Bạn đang xem bài viết Chuyên Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Hết Thế Kỉ Xix được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dàn ý chi tiết KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX theo kiểu văn thuyết minh. Đề bài năm trong chương trình ngữ văn lớp 10.
Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
– Về lịch sử xã hội:
+ Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Do đó nhiệm vụ xây dựng quốc gia thống nhất và chống ngoại xâm là quan trọng.
+ Đây là giai đoạn có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa đồng.
– Về văn học:
+ Đây là giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc, trong đó có văn học. .
+ Đây là giai đoạn đặt nền móng có tính chất định hướng cho văn học trung đại nói riêng, cho văn học Việt Nam nói chung.
+ Nội dung chủ yếu của văn học thế kỉ X — XIV là khẳng định và ngợi ca dân tộc.
+ Đến thế kỉ XIII, chữ Nôm định hình đầy đủ và được dùng để sáng tác văn học.
+ Ông cha ta đã Việt hóa thành công thể thơ Đường luật của Trung Hoa.
Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
– Về lịch sử – xã hội:
+ Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh; nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo.
+ Triều Lê tồn tại tròn 100 năm (1427 — 1527) thịnh trị. Sau đó là nội chiến Lê – Mạc (từ 1533 đến 1593) và tiếp theo là nội chiến Đàng Trong Đàng Ngoài.
– Về văn học:
+ Xuất hiện các tác giả lớn: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ…
+ Sự phát triển của thơ ca quốc âm.
+ Ba thể thơ dân tộc ra đời trong giai đoạn này: thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói.
+ Về văn xuôi thì văn chính luận, văn tự sự phát triển mạnh.
+ Ngoài nội dung yêu nước với các sắc thái khác nhau, văn học giai đoạn này đã chú ý đến số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ và bắt đầu phê phán những biểu hiện phi Nho giáo.
Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
– Về lịch sử – xã hội:
+ Chế độ xã hội khủng hoảng dẫn đến các triều đại liên tiếp thay nhau sụp đổ. `
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi.
+ Ý thức về cá nhân phát triển.
– Về văn học:
+ Trào lưu đòi giải phóng tình cảm cá nhân, tự do yêu đương… hình thành. Nội dung văn học phong phú và đa dạng.
+ Ngôn ngữ văn học trưởng thành vượt bậc, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc.
+ Các loại hình văn học nở rộ và đều đạt đỉnh cao.
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
– Về lịch sử – xã hội:
+ Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn.
+ Pháp xâm lược, một chế độ xã hội nửa phong kiến nửa thực dân bước
đầu hình thành ở Nam Bộ và lan ra Bắc Bộ. ‘
– Về văn học:
+ Văn chương yêu nước phát triển. Ngoài thơ ca, văn chính luận, đặc biệt là loại văn điều trần cũng rất phát triển.
+ Do hạn chế về mặt văn tự và phương thức phản ánh, văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc. :
+ Chữ quốc ngữ với văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ.
Các đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam
Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người
– Tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tư tưởng nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác.
+ Tư tưởng trung quân và lòng thương xót trăm họ.
+ Trách nhiệm của người dân trước tình cảnh đất nước.
– Tư tưởng nhân đạo trong văn học thể hiện ở sự quan tâm tới số phận con người. :
— Sự gắn bó với đất nước và số phận con người làm cho văn học Việt Nam vừa giàu chất hùng tráng, vừa thấm đượm giọng điệu cảm thương.
Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian
– Các sáng tác văn xuôi chữ Hán đầu tiên sưu tầm, ghi chép, viết lạ truyền thuyết dân gian của người Việt.
– Các sáng tác thơ tiếp thu các thể thơ như lục bát, song thất lục bát từ dân ca. Các thể loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ.
Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tỉnh thân dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc chữ viết, hệ thống thể loại văn học Trung Hoa…
+ Tiếp thu theo tinh thần dân tộc, không rập khuôn, cố gắng Việt hóa hoặc biến đổi cho phù hợp với tư duy thẩm mĩ của người Việt.
