Bạn đang xem bài viết Chính Phủ Quyết Định Chưa Sáp Nhập Sở Ngành được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chính phủ ban hành nghị định giữ nguyên các sở ngành hiện nay, không sáp nhập như dự thảo đưa ra cách đây 3 năm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành nghị định 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 24 về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành.
Theo đó, nghị định mới giữ nguyên 17 sở được tổ chức thống nhất ở tất cả tỉnh thành, gồm các sở: Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông Vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động Thương binh và Xã hội; Văn hóa Thể thao Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND.
Ngày 16/9, giải thích việc chưa sáp nhập một số sở ngành như đề xuất trong dự thảo nghị định trước đây, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc này đã có kết luận của Bộ Chính trị là chờ tổng kết thí điểm. Vì vậy, hiện nay các tỉnh, thành vẫn tổ chức cơ cấu cơ quan chuyên môn như nghị định 24. “Phải có tổng kết thí điểm rồi mới làm tiếp”, ông Tân nói.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Ngoài 17 sở được tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành nêu trên, nghị định mới cũng đề cập đến các sở đặc thù như sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, sở Quy hoạch Kiến trúc và sở Du lịch. Trong đó, sở Du lịch được thành lập khi địa phương đáp ứng các tiêu chí: Có di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh là di sản thế giới hoặc có tài nguyên, tiềm năng du lịch nổi trội; ngành du lịch được xác định là kinh tế mũi nhọn và có giá trị kinh tế với tỉ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.
Sở Ngoại vụ được thành lập ở những tỉnh đáp ứng một trong các tiêu chí: Có cửa khẩu quốc tế đường bộ, cửa khẩu quốc tế đường hàng không, cảng biển quốc tế; địa phương có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên hoặc có vốn FDI trên 100.000 tỷ đồng; trên 4.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn; kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100.000 tỷ đồng trở lên.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc vẫn được thành lập ở TP HCM và Hà Nội. Chức năng quy hoạch kiến trúc của các tỉnh, thành còn lại được quy định trong Sở Xây dựng.
Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Đầu năm 2023, Bộ Nội vụ lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành; trong đó đề xuất 12 sở “cứng” tổ chức thống nhất ở các địa phương, gồm Sở Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch -Tài chính (sáp nhập Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chính), Công Thương, Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị (sáp nhập Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng), Sở Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân.
6 sở “mềm” tổ chức sở phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành, gồm các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ, Du lịch, và Ban Dân tộc. Căn cứ điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định việc thành lập hoặc không thành lập các sở “mềm”.
Trong năm 2023, một số tỉnh đã thực hiện thí điểm sáp nhập sở, ngành. Như Hà Giang đã hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Lào Cai sáp nhập Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng; Bạc Liêu sáp nhập Sở Văn hóa Thể thao Du lịch với Sở Thông tin Truyền thông; Sở Giáo dục Đào tạo với Sở Khoa học Công nghệ…
Tháng 12/2023, Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng việc sắp xếp sở ngành, phòng ban. Sau đó một năm, tháng 12/2023, Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương đăng ký thực hiện thí điểm hợp nhất 8 sở ngành thành 4, gồm sở Tài chính với Kế hoạch Đầu tư; Giao thông Vận tải với Xây dựng; Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy; Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.
Đến tháng 1/2023, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết 15 trong 63 tỉnh, thành đã gửi văn bản về Bộ Nội vụ đăng ký thí điểm sáp nhập sở, ngành cấp tỉnh và phòng, ban cấp huyện.
Theo Hoàng Thùy /VnExpress
https://vnexpress.net/chinh-phu-quyet-dinh-chua-sap-nhap-so-nganh-4162670.html
Nghị Định Mới Của Chính Phủ “Chốt” Không Sáp Nhập Sở, Ngành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014 ngày 4.4.2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về tổ chức các sở trực thuộc UBND cấp tỉnh, Nghị định lần này cũng chia làm hai loại tương tự như Nghị định cũ gồm: Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương và các sở đặc thù.
