Bạn đang xem bài viết Để Tránh Rủi Ro Kinh Doanh Homestay Nhất Định Phải Biết Điều Này được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kinh doanh homestay là một trong những dịch vụ kinh doanh mới nổi trong ít năm trở lại đầy với nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng cần có những chiến lược kế hoạch kinh doanh homestay tốt, hạn chế những rủi ro khi kinh doanh homestay.
Homestay là gì và đặc trưng mô hình nhà nghỉ homestay độc đáo
Homestay là gì? Đặc trưng mô hình homestay
Homestay là gì?
Homestay là một loại hình dịch vụ du lịch xanh hay dựa vào yếu tố công đồng lưu trú tại nhà của người dân địa phương khi khách du lịch đến để khám phá, muốn hòa mình với cuộc sống, tìm hiểm văn hóa của người bản địa thay vì lựa chọn những dịch vụ nhà nghỉ xếp hạng sao hotel hay nhà nghỉ bình dân giá rẻ hostel, Motel hay resort, Bungalow cao cấp…
Ở nước ngoài homestay được hiểu là nhà của người bản địa và dịch vụ nhà nghỉ homestay có nghĩa là người thuê sẽ sống ngay tại nhà của người dân ở địa phương khi họ đặt chân đến đó như một thành viên trong gia đình.
Có thể hiểu homestay là gì? Đó là mô hình nhà nghỉ du lịch dựa vào cộng đồng, lưu trí ở nhà dân nơi khách du lịch đặt chân đến và giúp họ tìm hiểu cũng như quảng bá hình ảnh văn hóa con người địa phương một cách chân thật nhất.
Mô hình dịch vụ homestay chủ yếu phát triển dựa vào các vùng có dịch vụ du lịch truyền thống và hiện nay cũng đang có xu hướng mở rộng tới các trung tâm thành phố để phục vụ cho đối tượng lưu trú là người nước ngoài du lịch bụi…
Thiết kế homestay ở Đà Lạt ấn tượng, thú vị hút khách du lịch
Các đặc trưng loại hình kinh doanh homestay
Hình thức nhà nghỉ dành cho khách du lịch mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch tới địa phương có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và cùng tìm hiểu văn hóa địa phương.
Dịch vụ homestay khách thuê phòng sẽ cùng ăn, cùng sinh hoạt, ngủ nghỉ với dân địa phương.
Đa phần phát triển tốt ở những nơi có địa lý phù hợp với du lịch khám phá, bản sắc văn hóa đặc trưng.
Quy mô nhỏ, thường là hộ gia đình và giá rẻ
Dịch vụ: khách du lịch tự phục vụ nhu cầu cá nhân từ ăn uống, sinh hoạt nhưng khá thoải mái, dễ chịu với giá tốt.
Mô hình nhà nghỉ homestay mới tiềm năng
Xu hướng kinh doanh homestay
Tiềm năng kinh doanh homestay
– Tiềm năng du lịch văn hóa trong kinh doanh homestay
Loại hình kinh doanh Homestay ở Việt Nam hiện nay chỉ mới được biết đến thời gian gần đây khi mà bên cạnh trào lưu “tây balo” là sự nở rộ của xu hướng “ta balo” hay phượt với mong muốn có nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm cuộc sống nơi họ đặt chân đến khám phá. Vì thế những khách sạn, resort sang trọng không phù hợp với nhóm khách du lịch này và chỉ có mô hình xây homestay mới đáp ứng tốt vấn đề về chi phí cũng như mục đích du lịch khám phá và trải nghiệm của họ.
Hiện nay, có thể thấy các dự án xây dựng homestay và đã tồn tại trong thực tế xuất hiện ở rất nhiều nơi từ thành thị tới các khu miền tây, miền núi có văn hóa đặc trưng. Bạn hoàn toàn nhận thấy sự sôi động của loại hình kinh doanh homestay rẻ đẹp như:
Kinh doanh homestay ở Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, tphcm (Sài Gòn), Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Ninh Bình, Phú Quốc nơi đô thị có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. cho đến các khu vực miền núi với văn hóa và con người khác biệt đều có sự tham gia của mô hình kinh doanh homestay như ở Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sapa,…
Có thể thấy xây dựng kinh doanh homestay rất có tiềm năng nhờ vào văn hóa và con người Việt ở nhiều vùng miền, tỉnh thành trên cả nước.
– Tiềm năng homestay từ đầu tư
Theo các tư vấn bất động sản từ các chuyên gia thì mô hình kinh doanh homestay có điều kiện phát triển bởi nhu cầu lớn mà trong khi đó bất động sản dùng cho mô hình này không nhiều nên dễ khan hiếm vào mùa cao điểm. Loại hình này không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao so với các loại hình nhà nghỉ , khách sạn cao cấp cùng khu vực…
Vì vậy, kinh doanh homestay đang lại trở thành mảng tiềm năng của những người ít vốn, dân địa phương và thậm chí cả sinh viên thu lời.
Tiềm năng đầu tư kinh doanh dự án nhà nghỉ homestay – Thu nhập ổn định từ homestay
Lợi nhuận kinh doanh homestay trung bình cho một phòng đơn hoặc một giường thường từ 100.000 cho đến 300.000/ngày đối với mùa thấp điểm, mùa cao điểm có thể giá từ 250.000 cho đến khoảng 600.000/ngày phụ thuộc vào vị trí và các tiện ích.
Vì thế, tính trung bình thu nhập kinh doanh homestay cho thu được khoảng 9 triệu/ giường và mùa cao điểm 18 triệu/giường. Đây là lợi nhuận đủ sức hấp dẫn với những ai học khởi nghiệp kinh doanh homestay kể cả cho sinh viên.
