Bạn đang xem bài viết Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Thật Để Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cuộc đấu tranh cho sự thật, tôi nghĩ trước hết là cuộc đấu tranh tự thân và không thỏa hiệp. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi đã từng thỏa hiệp với sự gian lận, sự dối trá từ rất lâu. Chỉ có điều, chúng ta tự xuê xoa với chính mình rằng, đó chỉ là những nói dối nhỏ. Chúng ta chỉ trích nạn tham nhũng, nhưng ai cũng chọn giúi tiền cho cảnh sát giao thông khi phạm luật. Chúng ta đau xót với kết quả bất công của một cuộc thi bơi, nhưng cũng chính chúng ta lại cũng cố gắng xin xỏ, chạy chọt cho con cái vào trường chuyên, lớp chọn… Tôi tự hỏi: Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự thật? … Giữ giá trị hay chạy theo lợi ích, đó là mâu thuẫn mà con người luôn phải đấu tranh. Trước hết là tự đấu tranh. Nhưng có nhiều khi, chúng ta cảm thấy cô đơn trong cuộc đấu tranh cho sự thật ấy. Nhiều khi vì thế chúng ta thỏa hiệp. Và khi chúng ta thỏa hiệp hết ngày này sang tháng khác với vô vàn sự dối trá, thì làm gì có một môi trường xã hội trung thực – nơi mà những mầm sự thật có cơ hội vươn mình lên thành đại thụ.
(Gia Hiền, Nói thật để làm gì?)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 đ)
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản. (1,0 đ)
Câu 3:Dựa vào nội dung văn bản,tìmhai lí do mà mọi người đã “thỏa hiệp với sự gian lận, dối trá từ rất lâu”. (1,0 đ)
Câu 4: Viết đoạn văn (12 – 15 dòng) nêu ý kiến của mình về câu hỏi “Vì sao phải nói thật?”. (1,5 đ).
Đáp án
Câu 1: Nghị luận- 0,5đ.
Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Câu 2:
-Câu hỏi tu từ : “Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự thật?” – 0,5 đ.
-Tác dụng: nhắc nhở mọi người- sự thật rất đơn giản và dễ biến mất – 0,5 đ.
Câu 3: mỗi lí do cho 0,5 đ.
-Mọi người tự dễ dãi khi cho rằng đó chỉ là cái xấu không đáng kể.
-Vì quyền lợi bản thân, chúng ta buộc phải hàng động trái với quan điểm, thái độ của mình.
Câu 4: 1,5 đ.
Gợi ý: -Nói thật tạo ra sự tin tưởng giữa người với người nhằm thắt chặt các mối quan hệ.
-Nói thật giúp ta thẳng thắn đối diện với cái xấu và tìm cách khắc phục nó.
Đề Đọc Hiểu Văn Bản Ra Ma Buộc Tội
Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Xác định biệp pháp tu từ về từ trong phần (1)? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
3/Lập luận trong cách trả lời của Xita với Ra ma như thế nào? Nêu nhận xét từ những lời lập luận đó.
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ vẻ đẹp của nàng Xita qua câu nói: trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng.
Trả lời:
Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng của nàng Xi-ta khi nghe những lời buộc tội của Rama, đồng thời nàng đã đáp lại bằng lí trí và tình cảm để bảo vệ danh dự của mình.
2/ Biệp pháp tu từ về từ trong phần (1) là so sánh: như một cây dây leo bị vòi voi quật nát;như một mũi tên;đổ ra như suối . Hiệu quả : thể hiện tâm trạng đau đớn tột cùng của nàng Xita trước những lời lẽ xúc phạm của Rama. Rama đã buộc tội nàng trước đám đông – Xita bị đẩy vào một tình huống bi kịch, tuyệt vọng.Niềm tin bị đổ vỡ, danh dự bị tổn thương.
Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
3/ Lập luận trong cách trả lời của Xita với Ra ma :
– Lởi buộc tội của Ra ma được Xita xem là một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn ;
– Xita cũng lấy danh dự của mình ra để thề rằng nàng trong trắng ;
– Nói rõ Ravan chỉ động vào mình khi mình đã ngất ;
– Khẳng định những gì nằm trong sự kiểm soát của mình đều thuộc về Ra ma ;
– Khẳng định dòng dõi cao quý của mình : là con của thần Đất Mẹ ;
Nhận xét :
Xita là người thông minh, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục ;
Xita cũng đứng trên danh dự trước cộng đồng như Ra ma để minh oan. Vì danh dự , nàng phải bảo vệ sự trong trắng của mình bằng được.