Nghị định mới quy định đối với các sở được tổ chức thống nhất có 17 sở nhưng có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số sở.
Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có bổ sung thêm quy định “đối với các địa phương có Sở Du lịch thì chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành quản lý nhà nước về du lịch do Sở Du lịch thực hiện”.
Tương tự, trường hợp các tỉnh không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc thì chức năng của 2 lĩnh vực này sẽ do Văn phòng UBND tỉnh thực hiện.
Theo Nghị định 107, Sở Nội vụ được tổ chức thống nhất trên cả nước chứ không hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy
Đối với các sở đặc thù, Nghị định mới bổ sung thêm Sở Du lịch, ngoài 3 sở đã quy định trước đây gồm: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
Trong đó, Sở Ngoại vụ được thành lập ở những tỉnh đáp ứng một trong các tiêu chí: Có cửa khẩu quốc tế đường bộ, có cửa khẩu quốc tế đường hàng không; có cảng biển quốc tế; có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên hoặc có vốn FDI trên 100.000 tỉ đồng, có trên 4.000 người nước ngoài, có kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100.000 tỉ đồng…
Những tỉnh được thành lập Ban Dân tộc khi có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống thành làng, bản; có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu…
Sở Du lịch được thành lập ở những tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí: Có di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội; ngành du lịch được xác định là kinh tế mũi nhọn và có giá trị kinh tế với tỉ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.
Riêng Sở Quy hoạch – Kiến trúc được thành lập ở TPHCM và Hà Nội. Chức năng quy hoạch kiến trúc của các tỉnh, thành còn lại được quy định trong Sở Xây dựng. Nghị định mới bỏ hẳn quy định về một số lĩnh vực đặc thù khác.
Như vậy, sau 2 năm bàn luận, cho ý kiến Nghị định của Chính phủ chốt lại là không nêu đến việc sáp nhập, hợp nhất bất cứ sở, ngành nào như dự thảo ban đầu đưa ra lấy ý kiến và như một số địa phương đã thực hiện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25.11.2023.
Về Điều khoản chuyển tiếp, theo Điều 2 của Nghị định này, các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2023, tổng kết việc thực hiện thí điểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Việc sắp xếp các tổ chức thuộc sở theo tiêu chí quy định tại Nghị định này hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ chức, số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định tại Nghị định này, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung và phải có giải pháp điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượt quy định để bảo đảm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định.
Bộ Nội Vụ Đề Nghị Tạm Dừng Sáp Nhập Các Sở, Ngành
Bộ Nội vụ cho biết, hai Nghị định này làm cơ sở để phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Trong khi Chính phủ chưa ban hành hai Nghị định nêu trên, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.
Trước đó trong tháng 4, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo tờ trình Nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành để lấy ý kiến.
Trong dự thảo ban đầu, với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước hiện nay, Bộ Nội vụ đề xuất chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là 4 Sở được đề xuất giữ nguyên gồm Tư pháp, Tài nguyên Môi trường, Lao động Thương binh Xã hội và Y tế.
Nhóm thứ hai là 10 sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp giữ ổn định hoặc hợp nhất, gồm các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông.
Nhóm thứ ba là các cơ quan cũng được đề xuất giao cho cấp tỉnh chủ động giữ ổn định hoặc thí điểm hợp nhất, cụ thể: Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy; Thanh tra tỉnh với Ủy ban kiểm tra tỉnh, thành ủy; Văn phòng UBND tỉnh với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND cấp tỉnh.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đề xuất quy định đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương, trong đó có Sở Quy hoạch – Kiến trúc thuộc UBND thành phố Hà Nội và chúng tôi 3 sở khác do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch (căn cứ vào tiêu chí, các tỉnh chủ động thành lập hoặc không).