Homestay dốc tình với không gian Đà Lạt thu nhỏ ấn tượng
Rủi ro khi kinh doanh homestay
– Xây dựng mô hình homestay thiếu độc đáo: nếu không có được các thiết kế thú vị, đậm văn hóa địa phương hay sức hút thì việc bạn có thể giữ chân hay tìm kiếm khách hàng là vô cùng khó. Những homestay container, homestay dưới lòng đất hay homestay fairy house mang mô hình của thế giới cổ tích thần tiên… mới có thể giúp hút khách hàng và kinh doanh lâu dài.
– Lựa chọn các thiết kế xây homestay không phù hợp với đối tượng và khách hàng hướng tới. Lỗi này giống như xây nhà không phù hợp với đối tượng người dùng thì đương nhiên sẽ khó khiến họ hài lòng. Vì thế phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai để xây dựng mô hình homestay theo nhóm khách lẻ, tình nhân… Nếu không nắm được yếu tố này thì kinh doanh homestay thất bại là dễ hiểu.
– Vốn đầu tư dài hạn: Đây là đặc trưng về chi phí vốn kinh doanh homestay cần xác định rõ nếu không dễ bỏ giữa chừng vì không đủ vốn xây dựng và duy trì sửa sang, thay đổi tạo sự mới lạ, đẹp cho khách lưu trú.
– Luôn phải có chiến được kinh doanh linh động: Kinh doanh homestay có chiến lược cần phải linh hoạt theo mùa… để có các chương trình giảm giá, khuyến mại, hỗ trợ đi lại… nếu không sẽ rất khó có thể thu hút khách lâu dài.
Quy định thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ homestay
Quy định kinh doanh homestay
Homestay tuy là loại hình kinh doanh mới nhưng vẫn có sự điều chỉnh của pháp luật. Cụ thể luật kinh doanh homestay sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay và có giấy phép đầy đủ. Vậy kinh doanh homestay cần giấy phép gì? Mời các bạn cũng xem các thủ tục khi muốn kinh doanh mô hình này.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay
Điều 64 Luật Du lịch năm 2005 quy định về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch, theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây:
Phải có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
Phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;
Cụ thể các tiêu chí để xin giấy phép kinh doanh homestay bao gồm
Diện tích phòng: đảm bảo tối thiểu: 8m2/ phòng đơn; 10m2/ phòng đôi; 3m2/ phòng tắm;….
Thiết bị tiện nghi cơ bản, an toàn: giường nệm, đèn, quạt/ điều hòa, chốt phòng, đồ chăm sóc cá nhân.
Có phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự
Có bảng niêm yết giá công khai tất cả các dịch vụ (bao gồm dịch vụ đi kèm)
Như vậy, để có thẻ đăng ký kinh doanh homestay thì chủ đầu tư dự án sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện về diện tích, thiết bị, có giấy chứng nhận an toàn PCCC và An ninh trật tự và bảng giá niêm yết công khai tất cả các dịch vụ.
Cách đăng ký kinh doanh homestay
– Xin giấy phép đăng ký kinh doanh homestay
Kinh doanh homestay thường là mô hình nhà nghỉ tại gia nên việc bạn đăng ký kinh doanh nên đăng ký hình thức kinh doanh hộ cá thể và nhớ kê khai tài sản cố định là nhà, căn hộ sử dụng kinh doanh, chứng minh chủ sở hữu. Cách đăng ký làm homestay như sau:
* Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký cấp pháp kinh doanh Homestay với nội dung cần ghi rõ theo mẫu:
Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT – Email).
Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
Kê khai số vốn bỏ ra.
Kê khai số lao động sử dụng khi Homestay đi vào hoạt động.
– CMND của người thành lập hộ kinh doanh (sao công chứng CMND).
* Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi có bất động sản kinh doanh và chờ đợi cấp phép chậm nhất là sau 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơn hoàn tất và bạn đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh. Lưu ý, khi đến nhận giấy phép kinh doanh homestay cần phải có chứng minh nhân dân và giấy biên nhận hồ sơ được giao khi phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ của bạn. Hồ sơ khi hoàn tất được gửi về chi cục thuế để chủ hộ kinh doanh hoàn tất thủ tục thuế với nhà nước.
– Thủ tục xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Để có thể hoạt động homestay sẽ cần có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy, chủ hộ kinh doanh homestay sẽ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:
Văn bản thông báo về: Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
Văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
Phương án chữa cháy.
Cơ quan tiếp nhận: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.
– Thủ tục xin cấp chứng nhận an ninh trật tự
Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì đối với kinh doanh dịch vụ homestay sẽ phải có chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Đối với kinh doanh hộ gia đình: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này). Nếu là chi nhánh doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động;
Đối với các tổ chức sự nghiệp có thu phải có bản sao đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Bản khai lý lịch của: Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Lưu ý: Bản khai lý lịch yêu cầu có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).
Thời gian thực hiện thủ tục: tối đa 7 ngày làm việc. Nếu không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
– Thủ tục đăng ký xếp thứ hạng homestay
Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, an ninh trật thự thì để có thể đưa homestay đi vào hoạt động thì cơ sở kinh doanh cần có: xếp hàng sơ sở lưu trú du lịch. Đây là loại chứng nhận giúp tăng độ chuyên nghiệp, tin tưởng và có giá trị về quảng bá. Hồ sơ đăng ký xếp thứ hạng homestay gồm có:
Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
Danh sách quản lý và nhân viên homestay (Phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
Bản sao công chứng giấy phép đăng kí KD.
Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý Homestay.
Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ.
Biên lai nộp lệ phí thẩm định.
