Bạn đang xem bài viết Cập Nhật: Dự Thảo Nghị Quyết Hướng Dẫn Các Tội Hiếp Dâm, Cưỡng Dâm, Dâm Ô, Giao Cấu được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vừa qua HĐTP TANDTC đưa ra dự thảo 04 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 141 về tội hiếp dâm, Điều 142 về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 143 về tội cưỡng dâm, Điều 144 về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, Điều 145 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và Điều 147 về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm của Bộ luật hình sự 2015.
Bô sung phần giải thích từ ngữ:
* Về một số tình tiết định tội
Giao cấu với trẻ em dưới 10 tuổi được xác định là đã hoàn thành không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.
a) Hành vi quan hệ tình dục của người cùng giới tính;
b) Hành vi quan hệ tình dục của người khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục tiếp xúc về thể chất với cơ thể trẻ em nhưng không có mục đích giao cấu;
c) Hành vi quan hệ tình dục của những người khác giới tính thuộc một trong các trường hợp: sử dụng bộ phận sinh dục xâm nhập vào bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể; sử dụng bộ phận khác trên cơ thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm; sử dụng dụng cụ tình dục, dụng cụ khác xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể.
a) Dùng bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác tiếp xúc về thể chất (trực tiếp hay gián tiếp qua áo quần) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của trẻ em (vuốt ve, sờ mó, bóp, cấu véo, hôn, liếm) có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục;
a) Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm;
b ) Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;
c ) Dụ dỗ, lôi kéo người dưới 16 tuổi tự quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán;
d ) Dụ dỗ người dưới 16 khỏa thân thông qua nền tảng công nghệ số;
đ ) Phát tán ra công chúng các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng trẻ em hoặc hình ảnh mô phỏng trẻ em (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);
e ) Mô tả các bộ phận nhạy cảm của người dưới 16;
a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật… dẫn đến không thể chống cự được);
8 . Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
9 . Trái với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc, miễn cưỡng hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.
10 . Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày…) hoặc lệ thuộc về công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội hoặc người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm…).
1 1. Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để trả khoản nợ đã đến hạn để cứu con mình đang bị bắt cóc; là học sinh bị lưu ban; không được đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài…).
1. Có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
b) Phạm tội đối với cô, dì, chú, bác, cháu ruột;
c) Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;
d) Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;
đ) Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.
2. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141, điểm đ khoản 2 Điều 142, điểm b khoản 2 Điều 143, điểm d khoản 2 Điều 144, điểm a khoản 2 Điều 145, điểm b khoản 2 Điều 146 và điểm b khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Nhiều người hiếp một người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141 và điểm b khoản 3 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên hiếp dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm).
4. Nhiều người cưỡng dâm một người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên cưỡng dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người cưỡng dâm một người” nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau cưỡng dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi cưỡng dâm.
Không coi là “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người cưỡng dâm (trường hợp này là đồng phạm).
1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
2 . Không xử lý hình sự về tội phạm tương ứng đối với hành vi quan hệ tình dục đồng thuận giữa những người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi, trừ trường hợp quay lại cảnh quan hệ tình dục sau đó phát tán ra công chúng.
* Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục trẻ em
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại trẻ em dưới 13 tuổi.
* Tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em
1. Thời hạn xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em được thực hiện như sau:
a) Áp dụng thủ tục rút gọn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
b) Đưa các vụ án khác ra xét xử trong thời hạn không quá ½ thời hạn pháp luật cho phép đối với các trường hợp tương ứng.
2. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tòa án phải thực hiện:
a) Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án;
c ) Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng;
d ) Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
đ) Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, luật sư của trẻ em .
3. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, Tòa án cần thực hiện:
a) Hạn chế triệu tập bị hại là trẻ em đến phiên tòa nếu vẫn giải quyết được vụ án bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác (ví dụ: sử dụng lời khai của họ ở giai đoạn điều tra, truy tố; mời họ đến Tòa án hoặc địa điểm hợp pháp khác để lấy lời khai trước bằng văn bản, bằng ghi âm, ghi hình có âm thanh…).
b) Trường hợp phải triệu tập bị hại là trẻ em đến phiên tòa, Tòa án cần tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử (ví dụ: micro, loa, ti vi, camera…) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là trẻ em không quá 03 mét.
c) Câu hỏi đối với bị hại là trẻ em phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa, hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc; chỉ đặt câu hỏi làm rõ tình tiết vụ án; không đặt câu hỏi chỉ để tranh luận. Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ.
d ) Sử dụng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể có đánh số thứ tự các bộ phận để người bị hại là trẻ em xác định các bộ phận bị xâm hại mà không phải xác định trên cơ thể mình.
