Xu Hướng 10/2023 # Đề Thi Môn Luật Hình Sự Phần Chung # Top 16 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Đề Thi Môn Luật Hình Sự Phần Chung # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đề Thi Môn Luật Hình Sự Phần Chung được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Đề thi môn Luật Hình sự 1 (phần chung) lớp TM40 – 2023

Cập nhật ngày 31/12/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. (1,5 điểm)

2/ Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể là trên 30 năm. (1,5 điểm)

Bài tập Bài 1

A (25 tuổi) và B (26 tuổi) trong quá trình làm ăn A có nợ B một số tiền là 200 triệu đồng. B đã đòi tiền nhiều lần mà A không trả. Ngày 14.03.2009 B dẫn theo C (15 tuổi) đến nhà A để “siết nợ”. B xông vào nhà A, cùng C dùng cây, mã tấu đánh và khống chế A để mang tài sản đi. Tổng giá trị tài sản bị B chiếm đoạt là 100 triệu đồng. Vụ việc sau đó đã được làm rõ.

Anh chị hãy xác định:

a/ Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án này (1,0 điểm)

b/ Tội phạm mà B thực hiện là loại tội phạm gì nếu căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội? Tại sao? (1,0 điểm)

c/ B và C có đồng phạm về tội cướp tài sản không? Tại sao? (1,5 điểm)

Bài 2

Năm 2001 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 139 BLHS và bị xử phạt 15 năm tù. Chấp hành được 5 năm tù thì A được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 1 năm. Năm 2007, A phạm tội mới và bị xử phạt 6 năm tù theo khoản 2 Điều 104 BLHS.

Anh chị hãy xác định:

a/ Trong lần phạm tội cướp tài sản này, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

b/ Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)

c/ A phải chấp hành hình phạt chung bao lâu thì mới được xét giảm án lần đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)

2. Đề thi môn Luật Hình sự phần chung lớp QTL42 – 2023

Cập nhật ngày 31/12/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. (1.5 điểm)

2/ Có thể quyết định 02 năm cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội ” Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1, Điều 172 BLHS. (1.5 điểm)

Bài tập Bài 1

A và B là hàng xóm của nhau. Ngày 02/3, vì mâu thuẫn cá nhân, sau khi xảy ra cãi vã, A vác con dao bầu để đuổi chém B. Thấy vậy, B bỏ chạy. Sau một hồi lâu rượt đuổi nhưng không bắt kịp B. A vứt con dao xuống bên vệ đường rồi đi về phía nhà mình, không đuổi chém B nữa. Về phía B, sau khi bỏ chạy, nhìn lại không thấy A nên B bắt đầu quay lại tìm A. Khi nhìn thấy A đang đi về nhà với tay không. B liền nhặt 01 khúc gỗ bên đường chạy từ phía sau đến đập thật mạnh vào đầu của A một cái rồi bỏ chạy. Sau đó, A được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 85%.

Hành vi của B thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS năm 2023 (Biết rằng tội phạm tại Điều 123 BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất).

Anh chị hãy xác định:

a/ Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A? Tại sao? (1 điểm)

b/ Hành vi phạm tội của B được thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 điểm)

c/ Khi cầm thanh gỗ đập vào đầu của A trong trường hợp trên thì B có quyền phòng vệ không? Tại sao? (1 điểm)

Bài 2

A phạm tội giết người và bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS. Đang chấp hành hình phạt tù được 5 năm thì A lại bị đưa ra xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 2, Điều 251 BLHS mà A đã thực hiện trước khi bị kết án về tội giết người. Về tội này, A bị Tòa án xử phạt 12 năm tù.

Anh chị hãy xác định:

a/ Trong lần phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, A có bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1.5 điểm)

b/ Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

c/ Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội mua bán trái phép chất ma túy nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này? Tại sao? (1.5 điểm)

3. Đề thi môn Luật Hình sự phần chung Hè – 2023

Cập nhật ngày 20/09/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Phòng vệ chính đáng là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự. (1,5 điểm)

2/ Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng. (1,5 điểm)

Bài tập Bài 1

1/ Biết B có quan hệ bất chính với chồng mình nên A đã lên kế hoạch tạt axit B. Sau nhiều ngày theo dõi, A biết B hay ngủ ở giường kê cạnh cửa sổ. Nửa đêm 25.11, A mang một ca axit đến nhà B, nhằm vào người đang nằm trên giường nơi B thường ngủ tạt một ca axit rồi bỏ chạy. Người bị bỏng axit trong đêm hôm đó là C (em gái của B từ quê lên chơi). Hậu quả: C bị bỏng nặng với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 67%.

