Xu Hướng 6/2023 # Đề Cương Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 10 Học Kì 1 – 2022 # Top 12 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đề Cương Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 10 Học Kì 1 – 2022 # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 10 Học Kì 1 – 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

NHẬN NGAY KHÓA HỌC MIỄN PHÍ

Trích nội dung bộ đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 10

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC

I. Văn học Sử:

1. Tổng quan văn học Việt Nam: Cần nắm được:

– Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam(văn học trung đại và văn học hiện đại).

– Các thể loại văn học.

– Con người Việt Nam qua văn học: con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, trong quan hệ quốc gia dân tộc, trong quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.

2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam: nắm được:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.

+ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.

+ Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

– Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

– Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

+ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.

+ Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

+ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

3. Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX: cần nắm được:

– Các thành phần và các giai đoạn phát triển. – Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. – Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

+ Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

II. Đọc văn:

* VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Chiến thắng Mtao-Mxây: Cần nắm được:

– Phân loại sử thi: sử thi anh hùng và sử thi thần thoại. – Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn. – Phân tích được:

+ Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

+ Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

+ Cảnh ăn mừng chiến thắng.

 Qua đó, thấy được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng chỉ có trong cuộc chiến đấu vì danh dự, vì hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng.

2. An Dƣơng Vƣơng và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ: Cần nắm được:

– Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: lịch sử được kể lại trong truyền thuyết đã được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì làm nên sức hấp dẫn của truyện. 2 – Phân tích được nhân vật: An Dương Vương, Mỵ Châu, và chi tiết: ngọc trai giếng nước. – Ý nghĩa của truyện: từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mỵ Châu-Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút và trao truyền lại cho thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước.

4. Tấm Cám: Cần nắm được:

– Phân loại truyện cổ tích: gồm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt. – Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện. – Tóm tắt được cốt truyện. – Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi ở trong gia đình và ngoài xã hội. – Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm( từ kiếp người hoá kiếp liên tiếp thành con vật, cây, đồ vật trở về kiếp người): thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. – Đặc sắc nghệ thuật: thể hiện ở sự chuyển biến của Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

5. Truyện cƣời dân gian: Tam đại con gà và Nhƣng nó phải bằng hai mày:

Cần nắm được:

– Ý nghĩa của truyện Tam đại con gà: phê phán thói giấu dốt. Ngoài ra còn ngầm khuyên răn mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng. – Ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: phê phán thói tham nhũng của lí trưởng trong việc xử kiện. Qua đó thấy được tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng.

* Kiến thức cơ bản.

* Đặc trưng truyện cười:

+ Yếu tố gây cười: những mâu thuẫn trái tự nhiên

+ Kết cấu: vào truyện tự nhiên, kết truyện bất ngờ, ít nhân vật, ngắn gọn

– Phân loại:

 Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí, mua vui ít nhiều có tính giáo dục.

 Truyện trào phúng: mục đích châm biếm, đả kích

6. Ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa:

* Bài 1 và 2:

– Nội dung: Là lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp.

– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.

* Bài 3:

– Nội dung: Là lời than đầy chua xót, đắng cay của người bị lỡ duyên xa cách. Dầu vậy ta vẫn nhận thấy tình cảm thuỷ chung sắt son của con người bình dân Việt Nam xưa. – Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, lối đưa đẩy gợi cảm hứng

* Bài 4:

– Nội dung: thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu. Đồng thời đó còn là niềm lo âu về hạnh phúc lứa đôi. – Nghệ thuật: các hình ảnh biểu tượng (khăn, đèn, mắt), lặp cú pháp…

* Bài 5:

– Nội dung: thể hiện tình yêu cùng khao khát yêu thương của người con gái.

– Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng độc đáo – cầu dải yếm.

* Bài 6:

– Nội dung: khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của con người.

– Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng: gừng cay- muối mặn.

* Kiến thức cơ bản.