Trong khuôn khổ thì phóp trung đợi, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa
– Văn học Việt Nam nằm trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại nói chung.
– Văn học trung đại Việt Nam thường xuyên tự đổi mới về nội dung bằng cách bám sát cuộc sống luôn biến đổi của người Việt, của dân tộc Việt để phản ánh. Quy mô và hình thức phản ánh cũng có sự thay đổi tương ứng.
Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 Đến Hết Thế Kỉ Xx (Ngắn Gọn)
Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa:
– Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng.
– Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.
– Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.
– Về văn hóa: điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng:
– Chặng đường từ 1945 – 1954.
– Chặng đường từ 1955 – 1964.
– Chặng đường từ 1965 – 1975.
* Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:
– Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.
– Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
– Truyện ngắn và kí: Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân,…
– Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sống Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…
– Một số vở kịch gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng…
– Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm,…
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
– Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
– Nền văn học hướng về đại chúng.
– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4:
– Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
Câu 5: Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
– Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc: Tự hát của Xuân Quỳnh, Ánh trăng của Nguyễn Duy… – Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những tuyển tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu,…
– Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hằng ngày. Phóng sự xuất hiện, đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống. Văn xuôi thực sự khởi sắc với các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường…
– Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Những vở kịch như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình,… là những vở tạo được sự chú ý.
chúng tôi
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Đầu Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Thế Kỉ Xx
Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nêu những nét chính …
– Nền văn học của chế độ mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
– Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt, kéo dài suốt 30 năm, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của toàn dân tộc.
– Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới.
– Điều kiện giao lưu với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc).
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Văn học Việt Nam …
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 trải qua các chặng:
+ Chặng đường từ 1945 đến 1954.
+ Chặng đường từ năm 1955 đến 1964.
+ Chặng đường từ 1965 đến 1975.
Những thành tựu chủ yếu:
* Chặng đường từ 1945 đến 1954
– Từ năm 1945 – 1946: một số tác phẩm phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.
– Từ năm 1946 – 1954:
+ Thể loại truyện và ký: đây là thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật ký ở rừng ( Nam Cao)…
+ Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, cảm hứng xuyên suốt là tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)…
+ Kịch: Một số vở kịch gây được sự chú ý, phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
Ngoài ra còn lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học…
* Chặng đường từ năm 1955 đến 1964:
– Văn xuôi: bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký. Các tác giả mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiên thực cuộc sống.
– Thơ ca phát triển mạnh mẽ, cảm hứng chủ đạo là sự hồi sinh của đất nước sau những năm kháng chiến chống Pháp, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc. Những tác phẩm tiêu biểu: tập Gió lộng (Tố Hữu), tập thơ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)…
* Chặng đường từ 1965 đến 1975:
– Văn xuôi: những truyện ký, viết trong máu lửa và chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam anh dũng. Miền Bắc truyện ký cũng phát triển mạnh.
– Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước phát triển mới của thơ ca Việt Nam hiện đại.
+ Tập trung thể hiện cuộc gia quân vĩ đại dân tộc.
+ Khám phá sức mạnh của con người.
+ Sự xuất hiện những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, họ đem đến cho thơ Việt nam hiện đại một tiếng thơ mới mẻ, sôi nổi và vẫn thấm đượm suy tư, triết lí.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Những đặc điểm cơ bản …
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975
a, Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước
– Văn học phải là một thứ vũ khí, phục vụ sự nghiệp cách mạng và kháng chiến.
– Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
– Các đề tài lớn:
+ Đề tài Tổ quốc.
+ Đề tài chủ nghĩa xã hội
+ Hai đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.
b, Nền văn học hướng về đại chúng
– Cảm hứng chủ đạo: Đất nước của nhân dân.
– Các nhà văn quan tâm đến đời sống của người lao động, nỗi bất hạnh của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
– Đặc điểm:
+ Quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ.
c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
– Khuynh hướng sử thi:
+ Các tác phẩm phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước.
+ Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, thơ ca của Tố Hữu…
– Cảm hứng lãng mạn:
+ Trong những năm có chiến tranh, dù có những chồng chất, khó khăn và hi sinh nhưng lòng người vẫn tràn đầy mơ ước và hướng tới tương lai.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
+ Tác động đến cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, gian lao.
– Khuynh hướng sử thi kết hợp với khuynh hướng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ứng của quá trình vận động và phát triển cách mạng.
Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Căn cứ vào hoàn cảnh …
Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới:
– Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, đất nước bước vào thời kì mới – thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó khăn, thử thách nhất là những khó khăn về kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới.
– Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 chỉ rõ đổi mới là nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn với cả dân tộc
+ Kinh tế: từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Văn hóa cũng có điều kiện phát triển: có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ.
→ Đòi hỏi văn học phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc.
Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Hãy nêu những thành tựu …
Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
– Thể loại thơ: trường ca phát triển mạnh, những cây bút thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện rất nhiều, từng bước khẳng định mình: Nguyễn Quang Thiều…
– Văn xuôi: có nhiều khởi sắc, một số cây bút đã bộc lộ cách thứ đổi mới: cách thể hiện chiến tranh, tiếp cận đời sống.
+ Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu…
– Phóng sự: đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống.
+ Những tác phẩm tiêu biểu của Phùng Gia Lộc, Trần Minh Quang…
– Kí: phát triển, có thành tựu mới.
+ Những tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân…
– Kịch nói: sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ.
+ Tác phẩm tiêu biểu: tác phẩm tiêu biểu của Lưu Quang Vũ.
Luyện tập(trang 19 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Trong bài Nhận Đường ..
– “Văn nghệ phụng sự kháng chiến”: Đây là quan điểm văn nghệ của Đảng ta, của các văn nghệ sĩ đem ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc.
– “Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới..” ý nói đến mối quan hệ giữa hiện thực cuộc kháng chiến đối với văn nghệ. Hiện thực đem đến cho văn nghệ những chất liệu phong phú. Trong đó, cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một nguồn sức sống mới, trẻ trung, khỏe khoắn để văn nghệ phụng sự kháng chiến tốt hơn. Nội dung này đã được Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: “sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôiSoạn Văn Lớp 12: Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Đầu Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Thế Kỉ Xx
Soạn văn lớp 12 tập 1: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX. Câu 2: Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng: Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hôi, văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
– Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, nhân dân và nền văn học mới.
– Nền văn học từ sau Cách mạng tháng Tám phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên đã thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
– Từ năm 1945 đến 1975, đất nước trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn, tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hết sức vĩ đại, hào hùng.
+ Công cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc.
– Chiến tranh kéo dài, liên tục, khiến nền kinh tế nghèo nàn, điều kiện giao lưu với văn hóa nước ngoài hạn chế (chỉ tiếp xúc, ảnh hưởng của văn hóa, văn học các nước trong phe XHCN).
Câu 2: Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng: Thành tựu chủ yếu của mỗi chặng:– Chủ đề: phản ánh niềm vui sướng hồ hởi của nhân dân khi dành được thắng lợi trên mặt quân sự, ca ngợi tổ quốc, kêu gọi tinh thần đoàn kết. Từ 1946 trở đi bắt đầu ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
– Thể loại:
– Truyện ngắn:
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Kí sự một lần tới thủ đô, Đôi mắt, Thư nhà.
+ Từ 1950 xuất hiện những tập truyện kí khá dày: Vùng mỏ, Xung kích.
– Thơ đạt thành tựu xuất sắc tiêu biểu có: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Bên kia sông Đuống, Tây tiến, …
– Kịch: Bắc sơn, Chị hòa.
– Lí luận phê bình: chưa phát triển lắm nhưng có một số sự kiện quan trọng chủ nghĩa Mác và những vấn đề văn hóa của Trường Chinh.
– Chủ đề: ca ngợi công cuộc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, phản ánh nỗi đau chia cắt nước nhà.
– Thể loại:
– Truyện ngắn: mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.
+ Đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng.