Vừa qua, Lào Cai là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện sáp nhập hai sở Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông Vận tải – Xây dựng. Tiếp đó, Hà Giang cũng quyết định thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức – Nội vụ; Thanh tra tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành cơ quan Kiểm tra – Thanh tra tỉnh; Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh và Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh hợp thành Đảng bộ khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh…
Bộ Nội Vụ: “Không Chùn Bước” Trong Việc Sáp Nhập Sở Ngành, Phòng Ban
Chiều 9.1, trả lời về việc tạm dừng sáp nhập sở ngành, phòng ban, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin định kỳ, đại diện Bộ Nội vụ cho hay không chùn bước, không rút lại ý kiến đề xuất của mình về việc sáp nhập các sở ngành, phòng ban.
Ông Vũ Đăng Minh- Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản số 5954/BNV-TCBC ngày 5.12.2023 gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18, Trung ương 6 (khóa XII) “Một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Theo đó, để sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn theo tinh thần Nghị quyết số 18, kết luận 34 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết 18, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (sở, ngành) các huyện (phòng, ban), chờ Nghị định của Chính phủ.
Bộ Nội vụ cũng khẳng định: “Bộ Nội vụ không chùn bước, không rút lại ý kiến đề xuất của mình về việc sáp nhập các sở ngành, phòng ban”.
Đến nay, một số tỉnh, thành đã thực hiện xong việc hợp nhất một số sở, ban, ngành, phòng, ban. Tỉnh Lào Cai đã đi đầu hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng thành Sở GTVT- Xây dựng vào hồi tháng 6; sau đó, Hà Giang hợp nhất Ban Tổ chức tỉnh ủy với Sở Nội vụ, cơ quan UB Kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh, Đảng bộ khối DN tỉnh với Đảng bộ khối cơ quan tỉnh vào tháng 9.
Đầu tháng 10, thành phố Hải Phòng hợp nhất một số cơ quan Đảng với chính quyền ở cấp huyện, như: Văn phòng Quận ủy với Văn phòng HĐND và UBND quận Hồng Bàng, huyện An Dương; Ban Tổ chức huyện ủy với Phòng Nội vụ huyện Kiến Thụy, UB Kiểm tra huyện Kiến Thụy với Thanh tra huyện.
Mới đây, Hà Tĩnh hợp nhất Ban Tổ chức huyện ủy Đức Thọ với Phòng Nội vụ huyện, hợp nhất cơ quan UB Kiểm tra huyện ủy với Thanh tra huyện.
Tỉnh Cao Bằng cũng đang tiến hành, đưa ra các phương án thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan.
Trước đó, vào tháng 4.2023, Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ đề xuất chỉ giữ 4 Sở là Tư Pháp, TNMT, LĐTBXH, Y tế được tổ chức thống nhất trên cả nước. Còn lại hợp nhất, sáp nhập 17 sở, ngành, giảm 46- 88 sở, ngành trong cả nước.
Sáp Nhập Sở, Ngành: Cần Cuộc Cách Mạng Tạo Sự Đột Phá Thực Sự
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, mới đây tỉnh Lào Cai đã thực hiện sáp nhập Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng.
Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ – cho rằng, chủ trương đã có, chúng ta cần phải quyết tâm thực hiện một cuộc cách mạng thực sự để tạo sự bứt phá, thu gọn đầu mối, hỗ trợ người dân tốt hơn. Đây cũng là cách để việc thực hiện tinh giản biên chế có thể thực hiện được một cách có hiệu quả.
Sáp nhập sở, thu gọn đầu mối
Mới đây, kỳ họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2023-2023, đã thông qua Nghị quyết hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải – Xây dựng tỉnh Lào Cai. Việc sáp nhập 2 sở lại với nhau nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và các địa phương khác.
Về việc sắp xếp nhân sự, ông Cường cho biết, trước hết khi sáp nhập lại 2 sở, bộ máy bước đầu sẽ thu gọn lại được đầu mối, các phòng ban tương đồng sáp nhập vào với nhau. Tiếp sau đó cần phải tính toán, sắp xếp lại nhân sự theo vị trí, việc làm. Đối với số lao động dôi dư cũng cần phải có chính sách, chế độ sao cho phù hợp. Một là thực hiện theo chính sách của Nhà nước. Đồng thời tỉnh cũng đang giao Ban Tổ chức và Sở Nội vụ nghiên cứu chính sách của địa phương trong lĩnh vực này. Việc này cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ – cho rằng, việc sáp nhập 2 Sở GTVT và Xây dựng tại Lào Cai vừa rồi là một minh chứng”.