– Văn bản thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay
Hoàn thiện đăng ký kinh doanh, các loại giấy chứng nhận xếp hạng, PCCC, An ninh trật tự thì bước cuối cùng để có thể đưa cơ sở lưu trú vào hoạt động kinh doanh đúng pháp luật đó là chủ cơ sở kinh doanh phải làm: Văn bản thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho công an khu vực và công an quận trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động và xin xác nhận của các cơ quan này lên giấy thông báo. Trường hợp cơ sở kinh doanh homestay không có giấy thông báo này thị có thể bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, có trường hợp nếu cho người nước ngoài thuê dài hạn thì thủ tục kinh doanh chỉ cần có: Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy PCCC, không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Nhưng sẽ cần phải có hợp đồng thuê nhà ký với người nước ngoài.
Quy định kinh doanh homestay tương đối đầy đủ và giống với kinh doanh các cơ sở lưu trú khác và bạn có thể tham khảo để đảm bảo kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần lưu ý khi kinh doanh homestay đó là vấn đề khai báo tạm trú tạm vắng cho khách lưu trú cho các khách du lịch đến đặt phòng tại homestay của bạn.
Thủ tục khai báo đó là đến công an phường hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng trực tiếp hoặc có thể thực hiện hình thức khai báo trực tuyến để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, đảm quản lý an ninh trật tự khu vực.
Kinh doanh homestay có phải đóng thuế?
Kinh doanh homestay theo quy định của pháp phải đăng ký kinh doanh và có đăng ký với cơ quan thuế. Như vậy chắc chắn việc kinh doanh này sẽ phải đóng thuế.
Theo quy định trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải ra cơ quan thuế để kê khai, nộp thuế môn bài, thuế thu nhập theo pháp luật về quản lý thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp tùy theo hình thức bạn lựa chọn khi đăng ký kinh doanh.
Chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh homestay
Kinh nghiệm xây dựng mở homestay và lưu ý
Để mở một homestay phục vụ nhu cầu của khách hàng du lịch thì bạn cần chuẩn bị một số vốn. Vấn đề chi phí xây dựng homestay hay kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền sẽ tùy theo quy mô, đối tượng và phân khúc khách hàng mà bạn hướng tới
Phương án xây dựng homestay trên chính nhà của mình
Bạn có thể sắp xếp lại nhà gọn gàng, tạo không gian thoải mái cho khách thuê phòng. Tùy theo diện tích và mục tiêu dành cho đối tượng khách lưu trú là đơn lẻ, đôi, nhóm… để trang bị đồ đạc cần thiết, phù hợp.
Đâu là cách đầu tư chi phí xây homestay giá rẻ bằng các tận dụng nhà ở của mình để giảm chi phí thuê mặt bằng. Thường chi phí kinh doanh, đầu tư xây dựng homestay loại hình này giai đoạn đầu cho cơ sở vật chất khoảng từ 50 – 70 triệu đồng tùy theo mong muốn để giúp cải tại, trang trí không gian đẹp hơn. Ngoài ra nếu muốn tăng sức hấp dẫn có thể chi thêm 20 – 30 triệu đồng để trang trí lại nhà cửa. Như vậy chi phí xây homestay tại nhà có thể dao động từ 70 – 100 triệu tùy sức đầu tư.
Phương án xây homestay ở đất, nhà thuê
Nhiều người lựa chọn hình thức xây mới homestay trên đất nông nghiệp để có vị trí đẹp hoặc chọn hình thức thuê nhà để cải tạo lại. Cách làm nhà homestay với hình thức này sẽ cần đảm bảo chi phí vốn cho tiền thuê hàng tháng và thường phải đóng tiền cọc với giá trị lớn nên vốn kinh doanh homestay sẽ đội lên cao hơn. Chi nên làm dịch vụ homestay bằng hình thức thuê nhà cần phải tính toán một năm bạn mất bao nhiêu tiền thuê nhà và cân đối dự toán nguồn thu xem ổn không và tất nhiên không thể bỏ qua việc chọn địa điểm, có những dự trù về rủi ro khi kinh doanh.
Nếu mục đích kinh doanh homestay lâu dài và đã tính toán về tài chính, có phương án kế hoạch kinh doanh tốt thì có thể thuê nhà 3 – 5 năm để tạo sự ổn định, thỏa thuận giảm chi phí tiền thuê.
Vì vậy để làm homestay hiệu quả nếu có thể tận dụng được không gian nhà ở hiện tại của mình, vị trí đẹp thì bạn hoàn toàn nên chọn cách này để giảm chi phí thuê nhà, đầu tư kinh doanh.
Homestay đẹp giúp chiến lượt kinh doanh hút khách, sinh lời lâu dài
Phương án mua đất xây homestay kinh doanh
Đây cũng là cách khởi nghiệp kinh doanh homestay nhưng dành cho những người có vốn lớn và có chiến lược về vị trí, truyền thông, chính sách kinh doanh tốt. Mua đất và xây dựng một căn hộ riêng biệt phục vụ cho mô hình homestay để tạo không gian thoải mái nên đầu từ từ 80 – 100m2. Tất nhiên, khi xây mới cần phải có thiết kế đầy đủ, đảm bảo tính độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách tốt, lâu dài. Với cách kinh doanh này sẽ cần vốn để mua đất, xây nhà và trang bị thêm đồ dùng cần thiết như tivi, tủ lạnh, bếp gia dụng, máy giặt, chăn màn… tiêu chuẩn giúp tăng giá trị cho thuê hơn.
Ngoài các chi phí về đầu tư mua đồ dùng, hay sơn sửa thì có một khoản chi phí bạn cần phải tính đến đó là thiết kế bởi bạn khó lòng mà có được các tính toán về thiết kế có sức hút, và rất ít người có thể tự mình thiết kế.
Vậy kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn, kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn đầu tư? hiện nay thật khó để có con số chính xác bởi nó còn phụ thuộc và kế hoạch kinh doanh homestay của mỗi người. Nhưng ít nhất phải chuẩn bị số vốn từ 100 triệu đồng trở lên.
