Xu Hướng 10/2023 # Đề Cương Ôn Tập Văn Bản Lớp 6, Học Kỳ 2 # Top 16 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Đề Cương Ôn Tập Văn Bản Lớp 6, Học Kỳ 2 # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập Văn Bản Lớp 6, Học Kỳ 2 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể) – Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi

Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết của Dế Choắt.Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

– Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương – Nhân vật trung tâm : người anh – Kể theo ngôi thứ nhất (người anh kể ) – Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa – Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.

– Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả – Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật – Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật

Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.

– Nhân vật chính : Dượng Hương Thư – Phương thức biểu đạt : miêu tả

Văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên trên sông Thu Bồn theo hành trình vượt thác vừa êm đềm vừa uy nghiêm. Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ ấy là hình ảnh dượng Hương Thư mạnh mẽ, hùng dũng khi đang vượt thác. “Vượt thác” là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.

– Kể chuyện theo ngôi thứ nhất – Xây dựng tình huống truyện độc đáo – Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình – Ngôn ngữ : tự nhiên – Sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán, các hình ảnh so sánh

Văn bản kể về một buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở một lớp học vùng An-dat bị quân Phổ chiếm đóng. Truyện xây dựng thành công nhân vật thầy Ha-men và cậu bé Phrăng. Qua đó, truyện cho thấy : Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. Tác giả thật sự là một người yêu nước, yêu độc lập, tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.

– Nhân vật trung tâm : Bác Hồ – Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ.

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, văn bản thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, nhân dân ta với Bác.

– Thể thơ : thơ bốn chữ – Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + biểu cảm

Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

– Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo – Sử dụng các phép so sánh mới lạ – Từ ngữ : giàu tính sáng tạo

Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó, ta thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.

Văn bản đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước,

– Phương thức biểu đạt : thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm – Nêu số liệu cụ thể – Sử dụng phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

Văn bản đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

– Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của bức thư. – Ngôn ngữ : biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mãnh đất quê hương – nguồn sống của con người. – Khắc họa cuộc sống thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ

Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.

– Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm – Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học – Miêu tả sinh động, từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha

Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

Đề Cương Ôn Tập Phần Văn Học Kì 2 Lớp 6

Tham khảo ngay đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 phần Văn học với những thống kê ngắn gọn về các tác phẩm đã học

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 phần Văn học giúp các em nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản của một tác phẩm

Đề cương ôn tập phần Văn học kì 2 lớp 6 – Ngữ văn 6

Tổng hợp chi tiết những kiến thức về các tác phẩm được học trong kì 2 I. Truyện và kí 1. Các tác phẩm truyện và kí đã học

1

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2. Những điểm chung của truyện và kí

1

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Kể theo trình tự thời gian

Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc…)

Mèn- ngôi kể thứ nhất.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian

Ông Hai, thằng Cò, thằng An…

Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất.

4

Vượt thác ( trích Quê nội)

Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian

Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền

Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Không

Các loài hoa, ong, bướm, chim….

Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

II. Thơ III. Văn bản nhật dụng

1

Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Thúy Lan (báo Người Hà Nội)

Hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử.

2

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

x

Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

3

Động Phong Nha

Trần Hoàng

Động Phong Nha là kì quan thứ nhất. Vẻ đẹp của hang động đã và đang thu hút khách trong và ngoài nước tham quan. Chúng ta tự hào về vẻ đẹp của Phong Nha và những thắng cảnh khác.

Giangdh (Tổng hợp)

Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn Lớp 6 Học Kỳ Ii

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6I. PHẦN VĂN BẢN:1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô HoàiKể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi

2. Vượt thác – Võ QuảngNhân vật chính: Dượng Hương ThưPhương thức biểu đạt: miêu tảMiêu tả: cảnh thiên nhiên và con người

3. Đêm nay Bác không ngủ – Minh HuệNhân vật trung tâm: Bác HồBác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ.Thể thơ: thơ năm chữTấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.