6.1. Những đặc trƣng cơ bản của ca dao trữ tình:

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 10

Hướng dẫn ôn thi học kỳ II lớp 10 môn Ngữ Văn

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 10 là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 10. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Văn này giúp hệ thống câu hỏi cũng như các có các gợi ý trả lời, tóm tắt kiến thức trọng tâm nhất, giúp các bạn ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối học kì II lớp 10 môn Ngữ văn được hiệu quả nhất.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ IIMÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

I. Phần Tiếng Việt: A/ Lý thuyết:

Khi sử dụng Tiếng Việt, cần sử dụng như thế nào cho đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt?

Khi sử dụng Tiếng Việt, làm sao để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao?

Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

Tiếng Việt nước ta trải qua mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?

B/ Bài tập vận dụng:

Xem các bài tập trong sách giáo khoa trang 68, 101, 102.

II. Phần văn bản:

Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn).

Trình bày khái quát nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Lý tưởng anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du?

Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “Phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì?

Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình Ngô đại cáo” gồm những nội dung gì?

Theo anh (chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là gì?

III. Phần làm văn:

1. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong 18 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

2. Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

3. Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

4. Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”:

5. Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “Chinh phụ ngâm “- Đặng Trần Côn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

I. Phần Tiếng Việt:

1. – Về ngữ âm và chữ viết: yêu cầu phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết chữ theo đúng các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.

– Về từ ngữ: yêu cầu dùng từ ngữ theo đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

– Về ngữ pháp: yêu cầu đặt câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp và có sự kiên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản.

– Về phong cách ngôn ngữ: yêu cầu sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, với phong cách chức năng ngôn ngữ.

2. Yêu cầu sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao được thực hiện bằng các phép tu từ, chuyển hóa linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn tuân theo các quy tắc và phương thức chung của tiếng Việt.

3. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Tính hình tượng.

Tính truyền cảm.

Tính cá thể hóa.

4. Tiếng Việt nước ta trải qua 5 thời kỳ, đó là:

Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước

Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

Tiếng Việt dưới thời kỳ độc lập tự chủ.

Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc.

Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

II. Phần văn bản:

1. a) Nghệ thuật

Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.

Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, …

b) Ý nghĩa văn bản

Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ tỏng tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

2. – Nội dung tư tưởng.

Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị dày đọa.

Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hóa và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.

Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.

– Nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật;

Nghệ thuật kể chuyện;

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

3. a) Nghệ thuật

Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.

b) Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

4. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều

Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình”: vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.

5. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải

Không quyến luyện, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

6. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du.

Thời đại: Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm.

Quê hương và gia đình: Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.

Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai: Truyện Kiều.

7. – Lời ca của các bô lão có ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.

– Lời ca của “khách”: Ca ngợi sự anh minh của hai vị tướng quân đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lý: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao”.

8. Luận đề chính nghĩa:

Nêu cao tư tưởng yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.

9. – Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng…”

– Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.

10. Ngụ ý của tác phẩm:

Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi, phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.

11. Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.

III. Phần làm văn:

1. (18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Kiều nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ “cậy”, “lạy”, “thưa”). Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.

Nhắc nhớ mối tình của mình với chàng Kim; thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. Chú ý cách kể nhấn về phía mong manh, nhanh tan vỡ của mối tình.

Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này.

2. Cảnh sống xô bồ ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say, …. diễn ra triền miên.

Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều

Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình”: vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.

Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.

Cảnh vật với Kiều là sự giả tạo; nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh.

Thú vui cầm, kì, thi, hoạ với Kiều là “vui gượng” – cố tỏ ra vui vì không tìm được tri âm.

3. – Khát vọng lên đường (bốn câu đầu đoạn trích)

Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi.

– Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại). Chú ý các động thái của từ:

Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

4. Mở bài:

Nêu vấn đề (Tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ trong đoạn thơ đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”).

Thân bài:

Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân, đem lại cuộc sống ấm no yên ổn cho nhân dân.

Không thương dân thì không thể nói tới bất cứ một thứ nhân nghĩa nào.

Làm vua (quân) phải biết chăm lo cho đời sống nhân dân, lo cho dân an cư lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân.

Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước hết phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa gắn liền với việc khẳng định nền đọc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc..

Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa kẻ ấy sẽ bị thất bại.

