Bạn đang xem bài viết Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng
April 13,2020
Share
Những chính sách đã được Nhà nước ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp:
Đối diện khủng hoảng do đại dịch đem lại, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 (04/03/2020) trong đó có các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu. Chỉ thị cũng yêu cầu khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không. Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Triển khai chỉ thị 11, các bộ, ngành chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ như sau:
Nghị định 41 08/04/2020 NĐ/CP về gia hạn thời hạn nộp thuế áp dụng với doanh nghiệp có nhiều ngành nghề: chỉ cần có một trong các ngành nghề kinh doanh nằm trong diện được ưu tiên là được xét. Nghị định này có ảnh hưởng đến 98% doanh nghiệp trong cả nước, và được mở rộng do các Hiệp hội lớn vận động mạnh mẽ; Các nhóm ngành chưa có Hiệp hội nên liên kết với nhau để kiến nghị chính sách phù hợp. Đối với các doanh nghiệp đa ngành nghề cần hạch toán tập trung, sẽ có những lợi ích nhất định. Nghị định quy định gia hạn tiền thuê đất của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm 05 tháng, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2010.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01 (13/03/2020) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Ngày 16/3/2020, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất 0,5% đối với các lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở (OMO). Chỉ thị số 02/CT-NHNN (31/3/2020) về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng từ ngày 26/03/2020.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 14 (18/03/2020) sửa đổi Thông tư 127/2018/TT-BT giảm giá và miễn phí 15 dịch vụ chứng khoán. Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 1086/TCT-VP, trong đó yêu cầu xem xét không tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ trong năm 2020 với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn. Đồng thời, không thanh tra ngoài kế hoạch, trừ trường hợp đặc biệt được giao và được lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt.
Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã ký và ban hành Công điện số 333/CĐ-KTNN (19/03/2020): nhằm dừng triển khai các cuộc kiểm toán đã xét duyệt kế hoạch kiểm toán.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 797 (09/3/2020) và Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 860 (17/03/2020) hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, không tính lãi (người lao động bị ngừng việc, thôi việc và doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc, giãn việc, do ảnh hưởng COVID-19)
Những chính sách đang được đề xuất:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội và nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài nguyên & Môi trường đề xuất Chính phủ miễn tiền thuê đất 6 tháng cho các doanh nghiệp ngừng kinh doanh vì Covid-19.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề xuất dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho tất cả doanh nghiệp; Miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp cho người bị mất việc, ngừng việc do tác động của COVID-19, thời gian tính toán từ tháng 3 đến hết tháng 12/2020. Đề xuất nhà nước cho doanh nghiệp vay không tính lãi để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường hợp mà người lao động phải thôi việc, mất việc. Và lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn: Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 sẽ được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/06/2020. Nếu sau thời điểm này dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến 31/12/2020
Bộ Công Thương đang trình Chính phủ: giá điện sản xuất, kinh doanh cũng sẽ hạ 10% từ tháng 4 đến tháng 6. Các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4.
Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch cũng đã có công văn kiến nghị gói chính sách, giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vận tải và du lịch.
Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Bị Ảnh Hưởng Do Dịch Covid
Nhìn lại các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người nộp thuế
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói riêng. Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP), có tới 77% DN xã hội cho rằng dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 10% cho rằng, đang đứng trước nguy cơ phá sản, đóng cửa. Bên cạnh đó, có 23% DN được hỏi đánh giá là dịch ảnh hưởng ít hoặc ở hiện tại, DN vẫn có thể ứng phó được nhưng phần lớn đây là các DN đang kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thiết yếu không bị sụt giảm về nhu cầu hoặc các đơn vị sản xuất nông sản chưa đến mùa thu hoạch nên chưa bị áp lực về bán hàng trước mắt…
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực của nền kinh tế đều chịu tác động mạnh từ dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 4 tháng năm 2020 chỉ tăng 1,8%, trong đó riêng tháng 4/2020, giảm mạnh 10,5% so với cùng kỳ năm 2019, ghi nhận lần giảm duy nhất của tháng 4 trong khoảng 5 năm gần nhất; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 4,3% (riêng tháng 4 giảm 26%). Trong 4 tháng đầu năm 2020, cả nước có 37.600 DN đăng ký thành lập mới, giảm 13,2% và giảm 17,9% vốn đăng ký, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22.700 DN, tăng 33,6%; vốn FDI thực hiện 4 tháng giảm 9,6%… Tăng trưởng GDP quý I/2020 ước đạt 3,82% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây. Bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế của cộng đồng DN và người dân…
Trước bối cảnh đó, về thực hiện chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ như: Gia hạn thuế, miễn giảm nhiều khoản phí, lệ phí, cũng như nhiều giải pháp để cân đối ngân sách Nhà nước. Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN của các DN, tổ chức sản xuất, kinh doanh; gia hạn 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của các hộ kinh doanh; gia hạn 5 tháng đối với tiền thuê đất của các DN, tổ chức, cá nhân… Ước tính, khi triển khai Nghị định này, có khoảng 740 nghìn DN, chiếm đến 98% số DN đang hoạt động sẽ được hưởng lợi từ chính sách. Theo các chuyên gia kinh tế, Nghị định số 41/2020/NĐ-CP được ban hành kịp thời là giải pháp quan trọng, thiết thực giúp DN, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.
Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ và giải quyết theo thẩm quyền miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho phòng chống dịch; trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP về thuế suất nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn cho các DN hoạt động lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ôtô…
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với các ngành để rà soát cắt giảm, miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí. Cụ thể: Miễn lệ phí môn bài đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và DN, hộ gia đình, cá nhân thành lập mới trong năm đầu; giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký DN; giảm 67% mức phí công bố thông tin DN; giảm 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính… Tổng số phí, lệ phí cắt giảm mà DN và người dân được hưởng lợi là khoảng 500 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 điều chỉnh giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán; Thông tư số 33/2020/TT-BTC ngày 5/5/2020 quy định mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong đó, điều chỉnh giảm 50% mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Thông tư số 34/TT-BTC ngày 5/5/2020 về mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, trong đó, một số phí trong lĩnh vực này đều được giảm 50% so với quy định hiện hành; Thông tư số 35/TT-BTC ngày 5/5/2020 về mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó điều chỉnh giảm tới 50% mức một số loại phí so với quy định hiện hành…
Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để đề xuất với Quốc hội quyết định mức thực hiện chính sách thuế thu nhập DN cho DN nhỏ và siêu nhỏ, áp dụng từ ngày 1/7/2020. Nếu chính sách này được thông qua, khoảng 700 nghìn DN, chiếm khoảng 93% tổng số DN cả nước đang hoạt động sẽ được hưởng lợi. Qua đó, nghĩa vụ nộp ngân sách năm 2020 của số DN này giảm khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Nếu chính sách này được thông qua, tổng số thu nhập người lao động được giữ lại để tăng thêm cho chi tiêu nhờ việc điều chỉnh này trong năm 2020 khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng.
Về phía chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm các khoản lãi vay. Đối với những khoản vay cũ, NHNN đã kêu gọi các TCTD thực hiện giảm lãi suất đối với các khoản dư nợ cũ và nhận được sự đồng tình của các tổ chức này. Cùng với đó, các ngân hàng cũng thực hiện giảm phí thanh toán, sẵn sàng nguồn vốn cho các DN có nhu cầu vay mới nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại. Theo báo cáo của hệ thống các TCTD, thời gian qua, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, toàn hệ thống đã cơ cấu được cho gần 170.746 khách hàng với dư nợ 128.210 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng với dư nợ 28.441 tỷ đồng; hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với dư nợ là 980.163 tỷ đồng. Đồng thời, trong các tháng đầu năm 2020, đặc biệt là từ tháng 4/2020, phần lớn các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay với mức giảm phổ biến từ 0,5-2%, thậm chí có một số ngân hàng như VietinBank, Vietcombank, Techcombank… đã hạ lãi suất vay vốn cho khách hàng từ 2,5% – 4%/năm.
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, hiện nay, Chính phủ các nước đều đã đưa ra các chính sách kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam cũng nhanh chóng triển khai các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đồng bộ, qua đó hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng DN vượt qua khó khăn. Trong thời gian tới, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau giai đoạn khó khăn, cần tiếp tục rà soát triển khai các chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung và cộng đồng DN, người nộp thuế nói riêng. Trong đó, về tổng thể cần chú ý một vấn đề sau:
– Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Chính phủ hỗ trợ cộng đồng DN, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ. Thông tin tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục theo nhiều hình thức, bảo đảm DN, hộ kinh doanh, người lao động tiếp cận và hiểu rõ phạm vi, đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục để các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện đúng và kịp thời nhận được gói hỗ trợ của nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN.