+ Đề tài hiện thực cuộc sống: Vợ nhặt, Tranh tối tranh sáng.
+ Công cuộc xây dựng CNXH: Người lái đò sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch.
– Thơ: có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực: Gió lộng, Ánh sáng và phù sa, Riêng chung.
– Chủ đề: ca ngợi tình thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
– Thể loại:
– Truyện kí:
+ Miền Nam: phản ánh cuộc chiến đấu gian nan của miền Nam: Rừng xà nu, Người mẹ cầm súng.
+ Miền Bắc: kí chống mỹ, truyện ngắn của Vũ Thành Long.
– Thơ: phát triển với khuynh hướng đào sâu vào hiện thực với những cái tên như Phạm tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Chính Hữu …
– Kịch: có nhiều phát triển ví dụ như kịch quê hương Việt Nam thời tiết ngày nay.
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975– Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước
+ Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình ” Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, nhà văn gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu.
+ Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt thơ ca và truyện kí.
+ Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học giải đoạn này. Văn học đề cao lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau ngày giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh.
– Nền văn học gắn liền với quần chúng nhân dân.
+ Văn học gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, hướng về đại chúng và trước hết là công nông binh.
+ Văn học mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện bằng việc nhà văn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên những nỗi bất hạnh của họ trong cuộc sống cũng như niềm vui, tự hào của họ về cuộc đời mới, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung khắc họa hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động.
– Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Nó hướng tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam …
+ Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, tạo nên nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc.
Câu 4: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo và đã từng bước chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
Câu 5: Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XXGiai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ là từ năm 1975 đến năm 1985 và từ sau năm 1986 trở đi. Từ năm 1975 đến năm 985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở; từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh.
Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây.
Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh … Các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, …
Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang; Tôi và chúng ta; Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
chúng tôi
Bài tiếp theo
Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ Thế Kỷ X Đến Nay
Kể từ khi Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 939, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên cho đến nay thì pháp luật hình sự Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển trải qua ba thời kỳ. Trong đó từ 939 -1858 là thời kỳ phong kiến; 1858-1945 là thời kỳ Pháp thuộc; từ 1945 đến nay 2023 là thời kỳ hiện đại, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lập nên Nhà nước VNDCCH. Riêng thời kỳ hiện đại, 40 năm đầu (1945-1985) pháp luật hình sự chưa được pháp điển hóa và 33 năm sau (1985-2023) đã được pháp điển hóa ba lần với ba BLHS các năm 1985,1999 và 2023.
Cuốn sách 700 trang khổ 16×24, gồm 5 chương. Chương 1 về Pháp luật hình sự Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám (thế kỷ thứ X – 1945), giới thiệu về pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến, pháp luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc.
Chương 2 về Sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1945 – 1985), nghiên cứu phần chung pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi cấm đoán hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ (1945 -1954); Phần riêng pháp luật hình sự từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ (1945 – 1955); Phần Chung pháp luật hình sự từ sau khi cấm đoán hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất (1955 – 1985); Phần riêng pháp luật hình sự từ sau khi cấm đoán hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến trước pháp biến hóa lần thứ nhất (1955 – 1985).
Chương 3 về Sự tiếp tục phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ sau khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1985) đến nay, giới thiệu về Phần chung và Phần riêng của ba BLHS năm 1985, 1999 và 2023.
Chương 4 về Vai trò của thực tiễn xét xử trong quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1960 đến nay. Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu nội hàm của thực tiễn xét xử, vai trò của thực tiễn xét xử từ khi thành lập TANDTC đến khi pháp điển hóa pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ nhất (1960 – 1985); vai trò của thực tiễn xét xử từ khi thông qua BLHS Việt Nam đầu tiên năm 1985 đến nay.