đ) Khi bị cáo có nhu cầu hỏi bị hại là trẻ em thì phải đề nghị người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử hỏi.
4. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tòa án không được thực hiện:
a) Yêu cầu bị hại là trẻ em tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội;
b) Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm;
d) Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là trẻ em chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể của mình hoặc của người khác;
đ) Để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là trẻ em;
e) Buộc bị hại là trẻ em phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa;
Tư Vấn Luật Hình Sự Về Tội Hiếp Dâm Trẻ Em
02/04/2019
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
Tội hiếp dâm trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em trái với ý muốn của họ. Tội danh này được quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự.
1. Dấu hiệu pháp lý
– Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em gái dưới 16 tuổi.
– Trường hợp nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì dấu hiệu hành vi khách quan tương tự như tội hiếp dâm.
– Đối với trường hợp nạn nhân nạn nhân dưới 13 tuổi thì mọi trường hợp thực hiện hành vi giao cấu đều cấu thành tội này.
2. Hình phạt
– Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
+ Có tính chất loạn luân;
+ Làm nạn nhân có thai;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Nhiều người hiếp một người;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Đối với nhiều người;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;
+ Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;
+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
– Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến:
Câu hỏi: Chào luật sư! xin luật sư tư vấn cho em trường hợp em của em bị đánh như sau. Em của em do mâu thuẫn chỉ là lời nói thôi mà bị 3 người cầm tuýp sắt và gậy bằng gỗ đánh vào phía sau đầu 3 vết phải đi cấp cứu và nằm viện phía gia đình kia không đi chăm nuôi thăm hỏi. Khi giám định tại phân viện khoa học hình sự bộ công an với mức thương tật 18%, kết quả gửi về cơ quan CQCS điều tra huyện từ ngày 13/6/2017 tới giờ phía công an không có động thái điều tra xử lý vậy tiếp theo xin luật sư cho em hỏi gia đình phải làm gì và bên kia bị xử lý ra sao, mức án nào. Xin cám ơn luật sư!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
Xét thấy, khi đã có kết luận giám định thương tật nhưng cơ quan vẫn chưa có động thái xử lý tiếp vụ việc khi đã đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cho nên, gia đình cần có đơn yêu cầu để cơ quan công an tiếp tục giải quyết vụ án theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng!
Chuyên viên Nguyễn Yến – Công ty Luật Minh Gia
Vụ Người Mẫu Nude Kim Phượng Tố Hiếp Dâm: ‘Không Có Sự Việc Phạm Tội’
(Thethaovanhoa.vn) – Về vụ người mẫu nude Kim Phượng tố hiếp dâm, công an Quận 10 đã chính thức ra quyết định số 258 / TB – CSĐT-HS, do thượng tá Nguyễn Hoài Nam ký ngày 24-8 “Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm”.
Thông báo chính thức của công an Quận 10 có nội dung ghi rõ: “Với tài liệu thu thập được không có căn cứ xác định hành vi hiếp dâm như tố giác. Do đó, cơ quan Công an Quận 10 đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 120 / QĐ-CSĐT-HS ngày 24-8-2018 theo khoản 1, điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự với lý do không có sự việc phạm tội”.
Thông báo được gửi tới Viện Kiểm sát nhân dân Quận 10 và đối tượng tố cáo Nguyễn Thị Kim Phượng và nghệ sĩ Ngô Lực.
Trong quá trình điều tra, mới đây có một lần người mẫu Kim Phượng đề nghị Công an Quận 10 cho tổ chức thực nghiệm nhưng ý kiến của Ngô Lực cho rằng: “Là nạn nhân, tôi chẳng việc gì phải thực nghiệm. “Tôi không thể “đóng phim” với Kim Phượng. Kim Phượng không có cơ hội nhìn mặt tôi lần nữa, trừ khi ra toà”.
Kết luận của cơ quan y tế: “Không đủ cơ sở để đối chiếu với mẫu AND của đối tượng nam”
Tính trên phạm vi toàn thế giới, chưa hề có bất cứ vụ án nào người mẫu tố hoạ sĩ vẽ body painting hiếp dâm. Sự việc người mẫu nude Kim Phượng tố nghệ sĩ Ngô Lực phạm tội, ban đầu dấy lên phẫn nộ trong công chúng, nhưng sau đó đã đi vào ngõ cụt khi không thể chứng minh được yếu tố hiếp dâm. Kết quả cuối cùng là Kết luận của cơ quan Công an Quận 10 trả lời cho bên tố cáo và bên bị tố cáo đã khẳng định rõ: “không có căn cứ xác định hành vi hiếp dâm như tố giác”. Do đó, cơ quan Công an Quận 10 đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 120 / QĐ-CSĐT-HS ngày 24-8-2018 theo khoản 1, điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự với lý do: “không có sự việc phạm tội”.
