Xu Hướng 12/2023 # Để Ôn Tập Số 3 Phần 1 Đọc # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Để Ôn Tập Số 3 Phần 1 Đọc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gia sư QANDA – Thanh Trúc

1 Tố Hữu sáng tác bài thơ “Khi con tu hú” tại Huế vào tháng 7/1939. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) Thể thơ lục bát 2 Biểu cảm Nội dung: Đoạn thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy 3 Câu cảm thán 4 Ý nghĩa: cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng, tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này 5 Đoạn thơ trên đã để lại cho em nhiều suy ngẫm. Tiếng chim nhắc nhớ đến mùa hè và tạo nên sự xao động lớn trong tâm hồn thi sĩ. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người biết tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước. Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi. Qua đoạn thơ thể hiện cảm giác uất hận cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc.

Phim 2 Ngày 1 Đêm (Phần 3) Ep Tập 269

2 Ngày 1 Đêm – chương trình huyền thoại của các show giải trí Hàn Quốc, chương trình hoang dã, vui nhộn, chân thật thuộc hàng bậc nhất, chương trình có lượng rating đáng mơ ước. Tiếp nối sự thành công của mùa thứ 1, các thành viên cũ và mới của mùa thứ 2 đã lên đường, tiếp tục mang đến cho khán giả những thước phim vui nhộn, ấm áp và trên tất cả là giới thiệu những cảnh đẹp của Hàn Quốc tới những ai đam mê du lịch.

Tập 1 của Mùa 3 là = Tập 322 của tổng cả 3 mùa.

Tập 201-203 : Choo Mi-ae, Ryu Seung-ryong, Ha Seok-jin, Hyojung (Oh My Girl), Kal So-won Tập 198-201 : Jung Yong-hwa (CNBLUE) Tập 193-195 : Kim Shin-young, Narsha (Brown Eyed Girls), Goo Hara, Yura (Girl”s Day), Kyungri (Nine Muses), Chaeyeon (DIA) Tập 188-190 : Shim Jin-hwa Tập 185-186 : Choi Bool-am, Yoo Min-sang, Moon Se-yoon Tập 178-179 : Kim Joon-ho, Cho Jun-ho, Cho Jun-hyun, Yang Jeong-won Tập 176-177 : Lee Hyang, Jung Min-cheol, Jun Hyun-moo Tập 168-169 : Choi Soo-jong Tập 165-167 : UV, Park Na-rae, Roy Kim, Akdong Musician (AKMU), Kwak Jin-eon Tập 162-164 : Lee Jong-hyun (CNBLUE) Tập 160-162 : Choi Bool-am, Kim Heung-gook, Lee Kye-in, Kim Joo-hyuk Tập 156-157 : Lee Hyang Tập 154-155 : Park Seo-joon, Park Hyung-sik (ZE:A), Minho (SHINee) Tập 151-153 : Koyote (Shin Ji, Bbaek Ga) Tập 148-150 : Kim Yoo-jung Tập 146-148 : Yoo Ji-tae, Jung Myung-hoon Tập 140-141 : Song Hye-kyo, Ahn Jae-wook Tập 136-139 : Park Bo-gum, Kim Jun-hyun Tập 134-136 : TWICE (on ep 135), Lee Ji-yeon, Jo Woo-jong, Han Joon-hee, Lee Young-pyo, Yeo Hong-chul, Ha Tae-kwon, Choi Byung-chul Tập 127-129 : Heo Jun, Jo Eun-jeong, Lee Chun-soo Tập 121-123 : Yoon Shi-yoon Tập 118-120 : Han Hyo-joo Tập 110-112 : Park Na-rae, Jang Do-yeon, Lee Guk-joo Tập 104-106 : Cha Soo-chan, Cha Tae-eun, Cha Su-jin Tập 101-103 : Shin-Soo Choo Tập 96-98 : Kim Seolhyun (AOA), Kim Sung Shil Tập 91-93 : Ryohei Otani, Park Joon Hyung, Henry, John Park Tập 89-91 : Choo Sung-hoon, Kim Dong-hyun Tập 84-86 : Infinite, Beast, Apink Tập 76-78 : Moon Geun-young, Park Bo-young, Girl”s Day Minah, Shin Ji, Lee Jung-hyun, Kim Sook Tập 70-72 : Kim Min Seo Tập 67-69 : Jo Se-ho, Raymon Kim, Kang Leo, Lee Yeon Bok, Kim Min-joon, Sam Hammington Tập 65-66 : Joon Park, Jang Dong-min Tập 63-64 : Kang Min-kyung (Davichi) Tập 58-60 : Jang Dong-min Tập 56-58 : Kim Dong-sung, Raymon Kim Tập 50-51 : Apink Tập 48-49 : Sam Kim, Raymon Kim Tập 40-42 : Jo In-sung, Kim Ki-bang, Kim Jong-do, Kim Je-dong, Chun Myung-hoon, Roy Kim, Ryu Jeong-nam, Mino Tập 38-39 : Park Seong-ho Tập 36-37 : Shin Se-kyung Tập 32-33 : Park Taeho, Oh Na-mi, Kim Hye-seon Tập 30-31 : Jeong Da-eun, Sistar Tập 28-29 : AOA Jimin, Choa, Seolhyun Tập 23-24 : Eun Jiwon (SechsKies) Tập 15-17 : Hong Kyung-min Tập 13-14 : Park Shin-hye Tập 11-12 : Yoo In-na Tập 7-8 : Rain Tập 3-5 : Hyuna (4Minute) Tập 1-2 : Suzy (Miss A)