Chương 5 – Lý thuyết về hoàn thiện pháp luật hình sự và vai trò của nó đối với thực tiễn lập pháp hình sự Việt Nam hiện hành. Tác giả giới thiệu về những vấn đề học thuật từ lý thuyết và hoàn thiện pháp luật hình sự; những định nghĩa, giải thích cơ bản của khái niệm, thuật ngữ cần được ghi nhận về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự thực định nước nhà; vai trò của lý thuyết về hoàn thiện pháp luật hình sự đối với thực tiễn lập pháp hình sự Việt Nam hiện hành.
Những nhận định đáng quan tâm
Trong công trình này, tác giả có nhiều nhận định, đánh giá và kiến giải mới mẻ, mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Tác giả cho rằng, hiện nay chúng ta đã quen với việc lấy mốc ngày 13/ 9 /1945 làm Ngày Truyền thống của ngành Tòa án Việt Nam, vì đó là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33C để thành lập các Tòa quân sự đặt tại một số địa phương ở ba miền Bắc Trung Nam, nhưng dấu mốc 1960 rất quan trọng.
Bởi lẽ, sau khi thông qua Hiến pháp năm 1959 thì hệ thống TAND nước ta đã được tách khỏi Bộ Tư pháp, bắt đầu đi vào hoạt động độc lập với tư cách một cơ quan Tư pháp cao nhất, trên cơ sở một đạo luật riêng biệt là Luật về tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 với 29 điều.
Nhờ đó, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam sau Cách mạng đã có một văn kiện rất quan trọng là TANDTC ban hành Chỉ thị số 772/TATC ngày 10/ 7/1959 ” Về đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến” để yêu cầu các Tòa án các cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam chấm dứt hoàn toàn việc áp dụng một số quy định pháp luật của chế độ cũ mà trong giai đoạn 14 năm trước đó (từ sau Cách mạng Tháng Tám/ 1945) còn tạm thời được giữ lại để áp dụng trong một số trường hợp hãn hữu.
Hiến pháp pháp 2013 ( khoản 1 Điều 102) đã chính thức ghi nhận: ” Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử … thực hiện quyền tư pháp” nên cần phải nghiên cứu từ mốc thời gian thành lập hệ thống TAND độc lập của chế độ mới (1960) nhằm có được nhận thức khoa học, đúng đắn về vị thế quan trọng của quyền lực tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
Nghiên cứu vai trò thực tiễn xét xử sau khi thành lập TANDTC đến khi thông qua BLHS đầu tiên của nước ta (1960 – 1985) tác giả lưu ý rằng, ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, hình thức tổng kết và đưa ra giải thích, hướng dẫn thống nhất có tính chỉ đạo của TANDC là quan trọng. Sự khẳng định này đã được tác giả kiểm chứng cụ thể trên cơ sở phân tích và nghiên cứu sâu sắc nội dung các bộ luật, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hình sự của TANDTC đã được ban hành trong suốt hơn 70 năm (1945 – 2023) và đặc biệt là từ những năm 60 đến những năm 90 của thế kỉ XX, sau đó đến đầu thế kỷ XXI. Tác giả đặc biệt đánh giá cao nhiệm kỳ 1997 – 2000 của Chánh án TANDTC lúc bấy giờ là TS Trịnh Hồng Dương.
Những giải thích, hướng dẫn có tính chất chỉ đạo của TANDTC trong việc áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam trước khi pháp điển hóa ở tất cả các mức độ khác nhau, đã thực sự góp phần xây dựng nên nhiều quy phạm và nhiều chế định mới của pháp luật hình sự nước ta, mà sau này dựa trên cơ sở các luận điểm của thực tiễn xét xử tại TANDTC, các chế định này đã được các nhà làm luật chính thức ghi nhận bằng các quy phạm tương ứng trong BLHS đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, năm 1985.
Tác giả nêu một số luận điểm điển hình như các luận điểm về mục đích của hình phạt, mặc dù chưa được ghi nhận chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này nhưng đã được quy định gián tiếp trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 với nội dung: ” Tòa án nhân dân xử phạt về hình sự không những chỉ trừng trị phạm nhân mà còn giáo dục và cải tạo họ”; các luận điểm về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội; các luận điểm về tình thế cấp thiết và chế định sự kiện bất ngờ; các luận điểm về phòng vệ chính đáng… đã được đưa vào BLHS năm 1985.
