Xu Hướng 3/2023 # Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo # Top 12 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

 

25-NQ/TW

12/3/2003

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về  công tác tôn giáo

Còn hiệu lực

II. VĂN BẢN DO QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

  •  

    Không số

    28/11/2013

    Hiến pháp năm 2013 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    02/2016/QH14

    18/11/2016

    Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016

    Còn hiệu lực

  •  

    162/2017/NĐ-CP

    30/12/2017

    Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

    Còn hiệu lực

  •  

    110/2018/NĐ-CP

    29/8/2018

    Nghị định Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội

    Còn hiệu lực

  •  

    04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV

    30/5/2014

    Thông tư liên tịch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

    Còn hiệu lực

  •  

    23/2014/TT-BTNMT

    19/05/2014

    Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành)

    Còn hiệu lực

    Đã được bổ sung một số quy định theo Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015

    IV. CÁC VĂN BẢN LUẬT CÓ LIÊN QUAN

  •  

    45/2013/QH13

    29/11/2013

    Luật Đất đai 2013 (trích)

    Còn hiệu lực

    Đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14

  •  

    21/2017/QH14

    24/11/2017

    Luật Quy hoạch 2017 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    30/2009/QH

    12

    17/06/2009

    Luật Quy hoạch đô thị 2009 (trích)

    Còn hiệu lực

    Đã được sửa đổi, bổ sung bằng 02 văn bản: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 và Luật số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 (hiệu lực từ ngày 01/01/2021)

  •  

    35/2018/QH14

    20/11/2018

    Còn hiệu lực

  •  

    39/2019/QH14

    13/06/2019

    Luật Đầu tư công 2019 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    50/2014/QH13

    18/06/2014

    Luật Xây dựng 2014 (trích)

    Còn hiệu lực

    Đã được sửa đổi, bổ sung bằng 02 văn bản: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 (hiệu lực từ ngày 01/01/2021)

  •  

    62/2020/QH14

    17/6/2020

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (2020)

    Chưa có hiệu lực

    Hiệu lực từ 01/01/2021

  •  

    32/2009/QH12

    18/06/2009

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2001 (Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001)

    Còn hiệu lực

  •  

    22/2018/QH14

    08/6/2018

    Luật Quốc phòng 2018 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    43/2019/QH14

    14/06/2019

    Luật Giáo dục 2019 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    09/2017/QH14

    19/06/2017

    Luật Du lịch 2017 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    97/2015/QH13

    25/11/2015

    Luật phí và lệ phí 2015 (trích)

    Còn hiệu lực

    V. CÁC VĂN BẢN KHÁC CÓ LIÊN QUAN

  •  

    166/2018/NĐ-CP

    25/12/2018

    Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh

    Còn hiệu lực

  •  

    198/QĐ-BNV

    31/01/2018

    Quyết định 198/QĐ-BNV năm 2018 về việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Còn hiệu lực

                 

    Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Có Hiệu Lực Từ 1

    Lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức trang nghiêm tại chùa Bái Đính. (Ảnh: Ninh Đức Phương/TTXVN)

    Nói như Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng được nhu cầu bức thiết của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ mới, hội nhập quốc tế.

    Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, Luật có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Xin ông cho biết mục tiêu lớn nhất khi ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo?

    Ông Bùi Thanh Hà: Việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

    Luật góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi chống Đảng và Nhà nước. Thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế.

    Đặc biệt, việc xây dựng Luật nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. – Trong quá trình xây dựng luật, các cơ quan chức năng có đạt được sự đồng thuận của các tổ chức tôn giáo hay không? Các tổ chức quốc tế và đại sứ quán các nước có ý kiến gì khi chúng ta xây dựng luật?

    Ông Bùi Thanh Hà: Khi xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, việc xin ý kiến các tổ chức tôn giáo, đại diện chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo – đối tượng chịu sự tác động của dự Luật là không thể thiếu. Chính việc xin ý kiến này đã tạo được sự đồng thuận về đa số các nội dung được quy định tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức tôn giáo.

    Ông Bùi Thanh Hà: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành trên tinh thần của bản Hiến pháp năm 2013, vì vậy, bên cạnh việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Luật đã có rất nhiều nội dung mới. Ví dụ như Luật mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bổ sung một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quy định về đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

    Một số nội dung theo quy định của Pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thì nay Luật phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương. Thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm còn 5 năm.

