Bạn đang xem bài viết Đề Thi Thử Môn Ngữ Văn Thpt Chuyên Nguyễn Quang Diêu được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Ở nhiều điểm đến tham quan, du lịch khác cũng từng diễn ra các hành vi thiếu văn hóa của những vị khách thiếu ý thức. Ngay cả những nơi linh thiêng như khu tượng đài danh nhân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và di tích văn hóa – lịch sử mang tính biểu tượng, họ cũng không tha khi trèo bám, đánh đu, phô diễn hình thể, thậm chí còn ngồi cả lên đầu rùa Văn Miếu, hôn môi tượng danh nhân, leo lên hiện vật trong bảo tàng để chụp ảnh. Điều đáng buồn là số đông trong các vị khách du lịch, tham quan ấy lại là giới trẻ và có cả một vài diễn viên hài vốn được coi là “người của công chúng”. Các hình ảnh phản cảm được họ hả hê, khoái chí tung khoe trên facebook hoặc các diễn đàn mạng, coi đó như một kỷ niệm của mình trong chuyến đi. Tại nhiều điểm đến đáng lẽ cần được bảo vệ nghiêm ngặt, thì sự vô ý thức của một bộ phận du khách cũng hủy hoại và làm hoen ố vẻ đẹp của các di tích, danh thắng bởi những hành vi như dùng dao, dùng bút, than, phấn để khắc hình, ký tên, vẽ nhăng cuội, chi chít trên di tích. Có những hang động với hệ thống nhũ đá tuyệt đẹp hình thành từ hàng nghìn năm, vậy mà sau vài mùa đón khách tham quan đã bị rơi, rụng hay vỡ nát do các du khách đua nhau lén lấy đá đập để nghe âm thanh hoặc tìm kiếm một mẩu nhũ mang về. Tình trạng rác rưởi do khách vô ý thức vứt ra bừa bãi cũng làm đau đầu ban quản lý các khu di tích, danh thắng trong công tác xử lý. Ngay cả di sản và kì quan thế giới Vịnh Hạ Long cũng bị du khách vô tư xả rác xuống mặt biển, mặc dù ban quản lí tăng cường nhắc nhở, xử phạt. Không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu các cơ quan chức năng địa phương, bởi có những lúc số lượng khách đổ về quá đông mà lực lượng bảo vệ, thu gom rác lại mỏng, có làm việc hết công xuất cũng không xuể.
(Theo nhandan.com.vn)
Đề Thi Thử Thpt Lần 3 Môn Văn
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn “khát” sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố. (2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc. (…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
( Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,25 điểm)
Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động ” đi bộ xuyên Việt“ của anh Nguyễn Quang Thạch? (0,5 điểm)
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được củachương trình “Sách hóa nông thôn ViệtNam”. (0,25 điểm)
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả Để một lần nhớ lại mái trường xưa Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa Có bóng nắng in dòng sông xanh thắmThoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi Có nhắc bóng người đương thời năm cũ Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ Để cây đời có tán lá xum xuê Bóng mát dừng chân là một chốn quê Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô. .
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng(0,25 điểm).
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm)
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)
Anh chị hiểu hai dòng thơ: ” Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng. (0,5 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
Bàn về đọc sách, có một số bạn trẻ cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Lại có người khẳng định: Thời hiện đại, con người càng cần phải đọc sách.
Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
( Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88).
( Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 110)
Đáp án đề thi thử THPT lần 3 môn Văn – THPT Quỳnh Lưu 4 năm 2015
Câu 1.Phong cách ngôn ngữ báo chí
Hành động đi bộ xuyên Việt củaanh Nguyễn Quang Thạch:
– về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
– về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015.
– về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
– Điểm 0,5: nêu đủ 3 ý trên;
– Điểm 0,25: nêu được 2 ý
– Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
-Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
– kết quả đạt được củachương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”: thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
– Điểm 0,25: nêu đủ 2 ý trên;
– Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
Câu 4. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
– Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
– chương trình “Sách hóa nông thôn ViệtNam”: là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
– Điểm 0,5: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng, diễn đạt gọn, trong sáng;
– Điểm 0,25: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng; diễn đạt chưa thật trong sáng.
– Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nhận xét không hợp lý;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Không trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm. (0,25 điểm)
Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.
— Điểm 0,25: nêu tên phép ẩn dụ; chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa của từ ngữ đó.
– Điểm 0: Trả lời sai phép tu từ, chỉ nêu tên phép tu từ mà không chỉ rõ từ ngữ và ý nghĩa hoặc không có câu trả lời.
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.
– Điểm 0,5: trả lời đúng các ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, diễn đạt gọn, trong sáng;
– Điểm 0,25: trả lời đúng, hợp lí song diễn đạt chưa thật trong sáng.
– Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Hai dòng thơ: ” Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, dâng hiến sức mình cho cuộc đời. (0,25 điểm)
Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm)
– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên hoặc trả lời theo các khác nhưng phải thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, trong sáng;
* Yêu cầu cụ thể:
– Điểm 0,25: Trả lời đúng song diễn đạt chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.
– Điểm 0: Trả lời sai, không hợp lý, hoặc có ý đúng nhưng diễn đạt yếu.
* Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): vai trò của việc đọc sách đối với con người trong thời hiện đại
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
– Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
– Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng việc đọc sách không còn phù hợp trong thời đại công nghệ thông tin và khẳng định ưu thế của mạng internet trong việc cung cấp kiến thức cho con người.
Ý kiến thứ hai lại khẳng định sự cần thiết của việc đọc sách đặc biệt trong thới hiện đại.
Như vậy, hai ý kiến đưa ra hai quan niệm đối lập nhau về vấn đề đọc sách trong thời hiện đại.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Cần khẳng định những tác dụng lớn lao của sách trong việc cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện tư duy cho con người. Đọc sách là một việc làm không thể thiếu đối với quá trình hoàn thiên nhân cách của con người, đặc biệt trong nhịp sống hối hả của thời hiện đại.
Mạng internet có những lợi thế nhất định đối với con người song không thể thay thế được vai trò của sách.
Cần liên hệ thực tế để phê phán hiện tượng lười đọc sách ở một bộ phận người Việt hiện nay.
– Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
Câu 2. (4,0 điểm):
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể:
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trích trong hai bài Tây Tiến -Quang Dũng và Việt Bắc– Tố Hữu.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
– Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vấn đề:
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
– Nội dung: nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, người lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ mà hào hoa.
– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn; hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với cảm xúc ( câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu
– Nội dung: là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên sâu tình nặng nghĩa, từng cùng con người vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn giờ đây cũng mang tâm trạng lưu luyến bâng khuâng trong khoảnh khắc chia tay. Hình ảnh những mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong khung cảnh núi rừng hắt hiu lau xám lại càng gợi thương gợi nhớ nhiều hơn. Cuộc sống và chiến đấu càng khó khăn, gian khổ, con người càng thấm thía tấm lòng rộng mở, bao dung, ân tình sâu nặng của đất và người Việt Bắc.
– Nghệ thuật: thể thơ lục bát mang âm hưởng trữ tình, gần gũi; với nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã biến núi rừng, thiên nhiên thành con người Việt Bắc giàu tình nghĩa (rừng núi nhớ ai), nghệ thuật đối, điệp tạo âm hưởng tha thiết, lưu luyến, bâng khuâng.
3. So sánh
– Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc và đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính đã đi qua.
– Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn của người lính, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan; thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng; thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
– Điểm 1,5 – 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
– Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
Theo thethaohangngay
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đáp Án Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Ngữ Văn 11 Năm 2022 Trường Thpt Lê Xoay
Đề minh họa Ngữ văn 11 năm 2019
Đề thi thử môn Ngữ văn năm 2019
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 11 năm 2019 trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc lần 2. Tài liệu gồm 6 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 120 phút. Mời các bạn tham khảo.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.