khách mời có thể xuất hiện rất chóng vánh chỉ vài phút trong 1 chuỗi tập, nhiều tập không có khách mời chính thức.

15 Đề Văn Đọc Hiểu Văn Bản Ôn Thi Thpt Quốc Gia (Phần 1)

VĂN BẢN 1

Ta là con của phù sa Cha là đất nước. Mẹ là quê hương Còn nghe máu thấm biên cương Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan Ta là con của Việt Nam Theo cha xuống biển tự ngàn năm xưa Lên rừng thờ mẹ Âu Cơ Đem xương máu dựng cõi bờ hôm nay

(Tổ quốc nơi biên thùy, Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Còn nghe máu thấm biên cương – Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan”. Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự tôn dân tộc của mỗi công dân.

VĂN BẢN 2

Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết.

[…] Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế.

Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường rải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.

Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay rây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy.

(Trở về, Thạch Lam)

Theo ông O’Callaghan, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thiệt hại lớn cả về tài sản và môi trường ở Việt Nam. Nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP.

Báo cáo cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa với Việt Nam ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100. Hiện tượng ngập lụt sẽ xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và ven biển miền Trung. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1oC/thập kỷ. Trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 – 0,3oC/thập kỷ.

Ngoài ra, theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế đang bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Dự báo đến đến năm 2050, khả năng tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tới 1 triệu người phải di dời do những yếu tố lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại nhiều lần. (Dẫn theo http://www.danang.gov.vn/)

VĂN BẢN 4

Gửi các bậc phụ huynh kính mến!

Khi kỳ thi của các con đang tới gần, chúng tôi biết rằng, các vị đang mong ngóng con mình sẽ có được kết quả tốt nhất! Tuy nhiên, xin quý vị hãy nhớ rằng, trong số các con – những người có mặt tại kỳ thi này, sẽ có người trở thành một nghệ sỹ. Và một nghệ sỹ thì không cần hiểu sâu về môn Toán học.

Có người sẽ trở thành doanh nhân – và công việc này không cần phải quá giỏi về Lịch sử hay Văn học Anh.

Có người sẽ trở thành một nhạc sỹ và với họ, Hóa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Có người sẽ trở thành vận động viên – công việc này đòi hỏi có sức khỏe, thể chất tốt, chứ không cần quá giỏi về bộ môn Vật lý, giống như Schooling của chúng ta (là vận động viên bơi lội của đội tuyển Singapore vừa đoạt Huy chương vàng tại Olympic Rio 2023).

Nếu con của bạn đạt điểm cao, đó là một điều thật tuyệt vời! Nhưng nếu con không thể hoàn thành tốt kỳ thi của mình thì xin quý vị đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con!

Hãy nhẹ nhàng nói với con bạn rằng: Ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Và con được sinh ra trong cuộc đời này cho nhiều thứ lớn lao hơn nó.

Và cuối cùng, tôi xin quý vị đừng bao giờ nghĩ rằng, chỉ có kỹ sư hay bác sỹ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này!

Trân trọng

Hiệu trưởng

(Trích bức thư của hiệu trưởng Singapore gửi phụ huynh – Dẫn theo http://danviet.vn/)

VĂN BẢN 5

Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo 1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.

2. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân. (Theo Bộ luật Dân sự của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động – xã hội, 2012)

VĂN BẢN 6

Nhớ Lời một chiến sỹ lái xe Cái vết thương xoàng mà đi viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

(Phạm Tiến Duật, 1969)

VĂN BẢN 7

F. Duncan Haldane, giáo sư trường Đại học Princeton, Mỹ nhận tin giành giải thưởng Nobel Vật lý 2023 cùng hai nhà khoa học khác vào lúc 4 rưỡi sáng ngày 4/10 tại nhà riêng. Ngay sau đó, ông vẫn tiếp tục công việc mỗi sáng thứ ba của mình, đó là giảng dạy tại lớp nghiên cứu sinh của Đại học Princeton. Khi giáo sư Haldane bước vào giảng đường Jadwin, nơi ông có bài giảng về điện từ, các sinh viên trong lớp đã vỗ tay và reo hò chúc mừng ông.

“Tất nhiên rồi, đó là nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công việc của mình”, Haldane chia sẻ. Ông cho biết dù là ngày quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình thì ông vẫn phải có trách nhiệm với sinh viên. “Bất cứ ai trong số họ cũng có thể là người tìm ra những điều mới mẻ, vĩ đại và giành giải Nobel sau này”, Haldane nói. Giáo sư Haldane sinh ra ở thành phố London, Anh. Ông nhận bằng tiến sỹ tại trường Đại học Cambridge và bắt đầu làm việc tại trường Đại học Princeton từ năm 1990. Ông nhận giải thưởng Nobel Vật lý 2023 cùng với hai nhà khoa học khác, David Thouless đến từ Đại học Washington và J.Michael Kosterlitz, trường Đại học Brown, cho những nghiên cứu về “vật chất lạ” của họ. David Thouless giành một nửa giải thưởng, trong khi Ducan Haldane và Michael Kossterlitz chia nhau nửa giải thưởng còn lại, mỗi người nhận được khoảng 232.500 USD.

“Tôi sẽ phải trả rất nhiều cho Sở Thuế vụ Mỹ”, Haldane hài hước trả lời khi được hỏi về dự định sử dụng phần thưởng của mình.

(Dẫn theo http://khoahoc.tv/)

Câu 1. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Đặt tiêu đề cho văn bản. Câu 3. Qua vănbản, anh(chị) có nhậnxét gì về conngười củaF.DuncanHaldane. Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Tất nhiên rồi, đó là nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công việc của mình” của F. Duncan Haldane khi ông nhận giải Nobel cao quý.

VĂN BẢN 8

Bàn về chuyện tự học Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Ai mà chẳng học của người khác! Làm gì có ai không nhờ người khác mà biết được phần lớn những gì mình biết? Trước tiên, người ta học mẹ mình, rồi đến bố mình, rồi đến những người sống quanh. Và nếu không nhớ điều đó mà nói rằng tự mình tìm biết lấy mọi sự thì đúng là cực kỳ ngu dại, hợm hĩnh và vô ân.

Cho nên, phải hiểu hai chữ “tự học” theo một nghĩa hẹp hơn rất nhiều, kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Và nếu có ai không được một người thầy trực tiếp dạy bảo cho một cái gì đấy, thì cũng có những người thầy gián tiếp dạy mình bằng tấm gương của cách sống và cách hành động của họ. Tấm gương ấy có thể tích cực hay tiêu cực: những hành vi xấu xa hay đáng ghét mà ta chứng kiến và thể nghiệm từ người khác cũng bổ ích cho ta không kém gì những hành vi tốt đẹp, nếu ta nhờ cái “tính bản thiện” vốn có của con người mà biết ghét cái xấu và yêu cái tốt.

Trên con đường học vấn của người tự học nhan nhản những cạm bẫy cực kỳ nguy hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ lệch lạc hoặc chứa những lỗ hổng rất lớn mà bản thân họ không hay biết.

Với người tự học, khả năng vẫn nhầm lẫn lớn hơn rất nhiều so với người được đào tạo chính quy. Vì sự phản biện trong cảnh cô đơn là việc cực kỳ khó khăn.