Anh chị hãy xác định:

a/ Đối tượng tác động và hậu quả của hành vi phạm tội của A? (1,5 điểm)

b/ Lỗi của A trong việc gây ra thương tích cho C? Tại sao? (1,0 điểm)

c/ Loại sai lầm của A trong việc gây ra thương tích cho C? Ảnh hưởng của sai lầm này đến TNHS của A như thế nào? (1,5 điểm)

Biết rằng: hành vi của A phạm vào tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 5 Điều 134 BLHS 2023.

Bài 2

2/ Vào lúc 2h sáng ngày 11/12 A đang đi trên đường thì phát hiện B đang đi cùng chiều với mình. A lập tức áp sát và kề dao vào cổ B, yêu cầu B đưa hết toàn bộ tài sản trên người, nếu không sẽ đâm B. B đưa A số tiền mang theo trên người là 3 triệu đồng cùng một điện thoại di động trị giá 7 triệu đồng. Hành vi của A được quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS.

a/ Nếu có căn cứ áp dụng Điều 54 BLHS thì mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Tại sao? (1,0 điểm)

b/ Tòa án có thể áp dụng hình phạt tịch thu một phần tài sản đối với A hay không? Tại sao? (1,0 điểm)

c/ Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)

4. Đề thi Luật Hình sự – phần chung Quản trị luật 43A

Cập nhật ngày 20/12/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Hành vi giúp sức trong đồng phạm có thể được thực hiện sau khi tội phạm đã hoàn thành. (1,5 điểm)

2/ Mọi trường hợp đã bị kết án chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị coi là tái phạm. (1,5 điểm)

Bài tập Bài tập 1

A và B yêu nhau được 02 năm. Khi phát hiện A bị nghiện ma túy, B quyết định chia tay với A. Sau nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm nhưng không được, A nảy sinh ý định tạt axit vào B. Vào lúc 21 giờ ngày 22/11, A pha sẵn một bình axit loãng đến nhà B để thực hiện ý định của mình. (3 điểm)

Anh chị hãy xác định

1/ Nếu B vắng nhà nên A không thực hiện được hành vi tạt axit thì A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? (1,5 điểm)

2/ Giả sử C (em của B) ra mở cửa, do nhầm lẫn nên A đã tạt axit vào C. Hành vi của A thuộc sai lầm nào? Nêu rõ ảnh hưởng của nó đối với trách nhiệm hình sự của A. (1,5 điểm)

(Biết rằng hành vi tạt axit của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 134 BLHS)

Bài tập 2

A (15 tuổi) phạm tội Giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS và tội Cướp tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 168 BLHS. A bị đưa ra xét xử về hai tội này cùng một lúc. A bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù và 02 năm quản chế về tội Giết người, 07 năm tù về tội Cướp tài sản. (4 điểm)

Anh chị hãy xác định

1/ Quyết định hình phạt của Tòa án đối với A là đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)

2/ Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội Giết người nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,5 điểm)

3/ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Cướp tài sản do A thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý (1,5 điểm)

5. Đề thi môn Luật Hình sự phần chung lớp Chất lượng cao 43D

Cập nhật ngày 27/12/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Người nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra thì có lỗi cố ý gián tiếp. (1,5 điểm)

2/ Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 52 BLHS là phải cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm. (1,5 điểm)

Bài tập Bài tập 1

A là công dân Việt Nam. Vì có mâu thuẫn với B nên A lên kế hoạch giết B. Để thực hiện ý định của mình, A đã tìm gặp Q là công dân Campuchia hiện đang sinh sống tại Long An mua một khẩu súng K54 với giá 12.000.000 đồng. Sau khi mua được súng, qua việc tìm hiểu quy luật sinh hoạt của B để tìm cơ hội ra tay thì A phát hiện B đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo nên A quyết định không cần thực hiện hành vi giết B nữa. Vụ việc sau đó bị phát hiện và xử lý.

