Bạn đang xem bài viết Công Ty Điện Lực Bình Thuận được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trang chủ Hướng dẫn mua – bán điện Hướng dẫn mua – bán điện mặt trời mái nhàVăn bản số 6948/EVN-KD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn thực hiện phát triển ĐMTMN theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg
Ngày 19 tháng 10 năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành văn bản số 6948/EVN-KD về việc hướng dẫn thực hiện phát triển ĐMTMN theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.
Công Ty Điện Lực Phú Thọ
Các vướng mắc cụ thể được nêu trong văn bản này như sau:
1. Phân biệt dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), điện mặt trời (ĐMT) nối lưới:
– Vướng mắc lớn hiện nay là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định là loại hình ĐMTMN: trường hợp các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng có sẵn (trụ sở, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp…) thì đảm bảo quy định ở Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án ĐMT có công suất dưới 01 MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp thì cơ sở để xác định có phải là ĐMTMN chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.
– Việc xác định “tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà” theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg cũng gặp khó khăn do hình thức “mái nhà” rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà…), cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ…) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể. Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho ĐMTMN. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là ĐMTMN.
Do các hướng dẫn để xác định là dự án ĐMTMN chưa rõ ràng như trên, các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực (TCTĐL/CTĐL) rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.
1. Thực tế có một số hệ thống ĐMTMN được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 01 MW (mỗi dự án < 01 MW) tại cùng 01 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) của 01 chủ đầu tư và đấu nối tại 01 điểm hoặc nhiều điểm. Trường hợp này có được xem là ĐMTMN để ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư không và có cần Giấy phép hoạt động điện lực không?
2. Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 01 MW. Vậy sau khi chuyển nhượng, chủ đầu tư có phải bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực không?
3. Đối với trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu,… trong khuôn viên dự án ĐMT, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống ĐMTMN. Trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?
5. Quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp (hộ dân, công sở, trường học…); về quản lý xây dựng, đất đai… cũng gây lúng túng cho các CTĐL khi thực hiện các hướng dẫn về ĐMTMN, ví dụ:
– Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh không cho phát triển ĐMTMN trên các công trình nhà ở riêng lẻ trong khi chờ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, quy định về xây dựng và an toàn của hệ thống ĐMTMN.
– Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các hệ thống ĐMTMN trên các nhà xưởng khu công nghiệp phải có thẩm tra phê duyệt thiết kế.
– Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông, Khánh Hòa yêu cầu báo cáo xin ý kiến BQL trước khi thỏa thuận đấu nối hoặc ký hợp đồng mua bán điện của các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp;
– UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Điện lực chỉ thoả thuận với các hệ thống ĐMTMN khi đã có điểm đấu nối hiện hữu tại thời điểm thỏa thuận. Tại cụm có 2 công trình trở lên thì khi thỏa thuận đấu nối cho công trình thứ 2 trở đi phải có cột điện hiện hữu của công trình trước đó.
7. Vướng mắc về kỹ thuật:
– Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp. Nếu các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các Thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.
– Tiêu chuẩn kỹ thuật về ĐMTMN: Hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống ĐMT để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống ĐMTMN.
– Chưa có quy định cụ thể về lắp đặt thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nối đất, chống sét cho công trình, điều khoản giám sát, ngừng/giảm công suất phát của dự án ĐMTMN theo lệnh của chỉ huy điều độ trong trường hợp sự cố hoặc quá tải lưới điện.
Các kiến nghị từ EVN đối với Bộ Công Thương
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công Thương một số nội dung sau:
1. Xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các hệ thống điện mặt trời công suất đến 01 MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong KCN vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là ĐMTMN để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ĐMTMN và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất ≤ 01 MW thì được công nhận là ĐMTMN.
5. Cho phép Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống ĐMTMN mà không gây quá tải trạm biến áp 110 kV khu vực.
6. Bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.
7. Chỉ đạo các Sở Công Thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt ĐMTMN.
Các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà rất mong muốn các vướng mắc đã nêu cũng như một số đề xuất kiến nghị của EVN sớm được Bộ Công Thương giải quyết và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra cũng phát huy tác dụng tăng cường nguồn điện trong giai đoạn sắp đến, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ phát triển năng lượng tái tạo.
Nguồn: evn.com.vn
Công Ty Điện Lực Cà Mau
Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động và an toàn điện là nhiệm vụ trọng tâm, nên kế hoạch huấn luyện và sát hạch lần này được chuẩn bị khá chu đáo, chi tiết và tổng thể. Trong đó, tập trung đi sâu vào các nội dung được quy định tại Thông tư số 31/2014 của Bộ Công thương và Văn bản 2945/EVN NPC-AT ngày 15/7/2019 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình an toàn điện. Theo đó, đợt huấn luyện, sát hạch được chia làm 2 phần, lý thuyết và thực hành. Đồng thời cũng được chia ra cho từng đối tượng cụ thể.
