Bạn đang xem bài viết Có Một Nhà Nước Văn Lang… được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
.
Trong lịch sử dựng nước, thời kỳ các vua Hùng với Nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của Việt Nam được hình thành với những đặc trưng của hình thái nhà nước nguyên thủy, đã để lại dấu ấn về nền văn hóa đặc sắc cho dân tộc.
Người dân viếng Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ. Ảnh: T.THÚY
Theo Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15, Lạc Long Quân (theo truyền thuyết là cháu 5 đời của Thần Nông) cùng vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai; 50 người theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ.
* Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN, có lãnh thổ phía đông giáp Nam Hải (tức Biển Đông), Tây tới Ba Thục, Bắc tới hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành); lãnh thổ chia thành 15 bộ, còn gọi là quận. Còn dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, cho thấy lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.
Nhiều tư liệu trước đây cho rằng cư dân Văn Lang không có chữ viết, vì thế rất thịnh hành các huyền tích, thần thoại truyền miệng, ghi nhớ sự việc bằng cách thắt nút dây. Tuy nhiên, những phát hiện về chữ viết tượng hình (khoa đẩu văn) trên di chỉ khảo cổ Đông Sơn đã khiến các nhà khoa học đặt ra giả thuyết đây là chữ viết trong thời đại Hùng Vương, người Việt cổ đã có chữ viết riêng trước khi nhà Hán, mà cụ thể là Thái thú Sĩ Nhiếp đưa chữ Hán vào nước ta vào năm 186, bắt buộc người dân nước ta phải sử dụng.
Có thể nói, Nhà nước Văn Lang là dạng nhà nước sơ khai, không thể xếp vào dạng nào trong 5 hình thái nhà nước của lịch sử phát triển thế giới; sự phân hóa xã hội và phân chia giai cấp chưa rõ rệt, nhưng chắc chắn đã hình thành sự phân tầng. Quyền lực của giai cấp thống trị chưa thấy xuất hiện ở thời đại này, thể hiện qua việc phong tục thuần hậu, mộc mạc, “vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc” (Lịch triều hiến chương loại chí).
Trong hội thảo về văn hóa Hùng Vương năm 2011, có học giả Trung Quốc cho rằng Hùng Vương là người… Trung Quốc, bởi người Việt không có họ Hùng. Đây là lập luận “cưỡng từ đoạt lý”. Theo các nhà ngôn ngữ học, “Hùng” xuất phát từ “Kun” của người Mường, từ “Khun” trong tiếng Môn – Khmer và tiếng Thái, nhằm để chỉ tù trưởng hoặc thủ lĩnh. Vua Hùng hay Hùng Vương là từ chỉ chức danh của người tù trưởng bộ lạc Văn Lang – bộ lạc lớn mạnh nhất trong tất cả các bộ lạc định cư vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ thời bấy giờ, cơ sở tiền đề hình thành Nhà nước Văn Lang. Cách biến âm này có thể thấy ở tên gọi của vùng đất Mê Linh vốn có từ gốc là Mling – tên của một loài chim được tôn là vật tổ (totem) của bộ lạc.
Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc), tổ chức hành chính dưới bộ là các công xã nông thôn (gọi là kẻ, chiềng, chạ) mà đứng đầu là bố chính. Tuy nhiên, nhà vua không áp đặt quản lý ở các đơn vị hành chính cơ sở mà do dân suy cử những người, dòng họ có thế lực, có uy tín. Như vậy, so với chế độ công xã nguyên thủy, với xã hội của các thị tộc trước đó, Nhà nước Văn Lang đã đưa toàn bộ các bộ lạc Việt cổ bước sang một thời đại mới, phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới.
Về 18 đời vua Hùng kéo dài trong 2.622 năm, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần cho rằng 18 vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành); mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 – vốn là con số thiêng trong văn hóa người Việt.
* Những thành tựu rực rỡ
Thời đại Văn Lang có sự phát triển mạnh về nông nghiệp. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, cư dân Văn Lang đã biết trồng lúa nước, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, gọi là ruộng Lạc; biết khắc phục thiên nhiên (truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh), sử dụng dụng cụ nông nghiệp (cày, cuốc, mai, thuổng) và dùng sức trâu bò thay sức người, nhờ vậy người dân có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú. Với nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), dân Văn Lang đã biết lấy ống tre thổi cơm (cơm lam), làm bánh (sự tích bánh chưng, bánh giầy); ngoài ra còn có khoai, sắn, thực phẩm có các loại cá, gia súc, gia cầm, rau củ. Đặc biệt, thời này người dân đã biết làm mắm và nước mắm, cũng biết lấy gạo làm rượu, men rượu được chế biến từ lá, vỏ, rễ một số loại cây, giống như rượu cần ngày nay.