Hãy xác định:

1/ Luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng của Q không? Tại sao? (1 điểm)

2/ Hành vi của A có thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Giết người (Điều 123 BLHS) hay không? Tại sao? (1,5 điểm)

3/ A có phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS không? Nếu có thì ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 điểm)

Bài tập 2

A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3, Điều 104 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 10 năm tù. Chấp hành hình phạt được 02 năm thì A giết bạn tù trong trại giam và bị Tòa án tuyên phạt 14 năm tù về tội Giết người theo khoản 1, Điều 123 BLHS.

Hãy xác định:

1/ Trong lần phạm tội mới, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

2/ Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên. (1 điểm)

3/ Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 02 bản án, A phải chấp hành hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

6. Đề thi Luật Hình sự – phần chung lớp Hình sự 43B

Cập nhật ngày 16/11/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. (1,5 điểm)

2/ Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. (1,5 điểm)

Bài tập Bài tập 1

Do mâu thuẫn với bà X (mẹ của A) trong việc chia tài sản, A dùng điện để giết bà X. Khi A phát hiện đoạn dây điện gần tủ thờ bị hở lõi thì A cắt chỗ hở lõi đồng to hơn rồi bảo mẹ rằng có người mở tủ lấy sổ đỏ. Bà X chạy lên nhà xem thì bị A xô ngã vào bẫy điện. A còn lấy chổi dí dây điện vào người bà X khiến bà bất tỉnh. Tưởng bà X đã chết nên A bỏ đi, nhưng bà X được cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi của A được quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS (Tội giết người).

Biết rằng: Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc.

Anh chị hãy xác định:

1/ Khách thể của tội phạm do A thực hiện? (1 điểm)

2/ Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 điểm)

3/ Hành vi của A có đủ điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Giết người không? Tại sao? (1,5 điểm)

Bài tập 2

A phạm tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1, Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 04 năm. Chấp hành được 02 năm thử thách thì A lại phạm tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1, Điều 260 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 03 năm tù.

Biết rằng, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có lỗi vô ý.

Hãy xác định:

1/ Trong lần phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)

2/ Tổng hợp hình phạt chung đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

3/ Thời hiệu thi hành bản án của A về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)

Đề Thi Môn Luật Hình Sự Phần Các Tội Phạm

Cập nhật ngày 20/12/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. (1.5 điểm)

2/ Có thể quyết định hình phạt tử hình đối với người có hành vi phạm tội giết người chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS. (1.5 điểm)

Bài tập

1/ Qua tìm hiểu A biết được cả gia đình ông T thường vắng nhà vào buổi tối nên A rủ B, C đột nhập vào nhà ông T trộm cắp tài sản. A lên kế hoạch thực hiện vào ngày 02/3 và hẹn B và C có mặt lúc 22 giờ tại con hẻm lối vào nhà ông T.

Đúng hẹn, cả A và B đến địa điểm nhưng không thấy C đến, chở khoảng 15 phút thì C điện cho A báo không đến được bị mẹ bị đau nên phải đưa mẹ đi bệnh viện. Dù C không đến nhưng A và B vẫn thực hiện tội phạm.

A phân công B đứng ngoài cảnh giới còn A đột nhập vào trong nhà và chiếm đoạt được gồm 3 lượng vàng, 20 triệu đồng và 01 máy ảnh. Cả hai lên xe đi được khoảng 100m thì gặp D (bạn của A và B). A nói đã đột nhập vào nhà ông T trộm cắp tài sản và đưa 3 lượng vàng cùng máy ảnh cho D bảo D bán giùm.

Sáng hôm sau, khi D đang bán vàng thì bị Công an bắt giữ. Hành vi trộm cắp tài sản nêu trên được quy định tại khoản 2, Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2023.

