Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Về Vùng Đất Cà Mau Qua Bài Sông Nước Cà Mau được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viết một bài văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau qua đoạn văn “Sông nước Cà Mau”.
1. Mở bài
– Giới thiệu nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm “Sông nước cà Mau”. Trích đoạn “Sông nước cà Mau” trong nằm trong tác phẩm này đã đưa người đọc trở về với những cảm nhận phong phú, bất ngờ và sâu lắng, đầy thi vị về cả thiên nhiên và con người của vùng đất cực nam Tổ quốc.
– Dẫn dắt vô đề bài: Chuyến đi dài của nhân vật đã mở ra trước mắt chúng ta những vẻ đẹp của vùng đất Cà Mau khiến người khác khó quên.
2. Thân bài
– Vẻ đẹp không gian vùng sông nước Cà Mau: Kênh rạch và sông ngòi là nét đặc trưng của vùng đất phương Nam nhưng để xét về độ “đậm đặc” thì phải kể đến nơi đây. Với một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện , liên thông với nhau, không có điểm khởi đầu và nơi kết thúc.
– Sự sống động của vùng sông nước Cà Mau: Con sông khác hẳn về độ mênh mông, “nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác”, nó là con sông hùng vĩ, trung tâm của vùng sông nước. Một bên là sông, một bên là rừng “ôm lấy dòng sông” giống như một đôi tri kỉ. Rừng đước ở đây “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”, bồi đắp cho vẻ đẹp của sự chung thủy và non tơ.
– Đặc sản của vùng sông nước Cà Mau: Đến với đặc sản của vùng sông nước chính là chợ nổi Năm Căn, đó là một khu chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất của vùng đất này, sự trù phú của nó lồ lộ ra với cái “những” mà tác giả liệt kê như: những bến vận hà, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè,… những người con gái Hoa Kiều, những người Chà Châu Giang…”
3. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp của vùng đất Cà Mau.
Văn mẫu cảm nhận của em về vùng đất Cà mau qua bài Sông nước cà mau đã học
Đất rừng phương Nam là một truyện dài viết cho trẻ em của Đoàn Giỏi. Dựa vào bối cảnh thời gian là những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và cốt truyện là chú bé An lưu lạc đi tìm gia đình, nhà văn đem đến cho người đọc bao nhiêu cảm nhận phong phú, bất ngờ, sâu lắng đầy thi vị về cảnh và người, vể vùng đất cực nam của Tổ quốc thân yêu. Đến với vùng đất ấy, như về với quê hương, một quê hương đôi phần bỡ ngỡ khi nhìn thấy nó đầu tiên, nhưng ngay sau đó là say mê khi được đắm mình vào cái thế giới kì lạ, hấp dẫn lạ lùng. Người, cảnh của một vùng quê như ẩn giấu bao trầm tích đáng yêu, đáng quý cứ mở ra trước mắt chúng ta trong chuyến đi dài ngày của nhân vật. Trích đoạn Sông nước Cà Mau không hề ngắt ngừng dòng chảy của những con sông như sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn, sông Năm Căn,… mà nơi nào cũng neo đậu hồn ta như những cái bến hẹn hò với một vùng Đất Mũi.
Còn nhận xét về cách người ta gọi tên đất, tên sông nơi này cũng có “sự tích” hẳn hoi. Chỉ có điểu không phải tên ông hoàng bà chúa, trong sách sử hay truyền miệng dân gian, chỉ đơn giản là tuỳ theo đặc điểm sinh thái cây, con, nghĩa là động, thực vật ven bờ mà giản dị đặt tên cho nó. Rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, xã Năm Căn,… không có cái tên dân dã nào nằm ngoài quy luật ấy. Cũng có thể đây là vùng mà cha ông ta đi “mở cõi” mới khai phá chưa có được độ dày của nền văn hiến, về phương diện này, nó còn rất đỗi đơn sơ.
