Bạn đang xem bài viết Đề Kiểm Tra Môn: Ngữ Văn được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II ĐỀ KIỂM TRA Môn: NGỮ VĂN- LỚP 10 (Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức: + Kiến thức về Tiếng Việt: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản/ + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. + Kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác phẩm văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – MÔN NGỮ VĂN 10 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng 1. Tiếng Việt + Đọc văn: - Phân tích đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật - Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Nhận diện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo yêu cầu của câu hỏi. Vận dụng kiến thức để làm bài tập, phân tích được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong ngữ liệu. Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% 10% điểm =1,0điểm) 20% = 2,0 điểm) 30%= 3,0 điểm 2. Làm văn: Thuyết minh văn học- một đoạn trích trong Truyện Kiều - Xác định đúng yêu cầu của đề. -Nắm được những yêu cầu của bài thuyết minh văn học. - Cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật đoạn trích. - Kết hợp một cách tổng hợp những kiến thức về Tiếng Việt( thể thơ, các phép tu từ, từ loại), Làm văn, Đọc văn trong quá trình cảm nhận và có khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân Số câu: 1 Tỉ lệ: 70% 10% (1,0điểm) 30% ( 3,0 điểm) 30% (3,0 điểm) 70% (7,0 đ) Tổng cộng 20% (2,0 điểm) 50% (5,0điểm) 30% (3 điểm) 10 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011 (Thời gian: 45 phút. Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(3,0 điểm) Phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Câu 2.(7,0 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết minh về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm) ( Ghi chó:- HS không sử dụng tài liệu trong thời gian kiểm tra -GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm về đề bài và bài làm của học sinh). V, XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (3 đ) a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách phát hiện và chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Biết vận dụng một cách hợp lý trong phân tích tác phẩm. b. Yêu cầu về kiến thức Chỉ ra và phân tích được đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua văn bản. Tính hình tượng: bài thơ giúp người đọc hình dung và tưởng tượng cách làm bánh trôi nước, đồng thời qua đó thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ. Tính truyền cảm: bài thơ là lời phê phán, lên án chế độ phong kiến. Ở chế độ xã hội ấy, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình Tính cá thể hóa: Qua bài thơ thấy phong cách thơ Hồ Xuân Hương: mạnh mẽ, quyết liệt và sâu sắc. 1 1 1 Câu 2 (7đ) a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn thuyết minh về vấn đề văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm nổi tiếng của Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm diễn nôm khá thành công. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” diễn tả sâu sắc tâm trạng của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. * Thân bài: Tâm trạng, tình cảnh của người chinh phụ - Tả tâm trạng qua hành động lặp đi lặp lại: hết đứng lại ngồi, hết đi ra ngoài lại vào trong phòng, cuốn rèm lên - Tả nội tâm qua ngoại cảnh: người chinh phụ đối diện với ngọn đèn, nàng muốn giãi bày tâm sự, nàng tin rằng chỉ có ngọn đèn biết tâm sự của mình. Nhưng rồi nàng lại phủ nhận: Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi Ngọn đèn soi bóng lẻ ấy từng xuất hiện trong nỗi nhớ của ca dao: Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt. Rồi da diết, khắc khoải trong tâm trạng Thúy Kiều: Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi - Nhớ nhung khiến người chinh phụ có cảm giác thời gian trở nên lê thê, không gian thì mênh mông, xa thẳm. Nàng không thể gửi được nỗi nhớ tới người chồng ở biên ải. - Nội tâm của người chinh phụ còn được biểu hiện qua những hành động gắng gượng: đốt hương, soi gương,đánh đàn. Nhưng mọi cố gắng không thể xóa được sự chi phối của nỗi nhớ: + Gượng đốt hương nhưng hồn người như tan theo hương + Gượng soi gương nhưng nước mắt tuôn rơi đầy đau khổ + Gượng ôm đàn mà run, mà đau * Nghệ thuật Tả nội tâm qua nhiều khía cạnh Cách dùng nhiều từ láy * Kết bài: Khái quát lại nội dung của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. 0.5 1.25 1.25 1.25 1.25 1 0.5 TỔNG ĐIỂM 10Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Ngữ Văn Lớp 7
Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7
Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
Cùng hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 thông qua ” Đề thi kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7” của chúng tôi. Với 25 câu hỏi trắc nghiệm khách quan sát với nội dung chương trình học sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những nội dung đã học, từ đó nắm chắc bài giảng hơn. Chúc các em làm bài tốt!
Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: ” Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình” được thêm vào trong câu để làm gì?
Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.
Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật )
Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”
Đáp án đúng của hệ thống
Trả lời đúng của bạn
Trả lời sai của bạn
Đề Kiểm Tra Học Kì I Lớp 7 Môn Ngữ Văn
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn dành cho học sinh THCS lớp 7 là tài liệu tham khảo dành cho thầy cô và các em học sinh. Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 có đáp án này nhằm ôn tập và chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì 1 sắp diễn ra. Hi vọng đề thi này sẽ giúp các em luyện tập, ôn thi học kì hiệu quả nhất.
Làm bài test Online: Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Ngữ văn – Đề số 1
Câu 1. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
A. Cuộc chia tay của hai anh em
B. Cuộc chia tay của hai con búp bê
C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ
D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.
Câu 2. Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
Câu 3. (Câu này có nhiều đáp án đúng; nên hãy khoanh hết những câu đúng):
Nghĩa của thành ngữ có thể:
A. Bắt nguồn gián tiếp từ nghĩa đen.
B. Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen các từ của các từ tạo nên nó.
C. Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa.
D. Bắt nguồn gián tiếp từ nghĩa đen và rất dễ hiểu.
Câu 4. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời….nước, nước mà…non
A. xa- gần
B. đi – về
C. nhớ – quên
D. cao – thấp.
Câu 5. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. quốc kì
B. sơn thủy
C. giang sơn
D. thiên địa
Câu 6. Điền các quan hệ từ theo thứ tự nào cho phù hợp với đoạn văn sau:
“…Dế Choắt tắt thở. …tôi thương lắm. …thương…ăn năn tội mình. …tôi không trêu chị Cốc …đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài)
A. thế rồi; vừa; vừa; giá; thì.
B. vừa; thế rồi; vừa; giá; thì.
C. thì; thế rồi; vừa; vừa; giá.
D. giá; thì ; vừa; vừa ; thế rồi.
Câu 7. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy?
A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.
B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ
C. Xám xịt; thăm thẳm, xa xôi
D. Xám xịt; đo đỏ; tốt tươi.
Câu 8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Thi nhân”?
A. Nhà văn
B. Nhà thơ
C. Nhà báo
D.Nghệ sĩ.
II/ Tự luận (8 điểm):
Câu 9 (2 điểm) Chỉ ra điệp ngữ trong câu văn sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
Câu 10 (1 điểm)
Chép thuộc lòng và chính xác bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ này? (Bài viết không quá 15 dòng )
Câu 11: (5 điểm ): Viết về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô, giáo, ..)
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Văn 7 số 1
II/ Tự luận (8 điểm ):
Chép chính xác bài thơ “Cảnh khuya”
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Nêu được cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ: Thể thơ tứ tuyệt, ngôn ngữ thuần Việt, lời thơ giàu hình ảnh, cảm xúc, cách miêu tả độc đáo, sử dụng nghệ thuật so sánh, điệp từ, cách ngắt nhịp độc đáo.
– Nêu được cảm nhận về nội dung bài thơ: Tình yêu tha thiết với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và
1.Mở bài:
Giới thiệu người thân của em là ai? Quan hệ với em như thế nào?
2.Thân bài:
– Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ.
– Nêu lên sự gắn bó với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.
– Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình.
3. Kết bài:
– Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em về người thân
– Những hứa hẹn, mong ước của em về người
Đề thi Văn 7 học kì 1 năm 2020 số 2
I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Hồi kèn xung trận
B. Khúc ca khải hoàn
C. Áng thiên cổ hùng văn
D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
A. Phò giá về kinh
B. Bài ca Côn Sơn
C. Bánh trôi nước
D. Qua Đèo Ngang
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Quang Trung đại phá quân Thanh.
4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?
A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
A. Giang sơn
B. Sông núi
C. Đất nước
D. Sơn thuỷ
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc
B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp
C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc
D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?
A. Phò giá về kinh
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Cảnh khuya
D. Rằm tháng giêng
8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ
D. Trạng ngữ
10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:
“Con cá đối bỏ trong cối đáCon mèo cái nằm trên mái kèo”
A. Từ ngữ đồng âm
B. Cặp từ trái nghĩa
II. Tự luận (7, 5 điểm)
C. Nói lái
D. Điệp âm
MA TRẬN ĐỀ THI ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Cho câu thơ: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).
1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ?
2. Bài thơ em vừa chép, tác giảđã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?
3. Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ ” ta với ta”. Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai?
4. Cùng cách viết ” ta với ta” nhưng về cách hiểu hai cụm từ ở hai bài thơ có giống nhau không? Vì sao?
5. Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn.
Đáp án đề thi Văn 7 học kì 1 năm 2020 số 3
– Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở câu thơ sau:
Bác đến chơi đây, ta với ta!
+ ta 1: chỉ tác giả
+ ta 2: chỉ người bạn đến chơi
– Tác dụng: Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe.
– So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau:
– Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”.
– Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt:
+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn.