Xita còn đứng trên thanh danh của bản thân để thanh minh ;
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Lời nói trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của nàng Xita, đó là tấm lòng thuỷ chung tuyệt vời đã làm xúc động bao thế hệ. Nay trái tim ấy bị tổn thương, nghi ngờ nhưng nàng vẫn khẳng định tình yêu dành cho chồng.
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Nói dứt lới, Xi-ta òa khóc. Nàng nói với Lăc-ma-na lúc này đang buồn bả và suy nghĩ ủ ê : Hỡi Lăc-ma-na, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay , đó là phương thức duy nhất cho chị . Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị đã không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa . Cố nén cơn giận , Lắc-ma-na nhìn Ra-ma, và qua nét mặt cử chỉ của người anh, Lắc-ma-na đoán được động cơ của anh . Chàng chuẩn bị một giàn hỏa thiêu cho Xi-ta. Vào lúc đó, chẳng có ai trong đám bạn hữu nói gì với Ra-ma , hoặc nhìn vào chàng : lúc đó nom chàng như một thần Chết vậy . Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất. Xi-ta lượn quanh chàng rồi bước tới giàn lửa. Sau khi cúi lạy chư thần , đấng Bra-ma , nàng thưa với thần Lửa A-nhi: Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì xin thần hãy bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối , nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi hãy phù hộ con . Nói dứt lời , Gia -na-ki lượn quanh giàn thiêu rồi dũng cảm bước vào ngọn lửa . Ai nấy già cũng như trẻ, xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa. Trước mặt mọi người , trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa . Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh . Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bi đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa , các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó ” .
( Trích Ra ma buộc tội, Trang 58, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Vì sao Xi ta một mặt muốn từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa, mặt khác lại cầu xin thần lửa A Nhi tìm cách bảo vệ con? Tâm lí Xi ta có gì mâu thuẫn?
3/Thái độ của Ra ma và những người xung quanh khi Xi-ta bước vào lửa ra sao? Nêu ý nghĩa hành động nạp mình cho lửa của nàng Xi-ta.
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ vẻ đẹp phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
Nội dung chính của văn bản: Cảnh nàng Xi-ta bước vào giàn hoả thiêu trước sự chứng kiến của Ra ma và mọi người xung quanh
2/ Xi ta một mặt muốn từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa, mặt khác lại cầu xin thần lửa A Nhi tìm cách bảo vệ con. Bởi vì :
Nàng muốn chết vì căm giận bởi bị Ra ma buộc tội và ruồng bỏ oan ức ;
Nàng muốn sống để khẳng định mình trong sạch trước mọi người.
Tâm lí Xi ta có sự mâu thuẫn mãnh liệt giữa con người cá nhân và con người cộng đồng trong bản thân. Nhưng ước muốn được sống để chứng minh mình vô tội còn mạnh hơn muốn chết.
3/ Thái độ của Ra ma và những người xung quanh khi Xi-ta bước vào lửa :
-Lắc-ma-na cố nén cơn giận , nhìn Ra-ma
– Ra-ma trông khủng khiếp như thần Chết, ngồi dán mắt xuống đất.
-Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem Xi-ta đứng trong giàn hoả ;
-Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương ;
-Loài Rắc sa va lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời.
Ý nghĩa hành động nạp mình cho lửa của nàng Xi-ta : Xita không chỉ có một tình yêu trong sáng thủy chung mà còn có một lòng dũng cảm để bảo vệ tình yêu. Vẻ đẹp lí tưởng đó của Xita chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc: trong mọi chiến thắng, chiến thắng mình là chiến thắng vĩ đại nhất!
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ vẻ đẹp của nhân vật nàng Xi-ta, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay: đức hạnh, tình yêu chung thuỷ và lòng dũng cảm. Đó là vẻ đẹp vừa mang tính truyền thống, vừa hiện đại.
Đề Đọc Hiểu Văn Bản Uy Lít Xơ Trở Về
Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Người nói vậy, và Pêlênôp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uylixơ tả đúng mười mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: – Uylixơ ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi ! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghét ghen ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác….Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Acrôtit, một người thị tì của cha thiếp cho, khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.
( Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 51, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Các từ chạy, ôm, hôn, nói thuộc từ loại gì ? Các từ đó xuất hiện như thế nào trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó.
3/Tâm trạng chính của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng là tâm trạng gì ? Vì sao nàng có tâm trạng đó ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hạnh phúc gia đình trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Nội dung chính của văn bản: Lời nàng Pê-nê-lốp đối thoại với Uylixơ sau khi chàng tả đúng đặc điểm chiếc giường.
2/ Các từ chạy, ôm, hôn, nói thuộc từ loại động từ. Các từ đó xuất hiện hàng loạt trong một câu văn. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó: thể hiện sự xúc động tột cùng của nàng Pê-nê-lốp khi đã tin tưởng và nhận ra người chồng thương yêu của mình sau thời gian xa cách. Qua đó, người đọc nhận ra tính cách thận trọng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung của nàng.