Hai câu cuối “Việc xưa … còn ghi” là lời khẳng định hùng hồn về hai chân lí trên.

So sánh với tư tưởng độc lập chủ quyền trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường kiệt.

Kết bài: Tóm tắt vấn đề (tư tưởng nhân nghĩa là lý tưởng cả đời mà Nguyễn Trãi theo đuổi…).

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7

Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn Ngữ văn lớp 7 lớp 7, gồm các kiến thức về văn học và tiếng việt, giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI

A/ PHẦN VĂN:

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật: 1/ Phò giá về kinh: a/ Tác giả:

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

b/ Tác phẩm: c/ Ý nghĩa:

Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)

2/ Bạn đến chơi nhà: a/ Tác giả:

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

b/ Tác phẩm: c/ Ý nghĩa:

Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

d/ Đặc sắc, nghệ thuật: 3/ Qua Đèo Ngang: a/ Tác giả: b/ Tác phẩm: c/ Ý nghĩa:

Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm

Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

4/ Bánh trôi nước: a/ Tác giả:

Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 – ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nôm

c/ Ý nghĩa: d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật

Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian

Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

5/ Tiếng gà trưa: a/ Tác giả:

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm: c/ Ý nghĩa:

Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật: 6/ Sông núi nước nam: a/ Tác giả: b/ Tác phẩm: c/ Ý nghĩa: d/ Đặc sắc nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước

Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến

Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc

Hùng hồn, đanh thép

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 9 Năm Học 2022

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2016 – 2017. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 này tổng hợp tất cả những nội dung qua trong môn Ngữ văn lớp 9 học kì 1. Với đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 môn Văn này việc ôn thi của các bạn học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 trường THCS Nguyễn Văn Tư Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 – 2016 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Thuận An, Bình Dương năm 2015 – 2016

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC 2016 – 2017 I. TRUYỆN TRUNG ĐẠI

* Yêu cầu:

1. Chuyện người con gái Nam Xương

Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm;

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản;

Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện;

Hiểu được ý nghĩa các văn bản;

Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

2. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)

Câu 1: Các tác phẩm văn học trung đại:

3. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)

Tác giả: Nguyễn Dữ

Năm – hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

TK 16

Trích “Truyền Kì mạn lục”

Thể loại – PTBĐ:

Nội dung: Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ PK, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Nghệ thuật: Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình…

4. Chị em Thúy Kiều

Tác giả: Nhóm tác giả: Ngô gia văn phái

Năm – hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

Đầu TK 19

Trích (hồi 14) “Quang Trung đại phá quân Thanh”

Thể loại – PTBĐ:

Chí

Tiểu thuyết lịch sử – chương hồi.

Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả, chi tiết cụ thể, khắc họa nhân vật

5. Cảnh ngày xuân

Tác giả: Nguyễn Du

Năm – hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

Đầu TK 19

Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”

Thể loại – PTBĐ:

Truyện thơ Nôm (Lục bát)

Tự sự

Nội dung:

Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực về một XH bất công, tàn bạo.

Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa,…

Nghệ thuật:

Kết tinh thành tựu văn học dân tộc về ngôn ngữ, thể loại.

Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ,…

6. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về số phận tài hoa bạc mệnh

Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng cổ điển, miêu tả chân dung

Nội dung: Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng

Nghệ thuật: Miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình

Nội dung: Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều

Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Câu 2: Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”:

Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong lại phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới ban đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra nỗi oan của vợ. Phan Lang, một người hàng xóm của Trương Sinh tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thủy Cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc thoa vàng cùng lời nhắn cho chồng. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa giữ dòng sông lúc ẩn, lúc hiện.

Câu 3: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du.

2. Cuộc đời:

* Định hướng về tác giả Nguyễn Du:

1. Thân thế: Nguyễn Du (1765 – 1820) tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.

4. Sự nghiệp:

Ông sống vào thời cuối Lê đầu Nguyễn giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tư tưởng chính trị của ông không rõ ràng.

Nguyễn Du sống lưu lạc chìm nổi, cuộc đời nhiều cực khổ thăng trầm.