Hãy xác định:

a/ D có đồng phạm với A, B trong vụ án trên không? Tại sao? (1 điểm)

b/ Vai trò của A, B trong vụ án trên? Tại sao? (1 điểm)

c/ C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? (1.5 điểm)

2/ Biết nhà bà M có nhiều tài sản có giá trị nên A (17 tuổi) đã trèo tường vào để trộm cắp tài sản. A mở khóa và định lấy một chiếc xe SH thì bị bắt giữ. Hành vi của A được quy định tại khoản 2, Điều 173 BLHS (phạm tội chưa đạt).

Anh chị hãy xác định:

1/ Hình phạt tù cao nhất có thể áp dụng đối với A? Tại sao? (1.5 điểm)

2/ Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm mà A thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?. (1 điểm)

3/ Tòa án có thể áp dụng độc lập biện pháp tư pháp “Giáo dục tại trường giáo dưỡng” mà không áp dụng hình phạt đối với A được hay không? Tại sao? (1 điểm).

2. Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm lớp TM K40B – 2023

Cập nhật ngày 12/01/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (4 điểm)

1/ Mọi hành vi bại đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt đều cấu thành Tội vu khống (Điều 156 BLHS). (1 điểm)

2/ Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS). (1 điểm)

3/ Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS). (1 điểm)

4/ Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS). (1 điểm)

Bài tập

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không?. Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao? (3 điểm)

2/ A là kế toán công ty TNHH X. Dưới sự chỉ đạo của B là giám đốc công ty, A đã lập sổ tiết kiệm giả có kỳ hạn rồi mang cầm cố cho Công ty vàng bạc đá quý Y. Hậu quả là A và B đã chiếm đoạt của Công ty vàng bạc đá quý 90.000.000 đồng.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao? (3 điểm)

3. Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm lớp AUF K41 – 2023

Cập nhật ngày 11/02/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (4 điểm)

1/ Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản. (1 điểm)

2/ Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS). (1 điểm)

3/ Mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy là dấu hiệu định tội của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS). (1 điểm)

4/ Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS). (1 điểm)

Bài tập

1/ Trưa ngày 06 tháng 02, A là Phó trưởng Công an xã T nhận được tin báo tại khu vực bãi đất trống thuộc địa bàn ấp 7 có một đám đông tụ tập đá gà ăn tiền. Ngay sau đó, A thành lập một tổ công tác đi giải tán đám cờ bạc này.

Đến nơi, A dùng súng K54 bắn chỉ thiên một phát khiến đám đông chạy toán loạn. A chạy bộ đuổi theo, bắn một phát thẳng vào đám đông làm anh X chết tại chỗ. Sau đó, A về trụ sở Công an xã giao nộp súng và đến Công an huyện đầu thú.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao? (3 điểm)

2/ A là bảo vệ của một Công ty khai thác đá. Biết trong Công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một ngư dân để B đánh bắt cá.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao? (3 điểm)

4. Đề thi Luật Hình sự phần các tội phạm lớp HS K41 – 2023

Cập nhật ngày 21/06/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác đều cấu thành Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS). (1 điểm)

2/ Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100 triệu dồng trở lên đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS). (1 điểm)

3/ Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340 BLHS). (1 điểm)

4/ Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS). (1 điểm)

Bài tập

1/ A và B là đối tượng sống lang thang không nghề nghiệp, ngày 20/10, A chở B chạy xe gắn máy xem ai sở hở thì chiếm đoạt tài sản. Chạy xe được khoảng 30 phút A thấy em X cầm một tập vé số đang rao báo nên A bàn với B chiếm đoạt tập vé số của X. A dừng xe bên đường kêu X đưa tập vé số để A chọn.

Vì thấy X đứng phía trước xe nên B lấy tờ 20.000 đồng nhờ em mua dùm mấy trái ổi đang bán trên vỉa hè. Khi X mang tiền đi mua trái cây thì A nổ máy, rồ ga bỏ đi. Vụ việc sau đó bị phát hiện. (Biết rằng tập vé trị giá 2.100.000 đồng)

Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Giải thích tại sao? (3 điểm)

2/ Khoảng 04 giờ 30 phút ngày 18/10, tổ tuần tra Trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội kiểm soát trên đường Phạm Văn Đồng phát hiện A chở B ôm một túi xách đi trên xe máy có biểu hiện lạ.