5. Cây tre Việt Nam – Thép MớiKết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:1. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: “Bóng Bác cao lồng lộng – Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ)

2. Nhân hóa:a. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu Dùng những từ vốn gọi người ( để gọi vậtDùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người ( để chỉ hoạt động, tính chất của vậtTrò chuyện, xưng hô với vật như với người(Xem lại các ví dụ đã phân tích)

3. Ẩn dụ: a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.Ẩn dụ hình thứcVD: Về thăm nhà Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.lửa hồng ( Màu đỏ hoa (hình thức tương đồng) ( Ẩn dụ hình thứcẨn dụ cách thứcthắp ( Hoa nở (cách thức thực hiện) ( Ẩn dụ cách thứcẨn dụ phẩm chấtVD: Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Người cha ( Bác Hồ ( Ẩn dụ phẩm chấtẨn dụ chuyển đổi cảm giácVD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.Mỏng: xúc giác ( thính giác ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4. Hoán dụ: a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.b. Các kiểu hoán dụ: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp.Lấy bộ phận để gọi toàn thểVD: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Bàn tay: ( người lao động ( lấy bộ phận để gọi toàn thể

bộ phận toàn thểLấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượngVD: Vì lợi ích mười năm trồng câyVì lợi ích trăm năm trồng ngườiMười năm: thời gian trước mắt Trăm năm: thời gian lâu dài lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượngLấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật VD: Áo chàm đưa buổi

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 6

Tài liệu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 này bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, các đề mẫu môn Ngữ văn dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp diễn ra. Đồng thời đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Đề cương ôn tập các môn lớp 6 năm 2023 Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

I. Truyện và kí:

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí:

II. Thơ: III. Văn bản nhật dụng: I. Phó từ

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ: Dũng đang học bài.

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi, quá…), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn…), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm…), về khả năng (được…), về khả năng (ra, vào, đi…)

II. Các biện pháp tu từ trong câu: III. Câu và cấu tạo câu:

1. Các thành phần chính của câu:

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

– Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ? – Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. – Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

– Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?… – Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. – Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

VD: Trên sân trường, chúng em đang vui đùa.

2. Cấu tạo câu:

Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

– Vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)…cũng có thể làm vị ngữ.

– Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

– Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. – Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

+ Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm…của sự vật nêu ở chủ ngữ.

+ Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

– Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)

– Ví dụ: Tôi đi học.

Bạn hãy cố học đi.

– Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn .

– Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa?

-Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .

– Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá!

Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu)

– Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

– Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học. (dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu)

Lớp 6a1, lớp 6a2, lớp 6a3/ vừa hát, vừa múa đẹp quá. (dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ)

C/ TẬP LÀM VĂN: Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người

Dàn bài chung về văn tả cảnh

Dàn bài chung về văn tả người

Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?

Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?

b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

* Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?…

* Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?…

* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả…

a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?…(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm…). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng…(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động…(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?…

Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?…

Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.

Đề bài 1: Hãy tả lại cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời khi em đi học.

Bài làm gợi ý:

Thường lệ, đúng 6 giờ 30 phút sáng hàng tuần, em đạp xe đến trường. Từ xa, ngôi trường Trung học cơ sở … thân thương hiện lên rất đẹp, sao mà gần gũi và quen thuộc quá!

Trường em ….. . Trường nằm trên tuyến đường … , cách …. Trường quay mặt về hướng …, diện tích .. . Bao bọc xung quanh trường là tường …. Từ trên cao nhìn xuống, trường như nằm trên một tấm thảm xanh khổng lồ của cánh đồng lúa bạt ngàn suốt ngày reo vui với nắng và gió.

Bước vào cổng trường, dãy phòng hội đồng cửa vẫn còn đóng. Phía trước dãy phòng là một …, một khoảng sân khá rộng. Những chậu cây cảnh vẫn đứng trầm ngâm, duyên dáng. Lá vẫn còn đẫm sương đêm. Thấp thoáng sau bóng cây và màn sương mỏng, ngôi trường như còn say ngủ. Những tia nắng yếu ớt hình rẻ quạt bắt đầu hiện lên,báo hiệu một ngày mới thật đẹp .

Đi đến phòng thư viện, trước mắt em là hai dãy tầng lầu đứng vuông góc với nhau. Dưới tán lá sum sê là những bộ bàn ghế đá như ngồi đó chờ đợi em. Đến nhà để xe đạp, em chỉ nhìn thấy một vài chiếc xe dựng ngay ngắn ….

Đi qua các phòng học, cửa vẫn còn đóng im ỉm. Trước cửa mỗi phòng học, phía trên có tấm biển nho nhỏ ghi tên phòng, tên lớp. Em bước chân vào lớp, mặc dù các bạn chưa đến đông đủ nhưng em thấy lớp em, trường em sao mà thân thuộc, ấm cúng lạ thường. Bàn ghế trong lớp sắp xếp ngay ngắn, bảng đen được lau chùi sạch bóng. Từ trên cao, Bác Hồ nhìn xuống như thầm bảo: “Cháu hãy cố gắng học tập cho thật tốt, nghe lời thầy cô cha mẹ, làm nhiều việc tốt hơn nữa!”