Nhiều người thắc mắc tại sao suốt một thời gian dài sau khi Kim Phượng tố cáo không thấy Ngô Lực lên tiếng phản hồi.
Hoạ sĩ Ngô Lực cho biết: “Ngay từ đầu, tôi biết tôi vô tội, và những việc cô ấy gây ra cho tôi đã khiến tôi quá mệt mỏi và mất nhiều thời gian để xử lý. Nên tôi muốn dành thời gian của tôi cho những người thân và công việc của tôi. Tôi không đủ thời gian đôi co trên mạng, vốn dĩ đầy sự mơ hồ. Ban đầu, nếu tôi không tỉnh táo và bị lôi cuốn vào trò chơi của cô ấy, phản kháng bằng sự giận dữ và oan ức thì có lẽ tôi không còn đủ trí lực để bảo vệ cuộc sống của mình. Rất may ở thời điểm đó, tôi bình tâm suy nghĩ và đã yên lặng”.
“Ngày hôm nay, tôi nhận được quyết định từ Cơ quan Công an Quận 10, khẳng định tôi hoàn toàn vô tội, “không có căn cứ xác định hành vi hiếp dâm như tố giác”. Do đó, cơ quan Công an Quận 10 đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 120 / QĐ-CSĐT-HS ngày 24-8-2018 theo khoản 1, điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự với lý do: “không có sự việc phạm tội”, hoàn toàn không có bất cứ điều gì hoài nghi, mập mờ ở đây” – Ngô Lực khẳng định.
Kết luận “không có sự việc phạm tội” hoàn toàn khác với “chưa đủ căn cứ” để kết tội”.
Kết luận của cơ quan Công an Quận 10: “Không có sự việc phạm tội”
Ngô Lực cho rằng: “Tôi đồng ý phía Kim Phượng có quyền tố cáo, tôi đã gắng hết sức kiên nhẫn nghe những gì cô ấy nói, vì tôn trọng phụ nữ, và tôn trọng pháp luật. Nhưng đã tố cáo nghĩa là Kim Phượng phải chứng minh được yếu tố phạm tội. Đằng này, toàn bộ sự việc được dựng lên qua lời nói dối trắng trợn. Cho nên cứ mỗi lần nói ở những nơi khác nhau, Phượng lại nói khác đi về sự việc. Tôi không làm việc đó, thì tôi chẳng việc gì phải đi thanh minh”.
Nghệ sĩ Ngô Lực trong những lần vẽ bodypainting
“Mua danh” bằng việc tố hiếp dâm?
“Thật ra, Kim Phượng là người biết rõ hơn ai hết là có hay không có vụ hiếp dâm như cô ta tố cáo. Nhưng cô ta vẫn cố tình vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi?” – Ngô Lực không nén được bức xúc.
“Thông báo kết luận giám định số 205 – TB – TTXH do Đại tá Ngô Khắc Hưng – cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 10 gửi Kim Phượng ngày 21-5-2018 ghi nhận: “Không thấy tinh trùng trong phết dịch âm đạo và vùng hậu môn. Có tế bào người nam trong âm đạo và vùng hậu môn nhưng không đủ cơ sở để đối chiếu với mẫu AND của đối tượng nam”. Tế bào người nam ở đây có thể là bất cứ thứ gì như: da, lông, tóc… Đó là do quá trình vẽ body painting kéo dài mấy tiếng đồng hồ, và việc có tế bào người nam chẳng có gì lạ lùng. Nhưng ngay cả như thế, kết luận khoa học đã chỉ rõ là “không đủ cơ sở để đối chiếu với mẫu AND của đối tượng nam”. Kết luận đã rõ ràng như thế và ngay từ ngày 21-5. Kim Phượng biết rõ sự thật ở đâu nhưng vẫn cố tình bịa đặt sự việc, kéo dài sự vụ nhằm mục đích gì?” – Ngô Lực nói.
Ngô Lực tuyên bố chắc chắn: “Kết giao giữa chúng tôi là tôi chỉ thực hiện phần vẽ trên cơ thể cô ấy, toàn bộ hình ảnh chụp tôi cũng không được quyền và không hề giữ một hình ảnh nào mà chỉ chụp lại để cô ấy lưu giữ bằng điện thoại của chính cô ấy”.