Học bí quyết thành công kinh doanh homestay
Kinh nghiệm quản lý, chiến lược cho thuê homestay
Để kinh doanh homestay thành công thì ngoài việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo theo các thiết kế tạo nên sự khác biệt thì sẽ cần phải có các kinh nghiệm làm homestay, chiến lược kế hoạch kinh doanh homestay phù hợp.
Xác định, lựa chọn phân khúc khách hàng tiềm năng
khách hàng là nền tảng của thành công trong kinh doanh nhưng có quá nhiều khách hàng và nhu cầu khác nhau. Chính vì thế mà người kinh doanh sẽ phải xác định đối tượng khách hàng tiềm năng dựa vào tuổi tác, tính cách, thu nhập và nhu cầu trước khi quyết định làm nhà homestay ở đầu, cách trang trí, xây dựng phòng đơn, đôi hay tập thể… Thường làm nhà nghỉ homestay nên hướng đến đối tượng là người trẻ thường xuyên du lịch, cá tính, yêu thích sự khác biệt…
Lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay
Địa điểm,vị tri là yếu tố quan trọng để bạn có được sự thành công trong kinh doanh homestay hay không. Không gian nổi bật để xây dựng homestay tốt sẽ hút khách hơn so với các vị trí không có lợi thế về tầm nhìn, khung cảnh , thoáng mát. Khách hàng của homestay đa phần là trẻ tuổi, không quá cầu kỳ về tiện nghi nhưng chắc chắn sẽ cần nơi nghỉ ngơi, ngắm cảnh, check in sống ảo ở nơi họ đến và sẽ cần sự khác lạ…
Vì thế, xây dựng homestay có vị trí giao thông đi lại thuận tiện và khung cảnh đẹp độc luôn là lợi thế để hút khác, tăng khả năng thành công của dự án.
Xem trọng thiết kế và trang trí
Không gian bên trong homestay chính là yếu tố có thể hấp dẫn du khách dừng chân ở đây lâu, quay trở lại hay giới thiệu cho ai đó. Vì thế phụ thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng hướng đến mà sẽ cần có phong cách thiết kế và trang trí phù hợp với thị hiếu của họ. Ưu tiên những thiết kế sáng tạo, độc nhất và tất nhiên vẫn mang lại sự thuận tiện trong sinh hoạt của khách.
Bí quyết kinh doanh homestay trong thiết kế nên chia thành nhiều phòng nó sẽ giúp đáp ứng được nhiều nhóm đối tượng khách hàng từ đơn lẻ, đôi, nhóm và tận dụng được không gian hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Thiết kế, trang trí điểm nhấn quan trọng hút khách của kinh doanh homestay
Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất
Người lưu trú tại homestay sẽ phải tự mình phục vụ sinh hoạt vì thế nếu chủ nhà có thể đầu tư giúp sinh hoạt tiện hơn thì đây cũng là yếu tố tăng sự hài lòng cho khách. Đặc biệt hãy quan tâm tới bếp ăn tạo được không gian ấm cúng, thân thiện, thoải mái hơn khi ở đây.
Ngoài việc tự phục vụ thì bạn có thể đầu tư kinh doanh homestay để tăng sức hút đó là có nhân viên phục vụ dọn và cũng có thể giúp hướng dẫn khách làm quen, chỉ dẫn du lịch cho khách nhằm thể hiện trách nhiệm, tăng sự tín nhiệm của du khách khi ở đây.
Không bỏ qua khâu truyền thông Homestay
Xây dựng chiến lược kinh doanh với các ưu đãi cho khách hàng phù hợp
Bản kế hoạch kinh doanh homestay không thể thiếu các chiến lược linh hoạt về giá, ưu đãi đặc biệt ở các mùa vắng khách hay dành cho khách đi nhóm đông người. Chăm sóc khách hàng tốt bạn sẽ có được những nguồn khách dồi dào hơn bởi khách du lịch homestay cũng là kênh truyền thông vô cùng tốt, uy tín cho bạn.
Phá bỏ rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp
Giao tiếp đôi khi là vấn đề đối với người kinh doanh và khách du lịch nước ngoài. Vì thế, nếu có thể phá bỏ rào cản giao tiếp bạn sẽ có được dịch vụ homestay tối ưu hóa.
Tối ưu quy trình đặt phòng
Đặc trưng của khách hàng homestay đó là đi du lịch bụi và thường đặt phòng không quá xa, bởi họ đi và dễ thay đổi lịch trình gặp điều gì đó hấp dẫn, đáng để trải nghiệm. Vì thế nếu có thể linh động trong quy trình đặt phòng nó sẽ giúp homestay của bạn trở nên hấp dẫn và lựa chọn đầu tiện của du khách.
Những Điều Kiện Cần Và Đủ Để Kinh Doanh Homestay Thành Công
1. Đảm bảo đủ diện tích tối thiểu của từng phòng
Theo điều 64 của Luật Du lịch, để tránh trường hợp phòng quá chật, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của du khách thì các phòng trong homestay phải đạt diện tích tiêu chuẩn trở lên. Cụ thể là:
Phòng hai giường đơn hoặc một giường đôi: Diện tích phải đủ từ 10 m² trở lên. Nếu làm giường tập thể thì trung bình khi thêm một giường thì diện tích phải tăng thêm 4 m².
Phòng vệ sinh và phòng tắm chung: Ngoài phòng ngủ thì đây là nơi để giải tỏa những nhu cầu cá nhân nên không gian cũng cần được chú trọng. Theo luật Du lịch thì phòng tắm phải có diện tích từ 3 m² trở lên mới đủ điều kiện kinh doanh homestay.