3/ Tâm trạng chính của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng là tâm trạng lo sợ . Nàng sợ bị lừa dối. Bởi trong thời gian Uylixơ đi vắng, có 108 người quyền quý đến cầu hôn Pê-nê-lốp thì với số đông như vậy, Pê-nê-lốp không sợ mà còn tạo ra các mưu kế để đối phó. Còn giờ đây, khi bọn cầu hôn đã bị đánh đuổi, Pê-nê-lốp chỉ còn đối diện với một người, mà người đó lại có đủ sức mạnh và tài năng để giết lũ 108 người kia thì nàng lại sợ. Bởi lẽ, nàng có thể từ chối 108 người, nhưng lại khó lòng từ chối một người, sợ những lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ giây phút hạnh phúc của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uylitxo trong văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Gia đình là gì ? Hạnh phúc là gì ? Ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong cuộc sống như thế nào ? Bài học nhận thức và hành động.
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Khi Uylixơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pêlênôp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng: – Nàng thật là người kỳ lạ! Hẳn là các thần trên núi Ôlempơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc chắn không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được trở về xứ sở. Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt. Pêlênôp khôn ngoan đáp: -Ngài kì lạ thật ! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã Itac ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơriclê ! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uylixơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường. Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uylixơ bỗng giật mình nói với người vợ chung thủy: -Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy ? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai…
( Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 50, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Chi tiết chiếc giường được nhắc đến mấy lần ? Nêu ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản?
3/Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me thường sử dụng các định ngữ. Trong văn bản, định ngữ đó là gì ? Thuộc từ loại nào ? Định ngữ đó bộc lộ phẩm chất gì của Pê-nê-lốp ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
Nội dung chính của văn bản: Nàng Pê-nê-lốp đưa ra phép thử chiếc giường để thử thách Uylixơ . Ngay lập tức, Uylixơ đã giật mình, ngạc nhiên và nói rõ đặc điểm chiếc giường do chính mình làm.
2/ Chi tiết chiếc giường được nhắc đến 4 lần , trong đó Pê-nê-lốp nói đến 2 lần, Uylixơ nhắc đến cũng 2 lần.
Ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản :
– Chiếc giường là biểu tượng hạnh phúc của vợ chồng ;
– Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.
-Đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện vì qua việc lựa chọn và kể lại sự việc tiêu biểu với những chi tiết đặc sắc như thế đã làm câu chuyện thêm hấp dẫn.
3/ Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me thường sử dụng các định ngữ. Trong văn bản, định ngữ đó là từ khôn ngoan, thuộc từ loại tính từ. Định ngữ đó chứng tỏ Pê-nê-lốp là con người thận trọng, không cẩu thả, tắc trách.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ chi tiết phép thử chiếc giường của Pê-nê-lốp trong văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : lòng chung thuỷ là gì ? Ý nghĩa của lòng chung thuỷ như thế nào ? Bài học nhận thức và hành động?
Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Tôi Đi Học_Thanh Tịnh
Đề đọc hiểu văn bản: Tôi đi học_Thanh Tịnh
Tuyển tập đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia. Bộ đề đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu đoạn trích” Tôi đi học”
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết: Tôi đi học!
Câu 1: Tìm những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy chi ra trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 3: Giải nghĩa cụm từ “kỷ niệm cũ”, “cảnh thật” ở đoạn trích trên.
Câu 4: Theo tác giả, buổi học đâu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi con người?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Câu 1: Học sính lưu ý đối với câu hỏi này yêu cầu kể ra những tính từ nên học sinh cần hiểu được bản chất tính từ là gì, sau đó liệt kê các tính từ mà đề bài yêu cầu. Lưu ý không cần trình bày dài dòng.
Những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên: lạ, hay hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ, rụt rè, thèm thuồng.
Câu 2: Để làm được câu hỏi này, học sinh cần nắm được bản chất của trường từ vựng. Đồng thời lưu ý đề bài chi yêu cầu học sinh liệt kê tên của trường từ vựng chứ không yêu cầu học sinh liệt kê các từ thuộc trường từ vựng đó.
Trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên: trường học.
Câu 3: Học sinh giải nghĩa các từ dựa trên văn cảnh của văn bản.
“Ki niệm cũ” được nhắc đến là kỉ niệm về những buổi rong chơi thời còn chưa đi học. “Cảnh thật” là việc tác giả tái hiện lại ở trên lớp học, nơi có thầy giáo và các bạn mới quen.