Bị cảnh sát yêu cầu dừng lại kiểm tra, B ôm túi bỏ chạy. Cảnh sát đuổi theo, B rút dao tấn công. Tổ công tác nổ súng cảnh cáo, người này tiếp tục chống đối, gây thương tích cho đại úy X với tỷ lệ thương tích là 8%. Nhóm cảnh sát cơ động đã bắn vào chân B để khống chế, bắt giữ.

Trong chiếc túi, lực lượng chức năng thu 6 bánh Heroin. B khai đang cùng đồng bọn là A đem Heroin đi bán.

Anh chị hãy xác định hành vi của A và B trong trường hợp trên có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

5. Đề thi Luật Hình sự phần các tội phạm lớp CLCQTL K42 – 2023

Cập nhật ngày 22/12/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS. (1 điểm)

2/ Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hoá có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). (1 điểm)

3/ Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS). (1 điểm)

4/ Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội. (1 điểm)

Bài tập

1/ Do có ý định chiếm đoạt xe máy tại các cửa hàng mua bán xe máy cũ, A đến cửa hàng của anh B hỏi mua một chiếc xe gắn máy. Sau khi thoả thuận giá chiếc xe là 23 triệu đồng, A đề nghị được chạy thử xe.

Anh B đồng ý và nhờ anh C đi cùng. A chạy xe chở anh C ngồi phía sau, đi được khoảng 300m thì A dừng xe lại bên đường lấy 50 ngàn đồng đưa cho anh C nhờ mua gói thuốc lá. Khi anh C cầm tiền, xuống xe đi vào vỉa hè mua thuốc lá thì A mở khoá xe phóng đi thẳng.

Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Giải thích tại sao? (3 điểm)

2/ Khoảng 22 giờ, sau khi uống rượu xong, T lấy xe máy rủ C đi chọc ghẹo người đi đường. Trên đường đi bọn chúng liên tục la hét. T vừa lái xe, vừa lạng lách, còn C, lúc thì cà mã tấu xuống đường cho xẹt lửa, lúc thì quơ mã tấu qua lại trên cao, làm những người đi đường hoảng sợ bỏ chạy.

Khi bị lực lượng dân phòng đuổi bắt thì xe bọn chúng bị ngã. Lực lượng dân phòng lao vào bắt. C dùng mã tấu chém vào tay ông N (là đội viên đội dân phòng) làm cho ông N bị thương tích 8%.

Hãy xác định hành vi của T và C có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Giải thích tại sao? (3 điểm)

6. Đề thi Luật Hình sự phần các tội phạm lớp HC42B – 2023

Cập nhật ngày 15/06/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS). (1 điểm)

2/ Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). (1 điểm)

3/ Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS). (1 điểm)

4/ Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS). (1 điểm)

Bài tập

1/ A là bảo vệ của một Công ty khai thác đá. Biết trong Công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một ngư dân để B đánh bắt cá.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao? (3 điểm)

2/ Chính phủ trợ cấp cho tỉnh P 4,5 tỷ đồng mua giống cây trồng để viện trợ cho đồng bào bị thiên tai và tỉnh P đã giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh P quản lý số tiền trên.

A là giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh P đã ký hợp đồng với B là Giám đốc Công ty TNHH chuyên kinh doanh giống cây trồng. A bàn với B là mua cây giống với giá rẻ sau đó kê khống với giá cao hơn để hưởng chênh lệch. Trong vụ việc này A và B đã chiếm đoạt được 1,1 tỷ đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

7. Đề thi Luật Hình sự phần các tội phạm lớp QTLK42 – 2023

Cập nhật ngày 05/07/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS). (1 điểm)

2/ Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS). (1 điểm)

3/ Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành tội Buôn lậu. (Điều 188 BLHS). (1 điểm)

4/ Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS). (1 điểm)

Bài tập

1/ Ngày 06/02, A đến tiệm vàng X mua 01 sợi dây chuyền vàng 05 chỉ vàng 9999. A đưa sợi dây chuyền về nhà cắt ra và chỉ chừa lại phần có dấu của tiệm vàng rồi chắp nối phần này với đoạn dây chuyền giả đã được mạ vàng ở ngoài. Sau khi “gia cố” xong sợi dây chuyền giả vàng giống với sợi dây chuyền mà A đã mua tại tiệm vàng X.