Dâng lễ vật, hương hoa ở đền thờ Hùng Vương phường Bình Đa, TP.Biên Hòa.
Cư dân Văn Lang có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu (sự tích trầu cau), xăm mình. Theo Lĩnh Nam chích quái, dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá thường bị giao long (thuồng luồng) làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo dân ta ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn dạy dân lấy mực xăm hình thủy quái trên người, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của người Việt cổ bắt đầu từ đây.
Ban đầu, người dân Văn Lang lấy vỏ cây làm áo mặc, phụ nữ mặc áo váy, nam giới đóng khố; biết dệt cỏ ống làm chiếu nằm, sau đó biết sáng chế dụng cụ xe sợi bằng đất nung – tiền đề của việc dệt vải. Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Người dân cũng biết gác cây làm nhà để tránh thú dữ, giống nhà sàn hiện nay. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang là sùng bái tự nhiên, thờ thần Mặt Trời (ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống đồng là tượng trưng cho thần Mặt Trời), thần Sông, thần Núi… Người Việt cũng có tín ngưỡng phồn thực thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu, nhưng không thờ sinh thực khí. Ngoài ra, người Việt cổ còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với làng nước (thờ Thánh Gióng, thần Tản Viên…), mà đỉnh cao là tục thờ cúng Hùng Vương. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10-3 âm lịch là ngày lễ truyền thống của Việt Nam được giữ gìn, kế thừa đến tận ngày nay.
Một thành tựu lớn khác là người dân biết sử dụng đồ đồng. Tư liệu khảo cổ cho thấy giai đoạn cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là trong thời đại Hùng Vương. Khu vực phía Bắc nước ta vốn có nhiều mỏ kim loại như: vàng, bạc, chì, sắt, đồng. Một số mỏ nông và lộ thiên, dễ khai thác thủ công, là điều kiện phù hợp để phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ mà đỉnh cao là trống đồng cùng các loại thạp, thố với tỷ lệ hợp kim nguyên liệu lý tưởng và hoa văn sắc sảo miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ này như lễ “khánh thành” trống đồng, lễ chiêu hồn, đám tang, lễ cầu mùa, giã gạo, đánh trống, bơi chải…
Trống đồng Đông Sơn hiện đã tìm thấy được ở nhiều nơi, là bằng chứng khắc họa tiêu biểu cho nền văn hóa thời đại Hùng Vương. Trên mặt trống chạm khắc những hình người thổi kèn, diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng, vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công (một loài chim tiêu biểu của vùng nhiệt đới) hoặc đeo mặt nạ.
Sự có mặt của trống đồng Đông Sơn ở một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng như phát hiện về những lưỡi qua đồng thời Chiến quốc (Trung Quốc) ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn; đồng thời ghi chép trong Thông giám cương mục là năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu (năm 2353 TCN), Hùng Vương sai sứ sang tặng vua Nghiêu con rùa thần dài hơn 3 thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau; vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch; năm 1110 TCN Hùng Vương cũng sai sứ qua Trung Quốc, tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng, cho thấy nền móng ngoại giao giữa Nhà nước Văn Lang với các triều đại phong kiến phương Bắc cùng sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa cư dân Văn Lang với các quốc gia quanh vùng.
Thanh Thúy
Xây Nhà Trong Hành Lang An Toàn Lưới Điện?
Thưa luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Gia đình tôi ở Nghệ an, nhà tôi có lô đất 200m2 nhà ở (có bìa đỏ), lô đất này chuẩn bị có đường điện 220kv đi dọc qua chiều dài lô đất ( theo quy đinh an toàn hành lang lưới điên thì mổi bên 6m) thì lô đất nhà tôi nằm trọn trong an toàn lưới điện.
1. Vậy, lô đất đó có xây được nhà nữa không? (Câu trả lờ của nhân viên điện lực nghệ an dành cho gia đìnhg tối là có).
– Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện
Bạn được phép xây dựng nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP như sau:
” Điều 13. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn sẽ hưởng mức bồi thường cho đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện quy định tại Điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP như sau:
Điều 19. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Như vậy, căn cứ theo khoản 3 Điều 19 thì mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể và xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều này.
