Bạn đang xem bài viết Đề Kiểm Tra Văn 8 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tôi đi học
Nhận diện được thể loại
Hiểu được ý nghĩa văn bản
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
2
0,5
5%
– Trong lòng mẹ
– Tức nước vỡ bờ
Xác định được tác giả
Trình bày hiểu biết về tác giả
Mục đích chính của tác giả trong chi tiết.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
2,0
20%
1
0,25
2,5
3
2,5
25%
–Tức nước vỡ bờ
– Lão Hạc
Xác định được nhân vật chính
– Hiểu nguyên nhân sâu xa cái chết của Lão Hạc
-Hiểu xác định được biện pháp tu từ trong câu văn cụ thể.
Hiểu về số phận và phẩm chất của nhân vật chị Dậu- Lão Hạc
– Nhân vật điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
– Điền vào chỗ trống
Tóm tắt được đoạn trích
Suy nghĩ của ông giáo về cái chết của lão Hạc
1
0,25
2,5%
2
0,5
5%
1
2,0
20%
2
0,5
5%
1
3,0
30%
1
0,25
2,5%
8
6,5
65%
Văn học nước ngoài
Khi nào mất đi
các lần mộng tưởng
Tác phẩm nghệ thuật kiệt tác
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
2
0,5
5%
Tổng số câu:
Sốđiểm:
Tỉ lệ %
4
1,0
10%
1
2,0
20%
4
1,0
10%
1
2,0
20%
2
0,5
5,0%
1
3,0
30%
2
0,5
5,0%
15
10
100%
II. Đề ra
Mã đề 1
Phần 1: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí B.Truyện ngắn trữ tình D. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
Câu 2: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác ?
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng
Câu 3: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
A. Chị Dậu B. Anh Dậu C. Người nhà lí trưởng D. Cai lệ
Câu 4: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?
A. Khi trời sắp sáng. B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng
C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi các que diêm tắt.
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?
A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo.
B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 6: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn
cái chết?
A. Lão Hạc ăn phải bã chó.
B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
C. Lão Hạc rất thương con.
D. Lão Hạc không muốn liên luỵ đến mọi người.
Câu 7: Trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa B. Nói giảm nói tránh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 8: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
B. Tác phẩm đó phải độc đáo.
C. Tác phẩm đó phải có bề thế.
D. Tác phẩm đó phải đẹp.
Câu 9 : Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
Câu 10: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “…………là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
A. Truyện ngắn B. Thơ trữ tình C. Tiểu thuyết D. Hồi kí
Câu 11: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì?
A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
B. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng : vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
C. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
Câu 12 : Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?
Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.
Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.
Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.
Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.
Phần 2 : Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng ?
Câu 2 (3,0 điểm) Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng.
Mã đề 2
Phần 1: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
A. Anh Dậu B. Chị Dậu C. Người nhà lí trưởng D. Cai lệ
Câu 2: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra. B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng
C. Khi trời sắp sáng. D. Khi các que diêm tắt.
Câu 3:Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn trữ tình B. Bút kí D. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
Câu 4: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác ?
A. Thanh Tịnh B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Nam Cao
Câu 5: Trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nói giảm nói tránh
Câu 6: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải độc đáo.
B. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
C. Tác phẩm đó phải có bề thế.
D. Tác phẩm đó phải đẹp.
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?
A. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
B. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo
C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên
Câu 8: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn
cái chết?
A. Lão Hạc ăn phải bã chó.
B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
C. Lão Hạc không muốn liên luỵ đến mọi người.
D. Lão Hạc rất thương con.
Câu 9: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “…………là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Thơ trữ tình D. Hồi kí
Câu 10 : Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Câu 11 : Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?
A. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.
Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.
Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.
D. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.
Câu 12: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì?
A. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng : vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
B. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
C. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
Phần 2 : Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố ?
Câu 2 (3.0 điểm) Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Lão Hạc” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng.
III. Đáp án và biểu điểm
Phần 1: Trắc nghiệm ( 3,0 điểm): mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm
Mã đề 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
A
D
B
C
B
A
D
C
B
A
Mã đề 2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
A
C
D
B
A
D
B
C
D
A
Phần II. Tự luận ( 7,0 điểm)
Câu
Kiến thức cần đạt
Điểm
Mã đề 1
1
– Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng .
– Quê : Thành phố Nam Định, trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở Hải Phòng.
– Ông được coi là nhà văn của những người lao động nghèo khổ .