Sự sống động của vùng sông nước Cà Mau chỉ thực sự bắt đầu từ câu: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn…”. Sự sống động này đối lập với cảnh “tĩnh” ở trên. “Sống động” là phải, bởi cuộc hành trình đang bơi nước rút đến cái dấu chấm xuống dòng là ngôi chợ Năm Căn. Cho nên cũng vẫn là một vùng sông nước, nhưng sông khác, nước khác và cây rừng cũng khác. Nói cho thật đúng, con sông đến đây mới thực sự định hình. Con sông Bảy Háp ở đoạn trên có lẽ chỉ là một con sông nhỏ, trong cảm giác của người lữ hành, nó rất dễ bị bỏ quên. Tới con sông Năm Căn này thì khác hẳn. Khác hẳn ở độ rộng “mênh mông”, vì mênh mông mà “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, không giống như con sông Bảy Háp lặng lẽ trôi xuôi, có chăng tiếng rì rào thì đó là âm thanh từ biển Đông và vịnh Thái Lan vọng tới. Đây là một con sông hùng vĩ, trung tâm của sông nước nơi này. Tư thế đầy chất tráng ca của nó được khẳng định trong những mối tương quan hoặc đối xứng hoặc đối lập rất nên thơ. về tương quan đối xứng, giông như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình trong thơ cổ (ở đây thay cho núi là rừng cây), cảnh ở đây là một bên sông, một bên rừng “ôm lấy dòng sông” như một đôi tri kỉ. Cả hai rất tương xứng vể tầm vóc. Nếu con sông Năm Cãn “rộng hơn ngàn thước” thì rừng đước “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. Hơn thế nữa, hình như để chữ con sông đường bệ kia vừa ý, rừng đước còn bồi đắp cho vẻ đẹp của mình sự chung thuỷ và non tơ. Vì sao ở đoạn trước cũng có màu xanh, nhưng màu xanh không rõ nét, còn bây giờ sự mơn mởn đã hồi sinh. Vẫn là những cây đước nhưng bển bỉ “mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ”. Rừng đước ở đây như một bản tình ca mượt mà sóng đôi với cái âm hưởng sục sôi của tiếng sóng đổ ra biển của sông Năm Căn “ngày đêm như thác”, về tương quan đối lập giữa cái lớn với cái nhỏ, có thể kể ra mối liên hệ giữa dòng sông mênh mông với hàng đàn cá nước đen trũi “nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”. Sóng trắng là sóng lớn, gió to, còn đàn cá như bầy trẻ đang nô đùa thoả thích trong ngày hội lớn của bản năng loài cá hoang sơ. Bức tranh vừa rất hiện thực vừa mơ màng như một tứ thơ của Thôi Hiệu thời xưa với sự ẩn hiện của đường nét loà nhoà “trong sương mù và khói sóng ban mai”.
Về nghệ thuật của bức tranh kí hoạ sông nước Cà Mau này (thật ra là bức tranh liên hoàn tạo thành một hệ thống), ta nhận ra độ đậm nhạt và những nốt nhấn của người hoạ sĩ ngôn từ. Nếu cảnh một là một bức tranh khái quát, nhìn xa thì cảnh hai lại là một cái nhìn cận cảnh với những đường nét đã được cụ thể hoá. Trong thế liên hoàn ấy, xóm chợ Năm Căn là một nốt nhấn. Nó giống như một bông hoa rực rỡ, đỏ tươi làm ấm lại và náo nức hẳn lên đối với người du ngoạn. Còn vè phong cách, căn cứ vào các yếu tố câu văn miêu tả như quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét thì Đoàn Giỏi có nhiều ưu thế về quan sát, nhận xét để từ đó ghi lại những bức tranh phong cảnh khác nhau. Không có nhiều tưởng tượng, so sánh, tác phẩm không phải vì thế mà mất đi cảm hứng lãng mạn. Bởi tuy sử dụng bút pháp tả thực, nhưng do người viết đã vừa kể, vừa tả, nghĩa là đã gửi gắm tâm hồn mình trong cảnh, những trang vẽ đẹp về thiên nhiên ấy tự nó như bài thơ hay, đầy ý vị, ý ở ngoài lời cứ ngân mãi nơỉ chúng ta trong tâm tưởng.
“Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm truyện dài của nhà văn Đoàn Giỏi viết dành cho trẻ em. Trích đoạn “Sông nước cà Mau” trong nằm trong tác phẩm này đã đưa người đọc trở về với những cảm nhận phong phú, bất ngờ và sâu lắng, đầy thi vị về cả thiên nhiên và con người của vùng đất cực nam Tổ quốc. Chuyến đi dài của nhân vật đã mở ra trước mắt chúng ta những vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và con người nơi đây.