“Việc sáp nhập, thu gọn bộ máy, tổ chức ở các địa phương đáng lẽ phải được thực hiện sớm hơn, mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ yêu cầu cắt giảm các thủ tục hành chính nhưng bộ máy còn cồng kềnh. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống phải vận hành với đúng chức năng, nhiệm vụ của nó. Các đơn vị quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý vĩ mô, kiến tạo chính sách chứ không phải can thiệp quá sâu vào đời sống của các doanh nghiệp, đơn vị. Có như vậy mới thực sự có hiệu quả được” – ông Thang Văn Phúc nói.
Cần quyết tâm thực hiện
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Chủ trương đã có, chúng ta cần phải quyết tâm thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập để tinh giản bộ máy và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Phải thực hiện một cuộc cách mạng thực sự để tạo sự bứt phá, thu gọn đầu mối, hỗ trợ người dân tốt hơn. Đây cũng là cách để việc thực hiện tinh giản biên chế có thể thực hiện được một cách có hiệu quả.
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cũng cho rằng, bài toán lớn nhất khi tính chuyện sáp nhập sở đó là phát sinh vấn đề dôi dư nhân sự và vấn đề giải quyết chế độ, việc làm cho người lao động như thế nào cho phù hợp. Chúng ta tính toán tới mục tiêu nhập là để tinh gọn bộ máy, nhưng cũng phải quan tâm tới quyền lợi của người lao động. “Sáp nhập sở là công việc đụng chạm đến con người, tổ chức, bộ máy và lợi ích của cán bộ công chức nên chúng ta phải làm thận trọng, công khai và minh bạch, đảm bảo sự đồng thuận cao trong tổ chức, cán bộ, công chức, công nhân viên nhà nước. Khi tiến hành sáp nhập, chúng ta phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các sở theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương để bố trí, sắp xếp việc sao cho đúng người, đúng việc” – ông Cuông nói.
Ông Lê Văn Cuông – nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa – cho rằng, trong việc đánh giá cán bộ cần phải thực hiện một cách dân chủ, công khai, theo dõi kỹ lưỡng, đánh giá đúng chức năng nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng cần phải phân loại đánh giá cán bộ, nhân viên một cách chính xác để từ đó lựa chọn, giữ lại những người làm việc hiệu quả, còn những người không đáp ứng được yêu cầu thì tự tìm cho mình một công việc khác phù hợp với năng lực của bản thân. Lúc sáp nhập này cũng là cơ hội để chúng ta tinh giản biên chế, tinh giản bộ máy, chọn lọc được cán bộ có năng lực, trách nhiệm thực sự đáp ứng được yêu cầu. Việc sáp nhập sở phải đảm bảo việc loại người kém, giữ người giỏi.
“Việc sáp nhập sở là rất cần thiết, tuy nhiên đây là bài toán cần phải cân nhắc sao đáp ứng được cả hai yêu cầu. Thứ nhất là phải đảm bảo quyền lợi của người lao động, thứ hai là tinh gọn, tinh giản được bộ máy công quyền để làm việc hiệu quả hơn” – ông Lê Văn Cuông nói.
Hà Nội Chưa Thông Qua Nghị Quyết Về Sáp Nhập Thôn, Tổ Dân Phố
Kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV chưa thông qua Nghị quyết về sáp nhập thôn, tổ dân phố. (Ảnh:TA)
Đề cập về Nghị quyết này, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thông tin, thời gian qua, các quận, huyện, thị xã, sở, ngành TP đã triển khai nghiêm túc, trách nhiệm các chỉ đạo của TP và chuẩn bị các điều kiện trình HĐND TP thông qua tại Kỳ họp thứ 11 HĐND TP khóa XV về việc sáp nhập và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP.
