là làng kháng chiến, tất cả nhân dân trong làng đều đồng lòng chống Pháp. Mặc dù ông ở xa cái làng quê yêu dấu của mình nhưng ông vẫn luôn trông ngóng tin tức và dõi mắt theo công cuộc kháng chiến của cả làng. Câu chuyện đang lúc lên cao trào như vậy mà Kim Lân đã có cách mở nút câu chuyện hết sức đơn giản, nhẹ nhàng. Rằng ông nghe tin cải chính từ ông chủ tịch. Khỏi phải nói ông vui mừng cỡ nào, ông lại đi khoe với mọi người thái độ vội vàng, lời nói tràn đầy cảm xúc, có phần nào ông vỗ về kháng chiến, toàn sai sự mục đích cả. Tất cả đã bộc lộ nội tâm một cách tự nhiên phù hợp với tâm trạng của ông lúc đó. Qua đây tác giả muốn nêu lên một lớp nghĩa nữa, lớp nghĩa này bao hàm lên cả tình yêu làng quê đó chính là tình yêu đất nước vô bờ bến.
Tinh thần quyết chiến quyết thắng khi đất nước bị giặc xâm lăng và muốn nói lên rằng người dân cần phải tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta, tin vào công cuộc cách mạng của nhân dân ta. Cùng đoàn kết với mong đuổi được giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Để có được nội dung câu chuyện sâu sắc đến vậy, tác giả Kim Lân cũng tạo ra những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như: độc thoại, ngôi kể, điểm nhìn của người kể, những mâu thuẫn nội tâm, đối thoại, miêu tả dáng người để từ đó bộc lộ tình cảm…
Nếu được phép đặt tên lại cho tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân thì em xin được đặt đó là Tình yêu quê hương để từ đó muốn nói lên tình yêu của nhân dân ta với quê hương nói riêng và với Tổ quốc nói chung là mãi mãi vĩnh cửu, không bao giờ đổi thay.
chúng tôi
Ngữ Văn 9: Tác Phẩm “Rô
(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô – Đ. Đi-phô)
– Văn bản trong SGK trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô, xuất bản năm 1719, có tên đầy đủ là Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn lúc đã ở đảo hoang khoảng 15 năm.
– Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn và cuộc sống vô cùng gian khổ của chàng trên đảo hoang:
+ Trang phục kì lạ của Rô-bin-xơn: từ mũ, áo, quần đến “đôi ủng” đều bằng da dê, tất cấ đéu có hình dạng khác thường, nhằm mục đích bảo vệ mình trước những tác động của khí hậu, thời tiết khắc nghiệt trên đảo hoang ở vùng gần xích đạo. Qua trang phục có vẻ kì cục của Rô-bin-xơn, thấy rõ sự thiếu thốn và khí hậu khắc nghiệt ở hoang đảo.
+ Những trang bị của Rô-bin-xơn: Quanh người là thắt lưng tự tạo bằng da dê, có quai đeo rìu, cưa; trên vai có đai đeo hai túi đựng thuốc súng và đạn ghém; trên lưng là khẩu súng, còn giương trên đầu là cái dù cũng bằng da dê. Tất cả trang bị lỉnh kỉnh ấy cho thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo rất vất vả, nguy hiểm (luôn phải mang theo mình công cụ lao động như cưa, rìu; còn khẩu súng và đạn vừa để săn bắn, vừa để tự vệ; cái dù để che mưa nắng).
+ Diện mạo của Rô-bin-xơn chỉ được miêu tả rất ít, với hai chi tiết là nước da không đến nỗi đen cháy và bộ ria thì “chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ”.- Điều này cho thấy Rô-bin-xơn là người lạc quan, vẫn giữ cho mình hình hài, diện mạo của con người dù chỉ có một mình ở nơi đảo hoang.
– Ý chí, nghị lực phi thường và sự sáng tạo, tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn:
+ Những trang phục tự tạo bằng da dê để khắc phục hoàn cảnh thiếu thốn áo quần cho thấy ý chí và óc sáng tạo của Rô-bin-xơn. Nó cũng chứng tỏ chàng có ý thức tạo cho mình cuộc sống đích thực của con người, dù chỉ có một mình trên hoang đảo. Mặt khác, trang phục có vẻ kì quặc, trang bị lỉnh kỉnh lại tạo cho Rô-bin-xơn dáng vẻ của một vị “chúa đảo” trên lãnh thổ của mình. Con người ấy, dù nhỏ bé, đơn độc trước thiên nhiên rộng lớn, đầy sức mạnh hoang dã, nhưng không để bị thiên nhiên khuất phục mà vẫn thể hiện vai trò làm chủ của mình.
+ Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn được thể hiện trong cách miêu tả chân dung của mình, với nụ cười hóm hỉnh về những thứ trang phục kì quặc mà chàng hình dung “nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc”.
+ Ý chí sống và tinh thần lạc quan của nhân vật còn được thể hiện trong chi tiết về bộ ria mép. Rô-bin-xơn chăm chút xén tỉa bộ ria của mình và tạo cho nó một hình dáng độc đáo. Giọng bông đùa khi miêu tả bộ ria của mình cũng thể hiện tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn.
+ Bị rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn, đơn độc nhưng Rô-bin-xơn không chán nản, tuyệt vọng, mà bám chắc lấy cuộc sống. Không những thế, chàng còn nỗ lực tạo cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn, biết tận dụng mọi thứ của tự nhiên để phục vụ cho mình, vẫn sống một cuộc sống của con người ngay trên đảo hoang và không nguôi hi vọng sẽ trở về với xã hội loài người. Chính ý chí, nghị lực lớn lao ấy đã giúp cho nhân vật vượt qua mọi khó khăn, sống được trên đảo hoang tới hơn 28 năm và cuối cùng trở về được đất nước.
+ Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật: bức chân dung không chỉ có khuôn mặt mà là toàn thân, với đủ cả trang phục, trang bi, được miêu tả khá kĩ càng. Bức chân dung không chỉ khắc hoạ ngoại hình nhân vật mà ý nghĩa chính là qua đó thể hiện cuộc sống gian khổ, ý chí, óc sáng tạo và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn.
+ Lựa chọn cách kể, tả từ ngôi thứ nhất – nhân vật tự hoạ bức chân dung của mình. Cuốn tiểu thuyết được viết theo hình thức tự thuật của Rô-bin-xơn nên ở đoạn trích này, tất nhiên tác giả phải để cho nhân vật tự hoạ chân dung. Do đó, bức chân dung tập trung chủ yếu vào trang phục (được miêu tả theo thứ tự từ đầu tới chân), trang bị, cuối cùng mới là diện mạo (được miêu tả rất ít, chỉ tập trung vào bộ ria mép độc đáo mà thôi).
+ Ngôn ngữ và giọng điệu kể tự nhiên, có chất hài hước. Nhân vật kể, tả bức chân dung và cuộc sống của mình bằng lời lẽ dung dị, tự nhiên, giọng thân mật, pha chút hài hước (đoạn nói về cái mũ, “đôi ủng”, bộ ria mép).
+ Ở phần mở đầu và câu cuối văn bản đoạn trích, người kể chuyện tạo một điểm nhìn khác về chân dung của mình bằng cách hình dung, tưởng tượng nếu người nào đó ở nước Anh mà gặp mình sẽ hết sức ngạc nhiên, sửng sốt. Tác giả còn tưởng tượng mình “lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quần như vậy” để mà mỉm cười thích thú.
2. Qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật, em hình dung được gì về cuộc sống trên đảo hoang và những phẩm chất của Rô-bin-xơn?
3. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có truyện nào cũng kể về một nhân vật sống ngoài đảo hoang? Giữa nhân vật đó và nhân vật Rô-bin-xơn có gì khác nhau và có điểm gì chung?
Gợi ý
1. – Ngoài đoạn mở đầu, các đoạn còn lại là chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn, được miêu tả theo trình tự: trang phục, trang bị, diện mạo.
2. Qua trang phục đặc biệt, tự tạo, có thể hình dung cuộc sống của Rô-bin-xơn đầy đủ hay thiếu thốn, thời tiết trên đảo hoang như thế nào? Những trang bị của nhân vật cho thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn như thế nào? Anh có phải người chăm lao động không? Qua cách miêu tả bộ ria, qua giọng điệu, em có thấy Rô-bin-xơn là người lạc quan, có đầu óc hài hước không?
3. Tìm đọc lại truyện Sự tích dưa hấu. Hai nhân vật Rô-bin-xơn và Mai An Tiêm có nhiều điểm khác biệt về thời đại, dân tộc, về lí do và hoàn cảnh phải sống trên đảo hoang nhưng ở họ có những điểm chung là nghị lực sống, tinh thần sáng tạo, sự thông minh cùng với lao động cần cù. Nhờ thế, họ đểu vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, tổ chức được cuộc sống khá tươm tất trên đảo hoang và cuối cùng được trở về đất liền.