” Điều 22. Hỗ trợ chi phí di chuyển
Ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình được quy định tại Điều 18 và đất được quy định tại Điều 19 Nghị định này, nếu chủ sở hữu nhà ở tự tìm được đất ở mới và có nguyện vọng di chuyển khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, thì tự thực hiện việc di chuyển và được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”
Như vậy, Bạn có thể được bồi thường theo hình thức hỗ trựo tái định cư như trên.
Có Bao Nhiêu Hình Thức Sao Văn Bản Trong Cơ Quan Nhà Nước?
Hiện nay trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có nhiều hình thức sao văn bản như: Sao y bản chính, sao từ sổ gốc, trích sao, sao lục, chứng thực bản sao từ bản chính. Mỗi hình thức sao van bản quy định về thẩm quyền, trình tự và thể thức khác nhau.
1. Bản sao y bản chính, Bản trích sao, Bản sao lục
1.1. Về khái niệm
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư thì:
– “Bản sao y” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định..
“Bản sao lục” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
– “Bản trích sao” là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
(Tổng hợp những điểm mới của Nghị định 30 về công tác văn thư)
1.2. Các hình thức bản sao
Theo Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư thì các hình thức bản sao như sau:
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
1.3.Giá trị pháp lý của bản sao
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính
(Sao y bản chính cần quy định cụ thể thẩm quyền ký)
1.4.Thẩm quyền sao văn bản
Theo Điều 27 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì:
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Sao từ sổ gốc
2.1. Về khái niệm
Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch thì:
– Cấp bản sao từ sổ gốc: là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
– Sổ gốc: là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.2.Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
Theo Điều 4 của Nghị định 23 thì thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc như sau:
– Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Việc cấp từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
2.3. Hình thức cấp bản sao từ sổ gốc
Theo khoản 2 Điều 17 nghị định 23/2015/NĐ-CP thì Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
3. Chứng thực bản sao từ bản chính
3.1. Về khái niệm
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2, ĐIều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì:
– Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3.2. Về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính
So với các hình thức sao y bản chính, trích sao, sao lục, sao từ sổ gốc thì hình thức sao y bản chính có sự khác biệt cơ bản về thẩm quyền.
Các hình thức sao y bản chính, trích sao, sao lục thì thẩm quyền cấp là cơ quan có bản chính. Còn sao từ sổ gốc thì phạm vi hẹp hơn, chỉ cơ quan nào có sổ gốc mới được sao. Còn riêng với chứng thực bản sao từ bản chính thì chỉ có cơ quan được quy định cụ thể tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP mới có thẩm quyền chứng thực như: Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Tổ chức hành nghề công chứng. 3 cơ quan này mới có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính.
(Chứng thực bản sao từ bản chính: Chứng toàn bộ hay một phần văn bản?)
Như vậy, có tổng cộng 5 hình thức sao văn bản trong cơ quan nhà nước: Sao y bản chính, sao từ sổ gốc, trích sao, sao lục, chứng thực bản sao từ bản chính. Mặc dù thẩm quyền, hình thức, thủ tục sao có khác nhau nhưng điểm chung của các hình thức bản sao này là đều có giá trị pháp lý thay cho bản chính trong các giao dịch.
4. Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ Về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, có hiệu lực từ ngày 22/5/2020 thì chứng thực bản sao điện tử từ bản chính: Là việc cơ quan tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính
Phương Thảo
Văn Bản Quản Lý Nhà Nước
VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCNỘI DUNG BÀI HỌCI. Khái niệm, chức năng, vai trò của VBQLNNII. Phân loại VBQLNNIII. Thể thức của VBQLNNIV. Những yêu cầu đối với VBQLNN I. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCLà những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) Do các cơ quan NN ban hành Theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định Được NN bảo đảm thi hành bằng những biện pháp khác nhau Nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý nội bộ NN hoặc giữa các CQNN với các tổ chức và công dân.1. Khái niệm2) Chức năng của VBQLNN Chức năng thông tin Chức năng pháp lý Chức năng quản lý Chức năng văn hóa Chức năng xã hội Các chức năng khác: chức năng giao tiếp, thống kê, sử liệu… 3) Vai trò của VBQLNNĐảm bảo thông tin trong hoạt động quản lý.Là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý.Là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý.1. Văn bản quy phạm pháp luật2. Văn bản cá biệt3. Văn bản hành chính thông thường4. V¨n b¶n chuyªn m”n – kü thuËtII. PHÂN LOẠI VĂN BẢNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC1) Văn bản quy phạm pháp luậta) Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đặc điểm của VB QPPL:Thẩm quyền ban hành do luật địnhTheo thủ tục, trình tự quy định Đặt ra quy tắc xử sự chungĐược áp dụng nhiều lầnCó tính cưỡng chế thực hiệnb) Các loại VB QPPL1. Hiến pháp, luật, nghị quyết – Quốc hội. 2. Pháp lệnh, NQ – UB thường vụ QH.3. Lệnh, quyết định – Chủ tịch nước.4. Nghị định – Chính phủ.5. Quyết định – Thủ tướng Chính phủ.6. Nghị quyết – Hội đồng Thẩm phán TANDTC.7. Thông tư: – Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang bộ – Chánh án TANDTC – Viện trưởng VKSNDTC.8. Quyết định – Tổng Kiểm toán Nhà nước.9. Nghị quyết liên tịch giữa: + UBTVQH – CQTW của TCCT-XH. + CP – CQTW của TCCT-XH.10. Thông tư liên tịch giữa:– Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC.– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB.11. Văn bản QPPL của HĐND, UBNDa) Khái niệm `VB cá biệt là loại VB chứa đựng các quy tắc xử sự riêng do các cơ quan NN, các cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan NN ban hành để giải quyết các vụ việc cụ thể, cho một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cụ thể. 2. Văn bản cá biệtĐặc điểm của VB cá biệt:Là loại VB áp dụng pháp luật Đưa ra quy tắc xử sự riêng Được áp dụng một lầnCó tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay.b) Các loại VB cá biệtLệnhNghị quyếtGiấy phépQuyết địnhChỉ thịĐiều lệ…3) Văn bản hành chính thông thườnga) Khái niệm: Là những VB mang tính thông tin quy phạm nhằm thực thi các VBQPPL, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính NN, các tổ chức khác. Công văn: Hướng dẫn, phúc đáp, đôn đốc nhắc nhở, đề nghị.Báo cáoBiên bảnT? trỡnhChuong trỡnh.b) Các loại VB hành chính thông thường VB chuyên môn: trong các lĩnh vực như tài chính, tư pháp, ngoại giao, quốc phòng…VD: + Trong lĩnh vực ngoại giao có các loại VB như: Công ước, Công hàm, Hiệp ước, Hiệp định, Tuyên bố chung, Điện mừng…+ Trong lĩnh vực quốc phòng có: Lệnh, Nhật lệnh, Quân lệnh, Điều lệnh… 4. Văn bản chuyên môn – kỹ thuật Văn bản kỹ thuật: trong các lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, khí tượng, thuỷ văn … 4. Văn bản chuyên môn – kỹ thuật(tiếp)1) Khái niệm thể thức văn bản2) Các yếu tố thể thức văn bảnIII. THỂ THỨC VĂN BẢN QLNNThể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản được thiết lập và trình bày theo đúng những quy định của Nhà nước để đảm bảo giá trị pháp lý cho văn bản.1) Khái niệm thể thức văn bản2) Các yếu tố thể thức văn bản2.1) Quốc hiệuCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcGồm tên của CQ,TC ban hành VB và tên của CQ,TC chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có) Ghi đầy đủ theo tên gọi chính thức căn cứ văn bản thành lập 2.2) Tên cơ quan ban hành văn bản Tên cơ quan ban hành văn bảnCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcCƠ QUAN CHỦ QUẢNCƠ QUAN BAN HÀNHTÊN CƠ QUAN BAN HÀNH2.3) Số & ký hiệu a) Số của VB: Ghi theo năm từ 01/01 31/12 Số dưới 10 thêm số 0 vào trướcb) Ký hiệu của VB: Gồm chữ viết tắt tên loại VB và chữ viết tắt tên cơ quan ban hành VB. Theo quy định (Tờ trình – TTr; Chương trình – CTr…)2.3) Số & ký hiệu (tiếp) Đối với văn bản quy phạm pháp luật: Số: …/năm ban hành/viết tắt tên loại văn bản-viết tắt cơ quan ban hành
Ví dụ: Số: 04/2005/QĐ-TT Số: 09/2005/NĐ-CPĐối với VB hành chính thông thường có tên loại và VB cá biệt: Số: …/viết tắt tên loại văn bản-viết tắt cơ quan ban hành
Ví dụ: Số: 04/QĐ-BNV Số: 09/TB-UBNDĐối với công văn: Số: …/viết tắt tên cơ quan ban hành-viết tắt tên đơn vị soạn thảo
Ví dụ: Số: 02/TTg-VX Số: 05/BNV-TC
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Một Nhà Nước Văn Lang… trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!