Bạn đang xem bài viết Chữ Ký Số Là Gì? Công Dụng Cơ Bản Của Chữ Ký Số được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bởi: EasyCA – 06/22/2020
Digital Signatures – Chữ ký số hay còn được nhiều người gọi là chữ ký điện tử là một loại chữ ký vô cùng quan trọng trong các giao dịch điện tử hiện nay mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới được thành lập.
Công dụng đầu tiên của chữ ký số chính là giúp doanh nghiệp mới thành lập nộp thuế môn bài. Vậy các bạn có thắc mắc những vấn đề này không?
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?
Nên mua chữ ký số ở đâu?
Chữ ký số là gì?
Khái niệm
Chữ ký số là loại chữ ký mà cá nhân, tổ chức sử dụng trong môi trường thiết bị điện tử.
Chính xác thì chữ ký số có dạng một thiết bị điện tử (gọi là Token USB) đã được mã hóa các dữ liệu, thông tin của cá nhân, tổ chức.
Chiếc USB Token này có thể sử dụng để ký lên các văn bản, tài liệu trên mạng internet trong các giao dịch điện tử.
Chữ ký số mang đầy đủ tính pháp lý của chữ ký tay và con dấu.
Chữ ký số bao gồm những thông tin gì?
Thông thường, một USB Token sẽ chứa những thông tin quan trọng của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thông tin về doanh nghiệp bao gồm: Tên công ty, mã số thuế…;
+ Số seri của chứng thư số;
+ Thời gian hiệu lực (thời hạn) của chứng thư số;
+ Tên tổ chức chứng thực chữ ký số (VNPT-CA, EASY-CA, VIETTEL-CA…);
+ Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
+ Thư hạn chế mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số;
+ Hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
+ Một số thông tin quan trọng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chữ ký số mang đầy đủ tính pháp lý của chữ ký tay và con dấu khi nó có đầy đủ những thông tin trên.
Cơ sở pháp lý của Token chữ ký số
Luật Giao dịch điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 29/11/2005 đã quy định về thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thức chữ ký số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP.
Theo đó, khi tiến hành các giao dịch điện tử, người sử dụng là các cá nhân, tổ chức, cơ quan cần phải thực hiện chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Quá trình này bao gồm:
+ Tạo chữ ký (chính là việc sử dụng khóa bí mật để ký số);
+ Kiểm tra chữ ký (kiểm tra tính hợp lệ của khóa công khai);
Vậy chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Chúng ta cùng đến với phần công dụng của chữ ký số.
Công dụng của Token chữ ký số là gì?
Như đã đề cập ở trên, chữ ký số Token thường được sử dụng để ký xác nhận các giao dịch điện tử. Nó quan trọng bởi hiện nay toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế điện tử đều phải nộp trực tuyến. Đây cũng công dụng quan trọng nhất của token với doanh nghiệp.
Mục đích các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số là để:
+ Kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử;
+ Kê khai thuế hải quan;
+ Giao dịch điện tử với ngân hàng;
+ Giao dịch chứng khoán điện tử;
+ Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính;
+ Kê khai bảo hiểm xã hội điện tử
Các giao dịch trên thực hiện với chữ ký số sẽ không phải in tờ kê khai, không cần dấu đỏ của công ty.
Như vậy với chức năng của chữ ký số, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký kết hợp đồng làm ăn trực tuyến và chỉ cần ký số vào file hợp đồng và gửi trực tuyến qua mail hay các phương tiện mạng xã hội khác.
Thiết bị USB token có thể đảm bảo tính an toàn về bảo mật và độ chính xác cao, dữ liệu toàn vẹn, cũng là bằng chứng thép chống lại việc chối bỏ trách nhiệm của các bên thông qua nội dung đã ký kết, giúp củng cố lòng tin cho các cơ quan doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch.
Bởi các tiện ích trên, chữ ký số đã giúp tiết kiệm thời gian thông qua cắt giảm việc phải đi lại để ký kết, giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà nước thuận lợi hơn, đảm bảo tính pháp lý, không cần in ấn hồ sơ, dễ dàng ký kết văn bản, hợp đồng tại bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào.