Lúc này, ông mặt trời đã lên cao sau dãy núi, ánh nắng soi rọi khắp nơi. Các bạn học sinh đi đến trường rất đông. Sân trường bỗng chốc rộn ràng tiếng nói, tiếng cười vui vẻ. Những chiếc áo trắng, những chiếc khăn quàng đỏ quen thuộc lúc ẩn, lúc hiện. Các phòng học, cửa đã mở, tất cả như bừng thức dậy sau một giấc ngủ ngon. Ở các phòng học, các bạn trực nhật lại vội vã dọn quét.

Cảnh trường vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, thân quen và đã trở thành kỉ niệm gắn bó với em tự lúc nào. Một ngày không xa, em sẽ xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè nhưng mái trường thân yêu này sẽ gần em mãi mãi!

Đề bài 2: Em hãy viết một bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất của mình: Cha, mẹ, anh, chị em…

Bài làm gợi ý:

Trong gia đình em có ông bà, cha mẹ, anh chị em… nhưng người mà em thương yêu gần gũi nhất là mẹ. Mẹ là người đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, che chở em từ nhỏ đến giờ .

Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu có câu: “Mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài lên ngực”. “Cành hoa” của mẹ đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, chắp cánh cho em đến trường!

Mẹ em năm nay vừa tròn bốn mươi tuổi. Mẹ cao khoảng 1,6 mét, dáng người thon thon. Những lúc thảnh thơi, mẹ thường thả mái tóc ôm trọn khuôn mặt hình trái xoan, trông mẹ vốn đã đẹp càng đẹp hơn. Đặc biệt, mẹ có đôi mắt hai mí, đen lay láy. Nhìn vào mắt mẹ, ánh mắt của mẹ lúc nào cũng sáng long lanh. Sống bên mẹ, em thấy nụ cười của mẹ hiền dịu, duyên dáng. Sớm hôm lặn lội với nghề nông nên làn da của mẹ ngâm ngâm, thịt da rắn chắc, săn lại. Gọn gàng là vẻ đẹp của mẹ em đó!

Tiếng gà gáy râm ran, một ngày mới lại bắt đầu. Mẹ lại bận rộn với bao công việc: Nấu món ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa, quét nhà… Rồi bóng mẹ khuất dần trên con đường làng quen thuộc. Quanh năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, mẹ lúc nào cũng gắn bó với đồng ruộng. Dáng mẹ lom khom, lúc bón phân, lúc nhổ cỏ ruộng. Từ xa, em chỉ nhìn thấy mẹ với nét quen thuộc. Chiếc nón lá nhấp nhô, dáng người thoăn thoắt. Đồng lúa quê nhà như một tấm thảm khổng lồ, còn mẹ như một người thợ ngày đêm thêu dệt cho tấm thảm ấy mỗi ngày một xanh hơn. Mẹ ơi! Con chỉ ao ước con là mây suốt ngày che nắng cho mẹ!

Ở nhà, mẹ em hay làm mọi thứ. Phải nói rằng mẹ rất khéo tay và siêng năng. Ra ngoài vườn, những cây bông hồng, hoa tí ngọ… lúc nào mẹ cũng chăm bón tỉ mỉ, tỉa cành, cắt lá, bắt sâu, rầy…làm cho bông hoa tươi hơn, đẹp hơn! Gốc cây, lá cây , bông hoa tươi tắn, màu sắc rực rỡ càng tôn lên vẻ đẹp của sân nhà. Mùa nào, hoa nấy, nhà em lúc nào cũng có hoa. Phải nói rằng, mẹ rất yêu hoa .

Trong gia đình, mẹ rất thương bố và các con. Với bố, mẹ thường làm cho bố những món ăn ngon. Với các con, mẹ sắp xếp lại bàn ghế học tập, sách vở, kể cả quần áo của em để bề bộn, mẹ cũng để lại ngay ngắn, gọn gàng. Trong bữa ăn, mẹ dành thức ăn ngon cho con. Mẹ vui nhất là lúc em đạt được điểm cao! Xong mẹ cũng rất nghiêm khắc khi em bị điểm thấp, bị thầy cô không hài lòng về những biểu hiện chểnh mãng trong học tập . Mẹ ơi! Những ngày mẹ đi vắng nhà là những ngày buồn nhất của con đó!