Hướng Dẫn Cách Viết Đoạn Văn Và Bài Văn Thuyết Minh Về Tác Giả, Tác Phẩm Văn Học Cho Học Sinh Lớp 9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: "Hướng dẫn cách viết đoạn văn và bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn - Ngữ văn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS), phân môn tập làm văn (TLV), học sinh (HS) được làm quen với tất cả các kiểu bài trong đó có văn thuyết minh. Trong từng dạng bài, thì HS được GV hướng dẫn cụ thể cách viết đoạn văn, cách xây dựng dàn ý và tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do thời gian trong chương trình không cho phép nên việc hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh chỉ dừng lại ở một số dạng bài nhất định như thuyết minh về một thứ đồ dùng, thuyết minh về một thể loại văn học hay thuyết minh về một phương pháp (cách làm) và thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (trong chương trình Ngữ văn 8). Đến khối lớp 9, văn thuyết minh được nâng cao hơn đó là thuyết minh có vận dụng các yếu tố nghệ thuật, miêu tả nhưng chưa có tiết học nào để Hs tìm hiểu thuyết minh về tác giả, tác phẩm cụ thể. - Thực tế, trong những năm qua, khi kiểm tra học kỳ và thi tuyển sinh, đôi khi đề thi lại cho dạng thuyết minh về tác giả hoặc giới thiệu về một tác phẩm cụ thể. Và khi gặp dạng đề này, nhiều HS còn lúng túng và chưa định hướng được cách làm bài. Chính những thực trạng trên, những giáo viên dạy học môn Ngữ văn nói chung, những giáo viên dạy ngữ văn 9 nói riêng luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp mới nhằm cải thiện tình hình hình học và làm văn của học sinh THCS, trong đó phải tìm ra cách hướng dẫn học sinh khối 9 làm tốt một bài văn thuyết minh, mà trước hết là cách viết và trình bày một văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả, và đặc biệt phải viết được bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm- phần mà trong chương trình hiện hành chưa có. Thực hiện điều này, bản thân tôi hướng tới mục đích tăng khả năng thực hành, phát triển năng lực, kĩ năng tạo lập văn bản, giúp học sinh tự tin trình bày hiểu biết của mình về đối tượng thuyết minh, đồng thời cải thiện tốt hơn chất lượng bài làm trong các đợt kiểm tra học kỳ, thi tuyển. 3.2 Nội dung giải pháp: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Giải pháp giúp HS biết cách viết, trình bày một đoạn văn, một văn bản thuyết minh về một tác giả, tác phẩm cụ thể hoàn chỉnh. Đồng thời phần nào đáp ứng với đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS hiện nay. Từ giải pháp này, GV có điều kiện tìm hiểu thêm về phương pháp, kỹ thuật dạy học ở dạng bài Thuyết minh nói chung. GV có thể bổ sung, đưa dạng bài này vào chương trình khối lớp phù hợp hơn để giảng dạy cho HS đầy đủ các dạng bài để các em không còn bỡ ngỡ khi gặp ở các đề thi. 3.2.2. Nội dung của giải pháp: a)Tính mới, sự khác biệt của giải pháp: - Giải pháp có yếu tố mới hoàn toàn và được áp dụng đầu tiên vào đầu năm học 2023-2023 và học kỳ I năm học 2023-2023 là hướng dẫn học sinh xoáy sâu vào cách viết hoàn chỉnh một bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học. Từ đó học sinh biết cách viết từng đoạn văn theo từng dạng đề cụ thể. Trên cơ sở đó hình thành một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh về tác giả, tác phẩm. Đó là điều mà các giải pháp trước đây và hiện nay chương trình sách giáo khoa chưa có và giáo viên giảng dạy chưa quan tâm. - Cách thức thực hiện của giải pháp: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế của các giải pháp cũ. b) Cách thực hiện của giải pháp: Bước 1: Củng cố lại kiến thức về phương pháp thuyết minh và kiến thức về đoạn văn (ôn lại lý thuyết): * Về phương pháp thuyết minh: Để làm tốt bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại, . Ôn tập lại một số phương pháp cụ thể mà có thể vận dụng trong thuyết minh về tác giả, tác phẩm: + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Có vai trò giới thiệu giúp người đọc hiểu rõ bản chất của đối tượng thuyết minh bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. + Phương pháp liệt kê: lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định, giúp người đọc thuyết minh ra đối tượng thuyết minh. + Phương pháp phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng loại , từng mặt để thuyết minh làm cho đối tượng trở nên cụ thể, rõ ràng giúp người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện. + Phương pháp nêu ví dụ: Giúp người đọc hiểu một cách cụ thể, đầy đủ về đối tượng. Ví dụ cụ thể, số liệu chính xác để có độ tin cậy cao. * Về đoạn văn: - Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Về hình thức: bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Về nội dung: thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn. Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8. Tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua việc thực hiện kế hoạch tăng tiết của trường. Bước 2: Hướng dẫn HS nắm chắc kiến thức về đối tượng thuyết minh - tác giả, tác phẩm: Do đặc điểm, tính chất của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức về đối tượng thuyết minh một cách khách quan, rõ ràng, chính xác cho nên HS cần có kiến thức về tác giả, tác phẩm. Muốn vậy thì đòi hỏi GV phải hướng dẫn kỹ cho HS khi dạy- học phần văn bản kết hợp với kiểm tra, đánh giá. Thời gian qua, bản thân tôi đã giúp HS nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm bằng các cách như sau: - Quy định những việc cần làm ngay từ đầu năm: HS phải xem và chuẩn bị kỹ phần tác giả, tác phẩm để khi vào lớp phải thực hiện giới thiệu cho được trước khi vào bài mới. GV sẽ kiểm tra chuẩn bị bài mới lồng vào quá trình kiểm tra bài cũ. - Nhắc nhở, kiểm tra HS thường xuyên từng bài học về kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm. - Trong hoạt động ngoài giờ, GV phối hợp lồng ghép, tổ chức thi đua giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học trong chương trình. Bước 3: Định hướng cách viết bài văn thuyết minh : - Trước hết HS phải xem đề bài thuyết minh ở dạng nào, đối tượng thuyết minh là gì. Tức là phải nắm chắc dạng đề thuyết minh. - Tùy vào đối tượng thuyết minh (tác giả hay tác phẩm) mà hướng dẫn HS chọn cách viết cho phù hợp. Có đoạn thì phải viết theo cách song hành, cũng có đoạn phải viết theo cách diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp. - Sau đó, hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Như vậy, GV giúp HS hiểu rằng khi gặp đề bài, cần đọc kỹ, xác định xem đề ở dạng nào để có cách viết, cách thuyết minh cho phù hợp. Bước 4: Hướng dẫn HS cách viết cụ thể: * Giới thiệu tác giả: Ở dạng này GV hướng dẫn HS viết theo trình tự như sau: - Tên tác giả, ngày, tháng năm sinh, quê quán, tên thật, bút danh, tên hiệu, tên chữ (nếu có). - Sau đó giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp: quá trình hoạt động văn học, những tác phẩm chính, nội dung chủ đạo, phong cách nghệ thuật; các giải thưởng văn học (nếu có). Đặc biệt cần làm rõ những đóng góp văn học của nhà văn. Khi xác định được nội dung cần thuyết minh, GV hướng dẫn HS trình bày từng đoạn văn hoàn chỉnh: thường là viết theo cách song hành khi đề bài yêu cầu viết giới thiệu ngắn gọn, phương pháp chủ yếu là nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê. Ví dụ đề bài yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Ngô Tất Tố. Với đề bài này HS có thể viết ngắn gọn như sau: Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơ tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynhn hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940), *Giới thiệu tác phẩm văn học: - Dạng đề là giới thiệu về tác phẩm truyện: Với dạng bài này, GV hướng dẫn HS viết theo trình tự - dàn ý như sau: + Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, ) + Thân bài: . Tóm tắt tác phẩm. . Giới thiệu giá trị nghệ thuật (nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể, ...). Đây là phần trọng tâm, nên khi giới thiệu, GV hướng dẫn HS đưa dẫn chứng cụ thể cho từng phần. + Kết bài: Vai trò, sự đóng góp của tác giả, ý nghĩa của tác phẩm trong nền văn học. Khi hướng dẫn HS xác định được nội dung cần thuyết minh, mỗi ý có thể được trình bày bằng một đoạn văn. Ở mỗi đoạn văn, GV hướng dẫn HS chọn cách trình bày cho phù hợp (có thể viết theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp). - Dạng đề là giới thiệu về tác phẩm thơ: Với dạng