Bạn đang xem bài viết Đề Xuất Sửa Đổi Một Số Nội Dung Nghị Quyết 42 Nq được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chương trình chi trả kinh phí hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) đợt 1 chiều ngày 5/6/2020 (Ảnh: TG)
Theo báo cáo của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đã được triển khai đồng bộ, quyết liệt, thận trọng và trách nhiệm tại các địa phương trong cả nước.
Chính quyền, người đứng đầu các cấp đề cao vai trò trách nhiệm, tập trung chỉ đạo triển khai hỗ trợ người dân.
Quá trình thực hiện chính sách, các địa phương đã bám sát vào mục tiêu, nguyên tắc của Nghị quyết 42/NQ-CP là hỗ trợ cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, so với dự kiến ban đầu, số lượng đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ người lao động còn ít, trong đó tập trung vào 3 nhóm đối tượng sau: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp; Người sử dụng lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho người lao động bị ngừng việc; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trên cơ sở tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện việc hỗ trợ các nhóm đối tượng, theo phản ánh của nhiều địa phương, cơ quan doanh nghiệp, một số chính sách hỗ trợ cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung. Do đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi như sau:
Tại khoản 1 mục II: Đề nghị thay từ “doanh nghiệp” bằng từ “người sử dụng lao động” để có thể mở rộng đối tượng thụ hưởng tới các chủ thể khác ngoài doanh nghiệp như trường học, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có sử dụng lao động.
Sửa cụm từ “không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương” thành “doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc so với cùng kỳ năm 2019” để người sử dụng lao động tiếp cận tốt với chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Bổ sung nội dung: “Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được tính từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020”. Vì trong thực tế có các trường hợp người lao động đã thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động từ trước ngày 01/4/2020, quy định như trên nhằm tránh bỏ sót đối tượng trong quá trình tổ chức thực hiện (VD: người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động từ tháng 02/2020 đến tháng 5/2020), việc hỗ trợ cho người lao động vẫn thực hiện tính từ ngày 01/4/2020 và không quá 03 tháng.
Cụ thể sửa đổi khoản này như sau: “Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc so với cùng kỳ năm 2019 thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng. Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được tính từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020”.
Tại khoản 2 mục II, đề nghị sửa cụm từ “người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính” thành “người sử dụng lao động có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu tại thời điểm xét hưởng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019”.
Lược bỏ nội dung “đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động” để người sử dụng lao động chủ động trong việc chi trả tiền lương cho người lao động.
Sửa cụm từ “trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020” thành “trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020” để tiếp tục hỗ trợ cho người sử dụng lao động đến hết năm 2020 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách.
Lược bỏ nội dung “để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc” bởi trong thực tiễn quy định này làm phát sinh thủ tục trong quá trình giải ngân của Ngân hàng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc linh hoạt các nguồn kinh phí để trả lương ngừng việc nhằm giữ chân người lao động.
Cụ thể sửa đổi khoản này như sau: “Người sử dụng lao động có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu tại thời điểm xét hưởng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động ngừng việc trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 6 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội”.
Tại khoản 3 mục II, đề nghị bổ sung nội dung và sửa đổi như sau: “Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 theo quyết định của các cấp có thẩm quyền được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.”
Việc bổ sung làm rõ nội dung hộ kinh doanh bị tạm ngừng theo quyết định của các cấp có thẩm quyền sẽ giúp cho các địa phương chủ động hơn trong công tác xét duyệt hồ sơ thẩm định và thống nhất thực hiện trong cả nước.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp trong nước cũng đã thực hiện tối ưu hóa các nguồn lực, việc nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết 42/NQ-CP theo hướng phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay là cần thiết, giảm bớt thủ tục chứng minh tình hình tài chính của người sử dụng lao động, giúp người sử dụng lao động tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng (khoảng 16.000 tỷ đồng) để thực hiện hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động, giúp người lao động giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giúp người sử dụng lao động (doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình…) nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh./.