2. Quy tắc “thép” về trang thiết bị tiện nghi của từng phòng
Tiêu chí đầu tiên để kinh doanh homestay đó chính là chỉ có những phòng ốc có tiện nghi thoải mái thì mới thu hút được khách du lịch.
Luật du lịch quy định rất rõ rằng: Phòng ngủ phải trang bị tiện nghi đạt chất lượng khá trở lên và phải được bố trí thuận tiện nhất cho người dùng.
Tóm tắt 1: Sự sáng tạo hoa văn, họa tiết trang trí phòng ngủ chỉ là điều kiện đủ để thỏa mãn con mắt của du khách, cái họ cần vẫn là những tiện nghi của việc bài trí và sắp xếp nội thất để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người.
Đèn điện, công tắc phải sắp xếp theo một quy tắc nhất định: gần cửa ra vào để du khách có thể bật đèn sáng hoặc tắt điện khi ra khỏi phòng.
Cửa phòng phải có chốt trong để tạo cảm giác an toàn và tạo không gian riêng tư cho du khách.
Đối với giường ngủ phải đạt diện tích từ 0,9 m x 2m cho một người và 1,5x2m cho 2 người.
Chăn ga gối nệm phải luôn sạch sẽ và có bình nước uống trong phòng, tránh trường hợp du khách phải xuống lễ tân xin nước.
Khăn tắm, khăn mặt, dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, xà bông giặt đồ…
Ngoài ra, mỗi phòng nên trang bị thêm một chiếc điện thoại bàn đường dây nội bộ để du khách liên lạc khi cần.
2.2 Quy tắc vàng đối với phòng tắm
– Tường phải ốp gạch men cao quá đầu người (khoảng 2m) để giữ cho phòng luôn sạch sẽ. Môi trường nhà tắm luôn ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh trú ngụ, nhất là trong cảng mảng tường lâu năm. Do đó, ốp gạch men quá đầu người sẽ thuận lợi cho việc lau chùi, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Sàn phải được lát bằng gạch nhám, chống trơn trượt: Các bạn biết đấy, xà bông và nước khi tắm rất dễ khiến du khách trơn trượt, gây ra những sự cố không mong muốn. Vì vậy, những vật liệu chống trơn như đá hoặc gạch nhám sẽ tạo độ bám tốt, để nếu du khách lỡ có sơ sẩy thì cũng không dễ bị té ngã.
– Quạt thông gió: Nếu bạn không muốn mùi khó chịu của nhà tắm và nhà vệ sinh quấy nhiễu du khách thì hãy đầu tư cho khoản này.
Ghi chú 2: Phòng tắm là thiên đường của du khách, đừng lơ là!
– Ngoài ra, các tiện nghi như: đèn điện, gương soi, lavabo, vòi sen, nước nóng lạnh, móc treo quần giấy vệ sinh hoặc thùng rác… là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo tiện nghi cho homestay.
Chỉ có sự công khai minh bạch về tiền bạc mới gây dựng được niềm tin và thiện cảm của du khách với homestay.
Hãy công khai bảng giá dịch vụ, càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Dĩ nhiên là đừng bao giờ đưa giá một đằng tính tiền một nẻo nếu không muốn các “thượng đế” nổi giận mà một đi không trở lại.
Ghi chú 3: Giá cả dịch vụ có thể cao hoặc thấp và nó chỉ là phần cứng. Điều quan trọng là bạn phải thiết kế bảng giá sao cho sinh động và bắt mắ. Bởi vì một cái bảng giá đẹp, sang trọng có khả năng xoa dịu túi tiền của khách hàng, dù giá dịch vụ có hơi cao!
2.4 Nhân tố con người là điều kiện cần và đủ quyết định việc kinh doanh homestay thành công hay thất bại
Người quản lý homestay và nhân viên phục vụ có thể nói là những nhân tố giữ vai trò cốt cán, là điều kiện quyết định việc kinh doanh homestay thành công hay thất bại.
Bởi chỉ có những người quản lý giỏi mới có thể điều hành công việc của homestay một cách trơn tru và khéo léo.
Những người quản lý thông minh luôn biết cách thuyết phục khách hàng làm theo ý mình, có thể đứng ra dàn xếp và “hạ hỏa” những khách hàng khó tính nhất…
Tốt nhất là bạn hãy lựa chọn những người quản lý có kinh nghiệm thực tế và từng qua lớp huấn luyện nghiệp vụ về quản lý du lịch, nhân viên từng có bằng cấp trong lĩnh vực du lịch…
Bởi dù sao đi chăng nữa, việc được đào tạo bài bản cũng sẽ giúp họ tuân thủ các quy tắc ứng xử giao tiếp, làm việc với khách hàng một cách chuyên nghiệp và áp dụng tốt các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ…
Chi chú 4: Quản lý và nhân viên là nòng cốt của homestay. Hãy chọn lọc cẩn thận và đừng bao giờ đối xử tệ với họ!
Đặc biệt, bạn hãy ưu tiên những người có khả năng về ngoại ngữ vì biết đâu bất ngờ, một ngày đẹp trời nào đó đoàn khách du lịch của bạn toàn người Tây thì sao? Lúc này mà ú ớ, chỉ biết có Hello và thank kìu là thua!
3. Đăng kí kinh doanh lưu trú du lịch – tấm vé thông hành để bạn kinh doanh Homestay
Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại bài viết
Để Kinh Doanh Homestay Cần Những Loại Giấy Phép Gì ?
Bạn muốn mở homestay nhưng đang thắc mắc về các loại giấy phép để được hoạt động kinh doanh ? Những điều kiện được phép kinh doanh homestay gồm những gì ? Nam Việt Luật xin giải đáp những câu hỏi trên qua nội dung bài viết sau.
I/ Những điều kiện cần phải có để xin cấp giấy phép kinh doanh homestay gồm:
_ Phải có đầy đủ thiết bị an toàn, tiện nghi. Cần phải bảo đảm được những tiện nghi cơ bản chẳng hạn như:
+ Quạt, đèn, giường nệm.