– Nhà văn được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Anh Dậu bị ốm nặng đến nỗi còn run rẩy chưa kịp húp được ít cháo nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới, quát tháo om sòm. Anh Dậu lăn ra bất tỉnh, chúng còn mỉa mai. Chị Dậu nhẫn nhịn nhưng tới khi chúng cố tình hành hạ chồng chị và cả bản thân chị thì chị đã vùng lên chống trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu không cân sức cuối cùng phần thắng đã thuộc về chị khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ.
3,0
3
(Dùng chung cho cả hai đề)
–
– – Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc.
– Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, tự trọng giàu tình thương yêu.
– Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình.
– Người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu
Mã đề 2
Điểm
1
– Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà – Từ Sơn – Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội).
– Xuất thân là một nhà nho gốc nông dân.
– Là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng.
– Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
3,0
TIẾT 38-39 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I.MỤC TIÊU
– Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
– Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
II.CHUẨN BỊ
GV: Đề bài
HS: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2.Giới thiệu bài mới
3. Nội dung bài mới
* Đề bài Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
*. Dàn ý
Mở bài
Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn.
Thân bài
Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm.
– Yếu tố kể:
+ Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.
+ Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.
+ Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua.
* Yếu tố tả:
+ Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.
+ Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.
* Yếu tố biểu cảm:
Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.
Kết bài Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giờ tái phạm
( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.)
*.Biểu điểm
– Điểm giỏi: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt.
– Điểm khá: Tương đối đủ ý; diễn đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả.
– Điểm TB; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,..
– Điểm yếu: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả.
Đề Kiểm Tra 15 Phút Môn Ngữ Văn 8
Trắc nghiệm ngữ văn lớp 8 có đáp án
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 có đáp án
VnDoc mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo bài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 8 – Văn bản Lão Hạc không chỉ tìm hiểu chi tiết tác phẩm mà còn làm quen các câu hỏi trắc nghiệm môn Văn lớp 8 khác nhau, chuẩn bị cho bài thi giữa kì 1 lớp 8 chính thức.
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 có đáp án với các bài trắc nghiệm Ngữ văn 8 phân bổ theo chương trình học SGK môn Ngữ văn lớp 8 do VnDoc tổng hợp và biên soạn, là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập lớp 8.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: – Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !– Cụ bán rồi ?– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:– Thế nó cho bắt à ?Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
Trong đoạn văn trên, tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
” Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận.“
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?
Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì: ” Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một con người thế ấy!…Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!…Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn…” ( Lão Hạc, Nam Cao)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: – Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !– Cụ bán rồi ?– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:– Thế nó cho bắt à ?Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
Từ nào thay thế được từ ” đi đời” trong câu ” Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”?
Đáp án đúng của hệ thống
Trả lời đúng của bạn
Trả lời sai của bạn
Đề Cương Kiểm Tra Văn 6, 7, 8 Hk2 Nh 2022
Phòng GD ĐT Bù Đăng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN 6, NĂM HỌC 2017-2018PHẦN I, VĂN BẢN1, VB Bài học đường đời đầu tiên -Tô Hoài (một số câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB)2, Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh (một số câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB)3, Đêm nay bác không ngủ – Minh Huệ (học thuộc thơ , câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB )4, Lượm -Tố Hữu (học thuộc thơ , câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB )5, Cô Tô – Nguyễn Tuân (một số câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB )6, Cây tre Việt Nam – Thép Mới (một số câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB )PHẦN II, TIẾNG VIỆT 1, So sánh ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )2, Nhân hóa ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )3, Ẩn dụ ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )4, Hoán dụ ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )5, Các thành phần chính của câu ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )6, Câu trần thuật đơn ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )
PHẦN III, TẬP LÀM VĂN
Đề 1, Tả lại hình ảnh một thầy cô giáo đang say sưa giảng bàiĐề 2, Cây phượng ở sân trường em đã nở hoa,báo hiệu mùa hè sắp đến. Hãy tả lại quang cảnh đó và nói lên suy nghĩ của mình.Đề 3, Tả lại hình ảnh người mẹ của em trong một lần em bị ốm .Đề 4, Tả hình ảnh ngôi trường em đang học. Đề 5, Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, hãy tả một khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời.
