Bạn đang xem bài viết Các Văn Bản Pháp Quy Về Hóa Đơn Còn Hiệu Lực Thi Hành được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các văn bản pháp quy về hóa đơn còn hiệu lực thi hành và sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020
Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP (ngày 12/9/2018) và Thông tư 68/2019/TT-BTC (ngày 30/9/2019) hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP (ngày 12/9/2018), kể từ ngày 01/11/2020, hiệu lực thi hành của các văn bản pháp quy về hóa đơn như sau:
Văn bản duy nhất về hóa đơn vẫn còn hiệu lực thi hành
Các văn bản pháp quy về hóa đơn sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/11/2020
1 Nghị định 51/2010/NĐ-CP (ngày 14/5/2010) quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. 2 Nghị định 04/2014/NĐ-CP (ngày 17/01/2014) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP. 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC (ngày 14/3/2011) hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 4 Thông tư 191/2010/TT-BTC (ngày 01/12/2010) hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải. 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC (ngày 31/3/2014) hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC (ngày 25/8/2014) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC (ngày 31/3/2014). 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC (ngày 27/02/2015) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC (ngày 31/3/2014). 8 Quyết định 1209/QĐ-BTC (ngày 23/6/2015) về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. 9 Quyết định 2660/QĐ-BTC (14/12/2016) về việc gia hạn thực hiện Quyết định 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015. 10 Quyết định 526/QĐ-BTC (ngày 16/4/2018) về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. 11 Thông tư 37/2017/TT-BTC (ngày 27/4/2017) sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC).
Các Văn Bản Pháp Luật Có Hiệu Lực Thi Hành Từ Tháng 5/2015
Một số văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2015 như Thông tư số 36/2015/TT-BTC, thông tư số 32/2015/TT-BTC, nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Thông tư 32/2015/TT-BTC hướng dẫn phương thức chi điều chỉnh tăng lương 2015 do Bộ Tài chính ban hành.
Thông tư bắt đầu có hiệu từ ngày 04/5/2015. Theo đó, văn bản này sẽ hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có hệ số lương từ 2.34 trở xuống. Trong văn bản này, cần chú ý một vài điểm sau:
– Các Bộ, cơ quan Trung ương, cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu thực hiện thì chủ động chi trả tiền lương tăng thêm.
– Cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.
– Các Bộ, cơ quan Trung ương có nhu cầu kinh phí thực hiện lớn hơn nguồn thì Bộ Tài chính sẽ thẩm định (trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan) và thông báo bổ sung kinh phí.
Tải về thông tư 32/2015/TT-BTC: http://tuvanluat24h.com.vn/files/thong-tu-32-2015-tt-btc-ve-dieu-chinh-tien-luong.pdf
2. Thay đổi biểu thuế xuất khẩu vàng trang sức tại Thông tư 36/2015/TT-BTC
Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất xuất khẩu đối với các mặt hàng vàng, trang sức,kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng thuộc các nhóm 71.13, 71.14, 71.15 tại biểu thuế xuất khẩu.
Theo đó, các mặt hàng đồ trang sức, đồ kỹ nghệ bằng vàng và các sản phẩm khác bằng vàng có hàm lượng vàng từ 95% ( mã hàng 7113.19.10, 7113.19.90, 7114.19.00, 7115.90.10) sẽ điều chỉnh mức thuế từ 0% lên 2% kể từ ngày 07/5/2015.
Tải về Thông tư 36/2015/TT-BTC: http://tuvanluat24h.com.vn/files/Thong-tu-36-2015-BTC-ve-sua-doi-muc-thue-xuat-khau.pdf
3. Hướng dẫn mới về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại nghị định 28/2015/NĐ-CP
Một số điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp cần chú ý một số điểm nổi bật sau:
Người lao động (NLĐ) đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.
Trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động và đang tham gia BHTN theo hợp đồng có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì:
NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định.
Cũng theo Nghị định, trường hợp NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết thì NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2015.
Tải về Nghị định 28/2015/NĐ-CP: http://tuvanluat24h.com.vn/files/nghi-dinh-28_2015_ND_CP-ve-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-viec-lam-ve-BHTN.pdf
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Có Hiệu Lực Thi Hành Trong Tháng 12 Năm 2022
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành trong tháng 12 năm 2019
1. Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.
Nghị định này quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:
– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.
– Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định này áp dụng với các đối tượng sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp xã.
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân.