“Trong biên bản làm việc với Công an Quận 10, tôi đã đưa rõ yêu cầu cô Phượng phải có lời xin lỗi đàng hoàng. Phượng còn trẻ và đang nuôi con nhỏ, tôi không muốn làm gì tổn hại đến cô ấy. Phượng có thể xin lỗi hoặc không xin lỗi, đó là quyền của cô ấy. Tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người thì họ sẽ nhận được điều gì trên đường đời. Sự thực phơi bày ra thì đã là sự trừng phạt rất lớn đối với Kim Phượng rồi. Nhưng nếu Phượng không xin lỗi, việc có kiện lại Kim Phượng hay không thì tôi và luật sư sẽ cùng cân nhắc vì tôi mới chính là nạn nhân bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm” – Ngô Lực đưa ý kiến.
Họa sĩ Ngô Lực đã có những chia sẻ chính thức về việc anh bị người mẫu ảnh nude Kim Phượng cáo buộc.
U50 Bị Tố Hiếp Dâm Liên Tục… Ốm: Có Thể Điều Tra Tại Viện
Đó là khẳng định của Luật sư Giang Văn Quyết, Giám đốc công ty Luật TNHH Tôi Yêu Luật (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) xung quanh vụ việc người đàn ông 50 tuổi ở Ngô Quyền (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) bị tố hiếp dâm cháu bé 9 tuổi.
Theo luật sư Giang Văn Quyết, nếu đối tượng bị ốm không thực hiện theo giấy triệu tập thì cần có xác nhận của bệnh viện kèm bệnh án. Ngoài ra, cơ quan điều tra có thể đến cơ sở y tế mà đối tượng đang điều trị để lấy lời khai.
Trường hợp cần thiết, có đủ căn cứ để khởi tố bị can, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra Quyết định khởi tố bị can và kèm theo đó là biện pháp ngăn chặn tạm giam để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
“Trường hợp lấy lý do ốm để không thực hiện theo giấy triệu tập thì phải có xác nhận của bệnh viện, kèm theo bệnh án (nếu có). Trong trường hợp này cơ quan điều tra hoàn toàn có thể tới cơ sở y tế mà người này đang chữa bệnh để trực tiếp lấy lời khai”, luật sư Giang Văn Quyết nhấn mạnh.
“Do vậy lời khai của cháu bé cũng được coi là chứng cứ. Tuy nhiên để buộc tội một người còn phải phụ thuộc vào các lời khai và tài liệu khác trong vụ án như bản hiện trường, kết luận giám định, lời khai người làm chứng…”, Giám đốc công ty Luật TNHH Tôi Yêu Luật phân tích thêm.
Trước đó, như PNVN đã đưa tin, ngày 9/10/2016 bé L.C.T (9 tuổi, sống cùng mẹ và bà ngoại ở phường Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) khi sang nhà ông Trần Quốc Th. chơi, đã bị người này xâm hại tình dục. Theo lời kể của mẹ cháu bé, khi sang nhà ông Th. chơi, cháu đã bị gã hàng xóm 50 tuổi dụ dỗ rồi thực hiện hành vi hiếp dâm. Trong lúc ông Th. thực hiện hành vi đồi bại với cháu C.T. tại nhà riêng thì vô tình em dâu của ông Th. đi sang chơi và phát hiện sự việc. Sau đó, bà ngoại của cháu đã đưa cháu đến công an phường Ngô Quyền để tố cáo sự việc.
Tuy nhiên, suốt hơn 2 tuần qua mọi việc vẫn chưa hề tiến triển. Trong khi cháu L.C.T phải nghỉ học vì khủng hoảng tâm lý sau sự việc thì ông Trần Quốc Th. vẫn tìm mọi cách trốn tránh cơ quan điều tra. Theo tố cáo của hàng xóm người này cũng như mẹ của cháu L.C.T thì ông Th. luôn cáo ốm, sáng vợ chở đến viện, chiều đón về để tránh sự triệu tập của cơ quan điều tra.
Được biết, gia cảnh cháu C.T cực kỳ khó khăn, bố mất sớm, hai mẹ con phải chuyển từ Thái Bình lên Vĩnh Yên sống cùng bà ngoại. Mẹ cháu phải đi làm cả ngày nên gửi cháu cho bà ngoại trông nom. Cháu C.T có hồ sơ điều trị bệnh tâm thần, chậm chạp hơn những cháu cùng trang lứa.
PNVN sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cập Nhật: Dự Thảo Nghị Quyết Hướng Dẫn Các Tội Hiếp Dâm, Cưỡng Dâm, Dâm Ô, Giao Cấu trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!