Em biết “Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông”. Sự no ấm, hạnh phúc của em mà mẹ đã đổ bao mồ hôi! Thương mẹ, em nghe lời dạy của mẹ, cố gắng học tập thật tốt để không bao giờ phụ lòng thương yêu của mẹ .

Đề cương ôn thi học kì 2 các môn lớp 6 năm 2023

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Văn Lớp 6 Phần Bài Tập Mẫu

Đề cương ôn tập học kì 2 môn văn lớp 6 phần bài tập mẫu bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, các đề mẫu dành cho các bạn học sinh lớp 6.

I/ Trắc nghiệm : (3.0điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất ( mỗi câu đúng 0.25đ)

A. Minh Huệ B. Tô Hoài C. Đoàn Giỏi D. Võ Quảng

A. Tả lại hình ảnh con người trong tư thế bị động B. Tả cảnh sông nước biển trời

C. Tả cảnh quan thiên nhiên của Tổ Quốc D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người

A. Cốt truyện B. Sự việc C. Lời kể D. Nhân vật người kể chuyện

A. Bác có nhiều việc phải suy nghĩ B. Trời lạnh quá mà lều tranh xơ xác

C. Bác vốn là người ít ngủ D. Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai

A. Miêu tả và tự sự B. Tự sự và biểu cảm C. Miêu tả và biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả

A. Loắt choắt B. Xinh xinh C. Thoăn thoắt D. Nghênh nghênh

A. Chỉ sự cầu khiến B. Chỉ quan hệ thời gian C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự D. Chỉ kết quả

A. Trẻ em như búp trên cành B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo D. Một mặt người hơn mười mặt của

A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu thành phần phụ

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ

A. Tôi là một học sinh B. Mẹ là cô giáo

C. Tre là cánh tay của người nông dân D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

A. Những cái vuốt B. Những cái vuốt ở chân C. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo D. Cứng dần và nhọn hoắt

Sáng nay, trên sân trường lớp 6a7 đang lao động.

Cháu cười híp mắt – Thôi chào đồng chí !

Má đỏ bồ quân Cháu đi xa dần…

Em hãy phát hiện lỗi sai trong bản chép của bạn. Vì sao em nhận ra được lỗi ấy ? ( 1.0điểm)

Thường lệ, đúng 6 giờ 30 phút sáng hàng tuần, em đạp xe đến trường. Từ xa, ngôi trường Trung học cơ sở … thân thương hiện lên rất đẹp, sao mà gần gũi và quen thuộc quá !

Trường em ….. . Trường nằm trên tuyến đường … , cách …. Trường quay mặt về hướng …, diện tích .. . Bao bọc xung quanh trường là tường …. Từ trên cao nhìn xuống, trường như nằm trên một tấm thảm xanh khổng lồ của cánh đồng lúa bạt ngàn suốt ngày reo vui với nắng và gió.

Bước vào cổng trường, dãy phòng hội đồng cửa vẫn còn đóng. Phía trước dãy phòng là một …, một khoảng sân khá rộng. Những chậu cây cảnh vẫn đứng trầm ngâm, duyên dáng. Lá vẫn còn đẫm sương đêm. Thấp thoáng sau bóng cây và màn sương mỏng, ngôi trường như còn say ngủ . Những tia nắng yếu ớt hình rẻ quạt bắt đầu hiện lên,báo hiệu một ngày mới thật đẹp .

Đi đến phòng thư viện, trước mắt em là hai dãy tầng lầu đứng vuông góc với nhau. Dưới tán lá sum sê là những bộ bàn ghế đá như ngồi đó chờ đợi em. Đến nhà để xe đạp, em chỉ nhìn thấy một vài chiếc xe dựng ngay ngắn ….

Đi qua các phòng học, cửa vẫn còn đóng im ỉm. Trước cửa mỗi phòng học , phía trên có tấm biển nho nhỏ ghi tên phòng, tên lớp. Em bước chân vào lớp, mặc dù các bạn chưa đến đông đủ nhưng em thấy lớp em, trường em sao mà thân thuộc, ấm cúng lạ thường. Bàn ghế trong lớp sắp xếp ngay ngắn, bảng đen được lau chùi sạch bóng. Từ trên cao, Bác Hồ nhìn xuống như thầm bảo : ” Cháu hãy cố gắng học tập cho thật tốt, nghe lời thầy cô cha mẹ, làm nhiều việc tốt hơn nữa!”