3. Con người: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải tạo cho ông vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.

Ông để lại một di sản văn hóa lớn về cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

Ông là một thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là Danh nhân văn hoá thế giới.

Câu 4: Tóm tắt “Truyện Kiều”. (HS xem ở SGK/78+79)

1/ Vẻ đẹp người phụ nữ

Câu 5: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và các đoạn trích “Truyện Kiều”.

2/ Bi kịch của người phụ nữ

* Định hướng:

Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng:

Thúy Vân: Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái.

Thúy Kiều: Tuyệt thế giai nhân.

Vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất: Vũ Nương, Thúy Kiều: Hiếu thảo, chung thủy. Khát vọng tự do, công lí chính nghĩa (Thúy Kiều).

Đau khổ, oan khuất (vũ Nương).

Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều).

Câu 6: Nắm được đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi. Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14).

* “Quang Trung đại phá quân Thanh”: Vua tôi Lê Chiêu Thống hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã.

* Nguyễn Huệ: Người anh hùng dân tộc: Có lòng yêu nước nồng nàn; quả cảm, tài trí; nhân cách cao đẹp.

Câu 7: Nêu giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thông qua các đoạn trích: “Chị em Thúy kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?

Khẳng định, đề cao vẻ đẹp, tài năng con người. (“Chị em Thúy kiều”).

Thương cảm truớc những đau khổ, bi kịch của con người (“Kiều ở lầu Ngưng Bích”).

Câu 8: Nêu nghệ thuật đặc sắc của “Truyện Kiều”?

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

Trực tiếp miêu tả thiên nhiên “Cảnh ngày xuân”.

Tả cảnh ngụ tình: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật :

Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ: “Chị em Thúy Kiều”.

Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

II. THƠ HIỆN ĐẠI

Câu 9: Hoàng Lê nhất thống chí và Đoạn trường tân thanh là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.

1. Đồng chí (Trích Đầu súng trăng treo)

Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất vương triều nhà Lê.

Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột hoặc tiếng kêu về một nỗi đau đứt ruột.

2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích Vầng trăng quầng lửa)

Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại:

4. Bếp lửa (Trích Hương cây – Bếp lửa) 5. Ánh trăng (Trích Ánh trăng) Câu 2:

Tác giả: Chính Hữu (Trần Đình Đắc) sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh

Sáng tác: 1948. KC chống Pháp

Thể loại: Thơ tự do

Chủ đề: Người lính

Nội dung: Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lý tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ

Nghệ thuật:

Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực, vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo

3. Đoàn thuyền đánh cá (Trích Trời mỗi ngày lại sáng)

Nhận biết tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 3: Sắp xếp các bài thơ Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử:

1945 – 1954: Đồng chí.

1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.

1964 – 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Sau 1975: Ánh trăng.

Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng.

Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người. Nhưng điều chủ yếu là các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:

Tình cảm yêu nước, tình quê hương.

Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.

Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.

Câu 4: So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm: Bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau.

Đồng chí viết về người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính Cách mạng.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe – một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.

Ánh trăng nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh, từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung.

Câu 5: So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ:

Đồng chí và Đoàn thuyền đánh cá là hai bài thơ sử dụng bút pháp khác nhau trong xây dựng hình ảnh. Bài Đồng chí sử dụng bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống của người lính vào trong thơ gần như là trực tiếp (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày…). Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất thực mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng. Bài Đoàn thuyền đánh cá lại chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (Mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa, thuyền lái bằng gió, buồm là trăng…). Mỗi bút pháp đều có giá trị riêng và phù hợp với tư tưởng, cảm xúc của bài thơ và phong cách của mỗi tác giả.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng: Bài thơ của Phạm Tiến Duật sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác, sinh hoạt của người lính lái xe. Còn Ánh trăng của Nguyễn Duy tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.

Ngoài đề cương ôn thi học kì 1, các em học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Những đề thi học kì 1 lớp 9 này được ra từ các trường THCS trên toàn quốc. Với việc ôn thi học kì 1 qua đề thi cũ, các em sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các em học tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 10 Học Kì 1 – 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!