Tác giả cũng nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò thực tiễn xét xử tại TANDTC với tư cách là nguồn của pháp luật hình sự nước nhà thời kỳ trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1960-1985). Tác giả cho rằng, đã đến lúc nhà làm luật Việt Nam cần cân nhắc để coi việc giải thích pháp luật nói chung là một trong các chức năng Hiến định của TANDTC và ghi nhận bổ sung chức năng này vào khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 và ghi nhận những giải thích hướng dẫn có tính chất chỉ đạo của TANDTC trong việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự là một trong những nguồn quan trọng của luật hình sự nước ta và ghi nhận chúng trong BLHS Việt Nam tương lai.
Kết luận chung
Tác giả đã đánh giá và kết luận chung là trong pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến thì Bộ luật Hồng Đức (1483) là di sản pháp lý lớn nhất và quan trọng nhất không những chỉ của pháp luật hình sự mà còn của toàn bộ pháp luật Việt Nam thời trung cổ, trong đó chứa đựng số giá trị pháp luật truyền thống tiến bộ, cần phải được chú ý nghiên cứu một cách sâu sắc và kỹ càng để lĩnh hội và kế thừa. Còn pháp luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc đã không tạo thành hệ thống thống nhất do hậu quả của chính sách chia để trị.
Khi pháp luật hình sự Việt Nam chưa được pháp điển hóa, đặc biệt là trong 25 năm kể từ khi thành lập TANDTC thì thực tiễn xét xử ở TANDTC giải quyết và làm sáng tỏ nhiều chế định và khái niệm quan trọng của pháp luật hình sự thực định và thực sự đóng góp to lớn và quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự của đất nước ta.
Trong thời kỳ 40 năm trước khi phát hiện hóa lần thứ nhất, nguồn trực tiếp của pháp luật hình sự thực định ở Việt Nam (mà trong đó chứa đựng các quy phạm về tội phạm hình phạt và các chế độ pháp lý khác cũng như quy định các chế tài tư pháp cụ thể tương ứng với các nhóm tội phạm riêng biệt) là do các cơ quan nhà nước thuộc cả ba nhánh quyền lực, lập pháp, hành pháp và tư pháp ban hành, thì hơn 30 năm nay kể từ sau khi pháp điển hóa lần thứ nhất thì nguồn trực tiếp và duy nhất của pháp luật hình sự chỉ là các BLHS và thuộc thẩm quyền duy nhất là Quốc hội ban hành.
Về tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, cụ thể là BLHS năm 2023 tác giả cho rằng cần được thực hiện trên cơ sở khoa học – thực tiễn được luận chứng một cách khách quan, bảo đảm sức thuyết phục với từng bước đi vững chắc chứ không thể nóng vội; và cần được xác định rõ theo hướng là phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xã hội nói chung, cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng; bảo đảm cho được sự phù hợp với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và pháp luật hình sự nói riêng; phù hợp với Hiến pháp mới năm 2013; sự kết hợp hài hòa các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc với các thành tựu tiên tiến của khoa học pháp lý trên thế giới.
Tác giả nhận định một cách rất nhân văn rằng: Lịch sử nói chung và lịch sử pháp luật hình sự nói riêng ở Việt Nam và các nước phương Đông từ bao đời nay đã và đang minh chứng trên thực tế với sự cảnh báo cho chúng ta rằng theo thuyết Nhân quả của Phật giáo, không một ai và không một cái gì có thể tránh khỏi được sự quả báo mang tính hệ lụy như một quy luật tất yếu. Chính vì lẽ đó, nên bất kỳ sự hời hợt, nông cạn và qua loa, phiến diện nào trong việc nhìn nhận và nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử pháp luật hình sự nói riêng để vội vàng đưa ra phán xét quá khứ (bao gồm cả các di sản pháp luật truyền thống của cha ông đã để lại cho chúng ta) một cách chủ quan duy ý chí, thiếu căn cứ hoặc cố định phủi sạch mà không chịu nghe những lời nguyền và những lời răn dạy của các bậc tiền nhân thì sự trả giá là không tránh khỏi. Thiết nghĩ chính các kết quả của việc phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng hiện nay là minh chứng rõ ràng nhất và không thể bác bỏ.
