Xu Hướng 4/2023 # Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

                                                          (việt bắc  – Tố Hữu)

Câu 1 (0.5điểm): Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gi?

Khung cảnh chia li

Tâm trạng nhớ thương của người ở lại

Thiên nhiên Việt Bắc

Câu 2 (0.5điểm): “Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?

Từ Cách mạng tháng Tám đén khi người kháng chiến trở về thủ đô

Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô

Từ khi giặc Pháp đến xâm lược đến khi người kháng chiến trở về thủ đô.

Câu 3 (0.5điểm): Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?

Người ra đi

Người ở lại

Cả hai cùng im lặng

Câu 4 (0.5điểm) Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào? Câu 5 (1.0điểm): Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 6 (1.0điểm) Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ ĐÁP ÁN Câu 1 (0.5điểm):

Đáp án đúng A / Khung cảnh chia li

Câu 2: (0.5 điểm) – Đáp án đúng B / Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô Câu 3: (0.5 điểm): – Đáp án đúng B / Người ở lại Mức không đạt(0 điểm): Câu 4: (0.5 điểm):

HS nêu được : Hình ảnh diễn tả nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi

Mức chưa tối đa: (0.25 điểm):       

HS nêu được: + Bộc lộ những tình cảm , cảm xúc dạt dào

+ Bộc lộ những xúc động khó nói bằng lời Câu 5(1.0điểm): – HS nêu được 2 biện pháp: + Điêp từ “nhớ”: diễn tả nỗi nhớ tràn đầy, tha thiết                                           + Hoán dụ “áo chàm”: Chỉ người Việt Bắc, diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiết Mức chưa tối đa: (0.5 điểm):         

HS nêu được một trong hai biện pháp tu từ và giá trị của biện pháp đó

Hoặc HS chỉ nêu được các biện pháp tu từ

Câu 6: (1.0 điểm): – HS nêu được : + Hình thức đối đáp của ca dao dân ca với cặp đaị từ” mình – ta” + Tố Hữu vận dụng sáng tạo vào việc thể hiện những tính cảm cách mạng lớn lao Mức chưa tối đa: (0.5 điểm):         

HS nêu được hình thức đối đáp của ca dao dân ca

Hoặc HS chỉ ra hình thức này được sử dụng để thể hiện tình cảm Cách mạng

(Tài liệu sưu tầm ) Tất tần tật về  bài Việt Bắc Tố Hữu: http://vanhay.edu.vn/tag/viet-bac

Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Tố Hữu là một nhà thơ tiên phong, là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông đều là một mũi tên chính trị hướng tới kể thu của mình. Đồng thời thể hiện thái độ tinh thần yêu nước, tinh thần hy sinh vì quê hương đất nước. Bài thơ “Việt Bắc” được tác giả Tố Hữu sáng tác đã sáng tác khi đất nước ta chiến thắng thực dân Pháp và những người dân yêu nước gắn bó với cách mạng, khi đất nước ta bước vào giai đoạn mới xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc nước ta. Mở đầu bài thơ “Việt Bắc” là cuộc chia ly nhiều xúc động giữa các chiến sĩ cách mạng với những người dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc.

” Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. . . “

Khổ thơ đầu tiên thể hiện tâm trạng vấn vương lưu luyến của những người dân tộc thiểu số với những người chiến sĩ gắn bó với người dân trong suốt 15 năm kháng chiến gian khổ khó khăn. Tâm trạng lưu luyến thể hiện tình cảm bịn rịn lưu luyến như những người thân ruột thịt trong gia đình.

Trong cách xưng hô của tác giả Tố Hữu giữa “mình” và “ta” thể hiện những người thân trong gia đình, những con người không chung huyết thống nhưng lại như người thân trong cùng một nhà. Sau một thời gian dài những người chiến sĩ cách mạng gắn bó với vùng núi Tây Bắc coi những người dân nơi đây là cha mẹ là anh chị cùng chung một nhà, mảnh đất Tây Bắc chính là quê hương thứ hai của mình gắn bó thủy chung. Nên khi phải rời xa nơi đây họ cũng lưu luyến vấn vương không muốn rời đi.

” Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

Trong khổ thơ này của bài thơ “Việt Bắc” tác giả đã hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn bó, thân thiết vào sinh ra tử giữa những người đồng bào nơi đây với những chiến sĩ cách mạng cùng chung chí hướng, cùng chung một kẻ thù. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau chia sẻ những miếng lương khô, củ khoai củ sắn trong thời gian khó khăn kháng chiến. Tình cảm mà những người dân nơi đây dành cho những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ của chúng ta không gì có thể nói hết. Nhờ có tình cảm thương yêu che chở của những người dân ở núi rừng Việt Bắc mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mới có thể thành công vẻ vang tới như vậy. Đây là một vùng đất ghi dấu những tháng năm rực rỡ của cuộc những năm kháng chiến. Từng cành cây, ngọn cỏ của nơi đây đều ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của của người dân và các chiến sĩ cách mạng, khi nhớ tới cuộc chiến tranh gian khổ, mười lăm năm tình nghĩa thì tác giả Tố Hữu không kìm nén được cảm xúc của mình.

“Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà, đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu. . . Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy Ta đi, ta nhớ những ngày M ình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi. . . Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờ Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa. . . “

“Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. “

Trong khổ thơ này của bài thơ “Việt Bắc” hiện lên trong mắt người đọc một bức tranh bốn mùa của vùng quê Tây Bắc vô cùng tươi đẹp. Mùa nào cũng đều xinh tươi một bức tranh tuyệt đẹp. Mùa đông với hình ảnh những bông hoa chuối đỏ rực rỡ làm cho bức tranh mùa đông trở nên vô cùng ấm áp. Mùa đông tới thường kéo theo những cơn mưa mùa đông lạnh giá rét buốt, nhưng những bông hoa chuối làm cho bức tranh mùa đông ở núi rừng Việt Bắc trở nên sinh động, ấm áp và tràn đầy sức sống. Chính hình ảnh những bông hoa chuối đỏ thể hiện một niềm tin của tác giả Tố Hữu với niềm tin của tương lai toàn thắng của cả dân tộc. Trong bức tranh mùa xuân những bông hoa mơ nở trắng khu rừng tạo nên một mùa xuân vừa tinh khôi vừa rực rỡ, những bông hoa mơ và đào, hoa mai chính là biểu tượng của mùa xuân thể hiện sự tinh khôi, thể hiện một bức tranh mùa xuân lung linh màu sắc làm xúc động lòng người.

Trong bức tranh mùa hè tác giả Tố Hữu gợi mở một không gian mới bằng tiếng ve kêu suốt mùa hè. Biểu tượng của mùa hè chính là tiếng ve bởi khi ve kêu chính là một biểu tượng ẩn dụ của mùa hè tới. Tiếng về kêu thể hiện sự ấp áp của một khung cảnh vô cùng tươi đẹp đang tới với núi rừng Việt Bắc. Bức tranh màu thu với hình với hình ảnh ánh trăng hòa bình một bức tranh của ước mơ về ngày toàn thắng. Một bức tranh của những tình cảm tha thiết ân tình thủy chung, tình đồng chí đồng đội gắn bó như người thân thiết.

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Ðất trời ta cả chiến khu một lòng. Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà. . . “

Trong khổ thơ này của bài thơ “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu đã tái hiện lại tội ác của giặc, những ngày tháng chiến tranh vô cùng cam go quyết liệt, thể hiện một cuộc chiến tranh nhiều sóng gió, vào sinh ra tử của những người chiến sĩ với kẻ thù. Trong những ngày tháng khó khăn đó người dân của chúng ta đã gắn kết với nhau như là người trong một nhà cùng chung chí hướng mục tiêu chiến đấu.

Ai về ai có nhớ không? Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang. Nắng trưa rực rỡ sao vàng Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công Ðiều quân chiến dịch thu đông Nông thôn phát động, giao thông mở đường Giữ đê, phòng hạn, thu lương Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu. . . Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào. “

Trong đoạn thơ này một bức tranh chia ly kẻ ở người đi giữa những người chiến sĩ cách mạng với những người dân đồng bao dân tộc khiến người đọc vô cùng xúc động. Thông qua những câu thơ ta thấy được khung cảnh chia lay vô cùng bịn rịn, lưu luyến thể hiện niềm bâng khuâng trước khi chia tay vô cùng nghẹn ngào.

Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, tình cảm quân dân gắn bó tha thiết giữa tác giả Tố Hữu của người dân vùng dân tộc Tây Bắc. Thông qua bài thơ ta thấy được tình cảm yêu nước của tác giả Tố Hữu.

Bình Minh

Bố Cục Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu

I . ĐẶT VẤN ĐỀ .

Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng . Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc . Đây là bài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi . Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những ân tình cách mạng , và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người , trở nên gần gũi , đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó .

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .

Mở đầu bài thơ là những lời phảng phất phong vị ca dao, tái hiện cảnh tiễn đưa đầy dùng dằng, quyến luyến . Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn .

Con người đang đứng trước một cuộc biệt li nên câu thơ cũng nhuốm màu li biệt . Tác giả đặt đại từ “mình” và “ta” ở hai đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại : không biết bạn có còn thuỷ chung trước bao đổi thay và cám dỗ của cuộc sống mới . Lòng ngập tràn nhớ thương, người ở lại không nén được lòng mình đã đưa ra những câu hỏi dồn dập : mình có nhớ ta, mình có nhớ không ? …càng làm cho người ra đi thêm lưu luyến , cứ vang lên như một niềm khắc khoải khôn nguôi . Không chỉ đưa ra những câu hỏi, người Việt Bắc còn nhắc lại khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó thiết tha . Mới đọc ta bắt gặp tứ thơ quen thuộc từ ca dao tình yêu nam nữ kiểu như : Mình về có nhớ ta chăng , Ta về ta nhớhàm răng mình cười … trong đó người tình chỉ nhắc đến kỉ niệm mười lăm năm ấy . Nhưng đến cặp lục bát tiếp theo thì nó không còn là tình yêu nữa mà được thay thế bằng tình yêu thương gắn bó với với mảnh đất quê hương Vịêt Bắc . Nhớ núi, nhớ rừng thực chất là nhớ ngọn nguồn của cách mạng . Bốn câu thơ đầu tạo thành hai câu hỏi rất khéo mà mỗi câu hỏi về một khía cạnh khác nhau : thời gian và không gian gói gọn một thời cách mạng, một vùng cách mạng .

Trước tâm trạng, nỗi niềm bộc bạch của kẻ ở, người đi im lặng lắng nghe : Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Người ra đi im lặng là để tri âm, để tiếng ai từ từ ngân vang lắng sâu vào hồn mình cho thật vẹn tròn, đầy đủ . Lặng im nhưng vẫn không kém phần mãnh liệt . Người ở lại nói thiết tha, người đi nghe thiết tha, sự hô ứng ngôn từ này tạo sự đồng vọng trong lòng người . Nhịp thơ lục bát đang đều đặn, nhịp nhàng đến đây như cũng vì chút bối rối ấy trong lòng người mà thay đổi : Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay .

Trong thời khắc chia tay sau một khoảng thời gian dài gắn bó, có biết bao nhiêu kỉ niệm ngọt bùi, sâu nặng, có nhiều điều để nói nhưng khong thể nói đủ, nói trọn vẹn cùng nhau . Vì thế lòng người cũng bâng khuâng, bước chân cũng bồn chồn, và mặc dù người đi không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại nhưng hình ảnh áo chàm và hành động cầm tay nhau im lặng đó trả lời thay tất cả, nó chất chứa cả bề sâu cảm xúc của cả người đi và kẻ ở .

Bao trùm lên tất cả trong tâm trạng của kẻ ở và người đi là nỗi nhớ da diết mêng mang với nhiều sắc thái khác nhau . Người ở lại băn khoăn tự hỏi về lòng thuỷ chung son sắt của người ra đi thì ngược lại người ra đi khẳng định nghĩa tình mãi không phai nhòa trong kí ức . Và cứ thế Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm thật sinh động và cụ thể .