(Theo chúng tôi – Xây dựng bản lĩnh cá nhân, 20/9/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để trở thành người bản lĩnh?
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà”.
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
Từ những điều được gợi ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết cần phải “Xây dựng bản lĩnh cá nhân”.
Câu 2 (5,0 điểm) – Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, Tr.22-23)
Cảm nhận về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự thống nhất và nét khác biệt trong tư tưởng, cảm xúc thơ của tác giả.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 11
Theo tác giả, để trở thành người bản lĩnh chúng ta cần:
– xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện.
– chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm…
– phải có những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm.
Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm.
– Biện pháp tu từ được sử dụng: Biện pháp so sánh (so sánh việc không có phương pháp cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà).
– Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh:
+ Giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, rõ ràng những khó khăn, trở ngại nếu đặt ra mục tiêu để rèn luyện bản lĩnh nhưng lại không có phương pháp để thực hiện.
+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, có tính hình tượng cao.
– HS lựa chọn, trình bày được thông điệp có ý nghĩa từ đoạn trích theo suy nghĩ của bản thân (Yêu cầu: sát hợp với nội dung đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải).
– Lí giải hợp lí, thuyết phục.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề trong đề bài. Có thể theo hướng sau:
– Giải thích: Bản lĩnh cá nhân là ý chí mạnh mẽ, thái độ sống tích cực của mỗi người, thể hiện ở việc có chính kiến riêng, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách…
– Bàn luận:
Mỗi chúng ta đều cần phải xây dựng bản lĩnh cá nhân bởi:
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thách thức, chỉ khi có đủ bản lĩnh chúng ta mới có thể đối mặt, vượt qua khó khăn, thất bại để vươn tới thành công.
+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh mới có thể giữ vững lập trường và tự ý thức được điều cần phải làm.
+ Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách, bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, …
– Bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức được ý nghĩa, sự cần thiết phải có một bản lĩnh sống và nỗ lực hình thành, rèn luyện cho mình một bản lĩnh, thái độ sống tích cực…
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài Vội vàng; Qua sự cảm nhận về hai đoạn thơ để nhận xét về sự thống nhất và nét khác biệt trong tư tưởng, cảm xúc thơ của tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Cảm nhận về hai đoạn thơ.
– Đoạn thơ thứ nhất:
+ Đoạn thơ bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng thông qua một ước muốn có phần phi thực tế. Ước muốn ấy gắn liền với một khát vọng táo bạo và độc đáo: tắt nắng và buộc gió. Mục đích của ước muốn ấy là để màu đừng nhạt mất, để hương đừng bay đi. Đó là ước muốn được chế ngự, chi phối những hiện tượng, quy luật khách quan vốn dĩ vĩnh hằng, bất biến, để có thể gìn giữ, nâng niu, tận hưởng những hương sắc tuyệt đẹp của cuộc đời.
(HS phân tích, cảm nhận cụ thể)
+ Cảm xúc thơ được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp điệu nhanh, sôi nổi, cuốn hút kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh và phép điệp ngữ, điệp cấu trúc…
– Đoạn thơ thứ hai:
+ Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, khát vọng sống nồng nàn, mãnh liệt của Xuân Diệu. Ý thức được sự hữu hạn của đời người, tuổi xuân và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại nên nhà thơ đã vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cuộc sống trần gian với tất cả những gì đẹp nhất ( sự sống mơn mởn, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, …), ở mức độ cao nhất ( ôm, riết, say, thâu, cắn), với trạng thái đã đầy, no nê, chếnh choáng.
(HS phân tích, cảm nhận cụ thể)
– Đoạn thơ vận dụng thành công các yếu tố nghệ thuật như: điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu, các động từ mạnh được sử dụng theo lối tăng tiến, phép nhân hóa kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, nhịp điệu sôi nổi, dồn dập…
* Nhận xét về sự thống nhất và nét khác biệt trong tư tưởng, cảm xúc thơ của tác giả.