Người có học vấn thực sự, nhờ đã trải qua những bước đường gian nan, cực nhọc để có được những tri thức mà trước kia mình tưởng rất dễ, biết rằng những điều mình học được chỉ như hạt muối bỏ bể so với những điều mình chưa học. Và bao giờ cũng phải có học một cái gì đã, rồi mới bắt đầu biết là mình không biết cái gì. Cho nên người có học không bao giờ nghĩ rằng có những ngành nghề mà mình không cần giờ học nào cũng có thể bàn đến được, càng không bao giờ nghĩ rằng mình đủ sức viết hàng ngàn trang sách về những môn ấy để dạy mọi người. […] (Dẫn theo https://hocthenao.vn – Cao Xuân Hạo)

VĂN BẢN 9

Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh Sẽ không lần nào làm mẹ xót xa. […] Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.

(Gửi mẹ, Lưu Quang Vũ)

VĂN BẢN 10

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. […]

Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.[…] Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu.

Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ. (Khuyến học, Fukuzawa Yukichi)

VĂN BẢN 11

Chúng ta thường đặt mục tiêu cho một nghề nghiệp cụ thể vì ấn tượng với thành tích của những người xuất sắc nhất trong ngành nghề đó. Tham vọng của chúng ta có thể hình thành từ sự ngưỡng mộ dành cho người kiến trúc sư đã dựng nên một sân bay mới tuyệt đẹp cho thành phố, hay từ việc theo dõi những cuộc giao dịch liều lĩnh và bạo dạn của một nhà quản lý vốn giàu có nhất Wall Street, từ việc đọc những phân tích của một tiểu thuyết gia văn học nổi tiếng hay thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị tại nhà hàng do một đầu bếp từng đoạt giải mở. Chúng ta thường xây dựng những kế hoạch nghề nghiệp của mình dựa trên sự hoàn hảo.

Sau khi được những bậc thầy này truyền cảm hứng, chúng ta tự đi những bước đầu tiên và khó khăn bắt đầu từ đây. Những gì chúng ta cố gắng thường rơi vào dưới mức chuẩn so với những gì đã nhen nhóm lên tham vọng ban đầu.

Chúng ta bị mắc kẹt trong một nghịch lý khó chịu: trong khi những tham vọng của chúng ta được đốt lên bởi sự vĩ đại, ưu tú, thì tất cả những điều chúng ta nhận thức về bản thân lại chỉ ra thể hiện một sự kém cỏi từ bẩm sinh. Chúng ta đã rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa cầu toàn… Và càng ngày quan điểm của chúng ta trở nên bấp bênh vì chúng ta hiểu quá rõ những dằn vặt nội tâm, trong khi vẫn phải nhìn thấy những câu chuyện thành công trông có vẻ là không hề có chút khó khăn đớn đau nào đang nhan nhản xung quanh. Chúng ta tiếp tục không tha thứ cho bản thân mà chưa một lần nhìn thấy hết những “bản nháp thất bại” của những người chúng ta ngưỡng mộ. Chúng ta cần có một bức tranh đúng mực hơn về những khó khăn ẩn sau mọi điều chúng ta mong muốn vươn tới. Chúng ta cần công nhận vai trò chính đáng và thiết yếu của sự thất bại, và cho phép bản thân làm việc một cách không toàn vẹn trong một thời gian – điều này giống như cái giá phải trả để có một cơ hội làm điều mà một ngày nào đó, trong nhiều thập kỷ nữa, người khác nhìn vào sẽ cho rằng là thành công chớp nhoáng. (Dẫn theo http://tramdoc.vn/)

Thư viện là một nhà chứa thông tin và giúp mọi công dân có thể tiếp cận nó bình đẳng. Nó là một không gian cộng đồng. Một nơi an toàn, một chỗ trốn. Nó là nơi có các thủ thư. Tương lai của thư viện sẽ ra sao là việc chúng ta nên hình dung từ bây giờ.

Đọc ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong thế giới của văn bản và e-mail, thế giới của thông tin dưới dạng viết. Chúng ta cần viết và đọc, cần những công dân toàn cầu có thể đọc tự tin, hiểu những gì chúng đọc, hiểu sự tinh tế, và diễn đạt ý tưởng thật tốt. Các thư viện thực sự là những cánh cổng tới tương lai đó. Vì vậy thật đau lòng khi khắp thế giới, ta thấy các chính quyền địa phương chụp lấy cơ hội để đóng cửa các thư viện như một cách tiết kiệm ngân sách, mà không nhận ra rằng họ, theo đúng nghĩa đen, đang ăn cắp vốn tương lai để chi trả cho hiện tại. Họ đang đóng lại những cánh cửa lẽ ra cần phải được mở.(Dẫn theo http://tramdoc.vn/)

VĂN BẢN 13

[…] Đôi mắt người Sơn Tây U uẩn chiều lưu lạc Thương vườn ruộng khôn khuây Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng Bao giờ tôi gặp em lần nữa Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta? (Đôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng)

VĂN BẢN 14

Tưởng nhớ XQ thân yêu […] Em ra đi chẳng để lại gì Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi Và anh biết khi bất thần trúng đạn Em đã ra đi với mắt cười thanh thản Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai Bởi biết mình có mặt ở tương lai Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu Em trong anh là mùa xuân náo động Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.