TSKH.GS Lê Cảm, nguyên là Chủ nhiệm khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN ( 2000 – 2008) kiêm Trưởng bộ môn Tư pháp hình sự của Khoa, hiện là Giám đốc trung tâm Luật hình sự và Tội phạm học; thành viên Hội đồng biên tập của Tạp chí Khoa học thuộc ĐHQGHN và thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân. Giáo sư Lê Cảm đã công bố tổng cộng 310 công trình khoa học pháp lý, trong đó có 45 sách giáo trình 265 bài báo khoa học, trong đó có một số bài tiếng Anh, một số bài tiếng Nga. Trong số này có 250 công trình lĩnh vực tư pháp hình sự, 60 công trình về các lĩnh vực tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước nhà nước pháp quyền và bảo vệ các quyền con người. Cuốn sách “Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay – Lịch sử và thực tại” có sự tham gia của một số tác giả gồm TS Trần Quang Tiệp, Ths Lê Văn Năm, chúng tôi Nguyễn Cảnh Hợp, TS Chế Quang Nghĩa, TS Nguyễn Thị Lan, Ths Đinh Hoàng Quang, Ths Mai Thị Thu Hằng, TS Nguyễn Anh Tuấn.
“Kỉ Luật” Là Gì? Nghĩa Của Từ Kỉ Luật Trong Tiếng Việt. Từ Điển Việt
kỉ luật
trật tự nhất định trong hành vi của con người theo những chuẩn mực do luật pháp, đạo đức quy định trong từng thời kì lịch sử, vì lợi ích của toàn xã hội hay của giai cấp, tập đoàn xã hội riêng rẽ hay của một cộng đồng. KL là phương tiện để thống nhất hành động trong cộng đồng. Theo nghĩa rộng, KL là phương thức để thực hiện một trật tự xã hội nhất định (kỉ cương). KL khác nhau trong các xã hội khác nhau. KL của xã hội chiếm hữu nô lệ khác KL của xã hội phong kiến, KL của xã hội phong kiến khác KL của xã hội tư bản chủ nghĩa, KL của xã hội xã hội chủ nghĩa khác với KL của xã hội tư bản chủ nghĩa, vv. KL là điều kiện tồn tại trong mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng. Có KL tiến bộ và cũng có KL phản động. KL là phản động khi nó kìm hãm, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, KL mang một nội dung và ý nghĩa xã hội mới, nhân dân phấn đấu cho một KL bảo đảm quyền tự do của cá nhân trong phạm vi hợp lí và thống nhất với lợi ích cộng đồng. KL mang tính chất tiến bộ khi nó bảo đảm cả sự phát triển của cộng đồng và của cá nhân. Do đó trong gia đình, xí nghiệp, các tổ chức, các nhóm cũng phải có KL.
Những quy tắc trong công việc, trong giao tiếp, trong đời sống do cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc đoàn thể chính trị – xã hội, đoàn thể quần chúng đặt ra và có hiệu lực bắt buộc thi hành và tuân theo đối với mọi thành viên các tổ chức, cơ quan ấy (vd. kỉ luật đảng, kỉ luật quân đội, kỉ luật tài chính, kỉ luật nhà trường, vv.). Kỉ luật là hình thức xử phạt đối với người vi phạm quy tắc, vd. kỉ luật giáng cấp chức, kỉ luật khai trừ, phê bình cảnh cáo, kỉ luật buộc thôi việc, kỉ luật đuổi khỏi nhà trường, vv.
Nguồn: Từ điển Luật học trang 257
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Hết Thế Kỉ Xix trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!