Ngày 12/02, A đưa sợi dây chuyền giả này trở lại tiệm vàng X để bán. Chủ tiệm xem vàng thấy đúng của cửa hiệu mình cùng với tờ biên nhận nên đã mua lại sợi dây chuyền giá 05 chỉ vàng đúng với giá vàng niêm yết. Khi A đi về, chủ tiệm mới phát hiện là vàng giả.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao? (3 điểm)

2/ Ngày 13/02, A (đang công tác tại đội Cảnh sát trật tự – cơ động Công an Quận X, TP. Hồ Chí Minh) và 08 đồng bọn đi trên bốn xe gắn máy đến khu vực chợ thuộc Quận Y chiếm đoạt tài sản của những người đang chơi tài xỉu.

Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, A mặc thường phục nhưng mang theo còng số 8, cùng đồng bọn trang bị gậy ma trắc ập đến. A hô lớn: “Cảnh sát đây, yêu cầu mọi người ngồi yên, giơ hai tay lên đầu”.

Tiếp đó, A móc súng bắn đạn cao su chĩa vào đầu người làm “cái” yêu cầu toàn bộ con bạc phải móc hết tài sản mang theo (tiền bạc, điện thoại, đồng hồ, vàng vòng,…) bỏ ra ngoài để “kiểm tra”. A và đồng bọn gom tất cả tài sản của con bạc trị giá hơn 10.000.000 đồng cho vào túi rồi sau đó chia cho nhau.

Anh chị hãy xác định hành vi của A và đồng bọn có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao? (3 điểm).

8. Đề thi Luật Hình sự phần các tội phạm lớp hè 2023

Cập nhật ngày 07/09/2023.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? (3 điểm)

1/ Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản. (1 điểm)

2/ Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS). (1 điểm)

3/ Mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy là dấu hiệu định tội của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS). (1 điểm)

4/ Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS). (1 điểm)

Bài tập

1/ Trưa ngày 06 tháng 02, A là Phó trưởng Công an xã T nhận được tin báo tại khu vực bãi đất trống thuộc địa bàn ấp 7 có một đám đông tụ tập đá gà ăn tiền. Ngay sau đó, A thành lập một tổ công tác đi giải tán đám cờ bạc này.

Đến nơi, A dùng súng K54 bắn chỉ thiên một phát khiến đám đông chạy toán loạn. A chạy bộ đuổi theo, bắn một phát thẳng vào đám đông làm anh X chết tại chỗ. Sau đó, A về trụ sở Công an xã giao nộp súng và đến Công an huyện đầu thú.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao? (3 điểm)

2/ A là bảo vệ của một Công ty khai thác đá. Biết trong Công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một ngư dân để B đánh bắt cá.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao? (3 điểm)

Đề Thi Môn Luật Dân Sự Học Phần 2 Lớp Hình Sự Khóa 39

Lớp: Hình sự 39 Thời gian làm bài: 90 phút (Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi) Câu 1 – Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý các nhận định sau (4đ)

1 – Người phát hiện động sản vô chủ hoặc động sản không xác định được chủ sở hữu thì được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.

2 – Người sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả.

3 – Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác.

4 – Bất động sản là những tài sản không được di dời được về mặt cơ học.

Câu 2: 2đ

Anh chị hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của việc quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc.

Câu 3: 4đ Ông A và bà B là vợ chồng, có 4 con đẻ là C, D, E, H. Anh C có vợ là Q, có hai con là X và Y. Chị D có chồng là L, có 2 con là M và N. E là giáo viên hiện đang sống độc thân. Còn H (sinh năm 1996) được cho bà K cho làm con nuôi từ lúc 3 tuổi. Năm 2005, ông A sống chung với bà T, có con chung là P. Cuối năm 2007, A có lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà T, P, C, D và H. Tháng 6.2008, C và A bị tai nạn cùng chết trong một thời điểm. D cũng qua đời sau đó ít lâu, chưa kịp nhận di sản thừa kế của A để lại. Anh chị hãy chia thừa kế trong tình huống trên biết rằng:

1 – Tài sản chung của A và B là 1.080.000.000 đồng.