Mua chữ ký số ở đâu uy tín?
Việc tìm mua chữ ký số hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều khi số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số đã không chỉ gói gọn ở với Viettel, VNPT và FPT.
EASYCA là sản phẩm chữ ký số mới được Công ty Công nghệ Softdreams cung cấp tới thị trường công nghệ hiện nay. Với những thành công đạt được trước đó với Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice và Phần mềm kế toán EasyBooks, Softdreams tự tin sẽ mang lại những sản phẩm công nghệ thực sự chất lượng và khởi đầu chính là chữ ký số EasyCA.
Với hơn 30.000 doanh nghiệp đã và đang sử dụng bộ sản phẩm phần mềm Easy của Softdreams, chúng tôi khẳng định sẽ luôn phát triển và cung cấp những sản phẩm tốt nhất đi kèm với dịch vụ hỗ trợ tận tâm, nhiệt tình nhất.
Hiện nay, Softdreams đang hỗ trợ tốt nhất cho 3 gói chữ ký số, bao gồm:
Để nhận thêm các thông tin khác về chữ ký số EasyCA, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.
EasyCA – Phần mềm chữ ký số THÔNG MINH – BẢO MẬT CAO – TIẾT KIỆM nhất hiện nay.
———–
Liên hệ ngay để được tư vấn về phần mềm chữ ký số.
Hotline: 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Chữ ký số EasyCA
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chữ Ký Số Là Gì? Tìm Hiểu Về Chữ Ký Số Theo Quy Định Pháp Luật
Chữ ký số là gì ? Quy định của pháp luật về chữ ký số ? Bảng giá chữ ký số giá rẻ nhất, tốt nhất hiện nay của tất cả nhà cung cấp như thế nào ?
Theo Luật giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định số 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số (CKS) và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Về bản chất, chữ ký số cũng giống như chữ viết tay vậy. Nó dùng để cam kết lời hứa của mình và điều đó không thể rút lại được. không sẽ không phải sử dụng giấy mực. Nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào bản cam kết.
Thông thường khi mua Chữ ký số, thường phải chịu 02 khoản phí :
– Phí mua token. Bản thân chiếc token này chỉ đơn thuần là 01 chiếc USB trống rỗng. Chưa thể gọi là như thường gọi được.
Một token đã được cấp chứng thư số khi đó mới có khả năng tạo ra .
Chữ ký số dựa trên công nghệ RSA – công nghệ mã hóa công khai. Theo đó, mỗi người sẽ phải có 1 cặp khóa. Gồm có một khóa công khai và một khóa bí mật.
“Private key” – khóa bí mật: là một khóa trong cặp khóa dùng để tạo chữ ký số và thuộc hệ thống mã không đối xứng.
“Public key” – khóa công khai: là một khóa trong cặp khóa dùng để để kiểm tra chữ ký số. Nó được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa và thuộc hệ thống mã không đối xứng.
Giá trị pháp lý của chữ ký số
Các văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số có hiệu lực pháp luật như văn bản được in ra, ký tên và đóng dấu.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký. Thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng. Nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số. Và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức. Thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng. Nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức. Và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
Chữ ký số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số. Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Trường hợp sử dụng chữ ký số
Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử như: hải quan, kê khai thuế, mua hàng trực tuyến,…
Điều kiện đảm bảo an toàn CKS
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực. Và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
– Chữ ký số được tạo ra do một trong các tổ chức có thẩm quyền cấp. Gồm:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Dịch vụ cung cấp chữ ký số, token uy tín
Công ty LawKey là công ty tư vấn các dịch vụ pháp lý và dịch vụ kế toán thuế cho hàng nghìn doanh nghiệp. Chúng tôi là đơn vị trực tiếp sử dụng chữ ký số để thực hiện nghiệp vụ kế toán, báo cáo thuế cho các khách hàng của mình. Vì vậy chúng tôi có kinh nghiệm trong việc lựa chọn dịch vụ chữ ký số tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra chúng tôi là đại lý cấp một của các nhà mạng, vì vậy giá chữ ký số của chúng tôi đảm bảo tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận chữ ký số tốt nhất, chúng tôi sẽ hỗ trợ setup và đăng ký chữ ký số giúp quý khách; bàn giao và hướng dẫn quý khách tận nơi.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Hiệu Quả Của Văn Bản Điện Tử, Chữ Ký Số
Đến nay, 100% bộ, ngành, địa phương kết nối, liên thông và gửi nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia. Bước đầu để tích hợp, chia sẻ dữ liệu trở nên đơn giản hơn. Tiếp theo là áp dụng chữ ký điện tử, giúp ký giấy tờ không còn phải trực tiếp, tiết kiệm 1.200 tỷ đồng/năm từ công việc này.
Mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng công nghệ xử lý giấy tờ
Đúng là như thế, theo Cục trưởng cục kiểm soát thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan cho hay: “chỉ riêng giai đoạn từ 12/3 đến 27/5/2019 đã có 36.327 văn bản gửi và 105.325 văn bản nhận “đi qua” trục liên thông văn bản quốc gia”. Điều này cho thấy khối lượng văn bản gửi đi rất nhiều, nếu áp dụng phương pháp truyền thống gửi nhận trực tiếp sẽ tiếp tục tốn kém thời gian và tiền bạc.
Đối với việc triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 150.000 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương; cấp 96/154 (62%) chữ ký số cho lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và 118/262 chữ ký số cho lãnh đạo các địa phương. Đánh giá sơ bộ cho thấy, việc gửi, nhận văn bản điện tử mang lại rất nhiều tiện ích. Việc kết nối gửi, nhận văn bản qua trục liên thông văn bản quốc gia rất thuận lợi, giảm lượng phát hành văn bản giấy, là bước cải cách lớn, giúp cơ quan nhà nước giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc…
Chữ ký số cần được đẩy mạnh hơn
Song song với việc phát triển hệ thống văn bản số, thì chữ ký số càng được đề cao. Tuy nhiên, tỷ lệ gửi văn bản có tích hợp chữ ký số còn thấp, nhất là Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các tỉnh Lai Châu, Vĩnh Phúc, Quảng Bình. Lý do được đưa ra là để bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử và quy định ban hành và phát hành văn bản, văn bản điện tử phát hành phải có tối thiểu 6 chữ ký số.
Văn bản có phụ lục, số lượng chữ ký sẽ rất lớn, điều này làm tăng đáng kể dung lượng đường truyền và thời gian xác thực chữ ký số. Tuy nhiên, trên cơ sở nền tảng số, tiến tới cải thiện dần những điểm bất cập mà chữ ký số còn mắc phải. Cùng với đó là việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thực, năng lực cán bộ trong việc triển khai và áp dụng chữ ký số. Hơn hết hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của các cơ sở cung cấp chữ ký số cần được hoàn thiện để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của chữ ký điện tử.
Đặc biệt, sắp tới khi việc sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy, chữ ký số càng cho thấy được vai trò của mình trong vòng quay công nghệ. Văn bản điện tử, chữ ký số sẽ là cách thức mới, mặc dù còn nhiều khó khăn và bất cập, tuy nhiên đây sẽ là căn cứ để hoàn thiện hơn hệ thống từ đó khi đi vào áp dụng triệt để sẽ giảm bớt vấn đề phát sinh.