Bắt đầu vào chuyến thám hiểm của cậu bé An, chúng ta bắt gặp ngay hai địa danh lạ là Chà Là và Cái Keo, những cái tên không thể phỏng đoán mà chỉ cho ta những liên tưởng tới những thứ còn hoang sơ. Kênh rạch và sông ngòi là nét đặc trưng của vùng đất phương Nam nhưng để xét về độ “đậm đặc” thì phải kể đến nơi đây. Với một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện , liên thông với nhau, không có điểm khởi đầu và nơi kết thúc. Đó quả là một thứ thiên la địa võng.
Rơi vào lưới trời bủa vây chưa bằng sự bủa vây của một không gian ngập tràn màu xanh bao la, cả trên trời, dưới nước và xung quanh toàn một màu xanh. Một màu xanh trùng điệp lặng lẽ vang lên bải hòa âm về màu sắc, khiến cho đôi mắt của con người phải ngạc nhiên: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá”. Cùng với cảm nhận của thị giác, cảm nhận của thính giác lại mang về một giai điệu rì rào vỗ về như một tiếng ru êm đềm không dứt. Đó chính là “Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về…” nó mang vị mặn mòi của biển cả theo hơi gió muối. Tên của địa danh, của những con sông và kênh rạch nơi đây mang một vẻ dân giã, chỉ đơn giản theo đặc điểm của động thực vật ven bờ mà đặt tên cho nó.
Sự sống động của sông nước Cà Mau được hiện lên rất rõ qua con sông Năm Căn và khu chợ nổi Năm Căn. Con sông khác hẳn về độ mênh mông, “nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác”, nó là con sông hùng vĩ, trung tâm của vùng sông nước. Một bên là sông, một bên là rừng “ôm lấy dòng sông” giống như một đôi tri kỉ. Rừng đước ở đây “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”, bồi đắp cho vẻ đẹp của sự chung thủy và non tơ.
Đến với đặc sản của vùng sông nước chính là chợ nổi Năm Căn, đó là một khu chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất của vùng đất này, sự trù phú của nó lồ lộ ra với cái “những” mà tác giả liệt kê như: những bến vận hà, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè,… những người con gái Hoa Kiều, những người Chà Châu Giang…”. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, của sắc màu trang phục, tiếng nói của các dân tộc khác nhau, tạo nên nét riêng biệt của chợ này với các chợ khác trong vùng.
Tuy bài văn không có nhiều hình ảnh tưởng tượng và so sánh nhưng bức tranh về vùng đất Cà Mau không mất đi những cảm hứng lãng mạn. Bởi tác giả đã rất khéo léo sử dụng bút pháp tả thực, vừa kể, vừa tả, gửi gắm tâm hồn mình trong từng khung cảnh.
Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.
Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên. Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…
Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”
Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…
Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:
Cảm Nhận Văn Bản Sông Nước Cà Mau
Cảm nhận văn bản Sông nước Cà Mau
1- Trong bài có một câu trực tiếp nói về vị trí của người quan sát, miêu tả: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”. Nhưng không chỉ ở câu ấy, mà trong toàn bài văn đã cho thấy rõ vị trí và điểm nhìn của người quan sát, miêu tả là trên con thuyền xuôi theo các dòng kênh và con sông vùng Cà Mau để tới chợ Năm Căn, nơi tụ họp đông vui và trù phú nhất của cả vùng.
– HS đọc lại văn bản Sông nước Cà Mau để tìm ra trình tự miêu tả và bố cục của bài. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa vị trí quan sát và trình tự miêu tả theo hành trình của con thuyền.
2. Ấn tượng nổi bật ban đầu của tác giả về vùng sông nước Cà Mau là không gian rộng lớn, mênh mông của vùng đất này với hệ thống sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời, nước, của rừng cây. Không gian ấy khi mới tiếp xúc thì dễ có cảm giác về sự đơn điệu, triền miên (HS tìm nêu dẫn chứng)
3. Các cụm động từ trong câu văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” là: chèo thoát qua, đổ ra, xuôi về (thoát qua là nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ đi ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở chỗ dòng sông êm ả).