2 – Tài sản riêng của C là 600 triệu đồng.

3 – Cha mẹ ông A đều chết trước ông A.

GV ra đề: ThS Lương Văn Lắm Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW

Đề tiếp theo: Đề thi 2023 Luật Dân sự HP2 lớp Hành chính 39 – ĐH Luật TPHCM

Luật Hình Sự Việt Nam Phần Chung

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CHUNG

Biên sọan: Tiến sĩ Phạm Văn Beo

Cần Thơ – 2008

MỤC LỤC

MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………………………………….. 1

BÀI 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM………………………………………………………………………………………………………………………………… 10

I. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỜI LẬP QUỐC ĐẾN NHÀ HỒ ……………………….. 10

1. Pháp luật hình sự Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến nhà Thục (2879 – 208 chúng tôi …………….. 10

2. Pháp luật hình sự Việt Nam từ khi Âu Lạc rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Hoa (207 chúng tôi – 939SCN)……………………………………………………………………………………………………. 12

3. Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Ngô, nhà Đinh và tiền Lê (939 – 1009) ………………… 14

4. Pháp luật hình sự Việt Nam thời Lý (1010 – 1225). ………………………………………………………… 16

5. Pháp luật hình sự thời Trần (1225 – 1400) …………………………………………………………………….. 18

6. Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Hồ (1400 – 1407)…………………………………………………… 20

II. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI NHÀ LÊ SƠ (TIỀN LÊ)………………………………….. 20

III. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI, XVII, XVIII ĐẾN THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN…………………………………………………………………………………………………………………………. 25

1. Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII…………………………………………………. 25

2. Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1883) ……………………………………….. 26

IV. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC …………….. 30

1. Những đặc điểm chủ yếu của Hình luật canh cải …………………………………………………………….. 31

2. Những đặc điểm chủ yếu của Luật hình An Nam ……………………………………………………………. 32

3. Những đặc điểm chủ yếu của Hoàng Việt hình luật…………………………………………………………. 33

V. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954…………………………………………………………………………………………………………………………………. 34

1. Pháp luật hình sự thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ………………………………………… 34

2. Pháp luật hình sự thời kỳ toàn quốc kháng chiến…………………………………………………………….. 36

VI. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 -1975)….. 37

1. Pháp luật hình sự ở miền Bắc……………………………………………………………………………………….. 37

2. Pháp luật hình sự ở miền Nam ……………………………………………………………………………………… 40

VII. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU KHI THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1985 …………………………………………………………. 40

VII. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1985 ĐẾN TRƯỚC KHI RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999………………………………………………………………… 42

1

1. Những nội dung cơ bản của phần chung pháp luật hình sự ………………………………………………. 42

2. Những nội dung cơ bản của phần các tội phạm pháp luật hình sự……………………………………… 43

3. Những nội dung chủ yếu của bốn lần sửa đổi Bộ luật hình sự 1985…………………………………… 43

VIII. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999……………………………………. 44

IX. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ĐẾN NAY ………………………………………………………………………………………………………………………… 46

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ……………………………………………………………………………………………………….. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………… 47

BÀI 2: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM………………………………………………………………………………………………………………………………… 49

I. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM………………………………………………………………………. 49

1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự ………………………………………………………………………….. 50

2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự ……………………………………………………………………… 51

II. BẢN CHẤT CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ……………………………………………………………… 51

1. Bản chất giai cấp ………………………………………………………………………………………………………… 51

2. Bản chất xã hội …………………………………………………………………………………………………………… 52

III. NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM …………………………………………………………….. 52

IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ……………………………. 53

1. Nguyên tắc pháp chế …………………………………………………………………………………………………… 54

2. Nguyên tắc dân chủ …………………………………………………………………………………………………….. 55

3. Nguyên tắc nhân đạo …………………………………………………………………………………………………… 55

V. KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC CÓ LIÊN QUAN…… 56

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ……………………………………………………………………………………………………….. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………… 57

BÀI 3: NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM…………………………………………………………….. 59

I. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM………………………………………………… 59

II. KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM…………………………………………………………….. 59

III. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ………………………………………………………. 61

1. Cấu trúc vĩ mô ……………………………………………………………………………………………………………. 61

2. Cấu trúc vi mô ……………………………………………………………………………………………………………. 62

III. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ………………………………………………………………………….. 64

1. Hiệu lực theo không gian …………………………………………………………………………………………….. 64

2. Hiệu lực theo thời gian ………………………………………………………………………………………………… 66

IV. GIẢI THÍCH BỘ LUẬT HÌNH SỰ ……………………………………………………………………………….. 67

1. Giải thích chính thức …………………………………………………………………………………………………… 68

2

2. Giải thích của các cơ quan xét xử (cơ quan áp dụng pháp luật)…………………………………………. 68

3. Giải thích có tính chất khoa học……………………………………………………………………………………. 68

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ………………………….

Đề Thi Kết Thúc Học Phần Luật Hình Sự Phần Các Tội Phạm

90 phút – Được sử dụng tài liệu

I/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1) Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” qui định tại Điều 95 BLHS. 2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” (Điều 97 BLHS). 3) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS). 4) Tài sản do phạm tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được. 5) Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).

II/ Hãy giải quyết các tình huống sau: Bài tập 1 (3 điểm) Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông. 1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A? 2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến: – Ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A – Ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội “Che giấu tội phạm” theo Điều 313 BLHS. a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao? b) Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ?Bài tập 2 (2 điểm) X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh nghiệm, X đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để “chạy án”. Sau khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.

Câu hỏi:

Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của X và giải thích tại sao?

Bình Chuyên Sâu Phần Chung Bộ Luật Hình Sự

Bộ Luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24-11-2023 ( có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2023 và thay thế Bộ luật dân sự 2005. Sau 10 thi hành, Bộ luật dân sự 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế pháp để hướng dẫn, chỉ dẫn, công nhận, tôn trọng, bảo vệ tốt nhất quyền dân sự; nhiều quy định của Bộ luật chưa thực sự là chuẩn mực ứng xử pháp lý cho mọi chủ thể trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, thiếu cơ sở pháp lý khi các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp…Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều chỉnh của Bộ luật dân sự nói riêng, pháp luật dân sự nói chung. Ý thức được điều đó, các nhà soạn luật Việt Nam đã xây dựng Bộ luật dân sự năm 2023 phù hợp với sự phát triển về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là sự tồn tại và vận hành của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Bộ luật dân sự 2023 ra đời có nhiều đổi mới cả về kết cấu, nội dung và hình thức thể hiện tư duy pháp lý và quan điểm lập pháp phù hợp; góp phần xây dựng hệ thống pháp luật dân sự thống nhất, ổn định cũng như nền khoa học pháp lý Việt Nam.

Tập thể tác giả hy vọng, công trình khoa học này là tài liệu quý giá, cung cấp những kiến thức và thông tin thiết thực, bổ ích cho nhu cầu tìm hiểu, nghiêm cứu, học tập, giảng dạy và áp dụng thực tiễn.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần II. Quyền sở hữu và quyền khác khác đối với tài sản.

Phần III. Nghĩa vụ và hợp đồng.

Phần V. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tồ nước ngoài

PHẦN I. BÌNH LUẬN LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

PHẦN II. CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ,ĐẤT ĐAI, MÔI TRƯỜNG, AN NINH TRẬT TỰ, XÂY DỰNG, THƯƠNG MẠI (MỚI NHẤT 2023).

Công ty Sách Pháp Luật: Bán sỉ và lẻ Sách Bình LuậnChiết Khấu Cao có Hóa Đơn Tài chính, Sách chính hãng, giá rẻ uy tín chất lượng,Giao Sách sau 1 tiếng tại TP. HCM và TP. Hà Nội;

Địa chỉ: Phố . Đội Cấn, P. Cống Vị ,Q. Ba Đình. TP. HÀ NÔI

Chi Nhánh I : 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , P7. Quận 3 TP. HCM

Website: http://sachphapluat.com.vn – Email: sachphapluatct@gmail.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Môn Luật Hình Sự Phần Chung trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!