Triển Khai Ứng Dụng Chữ Ký Số Trong Văn Bản Điện Tử
Bộ phận “Một cửa” Sở Thông tin và Truyền thông.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Chữ ký số được tạo ra bởi người ký đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Theo quy định hiện hành thì trong hệ thống Quản lý văn bản điều hành có 2 loại chữ ký số được áp dụng, đó là chữ ký số cá nhân (là chữ ký điện tử được ký bởi cá nhân có thẩm quyền, dùng để thay thế cho chữ ký tay truyền thống) và chữ ký số của cơ quan/tổ chức (là chữ ký điện tử được ký bởi người được ủy quyền của cơ quan/tổ chức; thường là văn thư của đơn vị, chữ ký này thay thế cho con dấu của cơ quan/tổ chức, có tính hiệu lực pháp lý như con dấu của cơ quan tổ chức). Chữ ký số hành chính do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp và xác thực, các đơn vị được chọn cung cấp các giải pháp kỹ thuật như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)…
Đồng chí Nguyễn Huy Thái, Trưởng phòng Giải pháp Công nghệ thông tin, Trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Ninh Bình cho biết: Thực hiện các thông tư quy định và các văn bản của Nhà nước, Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai gửi nhận văn bản trên hệ thống quản lý văn bản điện tử (theo Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về ký số, kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử, Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện đẩy mạnh công tác gửi, nhận văn bản và thực hiện triệt để việc khai thác có hiệu quả hệ thống phần mềm trong gửi, nhận văn bản điện tử. Muốn đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử thì bắt buộc phải áp dụng triệt để thực hiện chữ ký số trên phần mềm. Là đơn vị được UBND tỉnh giao triển khai hệ thống quản lý văn bản cũng như hệ thống hành chính công trên địa bàn toàn tỉnh, VNPT Ninh Bình đã thực hiện tích hợp các giải pháp chữ ký số trên phần mềm. Trên hệ thống quản lý văn bản, VNPT đang áp dụng 2 giải pháp, đó là ký số bằng thiết bị cứng Token (các cơ quan, tổ chức bắt buộc phải có thiết bị USB Token, chứng thư số được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp) và ký số bằng sim PKI (gắn trên thiết bị di động, smartphone, tab…). Với 2 giải pháp này đã nâng cao hiệu quả trong công tác gửi nhận văn bản của các cơ quan Nhà nước. Ưu điểm khi VNPT triển khai ký số bằng sim PKI giúp các đồng chí lãnh đạo thuận lợi hơn khi ký duyệt văn bản ở mọi lúc, mọi nơi.
ứng dụng chữ ký số mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giảm chi phí mua giấy in, mực, chi phí gửi văn bản qua đường bưu chính; giảm công sức lao động, bảo mật dữ liệu cá nhân, các dữ liệu chuyên môn; được ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động tác nghiệp hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao mức độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trên môi trường mạng. Việc ứng dụng chữ ký số bước đầu đạt được những kết quả nhất định, làm thay đổi tác phong, lề lối làm việc, từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc trên môi trường điện tử hiện đại, nhanh, gọn; tạo thuận lợi tối đa trong giải quyết công việc của cơ quan hành chính, tổ chức cá nhân về thời gian, công sức. Qua đó, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính của tỉnh. Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 1.866 chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong đó có 492 chứng thư số cho tổ chức; 1.374 chứng thư số cho các cá nhân. Đồng thời, cấp trên 120 SIM PKI thực hiện ký số trên thiết bị di động cho các cá nhân là lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai tích hợp số điện thoại trên SIM PKI thực hiện việc ký số mobile).
Theo đồng chí Bùi Xuân Chiên, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông: Việc thực hiện ký số trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn như một số cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã, việc ứng dụng triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử tỷ lệ còn thấp. Trong đó có nguyên nhân do hạ tầng thiết bị được trang bị cho các xã cũ, lạc hậu, việc đáp ứng cho chữ ký số còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số đồng chí lãnh đạo chưa thực sự quan tâm, chưa xác định được tầm quan trọng của chữ ký số.
Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn để các đơn vị thực hiện tốt việc ứng dụng chữ ký số chuyển nhận văn bản. Các cơ quan, đơn vị cũng cần bảo đảm một số yếu tố để làm nền tảng ứng dụng chữ ký số như hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống mạng hoạt động ổn định; nguồn nhân lực cán bộ công nghệ thông tin có chuyên môn tốt, có đủ khả năng hỗ trợ người dùng.
Nguồn: Hồng Vân/baoninhbinh.org.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Chữ Ký Số Là Gì? Công Dụng Cơ Bản Của Chữ Ký Số trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!