+ Đồ dùng cá nhân, chốt phòng, điều hòa.
+ Ngoài ra đặc biệt chú ý là cần phải có phương án phòng chống cháy nổ.
_ Đối với diện tích của phòng thì cần bảo đảm được đủ không gian. Dựa vào Luật Du lịch, thì bạn sẽ cần phải bảo đảm được ít nhất là:
+ 3m vuông đối với phòng tắm.
+ 10m vuông đối với phòng đôi.
+ 8m vuông đối với phòng đơn.
_ Về hình thức hoạt động kinh doanh homestay phải thuộc dạng là một dịch vụ về du lịch để cho khách du lịch trải nghiệm như người bản địa.
_ Phải kê khai thông tin bảng giá được niêm yết. Với mục đích để không có tình trạng làm giá nhằm bảo vệ cho quyền lựa chọn đối với người tiêu dùng. Dựa vào Luật Du lịch đã quy định thì: Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh homestay nào thì đều cần phải có thông tin bảng giá niêm yết một cách công khai về toàn bộ những dịch vụ.
II/ Thủ tục và hồ sơ xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay như sau:
_ Thực hiện gửi 01 bộ hồ sơ cho phòng đăng kí kinh doanh thuộc cấp huyện. Sau đó đóng đầy đủ lệ phí của chứng từ rồi chờ đợi được cấp giấy phép.
_ Khi đã tiếp nhận xong bộ hồ sơ, thì người tiếp nhận sau đó sẽ thực hiện gửi đến bạn 01 biên nhận của bộ hồ sơ. Sau 03 ngày sau bạn mang biên nhận đến đây để mà được cấp giấy phép kinh doanh homestay. Với trường hợp khi hồ sơ bị sai sót hay cần phải thực hiện bổ sung thêm thì cơ quan tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn sẽ phải báo cho bạn biết bằng hình thức văn bản.
_ Nếu như hơn 3 ngày sau mà không có được cấp giấy phép kinh doanh homestay thì bạn được phép có quyền tiến hành khiếu nại.
_ Khi đã hoàn thành xong thủ tục đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện sẽ thực hiện gửi bộ hồ sơ đến chi cục thuế để thực hiện hoàn thành các thủ tục với thuế dựa vào quy định theo nhà nước.
_ Bộ hồ sơ gồm:
+ Địa chỉ homestay, tên của hộ kinh doanh homestay. Ngoài ra còn kèm theo địa chỉ mail, số điện thoại để dùng trong việc liên lạc lúc cần thiết.
+ Số CMND, chữ ký, họ và tên của người tiến hành lập ra hộ kinh doanh. Bên cạnh đó khi gửi cần có kèm theo bản sao của CMND để thực hiện việc đối chiếu.
+ Thông tin số lượng lao động được dùng khi hoạt động kinh doanh homestay.
+ Thông tin về mức vốn được dùng để hoạt động kinh doanh homestay.
III/ Tiến hành đăng ký chứng nhận để xếp hạng:
_ Bên cạnh giấy phép kinh doanh homestay thì bạn cần thực hiện thủ tục để được cấp xếp hạng của Sở VH-TT & Du lịch. Việc làm này sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu, tăng dộ tin tưởng và tính chuyên nghiệp cho homestay của mình.
_ Bộ hồ sơ gồm có:
+ 01 bảng đánh giá đối với chất lượng của homestay.
+ Đơn xin được cấp xếp hạng về homestay.
+ Bản sao của giấy phép ĐK kinh doanh có chứng thực đầy đủ.
+ Bản danh sách của nhân viên và quản lý tại homestay.
+ Biên lai về nộp phí của việc thẩm định.
+ Giấy tờ để chứng minh việc cam kết thực hiện tuân thủ đầy đủ các điều kiện về PCCC.
+ Giấy chứng nhận về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với người phụ trách quản lý Homestay.
IV/ Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận về an ninh & trật tự gồm:
_ Bản sao của giấy CN đăng ký kinh doanh.
_ Bản sao của giấy CN ĐK kinh doanh hay giấy CN đầu tư nếu là chi nhánh của công ty hay bản sao của đăng ký thuế nếu là những tổ chức kinh doanh.
_ Văn bản xin được cấp Giấy CN đạt đủ điều kiện an ninh & trật tự.
_ Bản tờ khai về lý lịch đối với những người được quy định trong Nghị định 72/2009/NĐ-CP ở Điều số 04 tại khoản 01 Điều 4. Phải được dán ảnh và được cơ quan của nhà nước trực tiếp quản lý hay UBND xã xác nhận. Với trường hợp đối với người VN đang định cư tại nước ngoài hay người nước ngoài, thì cần phải có bản sao của hộ chiếu, bản sao của thẻ cư trú và kèm theo bản chính để xuất trình, bản tờ khai về nhân sự.
_ Biên bản để kiểm tra về an toàn trong PCCC hay giấy tờ xác minh đã đủ điều kiện PCCC.
Thời gian tối đa trong 07 ngày, khi không đạt đầy đủ các điều kiện theo quy định thì cơ quan Công an sẽ tiến hành trả lời bằng văn bản và ghi rõ ràng lý do.
V/ Thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận PCCC như sau:
_ Tiến hành nộp bộ hồ sơ cho Cục cảnh sát PCCC của Bộ Công an.
_ Bộ hồ sơ gồm có:
+ Bản sao của Giấy tờ chứng nhận về việc thẩm duyệt đối với PCCC.
+ Bản sao của văn bản Nghiệm thu đối với PCCC của những cơ sở mới cải tạo hay xây dựng , của các phương tiện giao thông mà có những yêu cầu đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn PCCC trong khi được hoàn thiện lại hay được đóng mới. Hay là bản sao của biên bản kiểm tra đối với an toàn PCCC của các phương tiện và cơ sở khác.