Theo đó, việc huấn luyện, sát hạch định kỳ an toàn vệ sinh lao động và an toàn điện năm nay được chia ra 6 nhóm đối tượng, từ nhóm 1-6. Phần lý thuyết sẽ có 6 lớp với hơn 700 nhân viên, người lao động tham gia. Chương trình huấn luyện lý thuyết tập trung vào một số nội dung trọng tâm, như huấn luyện một số điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình an toàn điện; sơ cấp cứu người bị nạn; phòng cháy chữa cháy;…
Đợt huấn luyện, sát hạch này sẽ có 6 lớp tập huấn về lý thuyết với hơn 700 nhân viên, người lao động trong ngành điện Cà Mau.
Phần thực hành sẽ được tiến hành tại 3 địa điểm. Cụ thể, bãi thực hành Điện lực Năm Căn, thuộc khóm Cái Nai, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn với sự tham gia của Điện lực Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước và Phú Tân; bãi thực hành Công ty Điện lực Cà Mau, thuộc ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP Cà Mau, sẽ có Điện lực Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, TP Cà Mau, Đội Hotline, Phòng Kinh doanh và Phòng Điều độ. Riêng Đội Cao thế tham gia sát hạch tại bãi thực hành Đội Cao thế Cà Mau, tại trạm 110kV Cà Mau.
Thời gian qua, Công ty Điện lực Cà Mau luôn đặc biệt quan tâm công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như những kỹ năng cho công nhân viên và người lao động, nhất là an toàn điện. Bên cạnh những đợt huấn luyện, sát hạch tập trung, Ban giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau luôn chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công nhân viên kết hợp vừa làm, vừa học, từ lý thuyết cho đến thực hành. Trong đó, phát huy tinh thần người đi trước giúp đỡ người sau, người bậc cao hỗ trợ, giúp đỡ người bậc thấp, nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động, cũng như đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Hoạt động huấn luyện, sát hạch định kỳ là một trong những hoạt động rất quan trọng luôn được duy trì tổ chức hàng năm nhằm giúp nhân viên nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng tay nghề toàn diện về lĩnh vực chuyên môn, không những với công việc đang đảm nhiệm mà có thể biết và làm được những công việc chuyên môn khác trong ngành điện. Từ hoạt động huấn luyện sát hạch buộc mỗi lao động không ngừng học hỏi, thực hành các kỹ năng trong công việc thường ngày để thành thạo tay nghề./.
Tổng Công Ty Điện Lực Miền Bắc
Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Bắc (NPCETC) đã tổ chức lớp Tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động. Tới dự buổi khai mạc và chỉ đạo lớp tập huấn về phía Ban an toàn Tổng công ty Điện lực miền Bắc ( EVNNPC) có Ông Đinh Văn Bằng – Phó trưởng Ban an toàn và ông Trần Tiến Ngọc chuyên viên Ban an toàn trực tiếp truyền đạt. Về phía NPCETC có Ông Đinh Viết Phượng Phó GĐ, Chủ tịch công đoàn cùng các học viên là các đồng chí Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Quản đốc, Phó quản đốc, Giám đốc chi nhánh, các cán bộ an toàn bán chuyên trách và toàn thể CBCNV đến từ các Phòng, Phân xưởng và các Chi nhánh Trung tâm thí nghiệm điện trực thuộc. Lớp tập huấn công tác ATVSLĐ tập trung vào Quy trình an toàn điện mới ban hành của EVN, những quy định về trình tự các bước thực hiện công tác trên lưới điện theo văn bản số 2945/EVNNPC-AT của EVNNPC. Phát biểu khai mạc lớp học, ông Đinh Viết Phượng Phó GĐ, Chủ tịch công đoàn đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức lớp học nhằm nâng cao kiến thức về ATVSLĐ nói chung và các biện pháp an toàn ngăn ngừa tai nạn lao động, thực hiện tốt mục tiêu của Công ty đề ra là: “An toàn – Chất lượng- Hiệu quả ”
Ông Đinh Viết Phượng PGĐ NPCETC phát biểu khai mạc buổi học
NPCETC luôn coi trọng hàng đầu việc đảm bảo an toàn cho người lao động, vì vậy việc tổ chức lớp học là biện pháp nâng cao ý thức về tổ chức kỷ luật, tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy phạm, quy trình, quy định về công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ của người lao động, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và mục tiêu của Công ty đề ra.
Bùi Hạnh – ETC
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Ty Điện Lực Bình Thuận trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!