Xu Hướng 3/2023 # Dịch Nhị Phân Vào Văn Bản # Top 3 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dịch Nhị Phân Vào Văn Bản # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Dịch Nhị Phân Vào Văn Bản được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có bất kỳ yêu cầu? Liên hệ chúng tôi

Tìm thấy lỗi? Bất kỳ đề xuất? Thông báo cho chúng tôi

Bạn có thể nhúng máy tính này vào trang web hoặc blog của bạn

Tạo tính của riêng bạn

Dán mã:

Sao chép và dán mã này vào trang web của bạn đến nơi mà bạn muốn máy tính để hiển thị.

Thông điệp:

Tìm thấy lỗi? Bất kỳ đề xuất? Viết thư cho chúng tôi.

Email của bạn:

Nếu bạn cần một bài trả lời

Bài Văn Phân Tích Văn Bản Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới, Hay, Tu

Thông qua việc phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những điểm yếu, điểm mạnh của tuổi trẻ Việt Nam để khắc phục và phát huy cũng như trách nhiệm của bản thân mỗi người trong công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập với thế giới trong thế kỉ mới.

Đề bài: Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Bài văn mẫu Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập vào ngày 30/4/1975, đất nước ta phải mất rất nhiều năm để xây dựng và khôi phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đó là một hành trình nhiều gian nan và vất vả cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là những lời tâm huyết, chân thành của Phó thủ tướng Vũ Khoan trước thềm một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới bắt đầu, trước những sự thay đổi lớn trong tương lai của một đất nước đứng lên từ chiến tranh. Bài viết đã chỉ ra cho nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ thanh niên, những con người tương lai sẽ chèo lái đất nước những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó cố gắng rèn luyện cho mình được những thói quen tốt, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực mạnh mẽ cho quá trình gây dựng đất nước, sánh ngang cùng với các cường quốc năm châu.

Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới được viết vào năm 2000, in trong tạp chí Tia sáng (2001), trong tập Một góc nhìn tri thức (2002). Đây là thời điểm giao thoa giữa hai thế kỷ, sẵn sàng cho những thay đổi mới của đất nước, dân tộc.

Vũ Khoan đi vào đề cập đến vấn đề vai trò của con người trong hành trình bước thế kỷ mới, ông nhận định rằng “Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất”, nhằm nhấn mạnh vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Sở dĩ nói như vậy bởi, từ cổ chí kim đến nay “con người là động lực phát triển lịch sử”, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng có những phát triển vượt bậc thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Bởi chính bộ óc, trí tuệ của con người sẽ gây dựng lên nền kinh tế ấy, chứ không phải bất cứ giống loài nào khác.

Tiếp theo tác giả đi vào phân tích hoàn cảnh của thế giới và đề ra những nhiệm vụ cho của đất nước trong thế kỷ mới. Chúng ta cũng biết rằng trên thế giới sự phát triển của khoa học và công nghệ đã có những bước tiến lớn trong vòng 100 năm trở lại đây, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Thêm vào đó song song với sự phát triển thì chính sách mở cửa, hội nhập đã được thực hiện từ rất sớm, các nền kinh tế vì thế càng có sự giao thoa sâu sắc, học hỏi lẫn nhau và nhanh chóng phát triển. Trước tình hình cả thế giới với những bước chân lớn và nhiều như vậy đòi hỏi Việt Nam ta phải tự đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ và bằng mọi giá phải hoàn thành nó, để rút ngắn thời gian nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển. Những nhiệm vụ ở đây được Vũ Khoan đề ra bao gồm: Đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Đó là những nhiệm vụ tối cần, cấp thiết mà quan trọng nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ của nước ta.

Sau khi chỉ ra vai trò của con người và những nhiệm vụ tối cần để phát triển đất nước trong thế kỷ mới Vũ Khoan mới bắt đầu đi sâu vào phân tích đặc tính của con người Việt Nam, để từ đó rút ra bài học nhằm cải thiện nguồn nhân lực cho đất nước. Với mỗi một phẩm chất và đặc tính thì ông đều phân làm điểm mạnh và điểm yếu, dám nhìn nhận thẳng vào sự thật, công khai mở ra những nhận thức mới về dân tộc ta, mà xưa nay ít ai đề cập vì lòng tự ái dân tộc.

Trước hết là về trí tuệ, Vũ Khoan nhận định con người Việt Nam ta được cả thế giới thừa nhận là “thông minh, nhạy bén với cái mới”, điều này vô cùng có ý nghĩa với một xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày. Tuy nhiên chúng ta vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, mà đa phần đến từ những lỗ hổng kiến thức, nặng lý thuyết, yếu thực hành, chính điều đó đã kiềm chế khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường xã hội năng động của chúng ta.