Lúc này, ông mặt trời đã lên cao sau dãy núi, ánh nắng soi rọi khắp nơi. Các bạn học sinh đi đến trường rất đông. Sân trường bỗng chốc rộn ràng tiếng nói, tiếng cười vui vẻ. Những chiếc áo trắng, những chiếc khăn quàng đỏ quen thuộc lúc ẩn, lúc hiện. Các phòng học, cửa đã mở, tất cả như bừng thức dậy sau một giấc ngủ ngon. Ở các phòng học, các bạn trực nhật lại vội vã dọn quét.

Cảnh trường vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, thân quen và đã trở thành kỉ niệm gắn bó với em tự lúc nào. Một ngày không xa, em sẽ xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè nhưng mái trường thân yêu này sẽ gần em mãi mãi !

Có hai cách mở bài như sau :

Trong gia đình em có ông bà, cha mẹ, anh chị em… nhưng người mà em thương yêu gần gũi nhất là mẹ. Mẹ là người đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, che chở em từ nhỏ đến giờ .

Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu có câu : ” Mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài lên ngực”. ” Cành hoa” của mẹ đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, chắp cánh cho em đến trường !

Mẹ em năm nay vừa tròn bốn mươi tuổi. Mẹ cao khoảng 1,6 mét, dáng người thon thon. Những lúc thảnh thơi, mẹ thường thả mái tóc ôm trọn khuôn mặt hình trái xoan, trông mẹ vốn đã đẹp càng đẹp hơn. Đặc biệt, mẹ có đôi mắt hai mí, đen lay láy. Nhìn vào mắt mẹ, ánh mắt của mẹ lúc nào cũng sáng long lanh. Sống bên mẹ, em thấy nụ cười của mẹ hiền dịu, duyên dáng. Sớm hôm lặn lội với nghề nông nên làn da của mẹ ngâm ngâm, thịt da rắn chắc, săn lại. Gọn gàng là vẻ đẹp của mẹ em đó !

Tiếng gà gáy râm ran, một ngày mới lại bắt đầu. Mẹ lại bận rộn với bao công việc : Nấu món ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa, quét nhà… Rồi bóng mẹ khuất dần trên con đường làng quen thuộc. Quanh năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, mẹ lúc nào cũng gắn bó với đồng ruộng. Dáng mẹ lom khom, lúc bón phân, lúc nhổ cỏ ruộng. Từ xa, em chỉ nhìn thấy mẹ với nét quen thuộc. Chiếc nón lá nhấp nhô, dáng người thoăn thoắt. Đồng lúa quê nhà như một tấm thảm khổng lồ, còn mẹ như một người thợ ngày đêm thêu dệt cho tấm thảm ấy mỗi ngày một xanh hơn. Mẹ ơi ! Con chỉ ao ước con là mây suốt ngày che nắng cho mẹ !

Ở nhà, mẹ em hay làm mọi thứ . Phải nói rằng mẹ rất khéo tay và siêng năng. Ra ngoài vườn, những cây bông hồng, hoa tí ngọ… lúc nào mẹ cũng chăm bón tỉ mỉ, tỉa cành , cắt lá, bắt sâu, rầy…làm cho bông hoa tươi hơn, đẹp hơn ! Gốc cây, lá cây , bông hoa tươi tắn, màu sắc rực rỡ càng tôn lên vẻ đẹp của sân nhà. Mùa nào, hoa nấy, nhà em lúc nào cũng có hoa . Phải nói rằng, mẹ rất yêu hoa .

Trong gia đình, mẹ rất thương bố và các con . Với bố, mẹ thường làm cho bố những món ăn ngon. Với các con, mẹ sắp xếp lại bàn ghế học tập, sách vở, kể cả quần áo của em để bề bộn, mẹ cũng để lại ngay ngắn, gọn gàng. Trong bữa ăn, mẹ dành thức ăn ngon cho con. Mẹ vui nhất là lúc em đạt được điểm cao ! Xong mẹ cũng rất nghiêm khắc khi em bị điểm thấp, bị thầy cô không hài lòng về những biểu hiện chểnh mãng trong học tập . Mẹ ơi ! Những ngày mẹ đi vắng nhà là những ngày buồn nhất của con đó !