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Các đối tượng này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Các đối tượng trên được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
– Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm.
– Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm.
– Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
– Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách).
+ Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
– Các khoản trợ cấp khi nhận công tác lần đầu này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; thanh toán tiền tàu xe; phụ cấp ưu đãi theo nghề… cũng được quy định trong Nghị định này.
2. Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2019.
Sửa đổi Điều 16 của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công.
Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được xác định bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư trừ (-) giá trị được bồi thường về đất, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là hộ gia đình, cá nhân) được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này.
Trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.
4. Trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân nộp Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường (sau đây gọi là Văn phòng).
– Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp.
– Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).
– Số tiền sử dụng đất được ghi nợ bằng (=) Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp trừ (-) Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).
– Thời hạn hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền; gồm:
+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (theo thời hạn quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ).
+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất được ghi nợ (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
d) Căn cứ Thông báo của cơ quan thuế, hộ gia đình, cá nhân nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận) tại cơ quan kho bạc nhà nước hoặc đơn vị được cơ quan kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu (sau đây gọi là kho bạc) trong thời hạn quy định và nộp chứng từ do kho bạc cung cấp tại Văn phòng để được cấp Giấy chứng nhận.
e) Căn cứ chứng từ mà hộ gia đình, cá nhân nộp, Văn phòng trả Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; trong đó tại Giấy chứng nhận có nội dung về số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
5. Trình tự, thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ghi nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
a) Căn cứ Thông báo của cơ quan thuế, hộ gia đình, cá nhân nộp dần tiền sử dụng đất còn nợ tại kho bạc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo khi hết thời hạn 05 năm thì hoàn thành thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất còn nợ. Trường hợp trong thời hạn 05 năm bị mất, thất lạc Thông báo của cơ quan thuế thì hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để được cung cấp lại Thông báo.
b) Quá thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ thì hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để được xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ (được xác định từ thời điểm hết thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để xác định lại) và nhận Thông báo của cơ quan thuế ngay trong ngày làm việc. Thông báo của cơ quan thuế phải có nội dung: Số tiền sử dụng đất còn nợ, số tiền chậm nộp; thời hạn nộp tiền vào kho bạc là 30 ngày kể từ ngày ghi trên Thông báo.
Quá thời hạn ghi trên Thông báo của cơ quan thuế mà hộ gia đình, cá nhân chưa nộp hết thì phải thực hiện xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp theo quy định nêu trên.
c) Sau khi hoàn thành việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận (bản gốc), chứng từ nộp tiền sử dụng đất (bản gốc) tại Văn phòng để được xóa nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận. Trường hợp bị mất, thất lạc chứng từ thì hộ gia đình, cá nhân đến kho bạc để được xác nhận số tiền sử dụng đất đã nộp.
d) Văn phòng có trách nhiệm rà soát, đối chiếu hồ sơ mà hộ gia đình, cá nhân nộp để thực hiện xóa nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận và trả lại Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân ngay trong ngày làm việc.
6. Hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp (nếu có) trước khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ tiền sử dụng đất theo quy định.”
3. Thông tư số 27/2019/TT-BYT ngày 27/9/2019 của Bộ Y tế sửa đổi một số điều Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.
Sửa đổi một số điều Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
– Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 2 như sau:
Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
– Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:
Việc báo cáo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc báo cáo thống kê y tế.
4. Thông tư số 48/2019/TT-BCA ngày 15/10/2019 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như:
– Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
Khi tiếp công dân đến làm thủ tục để nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu (nếu không kê khai trực tuyến) hoặc in Tờ khai căn cước công dân mà công dân đã kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến để công dân kiểm tra lại thông tin, ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên.
Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trên Tờ khai căn cước công dân với thông tin trên các giấy tờ công dân xuất trình. Nếu thông tin kê khai đúng quy định thì tập hợp thành hồ sơ và thực hiện theo khoản 2 Điều này. Nếu thông tin kê khai không đúng quy định thì hướng dẫn công dân kê khai lại Tờ khai căn cước công dân.
Trường hợp công dân làm thủ lục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân cấp huyện cần điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu mà việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của Công an cấp huyện và công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về cư trú thì tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu của công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 5 như sau:
– Thu Chứng minh nhân dân, cắt góc, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trả lại cho công dân đối với những trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
Đối với Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đỏ và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
– Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân, thông tin nhân thân của công dân trực tiếp từ Tờ khai căn cước công dân hoặc qua thiết bị thu nhận thông tin (đối với trường hợp công dân đăng ký trực tuyến); tả và nhập thông tin về đặc điểm nhận dạng của công dân.
Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
– Trung tâm căn cước công dân quốc gia có trách nhiệm:
+ Trả thẻ Căn cước công dân cho đơn vị tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ban đầu.
+ Trả dữ liệu kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi đã chuyển dữ liệu.
+ Cập nhật dữ liệu kết quả phê duyệt cấp thẻ Căn cước công dân, thông tin của công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và kiến nghị hủy số định danh cá nhân (nếu có) theo quy định.
– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nhận dữ liệu kết quả phê duyệt cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được trả về để quản lý theo quy định và trả dữ liệu kết quả phê duyệt cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho nơi đã chuyển dữ liệu.
– Đơn vị tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ban đầu có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, cập nhật dữ liệu kết quả phê duyệt cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được trả về để quản lý theo quy định.
+ Tiếp nhận Sổ hộ khẩu đã được điều chỉnh từ bộ phận đăng ký, quản lý cư trú để trả lại cho công dân (nếu có).
+ Trả thẻ Căn cước công dân, Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có), Sổ hộ khẩu (nếu cố); thu, cắt góc và trả lại Chứng minh nhân dân cho công dân theo quy định (nếu có).
Đối với công dân có đăng ký trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu thì bàn giao thẻ Căn cước công dân, Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có), Sổ hộ khẩu (nếu có) cho đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát để trả cho công dân.
+ Chuyển hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân về tàng thư căn cước công dân theo quy định.
Khánh Linh (tổng hợp)
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Có Hiệu Lực Thi Hành Từ Tháng 12 Năm 2022
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ tháng 12 năm 2020
1. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020.
Theo Nghị định, một số hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 đến 12 tháng, bao gồm: Giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí điện tử, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm, phụ trương, giấy phép xuất bản chuyên trang, giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh giấy phép sản xuất kênh chương trình, giấy phép nhập khẩu báo in, tạp chí in, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép xuất bản bản tin, giấy phép xuất bản đặc san, giấy phép thành lập nhà xuất bản, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam, giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 đến 12 tháng.
Một số hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không nêu rõ xuất xứ nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí khi sử dụng thông tin do cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng.
+ Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin.
+ Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.
Vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân.
+ Không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí.
+ Thực hiện không đúng quy định về thời hạn thông báo hoặc thời hạn đăng, phát, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.
+ Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí.
+ Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu.
+ Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.
2. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020.
Theo đó, tự chủ về tổ chức bộ máy được quy định như sau:
– Về tổ chức bộ máy:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
– Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị. Đơn vị quy định tại điểm a khoản 1 (trừ các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ), khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó. Đơn vị quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1, khoản 3, điểm b, c, d khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này được bố trí không quá 02 cấp phó.
3. Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2020.
Nghị định này quy định chi tiết các điều khoản sau đây của Luật Khiếu nại:
+ Khoản 2 Điều 3 về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Khoản 4 Điều 8 về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
+ Khoản 3 Điều 41 về công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Khoản 4 Điều 46 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
+ Khoản 2 Điều 58 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật.
Quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
Về đối tượng áp dụng:Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Hình thức khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do Luật Khiếu nại và Nghị định này quy định, đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập:
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
– Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và Nghị định này.
Ngoài ra, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại cũng được quy định cụ thể trong Nghị định này.
4. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020.
Nghị định quy định về quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
– Người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người yêu cầu) để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
+ Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập:
– Việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Phòng, chống tham nhũng được thực hiện bằng văn bản.
– Nội dung văn bản yêu cầu gồm có:
+ Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp thông tin.
+ Những thông tin cần được cung cấp.
+ Thời hạn cung cấp thông tin.
+ Hướng dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu.
+ Yêu cầu khác (nếu có).
– Việc yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
– Thời hạn cung cấp thông tin:
+ Người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
+ Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
– Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể cung cấp được thông tin hoặc cung cấp không đúng thời hạn thì người được yêu cầu phải có văn bản đề nghị người yêu cầu xem xét, giải quyết. Người được yêu cầu phải chấp hành quyết định của người yêu cầu cung cấp thông tin.
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
– Các ngạch công chức và chức danh sau đây: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm viên; Kiểm sát viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên của Đảng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên thuế; Thanh tra viên; Thẩm phán.
– Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Khánh Linh (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Văn Bản Pháp Quy Về Hóa Đơn Còn Hiệu Lực Thi Hành trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!