Phòng GD ĐT Bù Đăng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN 7, NĂM HỌC 2017-2018PHẦN I, VĂN BẢN1, VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh (một số câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB)2, Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm văn Đồng (một số câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB, cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua văn bản)3, Ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh ( câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB )4, Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn ( câu hỏi hiểu VB, ý nghĩa VB, )PHẦN II, TIẾNG VIỆT 1, Rút gọn câu ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )2, Câu đặc biệt ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )3, Thêm trạng ngữ cho câu ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )4, Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )5, Dùng cụm chỉ – vị để mở rộng câu ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ,làm bài tập vận dụng )6, Liệt kê ( thuộc khái niệm, nêu ví dụ, làm bài tập vận dụng )
PHẦN III, TẬP LÀM VĂN
Đề 1, Chứng minh lối sống ỷ lại, thụ động là một lối sống không tốtĐề 2, Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.Đề 3, Giải thích nội dung bài ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đề 4, Bạn em chỉ ham trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng: thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận. Vì thế chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên.Đề 5, Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi caoEm hiểu câu ca dao trên như thế nào? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân.
Phòng GD ĐT Bù Đăng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN 8, NĂM HỌC 2017-
Đề Kiểm Tra Văn (Tiết 41)
ONTHIONLINE.NET ĐỀ KIỂM TRA VĂN ( Tiết 41) I / MA TRẬN Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Tự luận Tự luận Tự luận Câu Điểm Tên tác gỉa- tác phẩm Câu 1(2đ) 1 2 Ngôi kể- thể loại Câu2(1đ) 1 1 Tóm tắt NT-ND văn bản Câu4(2đ) 1 2 Phát biểu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Câu5(5đ) 1 5 Tổng số câu 2 1 1 4 10 Tổng số điểm 3 2 5 II / ĐỀ RA : Câu 1 : Ghi tên 4 văn bản - tên tác giả Truyện kí Việt Nam đã học từ đầu học kì I đến nay? (2 Điểm) Câu 2 : Xác định ngôi kể, thể loại văn bản " Trong lòng mẹ " (1 Điểm) Câu 3 : Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích " C ô bé bán diêm " (2 Điểm) Câu 4 : Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?(5 Điểm) --------------------Hết--------------- III ĐÁP ÁN: Câu 1 : HS trả lời đúng- đủ tên các văn bản - tên tác giả Truyện kí Việt Nam đã học từ đầu học kì I đến nay Văn bản " Tôi đi học"- Thanh Tịnh (0.5đ) . đoạn trích" Trong lòng mẹ " - Nguyên Hồng.(0.5đ) " Lão Hạc" - Nam Cao,(0.5đ) . đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " - Ngô Tất Tố. (0.5đ) Câu 2 : HS xác định đúng ngôi kể văn bản " Trong lòng mẹ " Ngôi kể văn bản " Trong lòng mẹ " là ngôi thứ nhất. nhân vật kể chuyện xưng Tôi.(0.5đ) Thể loại văn bản: Hồi kí . (0.5đ) Câu 3: Học sinh tóm tắt đúng nội dung ,nghệ thuật đoạn trích " Cô bé bán diêm". * Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn : Tương phản , đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng , các tình tiết diễn biến hợp lý (1 đ) * Nội dung : Phản ảnh số phận bất hạnh của một em bé nghèo khổ.(1 đ) Câu 4 : 1, Về nội dung: Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao và Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " của ngô Tất Tố đã lâm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến ( 0,5) - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sông của họ vô cùng nghèo khổ.( 2 đ ) + Lão hạc một nông dân già cả sống côi cút nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội củng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt ông đã tìm đế cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. + Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực. - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....( 1,5 đ ) + Lão Hạc Sống cần cù chăm chỉ và lão tìm đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo + Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên dể bảo vệ. Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đă làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đòng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ..( 1 đ ) 2, Về hình thức : - Bài viết mạch lạc , bố cục rõ ràng, đúng kiểu loại - Sử dụng đúng ngữ pháp , viết đúng chính tả Giáo viên ra đề: Cung Đình Ngọc Họ và tên. Lớp: 8 BÀI KIỂM TRA ( Tiết 41) Môn: Văn .Thời gian: 45 ph Điểm: Lời phê của thầy (cô) Câu 1 : Ghi tên 4 văn bản - tên tác giả Truyện kí Việt Nam đã học từ đầu học kì I đến nay? (2 Điểm) Câu 2 : Xác định ngôi kể, thể loại văn bản " Trong lòng mẹ " (1 Điểm) Câu 3 : Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích " C ô bé bán diêm " (2 Điểm) Câu 4 : Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?(5 Điểm) Bài làm
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Kiểm Tra Văn 8 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!