+ Văn bản thực hiện thông báo trong việc cam kết đạt đầy đủ điều kiện đối với an toàn PCCC.
+ Nội dung các phương án thực hiện PCCC.
+ Bản danh sách thống kê đầy đủ những phương tiện PCCC ở cơ sở và phải kèm theo bản danh sách thống kê những người mà đã được huấn luyện qua một khóa về PCCC.
Đầu Tư Căn Hộ Officetel Cần Phải Biết Điều Này
Officetel là một sản phẩm con lai giữa văn phòng truyền thống và căn hộ để ở. Rất nhiều nhà đầu tư đang đổ xô vào phân khúc này giống như phân khúc condotel, hometel…vì khoản khai thác lợi nhuận của nó. Nhưng thật sự, sản phẩm Officetel có phải là kênh đầu tư tốt trong tương lai hay chỉ là xu hướng đầu tư nhất thời.
Cùng chúng tôi đánh giá qua 5 điểm sau, để hiểu tất tần tật thông tin về mô hình đầu tư căn hộ Officetel
1: NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO QUAN TÂM ĐẾN LOẠI HÌNH CĂN HỘ OFFICETEL
– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty startup/khởi nghiệp, có quy mô dưới 10 nhân viên hay các chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, muốn có địa điểm để đặt văn phòng đại diện, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
– Không những có thể đăng ký kinh doanh làm văn phòng, Officetel còn được sử dụng như một căn hộ nhỏ, thích hợp cho những người độc thân, vợ chồng trẻ, gia đình ít người…
– Nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi, người mua đầu tư cho thuê lại, có tài chính tầm 1-2 tỷ, muốn có khoản lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và ổn định
– Đối tượng thứ 2, là các chuyên gia nước ngoài, công ty nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện nhưng cũng muốn tiết kiệm một khoản chi phí ở khi sang làm việc tại Việt Nam.
– Đa số các Officetel được đặt tại các vị trí trung tâm, gần các trung tâm thương mại lớn, nằm ngay trục đường chính, thuận tiện đi lại để dễ quảng bá công ty. Ngoài ra, Tòa nhà có quản lý chuyên nghiệp, sảnh đón sang trọng, khu vực bảng tên công ty và hệ thống thang máy riêng cho khách văn phòng tốt, sẽ thu hút được nhà đầu tư đến thuê hơn.
2. TUY NHIÊN, NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH OFFICETEL VẪN CÒN KHÔNG ÍT
– Đầu tiên, diện tích của Offietel khá nhỏ, chỉ tầm 30-45m2 nên việc chia sẻ giữa không gian làm việc và không gian ở sẽ làm không gian làm việc bị hạn chế.
– Khách mua không được sở hữu vĩnh viễn căn hộ, không được đăng ký hộ khẩu. Hình thức đầu tư này cũng giống việc đầu tư thuê rồi cho thuê lại
– Không phải dự án căn hộ nào cũng có thể đầu tư phát triển officetel. Những dự án có vị trí tốt, gần trung tâm, khu kinh doanh sầm uất và thuận lợi về giao thông sẽ thuận lợi hơn cho mô hình này. Còn tại những vị trí xa trung tâm, các công ty, cá nhân sẽ thích thuê các văn phòng có diện tích lớn hơn
– Officetel được ví như một dạng căn hộ siêu nhỏ, thường không tính vào mật độ dân số của chung cư. Nhưng thực ra, ở Office-tel, người ở vẫn được sử dụng chung các tiện ích của khu căn hộ như: chỗ giữ xe, công viên, hồ bơi, khu thương mại… Và cùng với diện tích của 1 căn hộ chủ đầu tư có thể làm được 2 -3 căn Officetel. Điều này vô hình đã tăng mật độ dân số của dự án một cách hợp pháp
– Lượng cầu đối với mô hình này hiện tại chưa nhiều, khách hàng chưa biết nhiều đến dạng đầu tư này, sự cạnh tranh trực tiếp với phân khúc văn phòng, mặt bằng cho thuê…Nên nhà đầu tư thứ cấp cần căn nhắc kĩ trước khi xuống tiền đầu tư.
– Với diện tích nhỏ, được sử dụng và tiếp cận hết các tiện ích của khu căn hộ nên nếu đầu tư cho thuê ở, loại hình Officetel cũng bị cạnh tranh với các căn hộ truyền thống trong cùng một dự án và lân cận
3. THÁCH THỨC CỦA MÔ HÌNH OFFICETEL TẠI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
– Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư của loại hình office-tel là các vấn đề về khung pháp lý. Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền sở hữu và sử dụng căn hộ giữa mục đích làm việc và lưu trú, các quy định về việc sở hữu căn hộ office-tel đối với người nước ngoài . Vì vậy, các nhà đầu tư nên cân nhắc xác định rõ nguồn cầu đối với phân khúc này, xu hướng của thị trường thứ cấp (bán lại hoặc cho thuê) cũng như các chính sách về cam kết cho thuê/thuê lại từ chủ đầu tư.