Em biết ” Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông”. Sự no ấm, hạnh phúc của em mà mẹ đã đổ bao mồ hôi ! Thương mẹ, em nghe lời dạy của mẹ, cố gắng học tập thật tốt để không bao giờ phụ lòng thương yêu của mẹ .

Thường lệ, cứ mỗi buổi chiều thứ hai , trường em tổ chức lễ chào cờ đầu tuần. Buổi lễ chào cờ diễn ra rất trang trọng.

Những tia nắng cuối ngày tuy đã dịu bớt nhưng vẫn còn chói chang. Trước lễ chào cờ, các tổ trực của các lớp đã có thói quen mang ghế ngồi của lớp sắp đặt ngay ngắn. Những chiếc ghế nhựa màu đỏ xếp đặt ngay hàng, thẳng tăm tắp. Bục gỗ đã được lớp trực khiêng ra để dưới tiền sảnh cầu thang từ lúc nào. Hai bên bục gỗ là những chiếc ghế dựa dành cho thầy cô giáo tham dự lễ. Trước mỗi hàng ghế nhựa là bảng tên lớp được sơn nền màu trắng, chữ đen ghi tên đơn vị lớp.

Giờ học Ngữ văn vừa kết thúc. Bỗng hai tiếng trống vang lên ” Tùng, tùng”. Học sinh từ các lớp nhanh chóng tập trung trước sân trường. Chẳng mấy chốc, hàng ngũ từng lớp rất chỉnh tề như đội quân trước giờ ra trận. Các thầy giáo trong trang phục sơ mi, đi giày. Còn các cô giáo mặc những bộ áo dài đủ sắc màu… làm cho buổi lễ thêm phần long trọng. Đứng trước lễ đài là đội nghi thức, đầu đội mũ ca lô trắng, viền xanh, mang những chiếc trống đội xinh xắn. Buổi lễ chào cờ sắp bắt đầu.

” Nghiêm ! Chào cờ ! Chào !” Tiếng hô dõng dạc của bạn chi đội trưởng lớp 6a… vang lên. Tất cả thầy và trò đứng trang nghiêm, học sinh vung tay chào cờ. Tiếng trống đội vang lên rộn rã, nhịp nhàng. Hòa trong tiếng trống là tiếng quốc ca hùng tráng ” Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…” Chứng kiến phút giây này, em mới cảm nhận hết được sự thiêng liêng của lễ chào cờ. Đội hình học sinh như một đoàn quân trước giờ xung trận. Từ trên cao, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới như vẫy gọi, thúc giục chúng em vươn lên trong học tập. Quốc ca vừa hết, tất cả chúng em đáp lại khẩu lệnh của bạn chi đội trưởng 6a… ” Sẵn sàng !”

Sau buổi lễ là phần sinh hoạt dưới cờ. Thầy giáo trực ban của tuần qua lên nhận xét tình hình thi đua giữa các lớp. Bạn đội trưởng cờ đỏ đọc điểm thi đua giữa các chi đội. Rồi với bóng hình quen thuộc, thầy hiệu trưởng nhà trường nói những tồn tại trong tuần qua. Thầy tỏ vẻ không vui khi còn có những học sinh lười học, chưa biết nghe lời thầy cô giáo. Thầy mong chờ, đặt niềm tin, kì vọng vào chúng em rất nhiều. Đặc biệt, thầy động viên, khích lệ các em trong thời gian đến phải nỗ lực thi đua trong học tập… Bản thân em phải tự cố gắng để không phụ lại niềm tin yêu của thầy cô giáo !

Buổi lễ chào cờ đã xong. Tất cả các bạn đều ra về. Ánh nắng chiều ấm lạ. Phải cố gắng thật nhiều- em tự húa với mình như vậy !

Năm nay, em lên lớp 6. Vào lớp mới, em cũng có nhiều bạn mới nhưng người bạn mà em thân nhất là…. . … là người được nhiều người gần gũi, yêu mến!