Câu 4: Đối với câu hỏi này, học sinh cần dựa vào nội dung của văn bản đưa ra để trình bày cảm nhận của mình, diễn đạt lại theo ý hiểu của bản thân về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học. Việc cảm nhận vừa mang tính khách quan là những điều mà tác giả kê’ lại, vừa mang tính chủ quan là những tình cảm, cảm xúc thực tế của học sinh.
Giáo viên linh hoạt cho điểm.
Nguyễn Thế Hưng
Theo chúng tôi
Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Với Em_ Vũ Quần Phương
Bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn. Tuyển tập đề đọc hiểu có đáp án Đọc văn bảnNói với em và trả lời câu hỏi:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Câu1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng. Câu 8: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về bổn phận của con cái với cha mẹ. Đáp án : Câu 1: Phương thức biểu cảm. Câu 2: Nội dung chính của văn bản: – Nếu nhắm mắt trong khu vườn lộng gió để cảm, để nghe, em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. – Nếu biết lặng im nghe bà kể, em bé sẽ bắt gặp rất nhiều nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính. – Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, em bé sẽ thấy công lao nuôi nấng vất vả của đấng sinh thành. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ nếu nhắm mắt .Tác dụng: Càng suy nghĩ, chúng ta càng thấy nhiều điều kì diệu trong xung quanh cuộc sống. Đó là cái đẹp từ thiên nhiên, lòng bao dung và công lao trời bể của cha mẹ. Câu 4: – Yêu cầu: Bổn phận của con cái với cha mẹ là: yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép,… để báo hiếu cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Gợi ý viết đoạn : “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao). Công ơn cua cha mẹ đối với con cái như trời cao biển rộng. Phận làm con phải biết đền ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ bằng tình cảm yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép, giúp đỡ việc nhà, chúng tôi nhiên, vẫn còn nhiều người tỏ ra vô lễ, coi thường cha mẹ, thật đáng trách. Người con hiếu thảo chính là những công dân tốt của xã hội sau này.
Phan Thế Hoài
Cao Thị Nhân An
Đề Đọc Hiểu Văn Bản Hiền Tài Là Nguyên Khí Quốc Gia
Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí trong văn bản.
3/Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Trả lời:
Nội dung chính của văn bản: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.
2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí:
-Hiền tài: người có tài, có đức, tài cao, đức lớn.
Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
-Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
3/ Biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản: phép liệt kê
-bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí -Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí.
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài.Bởi vậy mới có bia đá đề danh.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
+Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
(…) Trên cái tinh thần lâu dài mãi mãi, văn bia này có tác dụng như một tấm gương soi cho kẻ sĩ xa gần trong cả nước “trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Học cái tốt mà loại trừ cái xấu, ý nghĩa của nó còn có tính chất dẫn dụ, răn đe, nhìn thấy bia thì “lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn”. Và thống nhất quan điểm về mối liên hệ máu thịt giữa hiền tài với sự còn mất của non sông. Nơi dựng bia chính là nơi “vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.
Về tinh thần của văn bia, ta nhận ra niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc. Phải đứng trên một mảnh đất vững bền mới có được cái tầm nhìn xa rộng (ở đây ý văn giống ý thơ Trần Quang Khải “Thái bình nên gắng sức- Non nước ấy nghìn thu”).
( Trích Tinh thần tự cường dân tộc, Lê Bảo)
1/ Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
2/ Câu văn Trên cái tinh thần lâu dài mãi mãi, văn bia này có tác dụng như một tấm gương soi cho kẻ sĩ xa gần trong cả nước “trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua” sử dụng biện pháp tu từ ( về từ) gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó.
3/Văn bia là gì?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
1/ Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
2/ Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: văn bia này có tác dụng như một tấm gương soi …
Hiệu quả nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ so sánh, người viết đã làm cho sự diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể hơn, đồng thời làm rõ tác dụng bài văn bia của Thân Nhân Trung
3/ Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ đánh giá ý nghĩa bài văn bia của nhà phê bình Lê Bảo thể hiện trong văn bản : “Về tinh thần của văn bia, ta nhận ra niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc“, học sinh trình bày hiểu biết của mình về niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai của dân tộc. Cụ thể:
+ Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Tự hào dân tộc là tự hào về truyền thống tốt đẹp, quá khứ hào hùng của dân tộc.
+ Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. Tự tin dân tộc là tin tưởng vào khả năng của dân tộc.
+Ý nghĩa: Tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc thể hiện tinh thần yêu nước của tuổi trẻ, tạo động lực để thế hệ trẻ kế thứa và phát huy truyền thống, đem sức mình cống hiến cho đất nước.
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ thờ ơ, quay lưng với quá khứ.
+ Bài học nhận thức và hành động: nhớ ơn quá khứ, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Thật Để Làm Gì? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!