    Luật điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; bổ sung nội dung phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Một số nội dung hoạt động tôn giáo chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ông Bùi Thanh Hà: Giữa hai vế của câu hỏi này đang nói đến vị thế pháp lý, quyền và nghĩa vụ của đối tượng, chủ thể được hưởng thụ các quy định của pháp luật, đó là vị thế, quyền của tổ chức khi được thừa nhận là pháp nhân phi thương mại và công dân có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo.

    Đối với tổ chức tôn giáo, việc Luật thừa nhận tổ chức tôn giáo là một pháp nhân phi thương mại cũng chính là xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật. Việc quy định này sẽ dẫn đến những quyền lợi của tổ chức khác so với tổ chức tôn giáo trước đây chưa được pháp luật thừa nhận là pháp nhân phi thương mại. Chẳng hạn hiện nay Luật thừa nhận và bảo vệ tên gọi, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức tôn giáo được gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài; được tổ chức hội nghị liên tôn;… những nội dung này Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chưa có quy định.

    Quy định tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại phù hợp với xu thế quản lý trong nhà nước pháp quyền, pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động của các tổ chức tôn giáo hiện nay.

    Còn đối với những người bị hạn chế quyền công dân được quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật, đó là những người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo (tuy nhiên đây là quyền bị giới hạn chứ không có đầy đủ).

    Việc họ được thực hiện quyền này như thế nào, hiện nay dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đang được Chính phủ xem xét, ký ban hành sẽ quy định.

    – Thưa ông, để luật đi vào cuộc sống, hiện nay việc triển khai các văn bản dưới luật được tiến hành ra sao và có vướng mắc gì không?Ông Bùi Thanh Hà: Hầu hết các quy định của Luật đều được quy định cụ thể và thực hiện được ngay khi Luật có hiệu lực mà không nhất thiết phải chờ văn bản hướng dẫn. Hiện nay, Luật còn 7 điều với 9 nội dung Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết. Trong 9 nội dung đó có 8 nội dung sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; 1 nội dung quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Trân trọng cảm ơn ông.

    Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo Và 8 Nội Dung Đáng Chú Ý Nhất 2022

    1. Tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, tín ngưỡng được định nghĩa như sau:

    Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

    Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

    2. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì tín ngưỡng, tôn giáo

    Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của con người. Theo đó, Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:

    – Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

    + Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

    + Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    + Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

    + Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

    – Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

    3. Mọi người đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào

    Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được biểu hiện như sau:

    – Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

    – Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

    – Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    – Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

    4. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo

    Theo Điều 21 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    – Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

    – Có hiến chương theo quy định;

    – Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

    – Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

    – Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    – Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    5. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài

    Theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

    – Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

    – Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

    – Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

    – Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

    – Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

    6. Cơ sở tín ngưỡng phải thông báo về khoản thu từ tổ chức lễ hội tín ngưỡng

    Theo Điều 15 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khoản thu từ việc tổ chức lễ hội.

    – Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

    – Lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã người đại diện phải thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng đến UBND cấp xã.

    – Lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, người đại diện hoặc ban quản lý phải thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng đến UBND cấp huyện.

    – Lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, người đại diện hoặc ban quản lý phải thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng đến UBND cấp tỉnh.

    7. Người đi tù được sử dụng kinh sách

    Đây là một trong những quy định về việc hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Theo đó, khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định:

    – Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ bị hạn chế hơn, cụ thể: Được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật của cơ sở quản lý, giam giữ (Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP).

    8. Vi phạm về tín ngưỡng tôn giáo có thể bị phạt tới 7 năm tù

    Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

    – Người nào lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể bị phạt đến 07 năm tù (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)

    – Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào có thể bị phạt đến 03 năm tù (Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

    Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

    Cấp Giấy Phép Xây Dựng Công Trình Tín Ngưỡng Tôn Giáo

    Việc xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo sẽ phải thực hiện xin giấy phép xây dựng. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo? Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

    1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

    1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng

    – Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD.

    – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Mỗi bộ gồm:

    + Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

    + Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

    1.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo

    – Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD

    – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm:

    + Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

    + Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

    – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.

    2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

    Chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng.

    Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Kiểm tra hồ sơ.

    Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định: ghi giấy biên nhận

    Nếu hồ sơ không đáp ứng các quy định: hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế. Để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

    Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

    Bước 5: Cấp giấy phép xây dựng

    Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

    Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

    Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

    Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128

    Email: contact@lawkey.vn Facebook: Lawkey

    Cập nhật thông tin chi tiết về Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!