Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử Tỉnh Đồng Tháp được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bản tin Covid-19 tỉnh Đồng Tháp tối 30/8/2021
Trong ngày 30/8/2021, Đồng Tháp đã xét nghiệm RT-PCR 5.516 mẫu (399 mẫu đơn, 5.117 mẫu gộp) cho 50.753 người và test nhanh 4.808 mẫu (4.485 mẫu đơn, 323 gộp) 5.186 người. Kết quả khẳng định có 37 ca dương tính (giảm 56 ca so ngày hôm qua).
Cụ thể: 15 ca trong các cơ sở cách ly y tế tập trung (giảm 25 ca so với hôm qua); 05 ca trong khu vực phong tỏa (giảm 33 so với hôm qua); 17 ca trong cộng đồng (tăng 02 ca so với hôm qua), phát hiện thông qua test sàng lọc, cụ thể:
+ Thành phố Sa Đéc 13 ca (08 ca ấp Phú Hòa, 05 ca ấp Phú Thuận, xã Tân Phú Đông);
+ Thành phố Cao Lãnh 01 ca (ấp 1, xã Mỹ Trà);
+ Thành phố Hồng Ngự 01 ca (tài xế từ Đồng Nai về test nhanh tại Trạm Y tế phường An Lạc);
+ Huyện Cao Lãnh 01 ca (khóm Mỹ Thới, thị trấn Mỹ Thọ);
+ Huyện Tháp Mười 01 ca (ấp 2A, xã Hưng Thạnh).
Quản lý đối tượng cách ly
– Số cách ly trong ngày: 373 người (tăng 59 trường hợp so với ngày hôm qua).
– Số hoàn thành cách ly trong ngày: 497 người (tăng 58 trường hợp so với ngày hôm qua).
– Tổng số đang quản lý: 5.455 người (giảm 124 trường hợp so với ngày hôm qua).
– Tổng số ca dương tính cộng dồn đến nay: 6.877 ca.
– Số bệnh nhân Covid-19 hiện đang điều trị: 2.030 ca (giảm 144 ca).
– Số bệnh nhân xuất viện: 177 ca trong ngày (tăng 80 ca so với ngày hôm qua), cộng dồn 4.707 ca.
– Số ca tử vong trong ngày: 03 ca (không thay đổi so với ngày hôm qua), cộng dồn 135 ca.
Kết quả lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 diện rộng (đợt 2) cấp huyện
– Tổng số hộ trên địa bàn tỉnh: 412.772 hộ.
– Đã lấy mẫu (đại diện hộ) xét nghiệm: 309.441 hộ (tăng 81.908 hộ), đạt tỷ lệ 75%.
Đánh giá và dự báo mức độ nguy cơ dịch Covid-19 cấp xã
– Số địa phương cấp xã dự báo “Nguy cơ rất cao”: 11 xã (giảm 01 xã).
– Số địa phương cấp xã dự báo “Nguy cơ cao”: 19 xã (tăng 01 xã).
– Số địa phương cấp xã dự báo “Nguy cơ”: 27 xã (giảm 01 xã).
– Số địa phương cấp xã dự báo “Bình thường mới”: 86 xã (tăng 01 xã).
Thông tin phục vụ lãnh đạo, điều hành
– Đồng chí Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định bổ sung đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) có hoàn cảnh thật sự khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành chức năng đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông điệp 5K của Bộ Y tế, thực hiện khai báo y tế trên Bluezone hoặc tokhaiyte.vn.
BCĐ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TỈNH ĐỒNG THÁP
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Kiên Giang
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
– Quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị “về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị “về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Kế hoạch đề ra.
– Việc thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ, kiên trì với sự nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp. Nhiệm vụ, giải pháp được cụ thể hóa cho từng đơn vị để thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết, Kế hoạch; từng đơn vị có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thuộc lĩnh vực của ngành, cấp mình phụ trách.
– Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị; việc triển khai thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch phải được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh qua loa, hình thức.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch để thu hút đầu tư vào tỉnh theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.