Tuy cùng nói về sự vận động của con thuyền trên một hành trình nhưng mỗi cụm động từ trên ứng với một tình thế và hoàn cảnh, không gian hoạt động cụ thể của con thuyền. Vì thế, không thể thay đổi trật tự các cụm động từ này trong câu. Điều đó cho thấy việc dùng từ của tác giả có sự chọn lọc và rất chính xác (HS phân tích từng trường hợp sử dụng cụm động từ trong câu).
4. a) Sự trù phú của chợ Năm Căn được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết như: những đống gỗ cao như núi, những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi,…
b) Sự độc đáo của chợ Năm Căn thể hiện ở:
– Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và nhữỉig con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
– Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, người Miên, người Chà Châu Giang,
Bài 19. Sông Nước Cà Mau
Chào mừng quý thầy cô về dự giờ thao giảngBài 19- Tiết 77Văn bản: Sông nước Cà MauNhận định nào sau đây em cho là không đúngDế Mèn phiêu lưu kí là:A. Truyện viết cho thiếu nhiB. Truyện viết về loài vậtC. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài ngườiD. Truyện viết về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn2. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột dễ chuốc vạ vào thânB. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mìnhC. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mìnhD. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không rồi sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình3. Đoạn trích ” Bài học đường đời đầu tiên” không có những đặc sắc trong nghệ thuật gì?A. Nghệ thuật kể chuyệnB. Nghệ Nghệ thuật miêu tảC. Nghệ thuật sử dụng từ ngữD. Nghệ thuật tả người
2, Phân tícha- Hình ảnh vầng trăngSông nước Cà Mau (Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)Bài 19 Tiết 77
VĂN BẢNI.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m
1.Tỏc gi?:
(SGK- trg 20)
2, Phân tícha- Hình ảnh vầng trăng Đoàn Giỏi (1925- 1989)
Quê ở Châu Thành Tiền Giang Các bút danh: Nguyễn Hoài; Nguyễn Phú Lễ; Huyền Tư Tác phẩm tiêu biểu: “Người Nam thà chết không hàng”-Kịch thơ 1947“Những dòng chữ máu Nam kỳ”-Ký1940 “Giữ vững niềm tin” -Thơ 1954“Đất rừng phương Nam” -Truyện 19572.Tỏc ph?m
Truyện “Đất rừng phương Nam”-1957Sông nước Cà Mau
VĂN BẢNI.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m
1.Tỏc gi?:
Truyện: Đất rừng phương Nam Được chuyển thể thành bộ phim Đất phương Nam2.Tỏc ph?m
Truyện “Đất rừng phương Nam”-1957
Văn bản Sông nước Cà Mau trích từ chương 18 của truyện Sông nước Cà Mau
VĂN BẢNI.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m
1.Tỏc gi?:
3.D?c- Chỳ thớch:
Sông nước Cà Mau
VĂN BẢNII.Phân tích văn bản:I.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m 1.Tỏc gi? 2.Tỏc ph?m 3. D?c-chỳ thớch
1, Bố cục Gồm : 3 đoạn Bố cục: 3 đoạn – Đoạn 1: Từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”: những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau – Đoạn 2: từ ” Từ khi qua Chà Là” đến “Khói sóng ban mai” nói về các kênh, rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ– Đoạn 3: Phần còn lại đặc tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và màu sắc độc đáoSông nước Cà Mau
VĂN BẢNII.Phân tích văn bản:1, Bố cục 2. Phân tích a/ Ân tượng chung về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau I.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m 1.Tỏc Gi? 2.Tỏc ph?m 3. D?c-chỳ thớch
1, Bố cục2, Phân tíchSông ngòi, kênh rạch…bủa giăng chi chít như mạng nhệnTrên…trời xanh, dưới…nước xanh, chung quanh…toàn một sắc xanh cây láTiếng rì rào…của chúng tôi rừngTiếng sóng rì rào
II.Phân tích văn bảna/ Ân tượng chung về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau Cảm nhận bằng thị giác, thích giác; nghệ thuật: tả xen kể, liệt kê, điệp từ, tính từ
Không gian rộng lớn, mênh mông
2, Phân tícha- Hình ảnh vầng trăng…Những cánh rừng ngập mặn xanh ngút ngàn…….Ngôi nhà nhỏ nằm dưới những tán lá um tùm…Cuộc sống đặc trưng của người dân nam bộ: ăn, ở, sinh hoạt đi lại …2, Phân tícha/ Ân tượng chung về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau b/ Kênh rạch và con sông Năm Căn * Kênh rạch Cà Mau Mái Giầm, Ba Khía, kênh Bọ Mắt…– Đặt tên địa danh theo đặc điểm riêng – Thiên nhiên: tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người: giản dị chất phác