Về đức tính chúng ta nổi bật với hay đức tính chính là cần cù và sáng tạo, phù hợp với nền kinh tế cần nhiều sự kiên trì, kỷ luật, những máy móc hiện đại tinh vi, tuy nhiên chúng ta lại thiếu đi cái tính tỉ mỉ, không có sự tính toán, luôn mang tinh thần “nước đến chân mới nhảy”, đến đâu hay tới đó. Nếu nhanh nhạy, công việc trót lọt thì không sao, nhưng nếu làm không kịp thì để lại những hậu quả lớn, hơn thế nữa chúng ta lại cũng ưa “sáng tạo” ở những chỗ cần quy định nghiêm ngặt, còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu bài bản.

Về tình cảm, người dân Việt Nam ta vốn có truyền thống lâu đời là đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, điều ấy thể hiện trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước ta từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên có một điều đáng buồn rằng dường như những đức tính ấy lại không mấy sâu sắc trong việc làm ăn, bởi cái tư tưởng “tiểu nông”, nhỏ nhen, hay đố kỵ, có thể chung hoạn nạn nhưng chưa chắc ấm no đã cơm lành canh ngọt. Chính điều này đã làm chúng ta khó có thể liên kết với nhau trên thế giới mạng, vốn là một môi trường phát triển nhiều tiềm năng.

Cuối cùng Vũ Khoan đề cập đến thói quen của người Việt Nam, chúng ta có một điểm mạnh ấy là khả năng thích ứng nhanh, chính vì thế dễ dàng làm quen và hội nhập tốt, ứng phó với những tiến trình phát triển phức tạp của thế giới. Bên cạnh điểm mạnh đó, Vũ Khoan cũng chỉ ra rằng chúng ta cũng có những thói quen hết sức xấu, đó là thái độ bài ngoại hoặc sính ngoại quá mức, khôn vặt, bóc ngắn cắn dài và nghiêm trọng hơn cả là thói quen không biết giữ chữ tín. Đó điều là những điểm đại kỵ trong công việc hợp tác làm ăn, là hòn đá cản đường vô cùng lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển của nước ta.

Sau khi đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, Vũ Khoan đã đưa ra những lời khuyên, lời kêu gọi thay đổi nội hàm nguồn nhân lực để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Ấy là chúng ta phải “lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu” và muốn có được điều này ông nhấn mạnh tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc thay đổi và giáo dục tầng lớp thanh niên “hãy làm cho lớp trẻ-những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”. Sở dĩ nói như vậy bởi tầng lớp thanh niên là nguồn nhân lực lớn và dồi dào nhất, có khả năng, sức khỏe, trí tuệ, cũng là tầng lớp dễ thay đổi, thích nghi, khả năng học tập sáng tạo cao. Khi thay đổi dần những thói quen nhỏ cho tốt thì ắt hẳn rằng với trình độ, trí tuệ và sự phấn đấu của con người Việt Nam chúng ta sẽ sớm sáng vai cùng với các cường quốc năm châu như lời kỳ vọng của Bác.

Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là một văn bản nghị luận thực tế, Vũ Khoan đã không ngần ngại thẳng thắn nhìn vào những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Từ đó đưa ra lời kêu gọi, lời khuyên có sức cổ vũ lớn, không khiến người đọc phải tự ái, mà thay vào đó giúp mỗi người nhận thức được và xem xét để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn, tương lai tham gia vào kiến thiết đất nước.

Phân Tích Ý Nghĩa Và Giá Trị Văn Bản Vào Phủ Chúa Trịnh Của Lê Hữu Trác

Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Ý nghĩa và giá trị văn bản Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y bốc thuốc cứu người. Văn bản Vào Phủ chúaa Trịnh trích trong tập Thượng Kinh kí sự, một tập kí xuất sắc của Lê Hữu Trác.

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngoid bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa

Quang cảnh nghiêm mật và xa hoa, tráng lệ trong phủ chúa:

Phủ chúa là nơi hết sức nghiêm mật, canh phòng chặt chẽ. Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với “những dãy hành lang quanh co nố nhau liên tiếp”. Ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”. Vườn hoa trong phủ chúa “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”… “Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm, trong có ghế rồng sơn son thiếp vàng, màn che ngang sân, “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”…

Phủ chứa được trang hoàng hết sức xa hoa, tráng lệ. Bên trong phủ là những “đại đường”, “gác tía”, với võng điều, đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng và “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.

Mọi thứ đều làm rất công phu, nhiều công sức. Một gác điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp.

Đến cả vật dụng ăn uống cũng hết sức quý giá, tất cả đều là mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ.

Quang cảnh ở phủ chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.

Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn rang, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải cung kính, lễ độ, bằng các mĩ từ: “Thánh thượng”, “hầu mạch Đông cung thế tử”… Tuyệt đối không nhắc đến từ thuốc vì đó là một tù cấm kị. Số là ở đây kiêng danh từ “thuốc” và thường gọi thuốc là “trà” vì thái tử bệnh rất nặng

Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Nội cung trang nghiêm đến nổi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.

Thế tử có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người hầu đứng hai bên”…

Cung cách sinh hoạt trong phủ chú Trịnh với nhiều lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,…Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, uy thế lấn lướt cả cung vua.

Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của Lê Hữu Trác:

Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác gải nhận xét “bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳng người thường”, “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Đường vào nội cung thế tử được tác giả cảm nhận “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét “vì thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Ông dửng dung trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.

Tâm trạng khi kê đơn cho thế tử:

Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh rang buộc. Sau đó vì chữ trung, trách nhiệm, vì lương y nên ông thẳng thắng đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y.

Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giùa kinh nghiệm, ý đức cao, xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.

Lê Hữu Trác tỏ ra có tài quan sát tinh tế, sâu sắc vô cùng trong bài kí Vào phủ chúa Trịnh. Dường như ông tường tận tất cả trong phủ chúa chỉ sau một chuyện đi. Ngòi bút ghi chép cũng hết sức tài tình, chi tiết, chân thực, sắc sảo, lối kể hấp dẫn hài hước. Bài kí kết hợp giữa văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kính đáo của người viết.

1. Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích

2. Nêu suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh thế tử Trịnh Cán

3. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

4. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh/chị cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

5. Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kể đơn sơ cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

6. Theo anh/chị bút pháp ký sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

Theo chúng tôi

Hiện Bản Dịch Ngay Phía Dưới Văn Bản Word, Dịch Văn Bản Trong Word

Hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word là tính năng xuất hiện trên các phiên bản Word 2013, 2010, 2007. Tính năng hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word cho phép người sử dụng dịch trực tiếp và hiển thị đoạn văn bản đo ngay tức khắc mà không cần làm thêm bất cứ thao tác nào nữa.

Sử dụng Google Translate là điều mà mọi người sẽ nghĩ đến ngay khi muốn dịch văn bản, còn với cách hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word thì lại không sử dụng Google Dịch hay Google Translate mà thay vào đó là sử dụng Bing, một công cụ của Microsoft cạnh tranh với Google Translate.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word, một tính năng dịch nhanh sử dụng Bing thay vì sử dụng Google Translate và để xem việc sử dụng Bing hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word có đặc điểm gì nổi trội hơn so với sử dụng Google Translate như cách thông thường bạn vẫn dịch văn bản.

Hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word

Hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word là tính năng chỉ có ở 3 phiên bản Word 2007, 2010, 2013. Tính năng này đã bị loại bỏ trên 2016 và không hề có ở phiên bản Word 2003. Trong bài viết này chúng tôi sẽ sử dụng Word 2010 để thực hiện việc hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word, các phiên bản 2007 và 2013 có giao diện giống với bản 2010 nên bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm và làm theo.

Ví dụ như chúng tôi đang có một đoạn văn bản bằng tiếng Anh, bây giờ chúng tôi sẽ dịch nó ra và hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word.

Bước 2: Tại phần Choose Translation Language bạn chọn Translate to Vietnamese tại mục Choose Mini Translator language.

Bước 3: Sau đó vẫn tiếp tục phần Language bạn tích vào tiếp Translate, nhấn vào Mini Translator (Vietnamese) để kích hoạt tính năng hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word.

Bước 4: Sau khi kích hoạt xong tính năng này bạn chỉ cần bôi đen đoạn muốn dịch, bôi đến đâu thì hệ thống của Microsoft Word sẽ dịch đến đấy cho bạn.

Bước 5: Bôi đen toàn bộ đoạn văn thì Microsoft sẽ dịch toàn bộ đoạn văn cho bạn và hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word hoặc ở vị trí bất kỳ tùy vào màn hình của bạn.

Thêm một tính năng nữa mà có thể bạn chưa biết đó chính là với những đoạn văn bằng tiếng Anh hệ thống của Bing sẽ trực tiếp đọc đoạn hội thoại này. Tất nhiên ngoài tiếng Anh ra sẽ có một vài ngôn ngữ nữa được hỗ trợ đọc nhưng không có Việt Nam.

Với tính năng hiện bản dịch ngay phía dưới văn bản Word sẽ giúp bạn dịch nhanh chóng một bản dịch, sử dụng bản dịch đó để sao chép ra bất cứu đâu bạn muốn. Thật đáng tiếc khi phiên bản Word 2016 lại bỏ đi tính năng này, tuy vậy các công cụ dịch hiện tại của Word 2016 cũng rất tốt và hy vọng tính năng này sẽ được đem lại phiên bản Word 2016.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dịch Nhị Phân Vào Văn Bản trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!