– Tiếp tục ưu tiên mời gọi thu hút đầu tư vào 05 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế xã hội; (1) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (2) Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; (3) Phát triển du lịch với định hướng trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; (4) Phát triển có trọng tâm các lĩnh vực thương mại dịch vụ – giáo dục đào tạo – y tế chất lượng cao; (5) Phát triển Kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Phấn đấu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt một số mục tiêu định hướng chủ yếu sau:
– Giai đoạn 2020 – 2025, phấn đấu thu hút 30-40 dự án FDI, tổng vốn đăng ký khoảng 60 – 100 triệu USD và giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu thu hút 40-50 dự án FDI tổng vốn đăng ký khoảng 80 – 120 triệu USD.
– Tỷ lệ nội địa hóa bằng mức trung bình của cả nước (đạt mức 30% vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030).
– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt khoảng 70% và đến năm 2030 đạt khoảng 80%, trong đó: lao động có văn bằng, chứng chỉ đến năm 2025 đạt khoảng 52,5% đến năm 2030 đạt khoảng 55%
– Giải quyết việc làm giai đoạn 2020 – 2025 đạt khoảng 175.000 lượt lao động và giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 175.000 lượt lao động;
– Nộp ngân sách trung bình giai đoạn 2020 – 2025 đạt khoảng 545 triệu USD, giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 681 triệu USD.
Các đơn vị thực hiện báo cáo theo nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này theo định kỳ hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 12.
Cổng Thông Tin Điện Tử Công An Tỉnh Nam Định
CÔNG AN TỈNH NAM ĐỊNH: MƯU TRÍ GIẢI CỨU CON TIN AN TOÀN Vào 12h45’ trưa ngày 26/8/2021, Đại tá Phạm Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã trực tiếp xuống hiện trường, chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an huyện Trực Ninh giải cứu an toàn cho cô gái bị chính bố đẻ “giữ làm con tin” ở trong nhà suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Vào 12h45’ trưa ngày 26/8/2021, Đại tá Phạm Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã trực tiếp xuống hiện trường, chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an huyện Trực Ninh giải cứu an toàn cho cô gái bị chính bố đẻ “giữ làm con tin” ở trong nhà suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Trang Thông Tin Điện Tử Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Tháp
I. – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng và truyền thống văn học nghệ thuật. Từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến hòa bình, thống nhất đất nước, lúc nào Tỉnh ủy cũng duy trì bộ phận hoạt động văn học – nghệ thuật phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Những năm qua, kinh tế – xã hội của Tỉnh không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện cho văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật mới, góp phần định hướng thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.
II. – CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, QUÁN TRIỆT
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kì mới, ngày 09 tháng 12 năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 214-CTr/TU cụ thể hóa Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị; chỉ đạo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Tỉnh đến năm 2015.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh để triển khai, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh lãnh đạo tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, chỉ đạo tuyên truyền trong nhân dân và tổ chức thực hiện nghiêm Chương trình hành động, giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn việc triển khai, quán triệt, định kỳ báo các với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh lãnh đạo tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng văn, nghệ sĩ. Qua triển khai, quán triệt, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học nghệ thuật trong tình hình mới được nâng lên, nhiều địa phương, đơn vị có sự quan tâm chăm sóc đầu tư cho hoạt động văn học nghệ thuật. Đặc biệt, lực lượng văn, nghệ sĩ tỉnh nhà rất phấn khởi và tán thành Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, xác định đây là sự quan tâm lãnh đạo đúng đắn, kịp thời và thiết thực của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh đối vớihoạt động văn học nghệ thuật, là động lực để lực lượng văn, nghệ sĩ hăng say sáng tác, đưa văn học nghệ thuật tỉnh nhà tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
III. – KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án của Ủy ban nhân dân Tỉnh ở các sở, ban, ngành Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền ở các ngành, địa phương có chú trọng lồng ghép các hoạt động văn học nghệ thuật với các hoạt động văn học nhệ thuật với hoạt động chuyên môn. Một số nơi còn tổ chức các cuộc thi sáng tác văn, thơ, nhạc, họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, tổ chức triển lãm, hội thi phù hợp với đặc thù công tác của địa phương, đơn vị.