* Con sông Năm Căn+Dòng sông mênh mông, nước ầm ầm rộng hơn ngàn thước– cá nước bơi…sóng trắng+Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãytrường thành… cây đước mọc dài theo bãi…– …màu xanh…Sử dụng động từ, cụm động từ, hình ảnh so sánh, miêu tảDòng sông, rừng đước hùng vĩ, rộng lớn2, Phân tícha/ Ân tượng chung về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau b/ Kênh rạch và con sông Năm Căn …những đống gỗ cao như núinhững cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới……bến vận hà nhộn nhịp…ngôi nhà bè……những người con gái Hoa kiều…người Chà Châu Giang…
Sông nước Cà Mau
VĂN BẢNII.Phân tích văn bản:I.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m 1.Tỏc gi? 2.Tỏc ph?m 3. D?c-Chỳ thớch
1, Bố cục 2. Phân tích a/ Ân tượng chung về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau b/ Kênh rạch và con sông Năm Căn
c/ Cảnh chợ Năm Căn III Tổng kết 1. Nghệ thuật
A Miêu tả tinh tế, đặc sắc B Sử dụng từ ngữ tiêu biểu chính xácC Sử dụng biện pháp tu từD Nghệ thuật miêu tả loài vật.
Bài tập trắc nghiệm: Nhận xét nào không đúng về nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
Sông nước Cà Mau
VĂN BẢNII.Phân tích văn bản:I.Tỡm hi?u tỏc gi?, tỏc ph?m 1.Tỏc gi? 2.Tỏc ph?m 3. D?c-Chỳ thớch
1, Bố cục 2. Phân tích a/ Ân tượng chung về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau b/ Kênh rạch và con sông Năm Căn c/ Cảnh chợ Năm Căn III. Tổng kết 1. Nghệ thuật
3. Ghi nhớ ( SGK-23)
IV. Luyện tập
* Hướng dẫn về nhà Học ghi nhớ;học phần phân tích văn bản Đọc lại văn bản; tìm đọc truyện ” Đất rừng phương Nam” Viết một đoạn văn ( 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau Đọc và soạn văn bản ” Bức tranh của em gái tôi”
Soạn Bài Lớp 6: Sông Nước Cà Mau
Soạn bài lớp 6: Sông nước Cà Mau
Soạn bài lớp 6: Sông nước Cà Mau
Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng đất nước (kí, 1948), Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.
Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau – tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.
Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn:
Đoạn 1 (Từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.
Đoạn 2 (Tiếp theo đến “khói sóng ban mai”): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.
Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.
Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất “tôi” (ngồi trên thuyền) – tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của “người trong cuộc”. Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.
2. Trong đoạn văn (từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì… dưới thì… chung quanh… cũng chỉ…). ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác – đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và…tiếng rì rào bất tận… của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.
3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.
4. Trong đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai”:
Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:
Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
Con sông rộng hơn ngàn thước
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có các động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền.
Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.
Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế, bởi vì:
thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt.
đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn,
xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.
Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.
5. Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:
Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực,…
Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…
6. Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể … cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ – nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
2. Cách đọc
Đoạn văn được viết chủ yếu theo lối miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt). Những đoạn tả cảnh vật cần đọc chậm rãi. Hãy hình dung mình đang ngồi trên con thuyền của tác giả, chầm chậm lướt qua các kênh, rạch, những cảnh vật ở hai bên bờ sông. Đoạn tả cảnh chợ Năm Căn tấp nập, đông vui có thể đọc nhanh hơn, diễn tả không khí sôi động với những âm thanh náo nức, những màu sắc sặc sỡ ở nơi này.
3. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
4. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Gợi ý:
Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình.
Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…)
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Về Vùng Đất Cà Mau Qua Bài Sông Nước Cà Mau trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!