– Sự thống nhất:
Hai đoạn thơ đều là sự bộc lộ của một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt, nồng nàn. Gắn liền với tình yêu ấy là một thái độ, quan niệm sống sôi nổi, tích cực, chủ động, để tận hưởng cho hết, cho kịp những vẻ đẹp thắm tươi của cuộc sống.
– Nét khác biệt:
+ Đoạn thơ thứ nhất: Bộc lộ tình yêu cuộc sống và cái tôi cá nhân qua một ước muốn kì lạ, táo bạo, phi thực tế, để có thể mãi gìn giữ, nâng niu những màu, những hương của sự sống tươi đẹp.
+ Đoạn thơ thứ hai: Ước muốn có phần gần gũi, thực tế hơn nhưng không kém phần sôi nổi, mãnh liệt với cái ” Tôi” được mở rộng thành cái ” Ta “, với khát khao chiếm lĩnh vô biên, tuyệt đích. Trong đoạn thơ, quan niệm, thái độ sống “vội vàng” cũng được bộc lộ một cách tập trung và rõ nét hơn.
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Ngữ Văn Năm 2022 Trường Thpt Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)
Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5) là đề thi thử đại học môn Văn có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi Quốc gia, kì thi đại học năm 2016. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn – Số 2
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức diễn đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu khái quát nội dung của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua câu văn sau không? Vì sao? “Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.”. (0,5 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8: Láng giềng đã đỏ đèn đâu?Ai làm cả gió đắt cau,Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non? Chờ em ãn dập miếng giầu em sangII. PHẦN LÀM VĂN Câu 1 (3,0 điểm) Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững” Ðôi ta cùng ở một làngCâu 2 (4,0 điểm) Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh?Em nghe họ nói mang manh,I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN Hình nhý họ biết chúng mình … với nhau.
( Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 – 1941), NXB Vãn học, 2007)
Câu 5. Ðoạn thơ sử dụng thể thõ nào? Chỉ ra tác dụng của thể thõ với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình? (0,5 điểm)
Câu 6. Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 7. Cảm nhận câu thơ: “Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình … với nhau?” (0,25 điểm)
Câu 8. Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp tu từ qua câu thơ: “Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?”(0,5 điểm)
(Theo nhà văn Nguyễn Khải)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Vẻ đẹp của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) qua các chi tiết ” Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái trong rừng”, “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa” và “Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử.”?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức tự sự. (0,25)
Nội dung chính của đoạn (2), (3), (4): Cảm nhận mùi thơm đặc trưng của làng mình lan tỏa trong không gian. (0,5)
Học sinh có thể trả lời “có” hoặc “không”. Nhưng trả lời “có” sẽ được điểm cao hơn. Lí giải: Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu dàng, bền vững và thuần túy chứ không giả tạo như mùi nước hoa (0,5)
Thể thơ lục bát. Tác dụng: nhịp thơ đều, gợi sự tình tứ, sâu lắng, phù hợp với không gian thôn quê. (0,5)
Từ ngữ thể hiện không gian làng quê: láng giềng, đỏ đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối. (0,25)
Câu thơ: “Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình … với nhau”. Thể hiện sự kín đáo, tế nhị, trong sáng và thoáng chút bối rối của cô gái trong mối tình quê. (0,25)
Biện pháp: câu hỏi tu từ. Tác dụng, ý nghĩa: Mượn hình ảnh thiên nhiên thể hiện hàm ý trách móc của cô gái vì chuyện tình yêu dang dở, lỡ làng. (Trách chàng trai, trách cuộc đời) (0,5)
Câu 1 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững” (Theo nhà văn Nguyễn Khải)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, quy tắc chính tả, ngữ pháp. (0,25)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, trích dẫn câu nói. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
1. Giải thích. (0,5)
Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất, tinh thần chưa trải qua sự thẩm định của thời gian và lòng người.
Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã qua thử thách của thời gian, cuộc đời có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hóa, đạo lí của dân tộc và nhân loại như: tình yêu thương, lòng yêu nước, sự quả cảm, nghị lực sống phi thường,…
2. Bàn luận ý kiến (0,75)
Để sống được hàng ngày phải nhờ vào những giá trị tức thời:
Con người cần sự đảm bảo cuộc sống hang ngày với những giá trị tức thời cả vật chất và tinh thần: ăn, mặc, ở, giải trí, ….
Giá trị tức thời ở mỗi thời đại luôn khác nhau, con người cần thường xuyên trang bị cho mình những giá trị sống tức thời (dẫn chứng)
Sống cho có phẩm hạnh, cốt cách phải dựa vào giá trị bền vững:
Cuộc sống không chỉ gắn liền với những giá trị vật chất, tinh thần tức thời. Để làm nên giá trị đời sống cần phải có nền tảng văn hóa, đạo lí bền vững của dân tộc và nhân loại. (dẫn chứng)
Những giá trị bền vững sẽ giúp con người có lối sống đúng đắn, lành mạnh, giúp con người đứng vững trước cám dỗ, tha hóa. Những người có nền tảng văn hóa, đạo đức vững chắc luôn khiến người đời tôn trọng. (dẫn chứng)
Thực tế cuộc sống có những các nhân không nhận thức đúng về các giá trị sống trên, quá đề cao vật chất, quyền lực bất chấp văn hóa, đạo lí. Đó là lối sống đáng phê phán, đào thải.
3. Bài học nhận thức và hành động. (1,25)
Để có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết cân bằng hai giá trị sống trên. Nếu chỉ có những giá trị tức thời, con người dễ dàng đánh mất mình, sống hời hợt, … Nếu chỉ coi trọng giá trị bền vững sẽ khiến con người thiếu linh hoạt, lạc hậu,…
Cần phải tỉnh táo nhìn nhận những giá trị tức thời và giá trị bền vững. Có được những đánh giá đúng đắn nhất về mỗi giá trị để lựa chọn cho mình những giá trị sống đúng đắn và phù hợp nhất.
Những giá trị tức thời tích cực sẽ được đón nhận, lưu giữ và dần trở thành giá trị bền vững. Ngược lại, có những giá trị bền vững qua thời gian tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp sẽ bị đào thải.
c. Sáng tạo (0,25)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận nhân vật Mị ( Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) qua các chi tiết.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề (0,25)
Tô Hoài là tác giả tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng. Sáng tác của ông kết tinh ở đề tài Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc” điển hình cho ngòi bút nhà văn.
Mị là nhân vật chính của tác phẩm, nổi bật ở vẻ đẹp tâm hồn với sức sống tiềm tang, mãnh liệt. Các chi tiết sau góp phần thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn ấy của Mị.
Dẫn các chi tiết “…”
2. Giải thích các chi tiết:
3. Phân tích, so sánh các chi tiết góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Mị.
a. Cảm nhận các chi tiết:
Chi tiết Mị muốn ăn lá ngón lần thứ nhất:
Tái hiện (0,25)
Mị là cô gái đẹp người, đẹp nết nhưng sinh ra trong một gia đình có món nợ truyền kiếp, phải làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
Không chịu được những đọa đày của nhà thống lí, Mị trốn về nhà, quỳ lạy bố với ý định từ biệt để tìm đến cái chết, mong muốn được giải thoát khỏi thực tại.
Lời nói của người bố và mong muốn được làm tròn chữ hiếu đã ngăn cản Mị trước ý định tự tử. “Mị ném nắm lá ngón xuống đất”
Mị muốn ăn lá ngón tự tử cho thấy cô đang lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát, bế tắc. Người đọc có thể hình dung hiện thực nhà thống lí vô cùng khắc nghiệt đã chà đạp lên Mị, đẩy cô đến cùng đường, phải tìm đến cái chết.
Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của Mị, khao khát tự do, hạnh phúc, sẵn sàng chết để phản kháng hoàn cảnh, chống lại cha con thống lí.