(Bài thơ về hạnh phúc, Bùi Minh Quốc)

VĂN BẢN 15

Bạn có thể giành chiến thắng khi chơi cờ ca – rô hoặc tìm ra lời giải cho các vấn đề hóc búa nếu bạn định nghĩa chiến thắng một cách linh hoạt. Cho phép mình có một chỗ lệch trong hàng và bạn sẽ luôn giành chiến thắng. Đôi khi, điều kiện chúng ta đặt ra cho việc giành chiến thắng quá chặt chẽ hoặc không phù hợp. Khi Winston Churchill trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ ở tuổi 35, một số bạn bè của ông đã tự hỏi tại sao họ không mong đợi được giữ những vị trí quan trọng từ khi còn trẻ. Churchill chỉ cáu kỉnh: “Napoleon giành chiến thắng trận Austerlitz khi bằng tuổi tôi.” Churchill không thể giành chiến thắng khi đấu tranh với tham vọng của bản thân vì ông định nghĩa về chiến thắng quá cao. Thay đổi định nghĩa về thành công có thể mang lại lời giải đáp cho một vấn đề. (Dẫn theo Tư duy như Einstein)

Soạn Bài Ôn Tập Phần Tập Làm Văn

– Về hình thức: các câu trong một đoạn, các đoạn trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ qua các từ nối, quan hệ từ, từ chuyển tiếp. Nếu là văn bản hành chính thì phải đảm bảo các thể thức của loại văn bản hành chính đó.

Câu 3 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào?

a. Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì :

– Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

– Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.

– Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.

b. Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:

– Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

– Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

– Viết thành bản tóm tắt.

Câu 4 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Câu 5 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì? Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào? Câu 6. trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày.

Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.

Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng nhưng nên lạm dụng.

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Một số văn bản thuyết minh thường gặp :

– Giới thiệu một sản phẩm mới.

– Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.

Câu 7 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy.

– Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.

– Giới thiệu một tác phẩm…

– Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.

– Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

– Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.

– Tìm bố cục thích hợp.

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

– Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

– Phương pháp dùng số liệu.

Câu 8 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về: – Một đồ dùng. – Cách làm một sản phẩm nào đó. – Một di tích, danh lam thắng cảnh. – Một loài động vật, thực vật. – Một hiện tượng tự nhiên,…

– Phương pháp so sánh.

– Phương pháp phân loại, phân tích.

Bố cục thường gặp nhất khi làm bài thuyết minh bao gồm ba phần :

– Phần mở đầu: Đây là phần giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh…).

Câu 9 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó.

– Phần thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như : cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

– Phần kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm… mà người viết nêu ra trong bài.

– Tính chất của luận điểm:

+ Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

+ Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính, luận điểm phụ

+ Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Ví dụ: Với đề bài “Vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập”, có thể đưa ra một số luận điểm như sau:

+ Phương pháp học tập có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.

Câu 10 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.

+ Phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc…) hạn chế kết quả học tập.

+ Cần xây dựng phương pháp học tập mới (tích cực, chủ động…) nhằm mang lại hiệu quả cao…

Trong một bài văn nghị luận phải chú ý việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Còn yếu tố, miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, người hoặc cảnh, … làm cho chúng hiện lên trước mắt người đọc, người nghe với những đặc điểm như chúng vốn có.

Cùng với yếu tố biểu cảm, các yếu tố tự sự, miêu tả này giúp cho văn bản nghị luận trở lên cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và vì vậy có sức truyền cảm và sức thuyết phục hơn.

Câu 11 trang 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó.

Ví dụ, trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn có đoạn: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương. … Thật là chốn tụ hội của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Trong đoạn trích trên, trước khi đi đến luận điểm: “Thành Đại La là nơi thắng địa, chốn tụ hội bốn phương, kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, Lý Công Uẩn đã miêu tả rất chi tiết địa thế xung quanh Đại La. Cách miêu tả như vậy khiến người đọc, người nghe có thể hình dung rõ về nơi “thánh địa” ấy, qua đó, luận điểm của tác giả tăng thêm sức thuyết phục.