Nội Dung Nghị Quyết Số 37/Nq
Ngày 29/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP quy định một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch Covid-19, đồng thời ngày 30/3/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 437/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng chống dịch Covid-19. Theo đó,tại Điều 1 Nghị quyết số 37/NQ-CP quy địnhmột số nội dung như sau: 1. Quy định mức hỗ trợ tiền ăn của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế. 2. Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế với tổng chi phí là 40.000 đồng/ngày. 3. Quy định về việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh khác đối với trường hợp đang trong thời gian cách ly y tế tập trung mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị. 4. Chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch. 5. Chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ: 6. Cán bộ y tế, quân đội, công an thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp); người tham gia thực hiện nhiệm vụ phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày. 7. Chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19: Về nguồn kinh phí thực hiện: Tại Điều 1 của Quyết định số 437/QĐ-TTg quy định: Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn về ngân sách kinh phí phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể: 1. Kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (phần ngân sách nhà nước đảm bảo) trong phòng, chống dịch Covid-19 quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ. 2. Kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua trang thiết bị y tế phục vụ cách ly tập trung và đơn vị điều trị cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về hiệu lực thi hành: Nghị quyết số 37/NQ-CP và Quyết định số 437/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.
Một Số Nội Dung Đề Nghị Sửa Đổi, Bổ Sung Của Nghị Quyết Số 35/2012/Qh13 Ngày 21/11/2012 Của Quốc Hội
Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào ngày 21/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
Sau hơn một năm thực hiện với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức hữu quan, sự chuẩn bị chu đáo của các cơ quan tham mưu giúp việc, việc lấy phiếu tín nhiệm cơ bản đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhân dân và cử tri cả nước. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã tạo ấn tượng tốt, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong nhân dân.
Tuy nhiên, trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm còn gặp khó khăn, phát sinh vướng mắc và có điểm chưa hợp lý, nhiều đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân ở nhiều địa phương đề nghị Quốc hội xem xét, khắc phục những hạn chế, vướng mắc. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm và tiến hành sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm và thành lập Ban soạn thảo tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13.
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp 9 năm 2013
Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm: ở trung ương, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm giữ như quy định hiện nay; ở địa phương bổ sung thêm đối tượng lấy phiếu tín nhiệm là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Về thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm: Ủy ban thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội 2 phương án như sau:
– Phương án 1: Vẫn giữ thời điểm, thời hạn lấy phiếu tín nhiệm như quy định tại Nghị quyết số 35.
– Phương án 2: Mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ (kỳ họp cuối năm thứ 3).
Về hệ quả đối với người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị:
– Trường hợp giữ thời hạn lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay là lấy phiếu tín nhiệm hằng năm: đề nghị giữ hệ quả lấy phiếu tín nhiệm như quy định tại Nghị quyết số 35; đối với thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân không do Hội đồng nhân dân bầu thì bổ sung quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo thẩm quyền và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
– Trường hợp lấy phiếu tín nhiệm 1 lần trong nhiệm kỳ thì cần sửa đổi quy định về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cho phù hợp. Cụ thể:
+ Đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo; nếu có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.
+ Đối với thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân không do Hội đồng nhân dân bầu khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; nếu có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo thẩm quyền và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm: bổ sung quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Về báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm: bổ sung các nội dung cần báo cáo cụ thể: (1) kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; phẩm chất đạo đức, lối sống; (2) hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; (3) phương hướng khắc phục./.
V.D
Một Số Kiến Nghị, Đề Xuất Liên Quan Đến Việc Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Số 42
Ngày 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập (gọi tắt là Nghị quyết số 42/2017/QH14). Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có hiệu lực. Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.
– Về nguyên tắc xử lý nợ xấu theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định như sau:
+ Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
+ Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Về nợ xấu được quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 bao gồm:
+ Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017.
+ Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
– Về bán nợ xấu và tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 trên thực tế còn thấy một số vấn đề tồn tại, vướng mắc cần kiến nghị, đề xuất như sau:
Thứ nhất, trường hợp cá nhân, tổ chức vay tiền của tổ chức tín dụng và bảo đảm nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản thông qua hợp đồng thế chấp tài sản, các hợp đồng này đều tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài việc vay tiền của tổ chức tín dụng trên các cá nhân, tổ chức này còn vay tiền của các cá nhân khác bên ngoài nhưng không có tài sản bảo đảm hoặc còn có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ khác. Khi đến hạn thanh toán nợ vay cho tổ chức tín dụng thì các cá nhân, tổ chức vay tiền này không thanh toán được nên tổ chức tín dụng xác định các khoản nợ này là nợ xấu và áp dụng các quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 để xử lý thu hồi nợ. Đồng thời cá nhân, tổ chức vay tiền trên cũng không thanh toán được các khoản nợ của các cá nhân khác bên ngoài nên những cá nhân này khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án xác định được tài sản mà người có nghĩa vụ là tài sản đã thế chấp cho tổ chức tín dụng trên có giá trị lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ của người có nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa là khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng xong thì giá trị tài sản này vẫn còn rất lớn để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của người có nghĩa vụ cho các cá nhân mà người này có nghĩa vụ thanh toán theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 thì trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của người có nghĩa vụ, Cơ quan thi hành án dân sự cũng không được kê biên tài sản để thi hành án đối với người có nghĩa vụ phải thi hành án nếu bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bởi vì tài sản của người có nghĩa vụ này đã được thế chấp cho các tổ chức tín dụng. Như vậy, khi thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14 thì các tổ chức tín dụng và người vay tiền có thế chấp tài sản thỏa thuận bằng văn bản giao tài sản tài sản thế chấp cho tổ chức tín dụng xử lý để thu hồi nợ xấu. Do tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ của người có nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng nên sau khi bán tài sản thế chấp và tổ chức tín dụng đã thu hồi đầy đủ các khoản nợ thì giá trị tài sản còn thừa lại người thế chấp tài sản sẽ được nhận. Sau khi nhận tài sản còn thừa lại, người này sẽ không thi hành án nghĩa vụ trả tiền theo các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khác. Như vậy, trong trường hợp này các tổ chức tín dụng sẽ thu hồi nợ xấu đầy đủ nhưng các cá nhân khác đã khởi kiện và đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người có nghĩa vụ đã nhận lại tài sản còn thừa khi bán tài sản thế chấp chây ỳ, cố tình trốn tránh, tẩu tán tài sản, không chịu thi hành án thì các bản án, quyết định trên rất khó thi hành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án khác, gây bức xúc trong dư luận.
Thứ hai, cũng như trường hợp trên, khi xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng và người vay tiền có thế chấp tài sản thỏa thuận bằng văn bản giao tài sản thế chấp cho tổ chức tín dụng xử lý để thu hồi nợ xấu và tài sản thế chấp có giá trị thực tế lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ của người có nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng. Nếu việc xử lý bán tài sản thế chấp không thực hiện công khai thông tin, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường theo đúng quy định tại Điều 5; khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 thì rất dễ bị người có tài sản bảo đảm lợi dụng, nhờ người thân mua tài sản với giá thấp hơn giá thực tế để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và thi hành án. Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án khác, gây bức xúc trong dư luận.
Từ những phân tích, đánh giá trên chúng tôi xin kiến nghị như sau:
Thứ nhất, khi các tổ chức tín dụng xử lý bán tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu phải thực hiện công khai thông tin, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường theo đúng quy định tại Điều 5; khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14, đồng thời bổ sung quy định việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu phải được Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá công khai theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, nếu khi các tổ chức tín dụng bán tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu mà người có tài sản bảo đảm ngoài khoản nợ đối với các tổ chức tín dụng còn có các khoản nợ và nghĩa vụ khác đang được Tòa án thụ lý giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đang được cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành thì các tổ chức tín dụng cần thông tin cho cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự được biết để phối hợp giải quyết. Đối với Cơ quan, tổ chức bán đấu giá, sau khi tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm xong và thanh toán toàn bộ dư nợ cho các tổ chức tín dụng, nếu giá trị tài sản đã bán còn thừa thì không được chi trả cho người có tài sản bảo đảm mà thông báo cho cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự biết để tiến hành các biện pháp được pháp luật quy định để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án như áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đối với Tòa án) hoặc kê biên tài sản của người phải thi hành án (đối với cơ quan thi hành án dân sự) theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án khác, đồng thời ngăn ngừa người có nghĩa vụ thi hành án có tài sản nhưng cố tình tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Tác giả bài viết: Đinh Tấn Long
Phó Chánh án TAND thành phố Tam Kỳ
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Xuất Sửa Đổi Một Số Nội Dung Nghị Quyết 42 Nq trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!