Mị là người con có hiếu, hành động ném nắm lá ngón xuống đất cho thấy cô không đành lòng chết để bố mình phải chịu một gánh nặng nữa.
Chi tiết Mị muốn ăn lá ngón lần thứ hai:
Tái hiện: (0,25)
Lần thứ hai Mị muốn ăn lá ngón là trong đêm tình mùa xuân: Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn yêu, men rượu, … đã khơi dậy cảm xúc trong tâm hồn Mị. Mị bâng khuâng, bổi hổi “sống về ngày trước”. Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi, Mị chuẩn bị để đi chơi, … Đây cũng là khi Mị nhận thức rõ ràng thực tại đau khổ. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”
Tô đậm bi kịch đau khổ của Mị. Khắc họa hoàn cảnh éo le bủa vây cuộc đời cô. Từ đó tố cáo bộ mặt tàn bạo của bọn chúa núi Tây Bắc trước cách mạng.
Sức sống vẫn tiềm tàng trong tâm hồn cô, thách thức trước sự tàn bạo của bọn chúa núi, lang đạo, chỉ chờ cơ hội là trỗi dậy mãnh liệt.
Chi tiết Mị không còn nghĩ đến ăn lá ngón tự tử nữa.
Tái hiện: Sống trong sự đày đọa của nhà thống lí Pá Tra làm Mị trở nên chai lì, vô cảm. Cô như hoàn toàn phuất phục hoàn cảnh, tức là sức phản kháng đã bị làm cho tê liệt, tan biến. (0,25)
Ý nghĩa: Mị không còn muốn chết tức là cô đang chết về tinh thần. Ăn lá ngón chỉ là sự hủy hoại thể xác. Chi tiết cho thấy đỉnh điểm của bi kịch cuộc đời Mị những ngày làm dâu gạt nợ. Nó có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt hiện thực. (0,5)
b. So sánh các chi tiết:
Giống nhau: (0,5)
Cả ba chi tiết đều cho thấy khát vọng được sống, được hạnh phúc của Mị.
Chi tiết nắm lá ngón trong tác phẩm góp phần nổi bật cuộc sống khổ đau của Mị trong những ngày làm dâu gạt nợ. Nó khơi dậy ở người đọc niềm cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của nhân vật, đồng thời càng trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn cô.
Tố cáo tội ác của bọn thống trị miền núi Tây Bắc trước cách mạng.
Khác nhau: (0,5)
Hai chi tiết Mị muốn ăn lá ngón cho thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Dù có bị chà đạp, vùi dập nó cũng chỉ tạm thời bị khuất lấp chứ không mất đi và sẽ trỗi đậy khi có thể. Thực tế, đến cuối phần một của tác phẩm, Mị đã trỗi dậy sức sống tiềm tàng, giải thoát cho người cùng giai cấp và tự giải thoát cho mình khỏi nghịch cảnh.
Chi tiết Mị không còn muốn ăn lá ngón nữa cho thấy sự tàn phá của hoàn cảnh sống đến tâm hồn cô, khiến Mị trở nên vô cảm, chai lì, tô đậm hiện thực tủi nhục của nhân vật.
Hình ảnh lá ngón xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau gắn với diễn biến tâm trang nhân vật Mị là một trong những sáng tạo độc đáo của Tô Hoài. Từ đó thể hiện đời sống nội tâm phong phú, sáng đẹp của Mị cũng như của những người lao động nghèo bằng cái nhìn trân trọng.
3. Kết luận: Khẳng định vai trò của chi tiết đặc sắc trong tác phẩm góp phần quan trọng trong biểu đạt nội dung, tư tưởng. Hình ảnh lá ngón góp phần thể hiện đời sống nội tâm phức tạp của Mị, từ đó tô đậm bi kịch cuộc đời cũng như vẻ đẹp tâm hồn cô gái vùng cao. (0,25)
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Thử Môn Ngữ Văn Thpt Chuyên Nguyễn Quang Diêu trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!