+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.
Hình thức bài văn: bố cục 3 phần
I. Mở bài: Giới thiệu về tình bạn
II. Thân bài: Nội dung: tình bạn
– Cơ sở tình bạn: xây dựng bằng tình cảm vô tư, chân thành, trong sáng
– Biểu hiện tình bạn: gắn bó, chia sẻ, cảm thông, tin tưởng …
– Liên hệ bản thân
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về tình bạn
Đề 6 Kiểm Tra 1 Tiết Môn: Ngữ Văn 6 Tiết: 28
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.
II. Hình thức đề kiểm tra:
– Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
2. Thời gian: 45 Phút.
Ngày soạn :..................... Ngày thực hiện :.............. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 6 Tiết: 28 I. Mục đích kiểm tra: Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích. II. Hình thức đề kiểm tra: 1. Hình thức: - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 2. Thời gian: 45 Phút. III. Thiết lập ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Văn học dân gian (Truyền thuyết và Cổ tích) - Nhớ được thể loại truyện. - Nhớ được các nhân vật trong truyện - Nhớ được đặc điểm truyện cổ tích, truyền thuyết. - Hiểu được dụng ý của tác giả; ý nghĩa của hình tượng; giá trị nội dung của truyện. - Phân biệt được thể loại truyền thuyết với cổ tích. - Giải thích được cách hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của truyện. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện. Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ % : Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 9 Số điểm: 10 Tỷ lệ 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾT: 28 ( Theo PPCT) I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu1 : Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyện truyền thuyết? A. Thạch Sanh; C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. B. Cây bút thần; D. Em bé thông minh. Câu 2 : Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì ? A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông. C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai. D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống. Câu 3: Yếu tố kì ảo có vai trò chính nào trong truyện cổ tích ? A. Giải thích các sự vật hiện tượng. Thể hiện ước mơ công bằng, tạo kết thúc có hậu cho câu chuyện. Phù trợ cho những người bất hạnh. Tạo kết thúc có hậu, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Câu 4 : Tác giả kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kỳ để chiến thắng thiên nhiên. B. Thoả mãn ước mơ có sức mạnh thần kỳ để chiến thắng giặc ngoại xâm. C. Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống. D. Ca ngợi phẩm chất , tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động . Câu 5 : Lựa chọn các nhân vật ở cột (A) tương ứng với các văn bản ở cột (B), sau đó điền sang cột (C) 🙁 1 điểm) A B C 1. Sứ thần, em bé 2. Mị Nương,vua Hùng Vương thứ 18. 3. Chằn tinh, Thạch Sanh 4. Sứ giả, Thánh Gióng. a. Thạch Sanh b. Thánh Gióng c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. d. Bánh chưng, bánh giầy. e. Em bé thông minh. - Nối 1 với... - Nối 2 với... - Nối 3 với... - Nối 4 với... II/ Tự luận: (7điểm) Câu 1: (2 điểm). Hãy nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? Câu 2: (1 điểm). Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì ? Câu 3: (4 điểm). Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết : Tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh . .....................Hết........................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ Văn 6 TIẾT: 28 ( Theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C A B C mỗi câu đúng 0.5 điểm tổng 2đ Câu 5 : Mỗi ý đúng được 0,25đ tổng 1đ ( ghép sai mỗi ý trừ 0,25 điểm) A B C 1. Sứ thần, em bé 2. Mị Nương, vua Hùng Vương thứ 18. 3. Chằn tinh, Thạch Sanh 4. Sứ giả, Thánh Gióng. a. Thạch Sanh b. Thánh Gióng c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. d. Bánh chưng, bánh giầy. e. Em bé thông minh. 1-e 2-c 3-a 4-b II / Tự luận: 7 điểm Câu 1 : So sánh truyền thuyết và cổ tích: ( 2 điểm): * Giống nhau: - Là truyện dân gian, có yếu tố kì ảo hoang đường: 0,5 đ * Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích - Nhân vật: - Mục đích: + Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. 0,25đ + Có cốt lõi lịch sử. 0,25đ + Là người bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, động vật. 0,25đ + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lòng nhân ái, lẽ công bằng0,25đ Câu Nội dung Điểm 2 H/s nêu được các ý cơ bản sau : Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, mong ước của người Việt cổ chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 1đ 3 Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sau: - Là đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng, trình bày lưu loát, sạch sẽ, mạch lạc. - Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của chi tiết : Tiếng đàn thần kì trong đó cần nêu được cụ thể là : + Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan, giải thoát, giúp công chúa khỏi câm, giúp Thạch Sanh vạch mặt Lí Thông, giúp đánh giặc. 1đ 1,5đ 1,5đ .....................Hết.........................Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Kiểm Tra Môn: Ngữ Văn trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!