IV.- ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và 01 năm thực hiện Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Ủy ban nhân dân Tỉnh, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học nghệ thuật được nâng lên; sự quan tâm đầu tư cho hoạt động văn học nghệ thuật nhiều hơn trước, các hoạt động văn học nghệ thuật chuyên nghiệp có bước phát triển mới; lực lượng hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Tỉnh ngày càng đông; số lượng tác phẩm có giá trị đạt giải khu vực, quốc gia tăng; công tác lí luận, phê bình có chuyển biến tích cực; hoạt động phổ biến tác phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng Báo Văn nghệ từng bước được nâng cao. Các hoạt động phong trào có bước phát triển sâu rộng, thu hút ngày càng đông cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia, phục vụ có hiệu quả các sự kiện chính trị của địa phương, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ của nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án phát triển Văn học nghệ thuật của Ủy ban nhân dân Tỉnh những năm qua còn những hạn chế, khó khăn như:
– Hoạt động văn học nghệ thuật chuyên nghiệp có bước phát triển mới nhưng chưa đồng bộ; tác giả, tác phẩm tiêu biểu có giá trị cao chưa nhiều, tác phẩm có tiếng vang còn ít, công tác lí luận, phê bình còn hạn chế; hoạt động phổ biến tác phẩm còn nhiều khó khăn, chưa chuyển tải hết tác phẩm của văn, nghệ sĩ tỉnh nhà đến với công chúng; chế độ nhuận bút, đầu tư, đãi ngộ cho văn, nghệ sĩ còn hạn chế, thiếu tính động viên, khuyến khích.
– Sản phẩm cụ thể đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn học nghệ thuật trong nhân dân chưa nhiều. Việc đầu tư cho các câu lạc bộ, chi hội, Hội Văn học Nghệ thuật còn hạnh chế, chưa phát huy hiệu quả hoạt động. Cán bộ am hiểu chuyên môn văn học nghệ thuật vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới.
* Nguyên nhân những hạn chế, khó khăn
– Nhận thức của lãnh đạo các ngành, địa phương về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật còn hạn chế, chưa xác định rõ trách nhiệm đóng góp xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật; nhiều nơi còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện, chỉ dừng lại ở công tác học tập, quán triệt, chưa có kế hoạch, giải pháp cụ thể hóa Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
– Cơ chế tổ chức hoạt động văn học nghệ thuật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời.
– Đầu tư kinh phí cho hoạt động văn học nghệ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là kinh phí để thực hiện Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Tỉnh.
V. – NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23 – NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, Chương trình hành động số 214-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Ủy ban nhân dân Tỉnh, các cấp ủy, tổ chức cần tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:
1/- Đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 23- NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 214-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật của Ủy ban nhân dân Tỉnh trong hệ thống chính trị, lực lượng văn nghệ sĩ và nhân dân.
2/- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Hội Văn học Nghệ thuật; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật của Tỉnh và các địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động văn học nghệ thuật, hằng năm đưa kế hoạch phát triển văn học nghệ thuật vào kế hoạch phát triển ngành, địa phương.
3/- Tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng. Đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, phổ biến tác phẩm, lý luận phê bình, phấn đấu sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về quê hương, con người Đồng Tháp, truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường liên kết giữa Hội Văn học Nghệ thuật với các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa khác trong việc phổ biến tác phẩm, đưa văn học nghệ thuật tỉnh nhà phát triển toàn diện cả bề rộng lẫn bề sâu, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
4/- Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho hoạt động văn học nghệ thuật. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kinh phí cho các hoạt động văn học nghệ thuật theo mục tiêu Đề án. Có chính sách bồi dưỡng, thu hút nhân tài và chăm lo đãi ngộ đối với đội ngũ văn, nghệ sĩ, tạo điều kiện cho văn, nghệ sĩ phát huy hết tài năng, gắn bó và cống hiến lâu dài. Duy trì giải thưởng Nguyễn Quang Diêu của Tỉnh; thực hiện cơ chế đặt hàng đối với văn, nghệ sĩ và Hội Văn học nghệ thuật để sáng tác, xuất bản những tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật có giá trị cao. Tăng cường các hoạt động liên kết, phối hợp với các ngành, địa phương trong Tỉnh, các hội văn học nghệ thuật trong khu vực và cả nước trên các lĩnh vực: sáng tác, đào tạo, bồi dưỡng và phổ biến tác phẩm. Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động, củng cố và mở rộng mạng lưới phát hành Báo Văn nghệ.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ
Đoàn Quốc Cường
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử Tỉnh Đồng Tháp trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!