Tuy nhiên, qua các buổi tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri có ý kiến kiến nghị xung quanh vấn đề này và qua ý kiến phản biện của MTTQ và Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị đây là nội dung quan trọng, cần cân nhắc thận trọng, xem xét kỹ lưỡng.
UBND TP có tờ trình ngày 3/12/2023 đề nghị HĐND TP tạm dừng thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Nội năm 2023 tại kỳ họp này để có điều kiện tiếp tục rà soát, bảo đảm các nội dung được xem xét kỹ hơn, quy mô hợp lý, thực hiện hiệu quả hơn và sẽ trình HĐND TP tại kỳ họp sau.
Trước đó, theo tờ trình của chính quyền TP Hà Nội, TP đề xuất sáp nhập hơn 200 thôn và khoảng 3.900 tổ dân phố để thực hiện quy định của Bộ Nội vụ.
Hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội có 7.970 thôn, tổ dân phố (gồm 2.519 thôn và 5.145 tổ dân phố). Sau khi UBND TP ban hành Đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố, có 22/30 quận huyện đã hoàn thiện các quy trình từ cơ sở, xây dựng hồ sơ báo cáo UBND TP để trình HĐND TP. Dự kiến tổng số thôn, tổ dân phố còn lại sau khi sáp nhập là trên 5.000 (giảm hơn 2.800 đơn vị).
Cũng tại kỳ họp, HĐND TP đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2023-2023.
Theo đó, đối với quận Hai Bà Trưng, sáp nhập phường Nguyễn Du với phường Bùi Thị Xuân và một phần diện tích tự nhiên, dân số của phường Ngô Thì Nhậm (mặt phố Huế từ số nhà 52 đến số nhà 214) thành một đơn vị hành chính mới. Tên đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp là phường Nguyễn Du. Phường có diện tích tự nhiên 0,52 km2, dân số 11.399 người.
Cùng với đó, sáp nhập phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của phường Ngô Thì Nhậm (trừ mặt phố Huế từ số nhà 52 đến số nhà 214) với phường Phạm Đình Hổ. Tên đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp là phường Phạm Đình Hổ. Phường có diện tích tự nhiên 0,48 km2, dân số 12.611 người.
Đối với huyện Phúc Thọ, sáp nhập xã Phương Độ với xã Sen Chiểu để thành lập đơn vị hành chính mới. Tên đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp là xã Sen Phương. Xã có diện tích tự nhiên 7,889 km2, dân số 11.752 người. Đồng thời, sáp nhập xã Cẩm Đình với xã Xuân Phú thành một đon vị hành chính mới. Tên đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp là xã Xuân Đình. Xã có diện tích tự nhiên 9,162 km2, dân số 8.812 người.
Đối với huyện Phú Xuyên, sáp nhập xã Thụy Phú với xã Văn Nhân để thành lập đơn vị hành chính mới. Tên đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp là xã Nam Tiến. Xã có diện tích tự nhiên 6,5 km2, dân số 8.638 người.
Để thực hiện Nghị quyết này, HĐND TP giao UBND TP hoàn thiện hồ sơ Đề án, báo cáo Bộ Nội vụ để trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Trước đó, tại Tờ trình của UBND TP về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Hà Nội do Giám đốc Sở Nội vụ Vũ Thu Hà trình bày có nêu rõ: TP thực hiện phương án sắp xếp như trên vì các đơn vị được sáp nhập với nhau có địa giới hành chính liền kề, có chung các yếu tố văn hóa, xã hội, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đảm bảo sự ổn định về an ninh trật tự và đời sống của nhân dân sau khi sắp xếp. Sau khi sắp xếp, TP Hà Nội sẽ còn 579 đơn vị hành chính cấp xã (383 xã, 175 phường, 21 thị trấn), giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã (2 phường và 3 xã).
Cập nhật thông tin chi tiết về Chính Phủ Quyết Định Chưa Sáp Nhập Sở Ngành trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!