– Hiện tại mô hình Officetel đang giúp các chủ đầu tư thu hồi vốn tốt và nhanh hơn so với các nhà đầu tư văn phòng cho thuê truyền thống hay căn hộ, còn nhà đầu tư thì dễ dàng đầu tư vì mức giá không cao do diện tích nhỏ và giá tiền không cao. Nhưng trong tương lai, mô hình Officetel này sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ nguồn cung bất động sản thương mại, mặt bằng văn phòng cho thuê truyền thống vì bản chất na ná nhau
– Với sự phát triển quá nhanh của dạng mô hình đầu tư mới này, nhiều chủ đầu tư đang tranh thủ thu hút nguồn vốn nhà đầu tư bằng cách bố trí các căn hộ Office-tel vào các các dự án căn hộ, ngay ở những khu vực không thuận tiện để phát triển mô hình này, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư thứ cấp sau này có ý định bán lại hoặc cho thuê
– Tuy nhiên, không vị trí của dự án nào cũng phù hợp để đầu tư và phát triển office-tel. Chỉ những dự án có vị trí tốt, gần trung tâm, khu kinh doanh và thuận lợi về giao thông mới phù hợp. Những vị trí xa chỉ thích hợp cho các văn phòng quy mô lớn, cần thiết cho các công ty tạo ra nhiều việc làm hơn.
4. CHIA SẼ THÔNG TIN MỚI VỀ THỜI HẠN SỞ HỮU OFFICETEL
– Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hiện đang có xu thế dịch chuyển mạnh dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, kéo theo đó là nhiều nhà đầu tư, chuyên gia, việt kiều đến Việt Nam làm ăn, sinh sống, và lựa chọn sống và làm việc tại dạng căn hộ Officetel
TUY NHIÊN, Theo khoản (2.b) điều 159 Luật Nhà ở thì hiện nay người nước ngoài vẫn chưa được mua officetel tại nhà chung cư được xây dựng có mục đích hỗn hợp vừa ở vừa kinh doanh
– Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ: chỉ có đất ở, đất dự án nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, đất nghĩa trang mới được giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Các loại đất xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, officetel trong dự án nhà ở thì chỉ được giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất có thời hạn
TUY NHIÊN, Thực tế nhiều dự án trong cùng một tòa nhà nhưng có tình trạng phần chủ sở hữu các căn hộ các tầng trên được giao đất ổn định lâu dài, trong lúc phần khối đế hoặc thậm chí xen kẽ giữa Officetel và Căn hộ trong cùng một tầng của tòa nhà làm thương mại, dịch vụ, hoặc officetel lại chỉ được giao đất có thời hạn (dưới hình thức thuê đất) tối đa là 50 năm là sự bố trí không hợp lý
Vì nhiều lý do như Officetel cũng có chức năng để ở, nên hiện nay có nhiều ý kiến trình bày sửa đổi điều 55 luật đất đai 2013 để trở nên linh hoạt hơn về thời hạn sở hữu đối với dạng sản phẩm này.
5. QUY ĐỊNH: HƯỚNG XỬ LÝ CĂN HỘ OFFICETEL KHI HẾT THỜI HẠN
Officetel chỉ có chức năng là căn hộ – văn phòng cho thuê mà không có chức năng cư trú giống như căn hộ truyền thống nên chỉ được xem là công trình xây dựng chứ không phải nhà ở.
Trường hợp chuyển đổi thời hạn sử dụng đất sang lâu dài, chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung theo yêu cầu của thành phố trước khi cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, những quy định này hiện vẫn đang trong thời gian nghiên cứu bổ sung luật
SỞ HỮU OFFICETEL NHÀ ĐẦU TƯ VẪN ĐƯỢC CẤP NHỮNG QUYỀN SAU:
Được cấp chủ quyền (sổ hồng/ Giấy chứng nhận) đàng hoàng chứ không phải hợp đồng thuê 50 năm (kiểu như đi thuê nhà thông thường), Vẫn có quyền cầm cố, mua bán, thừa kế, tặng cho giống như giấy chứng nhận của căn hộ.
Thời hạn sử dụng ghi trên giấy chứng nhận: 50 năm chứ không phải ổn định lâu dài
Trong thời hạn 50 năm, Trường hợp căn hộ Officetel bị giải toả, tái định cư hoặc bị đập bỏ vì bất cứ lý do gì như: có nguy cơ đổ xụp, xuống cấp trầm trọng thì:
– Trường hợp chưa đến 50 năm: bị đập bỏ, giải toả ( 30 năm chẳng hạn) thì được đền bù căn hộ tương đương ( thời hạn sử dụng còn 20 năm). Áp dụng trường hợp Thứ 3 để thi hành việc bố trí tái định cư.
– Trường hợp đủ 50 năm: bị đập bỏ giải toả, không được đền bù giống như căn hộ truyền thống.
–Trường hợp niên hạn sử dụng hơn 50 năm : Sau khi có kết luận kiểm định chất lượng của các cơ quan quản lý nhà có thẩm quyền, thường ở cấp tỉnh, nơi có nhà chung cư – tòa Officetel. Thì người thuê mua, sở hữu căn Officetel trước đó nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì được tiếp tục ưu tiên sử dụng và được gia hạn quyền sử dụng căn Officetel với thời gian gia hạn bằng bằng với niên hạn của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh cấp phép ( Hiện tại là 20 năm ) và chủ sở hữu phải trả thêm tiền sử dụng đất để gia hạn thêm
TRÍCH THEO LUẬT: Nghị định 99/2015/ND-CP hướng dẫn luật nhà ở 2014: Điều 7; Điều 8; Điều 73 có quy định đối với nhà hình thành từ đất thuê, đất sở hữu lâu dài, mà bán sở hữu 30, 40 hay 50 năm thì :
Hợp đồng là hợp đồng mua bán
Sau khi hết thời hạn sở hữu 50 năm: thì căn cứ theo thỏa thuận trong Hợp đồng Mua Bán đã ký lần đầu tiên để giải quyết quyền sở hữu thời gian sau 50 năm; Nếu ko thỏa thuận trong hợp đồng thì quyền sau 50 năm của chủ đầu tư. Nhưng theo điều 55, 126 luật đất đai 2013 thì đất giao cho chủ đầu tư cũng chỉ 50 năm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Để Tránh Rủi Ro Kinh Doanh Homestay Nhất Định Phải Biết Điều Này trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!