– Cần hỗ trợ đúng các nhóm đối tượng theo quy định của Chính phủ. Việc xác định đúng đối tượng rất quan trọng để tránh bị lạm dụng, kể cả từ phía cơ quan quản lý cũng như đối tượng thụ hưởng. Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế tạo điều kiện về mặt thủ tục cho các DN, hộ, cá nhân kinh doanh khi kê khai các thủ tục giãn thuế. Mới đây, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cũng yêu cầu, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các phòng, Chi cục Thuế khẩn trương phối hợp rà soát, thẩm định đối tượng hộ kinh doanh được hưởng chính sách hỗ trợ phải bảo đảm tổng kinh phí không vượt quá số đã được báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện, không để lợi dụng để trục lợi chính sách, tham ô, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.
– Chống lạm dụng, trục lợi gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát khi hưởng các gói hỗ trợ. Để làm được điều này, việc hỗ trợ này cần phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng.
1. Chính phủ (2020), Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; 2. Bộ Tài chính (2020), Công văn số 3915/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; 3. Bộ Tài chính (2020), Tờ trình Chính phủ số 47/TTr-BTC ngày 26/3/2020 về dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; 4. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I/2020; 5. Thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và DN gắn với cân đối ngân sách nhà nước, Tạp chí điện tử Tài chính; 6. Bùi Dương (2020), Phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, Tạp chí điện tử Tài chính.
Giãn Nợ, Giảm Lãi Để Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Ứng Phó Dịch Covid
Chia sẻ khó khăn cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải trước tác động của dịch bệnh, NHNN đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện và ban hành thông tư nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp các TCTD triển khai giải pháp hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thông tư đảm bảo cơ sở pháp lý hướng dẫn các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Quan điểm xây dựng Thông tư là tạo điều kiện tối đa về thẩm quyền trách nhiệm để các TCTD phối hợp cùng với khách hàng vay vốn xem xét quyết định mức độ thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu các khoản vay, các khó khăn do tác động của dịch bệnh. Đồng thời, Thông tư mới cũng làm rõ trách nhiệm của các TCTD và khách hàng vay vốn khi thực hiện chính sách hỗ trợ này, đảm bảo đúng đối tượng, tính khách quan và không được lợi dụng.
Thông tư quy định rõ phạm vi áp dụng là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.) đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện điều kiện.
Thứ nhất, phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
Thứ hai, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
Thứ ba, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.
Về miễn, giảm lãi, phí, Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.
Về giữ nguyên nhóm nợ, Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 trong thời gian cơ cấu lại (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định Thông tư này và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.
NHNN quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
NHNN cũng đề nghị các TCTD phải có phương án nghiên cứu phân định loại nợ, xác định nợ, đánh giá nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn, hoãn, giãn, tái cơ cấu thời hạn trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp ở tình thế khó khăn. Các TCTD chủ động, chú trích lập lãi dự thu phải làm theo đúng quy định, chủ động giảm bớt chi phí đặc biệt là chi phí quản lý hành chính.
Riêng đối với Ngân hàng chính sách xã hội phải xây dựng kịch bản chương trình hành động nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gặp khó khăn và các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng dịch Covid-19…
10 Đối Tượng Được Hưởng Chính Sách Hỗ Trợ Về Nhà Ở Xã Hội
Hỏi: Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Cần phải đáp ứng các điều kiện gì để được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay?
Theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 về các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau: Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; 4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; 9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau: 1. Các đối tượng được quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi xin hỗ trợ nhà ở xã hội phải có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở và giấy tờ chứng minh về đối tượng, cụ thể như sau: a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp; b) Đối tượng quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở; c) Đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp; d) Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập; đ) Đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư. 2. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau: a) Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó; b) Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm. 3. Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau: a) Các đối tượng quy định tại Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; b) Các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 49 của Luật Nhà ở tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết. 4. Các đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở, trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người. 5. Bộ Xây dựng ban hành mẫu giấy tờ để thực hiện các quy định tại Điều này.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
Ngô Thị Thanh Thúy
ĐT: 0909 283 917
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này:
Cập nhật thông tin chi tiết về Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!