đề này, GV hướng dẫn HS thực hiện theo trình tự sau: + Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm( tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, ) + Thân bài: . Giới thiệu giá trị nội dung: Bài thơ có bố cục gồm những phần nào, nội dung của từng phần . Nếu là những tác phẩm trong chương trình, đã học thì thì nội dung từng phần cần bám vào đề mục và ý chốt cuối phần phân tích của đề mục đó. Mỗi phần cần được trình bày bằng một đoạn văn. . Giới thiệu giá trị nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thông qua các phương diện: hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu, nhịp, vần, âm thanh, màu sắc, các biện pháp tu từ, (có thể là một đoạn văn - giới thiệu nghệ thuật chung của cả bài thơ hoặc nhiều đoạn văn lồng giới thiệu nội dung và nghệ thuật của từng phần, có nêu ví dụ cụ thể) + Kết bài: Vai trò, sự đóng góp của tác giả, ý nghĩa của tác phẩm trong nền văn học. Với 2 dạng đề này HS nắm kiến thức, dàn bài đã được định hướng thì GV hướng dẫn HS chọn cách trình bày từng đoạn văn ứng với từng ý phối hợp các phương pháp thuyết minh như phân tích, phân loại và nêu ví dụ. Bước 5: Hướng dẫn học sinh tự rèn luyện viết bài văn thuyết minh thông qua viết những đoạn văn thuyết minh theo từng dạng đề cụ thể: Để viết được đoạn văn với bất kỳ là ở dạng đề bài nào thì cũng đòi hỏi Hs phải nắm chắc kiến thức. Điều khó nhất hiện nay là đa số HS ít khi chịu khó để có kiến thức cơ bản. Chính vì thế, GV thường xuyên kiểm tra bài cũ cho các em không chỉ ở những tiết chính khóa mà còn kiểm tra ở các giờ trái buổi (phụ đạo, tăng tiết). Quá trình kiểm tra gắn liền với việc luyện tập cho HS thực hành viết đoạn văn.Và để hướng dẫn HS tự rèn luyện viết đoạn văn theo từng dạng đề cụ thể, GV đưa ra nhiều dạng bài tập đi từ cấp độ nhận biết đến vận dụng với mục đích vừa ôn tập kiến thức vừa tăng khả năng thực hành cho HS. Cụ thể: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Với đề bài này HS có thể viết ngắn gọn như sau: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang ... Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta nửa sau thế kỉ XIX.Tác phẩm gồm có: Các truyện thơ: "Truyện Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư Tiểu y thuật vấn đáp". Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Văn tế Trương Định", "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh", v.v ...Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục Đây là một trong các dạng bài tập nhận biết. Ví dụ các dạng bài tập sau: Bài tập 3: Viết đoạn văn giới thiệu giá trị hiện thực của tác phẩm "Chuyện người con gái nam Xương" của Nguyễn Dữ. Trong từng thời điểm, GV cho HS thực hành rèn luyện viết đoạn văn theo đề cụ thể với từng dạng đề gắn với chương trình bài học. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Các giải pháp mới của sáng kiến trên được áp dụng ngay trong kiểu bài Thuyết minh vào đối tượng học sinh lớp 9 cũng như học sinh khối 8 (khi hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học). Và với sáng kiến này tất cả giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS đều có thể áp dụng để giảng dạy. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng sáng kiến trên vào thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn - các kiểu bài Thuyết minh, điều đầu tiên gặt hái được là hầu hết các em đều nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm. Từ kiến thức này không những giúp HS làm tốt bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm mà còn phục vụ tốt cho phần văn Nghị luận văn học trong chương trình. Khi áp áp dụng sáng kiến này, đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề. Điều đáng mừng là chất lượng trong bài kiểm tra định kì về kiểu bài này rất khả quan, có tiến bộ hơn so với cùng kì năm học qua, cụ thể như sau: Năm học 8,0 - 10,0 6,5 - 7,8 5,0 - 6,3 3,5 - 4,8 00 - 3,3 2023 - 2023 25,5% 27,5% 34,3% 8,8% 5,9% 2023 - 2023 26,1% 28,3% 36,8% 5,3% 3,5% 3.5. Tài liệu kèm theo: không. Bến Tre, ngày 28 tháng 12 năm 2023
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tác Giả, Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 9 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!