… năm nay mười hai tuổi, cao khoảng 1,45 mét. Tóc đen mượt, dài , được bạn kẹp gọn xõa xuống gần ngang lưng ôm trọn khuôn mặt hình trái xoan tròn trĩnh. Đặc biệt, bạn có đôi mắt đen , sáng long lanh, hai hàng mi cong cong. Mũi cao. Trên đôi môi đỏ hồng , em thường thấy nụ cười hiền lành, dễ mến! Đến lớp học, … thường bận áo sơ mi trắng , quần tây xanh đậm. Trên bờ vai là chiếc khăn quàng đỏ tươi thắm. Dáng đi nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Vẻ đẹp của … là sự gọn gàng, rắn chắc .

Giờ học trong lớp, bạn tôi rất sôi nổi. Tiết học nào, … chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài. Không khí lớp học càng sôi động hơn . Đến giờ Ngữ văn, thầy ghi chữ in NHÂN HÓA khá đẹp. Rồi thầy đưa ra nhiều ví dụ. Em nhìn lên màn ảnh : Ông trời, mặc áo giáp đen , ra trận… chữ trên màn ảnh như nhảy múa, em cứ nhìn đăm đắm. Rồi câu hỏi thầy đặt ra? Tất cả diễn ra gọn, linh hoạt, nhanh nhẹn. Như mọi lần, cánh tay của bạn đưa lên, câu trả lời chính xác. Thầy cô ai cũng khen bạn em tiếp thu bài nhanh. Giờ kiểm tra 15 phút, 45 phút, … lúc nào cũng dán mắt vào bài làm. .. ngồi bất động, lúc nhíu mày, vò đầu, trăn trở…Nhìn thấy điểm chín, điểm mười trên bài làm của bạn, em không ít lần ghen tỵ. Nhưng sự cảm phục bạn thì mỗi ngày một lớn dần.

Cũng như nhiều bạn khác trong lớp, … là con một gia đình nông dân. Ở nhà, … thường mặc bộ quần áo thun đã bạc màu. Công việc nhà nông khá nhiều. Sáng dậy, bạn em giặt giũ quần áo cho cả nhà, quét nhà, quét sân. Xong xuôi, bạn cho cả đàn gà ăn…Trưa lại, cùng với chị lo cơm nước cho cả nhà. Thời gian còn lại, … bạn dành cho những bài tập mà thầy cô đã cho. Làm bài xong, bạn cũng thường chơi môn cầu lông nữa…

… là người bạn hiền, nhanh nhẹn, lễ phép nên được thầy cô thương yêu, tin tưởng. Đối với bạn bè, … gần gũi, chan hòa, ai ai cũng thích bạn. Đến lớp, gặp những bài toán khó, em đều trao đổi với bạn. Sự cảm thông, chia sẻ, tận tình, chu đáo, lanh lợi… là tính cách của bạn em. Gần bạn,em thấy rất vui, hãnh diện vì mình có một người bạn tốt.

Ca dao Việt Nam có câu : Ra đi vừa gặp bạn hiền

Gặp được người bạn tốt là điều quý và hiếm. Gặp bạn tốt đã khó nhưng giữ cho tình bạn mãi mãi xanh tươi thì càng khó hơn. Em nghĩ rằng, bạn bè phải thương yêu, chân thành và trong sáng. Như vậy, tình bạn mới lâu dài !

Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng em nhiều điều kì thú. Sông ngòi, núi đồi, biển cả… là những hình ảnh đẹp. Đặc biệt, vẻ đẹp của đêm trăng là vẻ đẹp huyền ảo, lung linh nhất.

Những tia nắng cuối ngày vừa tắt lịm. Cảnh vật cứ mờ dần, mờ dần. Màn đêm như được ai đó thả xuống, bao trùm làng quê yên ả. Làng xóm đã lên đèn. Cuộc sống nhộn nhịp thường ngày nhường lại .Đường xá vắng lặng. Không gian như ngừng trôi, thời gian như lắng đọng. Làng quê như một bức tranh mực tàu nửa thực, nửa mơ…

Từ phía đông, trên đỉnh núi …, một mảng sáng mênh mông màu mỡ gà xuất hiện. Ánh sáng ngày sáng tỏ. Ánh trăng từ từ nhô lên, tròn trĩnh, đẹp lạ thường. Bầu trời vừa rộng, vừa cao. Trên cao, lá dừa đung đưa, duyên dáng, e thẹn khi được chị Hằng dát lên một lớp vàng mỏng. Xóm làng rộn rã. Con đường làng rộn lên tiếng nói, tiếng cười, tiếng bước chân người… Vui nhất là những em nhỏ, tụm ba, tụm năm rối rít. Chúng vừa đi, vừa chạy, đùa giỡn.