Văn bản tường trình là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Văn bản thông báo và văn bản tường trình giống nhau ở chỗ:

– Đều là những văn bản thuộc loại hành chính

– Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).

Soạn Bài Ôn Tập Phần Văn

Soạn bài Ôn tập phần văn

Bài 2 (trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

– Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Bài 3 (trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

– Tình thân gia đình

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu bản thể

– Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Bài 4 ( Trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

– Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

– Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.

Bài 5 ( trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu thiên nhiên

– Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.

Bài 6: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn xuôi đã học (trừ phần văn nghị luận) theo mẫu:

TT Tên văn bản Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật

Bài 7 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

– Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

– Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

Bài 8 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

Bài 9 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

– Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

– Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài 30. Ôn Tập Phần Văn

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô đến dự giờ tiết học Ngữ văn 7Giáo viên: Vũ Thị Mai Hàthi tiếp sứcThể lệ: Hai nhóm thi tiếp sức bằng cách: ghi tên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7 lên bảng. Mỗi văn bản đúng được cộng 2 điểm. Thời gian cho phần thi này là 3 phút. Nhóm nào viết được nhiều văn bản sẽ chiến thắng.Nhóm 1: Các văn bản đã học kì INhóm 2: Các văn bản đã học kì IIcác văn bản đã họcNhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về khái niệm, nội dung, nghệ thuật của những bài ca dao,dân ca đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.

nối cột1 – g2 – d3 – a4 – b5 – c6 – h7 – ihái hoa dân chủ12345bông hoa số 1Em hãy đọc thuộc lòng một bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và nêu nội dung chính của bài ca dao đó.bông hoa số 2Trong chương trình ngữ văn lớp 7, em đã học những bài thơ nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hãy đọc thuộc lòng một bài thơ của Bác và nêu tóm tắt nội dung của bài thơ.cảnh khuya và rằm tháng giêngBông hoa số 3Em hãy nêu những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học trong chương trình Ngữ văn 7. Tình yêu nước sâu nặng, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.– Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương. – Tố cáo chiến tranh phi nghĩa và khát khao hạnh phúc lứa đôi. – Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và niềm cảm thông sâu sắc cho thân phận của họ.

Em hãy đọc thuộc lòng một câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; một câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó?bông hoa số 4Em hãy đọc thuộc lòng một bài thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7.bông hoa số 5Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con. Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu sắc thái biểu cảm. Kể chuyện bằng giọng tâm tìnhTình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.Ngôn ngữ giản dị, chân thực, lựa chọn cách kể thích hợp, các chi tiết sử dụng hợp lí dưới hình thức một bức thưCuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em Thành và Thủy khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ.Truyện kể bằng ngôi thứ nhất. Phân tích tâm lí nhân vậtCách kể chuyện giản dị, chân thành, tự nhiênMiêu tả và ca ngợi vẻ đẹp, giá trị của một thức quà quê đặc sản mà quen thuộc: CốmThể loại: tùy bút Ngòi bút tinh tế, nhạy cảmXây dựng hình ảnh vừa chính xác, vừa giàu chất trữ tìnhSài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên, khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài GònThể loại: bút kí, kết hợp kể, tả, giới thiệu và biểu cảm khá khéo léo, nhịp nhàng.Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phươngCảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của một người xa quê.Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngàoLên án tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thông với những thống khổ của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.Nghệ thuật tương phản và tăng cấpLời văn cụ thể, sinh động Đả kích toàn quyền Va-ren đầy âm mưu, thủ đoạn, gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Ca ngợi người anh hùng Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ,đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.Truyện ngắn hiện đại Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, châm biếm, mỉa mai; khả năng tưởng tượng, hư cấuGiới thiệu ca Huế – một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã ở đất cố đô; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.Thể loại: bút kíLời văn giàu hình ảnh, giàu chất thơViết đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về một văn bản mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7 – Hoàn thành bảng hệ thống và nội dung ôn tập trong vở bài tập ngữ văn 7. Soạn bài: Dấu gạch ngangTrả lời các câu hỏi SGKhướng dẫn về nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Để Ôn Tập Số 3 Phần 1 Đọc trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!