Nhớ đến Việt Bắc là nhớ đến những tháng ngày gian khổ hi sinh : Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù, khó khăn nhiều, gian

khổ cũng lắm nhưng cán bộ và đồng bào đồng cam cộng khổ, cùng có mối thù sâu nặng với quân xâm lược : Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai . Đồng thời nhớ đến Việt Bắc cũng là nhớ đến những nghĩa tình đồng bào sâu nặng . Người về khiến núi rừng cũng trở nên trống vắng, ngẩn ngơ, các điệp từ mình về, mình đi được nhắc đi nhắc lại một cách tha thiết khiến cho không gian, thời gian Việt Bắc hiện ra từ trong khói sương của hoài niệm , của tâm trạng chất chứa nhớ nhung trở nên rõ nét và rõ tình hơn .Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng để như hỏi vào sự trống vắng nay mai của lòng mình . Với thủ pháp đối lập giữa một bên là lau xám với lòng son, giữa hắt hiu và đậm đà , người ở nhấn mạnh sắc độ của nỗi nhớ . Người ở lại còn bày tở nõi lo âu, dự cảm : Mình về mình lại nhớ mình . Ba chữ mình được dùng liên tiếp trong một dòng thơ làm cho ý thơ trở nên đa nghĩa một cách thú vị . Mình ở đây là tôi, là chủ thể của nỗi nhớ, và mình cũng có thể là khách thể của nỗi nhớ . Và biết đâu đó đây lại là lới nhắc nhở người đi liệu rồi có còn nhớ chính bản thân mình . Cả người đi và kẻ ở đều được gói gọn trong một chữ mình tha thiết . Và nói gì đi nữa cả ta và mình đều là những người kháng chiến, đều là cách mạng nên khong tách rời nhau là lẽ dĩ nhiên, là điều dễ hiểu .

Đáp lại những băn khoăn của người ở lại , người ra đi khẳng định một điều đinh ninh tình nghĩa của mình vẫn còn sâu nặng , dẫu có thế nào thì sự keo sơn, gắn bó bền chặt vẫn không phai nhạt theo thời gian : Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh .

Và cụ thể hơn nữa, người ra đi khặng định : Mình đi mình lại nhớ mình và nghĩa tình mãi dạt dào không bao giờ khô cạn : Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu .

Sự gắn bó sâu nặng với Việt Bắc đã làm cho cảnh Việt Bắc tái hiện trong nỗi nhớ của người về xuôi đã đẹp lại càng trở nên đẹp hơn, càng trở nên lung linh huyền ảo . Nỗi nhớ trong lòng người đi day dứt, thiết tha đến độ cồn cào, ám ảnh như nhớ người yêu . Lấy nỗi nhớ trong tình yêu lứa đôi để đo nỗi nhớ về ngọn nguồn kháng chiến, về nghĩa tình cách mạng, đó là một sáng tạo của hồn thơ Tố Hữu . Và cũng chính từ sự gắn bó và nỗi nhớ thương da diết đó, thiên nhiên Việt Bắc mới hiện lên đẹp lộng lẫy như một bức tranh tứ bình về bốn mùa với những nét đặc trưng của Việt Bắc :

Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung .

Trong bề bộn của kí ức và hoài niệm , bức tranh sáng đẹp về Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người về xuôi như một dấu son tươi nguyên những kỉ niệm . Và trong bức tranh thiên nhiên sống động, bừng sáng đó có sự xuất hiện của con người đang cần mẫn lao động: chuốt từng sợ giang, hái măng một mình giữa rừng vàng . Nhưng có lẽ để lại ấn tượng nhất là tiếng hát ân tình thuỷ chung của con người Việt Bắc . Nó vượt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông biển cả của thời gian mà vướng vít bước chân người ra đi . Điệp từ nhớ được lặp lại nhiều lần như khiến cả đoạn thơ bao trùm một tình cảm nhớ thương tha thiết . Nhớ về Việt Bắc là nhớ cảnh nhớ người, nhưng quan trọng hơn là nhớ về cuộc kháng chiến, một Việt Bắc trong kháng chiến thật hào hùng .

Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng . Quân đi điệp điệp trùng trùng ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân quân đỏ đước từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tiết tấu ngân nga, dìu dặt như lời ru đến đây được tác giả phá vỡ để tạo ra một kết cấu khác phi đối xứng làm giọng thơ trở nên gắt, mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân vũ bão . Hệ thống từ vựng mở căng cường độ diễn tả , hình ảnh kì vĩ , ý thơ phóng xa vào viễn cảnh … tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng . Miêu tả cảnh hành quân, nhà thơ sử dụng cụm từ “điệp điệp, trùng trùng” thật chính xác . Còn từ ngữ nào để diễn đạt sức mạnh của đoàn binh tràn đầy nhiệt huyết hơn những từ ấy ? Nó vừa diễn tả vẻ đẹp hùng dũng bên ngoài lại vừa miêu tả sức mạnh quật cường bên trong . Trong những con người hiên ngang ấy, họ không chỉ biết làm bạn với khói lửa đạn bom mà họ còn đôi lúc thả hồn theo trăng sao . Sự hài hoà giữa sự dữ dội và vẻ đẹp lãng mạn đã làm nên sự chói sáng trong tâm hồn người lính . Hình ảnh ánh sao đầu núi mặc dù không mới (Đầu súng trăng treo – Đồng chí – Chính Hữu) nhưng vẫn có sức lay động kì lạ cái phần hồn dân tộc trong mỗi con người Việt Nam .

Và bài thơ khép lại bằng lời khẳng định Việt Bắc mãi là cái nôi, là quê hương của phong trào cách mạng, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của người Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là những nơi còn u ám quân thù .

III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .

Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Tố Hữu viết về nghĩa tình cách mạng . Bài thơ không chỉ là lời chia tay dạt dào xúc cảm mà còn là lời khẳng định đinh ninh sự thuỷ chung son sắt của những người cách mạng , là khúc ca bất tận của tình nghĩa được viết với giọng điệu vừa trữ tình ngọt ngào , vừa sôi nổi thiết tha, trong sáng

Các từ khóa trọng tâm ” cần nhớ ” của bài viết trên hoặc ” cách đặt đề bài ” khác của bài viết trên:

bố cục bài thơ việt bắc

,

Cảm Nhận Về Bài Thơ “Khi Con Tu Hú” Của Nhà Thơ Tố Hữu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý I/ Mở bài

– Cảm nhận chung về tác giả, tác phẩm.

II/ Thân bài 1. Cảm nhận về cảnh đất trời vào hè

– Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui

– Bên cạnh đó có nhiều màu sắc

+ Vàng: Bắp, lúa

+ Xanh: Trời

+ Hồng: nắng

⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ

– Nhiều hương vị:

+ Vị lúa chín

+ Vị ngọt của trái cây

⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết

– Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liêng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

2. Cảm nhận về người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

– Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”

– Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)

III/ Kết bài

– Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

– Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng

Bài mẫu

Tố Hữu viết bài thơ “Khi con tu hú” vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày “ác mộng” bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!

Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

Chim thì “gọi bầy”. Lúa chiêm thì “đương chín”. Trái cây thì “ngọt dần”. Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ “đương chín” và “ngọt dần” gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: “Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn” (Truyện Kiều):

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Giữa chốn ngục tù “lòng sôi rạo rực”, người chiến sĩ trẻ nhớ “tiếng ve ngân”, nhớ màu “vàng” của bắp, nhớ màu “đào” của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”.

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là “ve ngân”. Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:

“Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

(Quốc âm thi tập)

Sau này, trong bài “Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng”.

Sau tiếng ve là màu “vàng” của bắp, là màu “đào” của nắng hiện lên. Chữ “ngân” tả tiếng ve “sôi” lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ “đầy” gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo “lộn nhào” giữa cái mênh mông “cao rộng” của từng không. Hình ảnh con diều “lộn nhào từng không” mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.

“Trời xanh càng rộng càng cao,

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”.

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: “đương chín”, “ngọt dần”, “dậy tiếng ve ngân”, “đầy sân nắng đào”, “xanh, rộng, cao”, “lộn nhào”…

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng ” tinh thần ở ngoài lao” mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã “dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: “muốn đạp tan phòng” xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ “Ngột làm sao / chết uất thôi” với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú “gọi bầy”, khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ”ngoài trời cứ kêu”. Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.

“Khi con tu hú” là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!