Trăng đã lên cao. Trăng tròn vành vạnh. Chú Cuội sớm hôm ở bên chị Hằng chắc đêm nay không ngủ. Từ trên cao, Cuội ngồi bên gốc đa nhìn xuống mà nhớ quê nhà ? ( Bầu trời …, con đường…, cây cối…, sân nhà…)

Đêm đã về khuya. Cảnh vật hoàn toàn tĩnh lặng. Ánh trăng treo lơ lửng trên cao. …

Đề bài 6: Ở gia đình em( hoặc một gia đình mà em quen biết) có một em bé đang tập nói, tập đi. Em hãy tả hình dáng và tính nết ngây thơ của em bé đó. ( Dựa vào dàn bài chung tả người ở trên, em hãy xây dựng dàn bài chi tiết cho đề này)

Đề bài 7: Tả lại một buổi sáng đẹp trời trên quê hương em

Đề bài 8: Tả lại hình ảnh thầy ( cô) giáo của em trong một khoảnh khắc mà em nhớ mãi

Đề bài 9: Tả lại cảnh trường em trong thời điểm giao mùa( từ mùa xuân sang mùa hè)

Đề bài 10: Tả một cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên quê hương em

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Văn Lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn văn lớp 10 là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 10, hệ thống câu hỏi cũng như các có các gợi ý trả lời cho các em ôn tập.

Khi sử dụng Tiếng Việt, cần sử dụng như thế nào cho đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt?

Khi sử dụng Tiếng Việt, làm sao để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao?

Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

Tiếng Việt nước ta trải qua mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?

Xem các bài tập trong sách giáo khoa trang 68, 101, 102.

Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn).

Trình bày khái quát nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Lý tưởng anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du?

Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “Phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì?

Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình Ngô đại cáo” gồm những nội dung gì?

Theo anh (chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là gì?

1. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong 18 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

2. Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

3. Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

4. Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”:

5. Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “Chinh phụ ngâm “- Đặng Trần Côn.

1. – Về ngữ âm và chữ viết: yêu cầu phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết chữ theo đúng các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.

– Về từ ngữ: yêu cầu dùng từ ngữ theo đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

– Về ngữ pháp: yêu cầu đặt câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp và có sự kiên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản.

– Về phong cách ngôn ngữ: yêu cầu sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, với phong cách chức năng ngôn ngữ.

2. Yêu cầu sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao được thực hiện bằng các phép tu từ, chuyển hóa linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn tuân theo các quy tắc và phương thức chung của tiếng Việt.

3. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

4. Tiếng Việt nước ta trải qua 5 thời kỳ, đó là:

Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước

Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

Tiếng Việt dưới thời kỳ độc lập tự chủ.

Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc.

Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.

Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, …

Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ tỏng tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình”: vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.

5. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải

Không quyến luyện, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

6. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du.

7. – Lời ca của các bô lão có ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.

– Lời ca của “khách”: Ca ngợi sự anh minh của hai vị tướng quân đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lý: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao”.

Nêu cao tư tưởng yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.

9. – Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng…”

– Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.

Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi, phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.

11. Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.

1. (18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

2. Cảnh sống xô bồ ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say, …. diễn ra triền miên.

Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều

Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình”: vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.

Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.

Cảnh vật với Kiều là sự giả tạo; nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh.

Thú vui cầm, kì, thi, hoạ với Kiều là “vui gượng” – cố tỏ ra vui vì không tìm được tri âm.

3. – Khát vọng lên đường (bốn câu đầu đoạn trích)

Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi.

– Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại). Chú ý các động thái của từ:

Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

Nêu vấn đề (Tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ trong đoạn thơ đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”).

Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân, đem lại cuộc sống ấm no yên ổn cho nhân dân.

Không thương dân thì không thể nói tới bất cứ một thứ nhân nghĩa nào.

Làm vua (quân) phải biết chăm lo cho đời sống nhân dân, lo cho dân an cư lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân.

Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước hết phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa gắn liền với việc khẳng định nền đọc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc..

Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa kẻ ấy sẽ bị thất bại.

Hai câu cuối “Việc xưa … còn ghi” là lời khẳng định hùng hồn về hai chân lí trên.

So sánh với tư tưởng độc lập chủ quyền trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường kiệt.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập Văn Bản Lớp 6, Học Kỳ 2 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!