Xu Hướng 6/2023 # Doanh Nghiệp Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Theo Hình Thức Nào? # Top 14 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Doanh Nghiệp Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Theo Hình Thức Nào? # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Doanh Nghiệp Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Theo Hình Thức Nào? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Chinhphu.vn) – Khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền thì, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ cần lập giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng dấu doanh nghiệp, trường hợp này không cần thiết phải công chứng.

Ông Trần Thanh Bằng (TP.HCM) hỏi: Bộ luật Dân sự chỉ có quy định về Hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên trong một số luật, bộ luật khác có quy định về Giấy ủy quyền. Vậy, giá trị pháp lý của Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền như thế nào? Khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thì sử dụng Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền, có phải công chứng không?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Khoản 1, Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Điều 116 Bộ luật này quy định, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, giao dịch ủy quyền là một giao dịch dân sự, do cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác, tùy theo trường hợp cụ thể, có thể được xác lập, thực hiện bằng hình thức hợp đồng ủy quyền do hai bên thỏa thuận; hoặc giấy ủy quyền do bên ủy quyền đơn phương lập chỉ định bên được ủy quyền thực hiện nội dung ủy quyền.  

Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể bằng văn bản, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Trường hợp hợp đồng ủy quyền ký kết giữa hai bên đều là cá nhân; hoặc giữa một bên là pháp nhân với một bên là cá nhân, cần phải được công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng (Luật Công chứng năm 2014).

Trường hợp hợp đồng ủy quyền ký kết giữa hai bên đều là pháp nhân thì, đại diện theo pháp luật của mỗi bên ký và đóng dấu pháp nhân. Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, nếu cần thiết, có thể công chứng hợp đồng.

Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên ủy quyền không chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá; bên được ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại phát sinh. Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng.

Giấy ủy quyền: Giấy ủy quyền là hình thức ủy quyền do một bên đơn phương lập bằng văn bản, theo đó bên ủy quyền chỉ định bên được ủy quyền nhân danh mình thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi ủy quyền ghi trong giấy ủy quyền.

Giấy ủy quyền của cá nhân lập phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực (Luật Công chứng năm 2014; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).

Trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân, ủy quyền cho cá nhân hoặc chi nhánh của pháp nhân thực hiện công việc của pháp nhân thì, đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký và đóng dấu pháp nhân.

Giấy ủy quyền được lập khi việc ủy quyền, không cần sự có mặt của bên được ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên được ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên được ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền. Bên được ủy quyền theo Giấy ủy quyền không được ủy quyền lại.

Trả lời vấn đề ông Trần Thanh Bằng hỏi, khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện nhiệm vụ thì sử dụng hình thức hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền và có phải công chứng không?

Theo Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nên khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền thì, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ cần lập giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng dấu doanh nghiệp, trường hợp này không cần thiết phải công chứng.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Từ khóa: ủy quyền , chi nhánh

Giải Thể Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc Cho Doanh Nghiệp

Cùng Luật Việt Tín tìm hiểu các quy định, hồ sơ thủ tục,… về giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cho doanh nghiệp.

Quy định về giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP- được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Thủ tục giải thể chi nhánh hoạch toán phụ thuộc

Để thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh hoạch toán phụ thuộc phải theo các bước sau:

Bước 1 : Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 2 : Xác nhận không có nợ thuế xuất nhập khẩu ở Tổng cục hải quan (trường hợp đăng ký xuất nhập khẩu)

Bước 3 : Nộp hồ sơ giải thể – khóa mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý chi nhánh.

Bước 4 : Hoàn tất nghĩa vụ thuế của chi nhánh.

Bước 5 : Trả con dấu chi nhánh/xác nhận không sử dụng dấu ở cơ quan công an.

Bước 6 : Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Hồ sơ giải thể chi nhánh hoạch toán phụ thuộc

Hồ sơ giải thể chi nhánh hoạch toán phụ thuộc gồm: các phần hồ sơ giải thể – khóa mã số thuế nộp cho cơ quan thuế quản lý, hồ sơ về dấu bên công an (nếu có), hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Hồ sơ giải thể – khóa mã số thuế nộp bên cơ quan thuế

– Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT trong Thông tư 95/2016/TT-BTC )

– Quyết định giải thể chi nhánh.

– Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh ( công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần )

– Văn bản xác nhận không còn nợ thuế của Tổng cục hải quan

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ( nếu có).

Hồ sơ trả dấu bên công an (nếu có khắc dấu chi nhánh)

Nếu chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015 thì chi nhánh cần phải thực hiện hồ sơ về dấu bên công an như sau:

Chi nhánh có sử dụng dấu

Nếu chi nhánh có sử dụng con dấu đăng ký bên công an thì thực hiện nộp hồ sơ trả dấu với thành phần hồ sơ gồm có :

+ Văn bản xin hoàn trả con dấu.

+ Quyết định giải thể chi nhánh.

+ Giấy đăng ký mẫu dấu do công an cấp ( bản gốc)

+ Con dấu

Sau khi nộp hồ sơ sẽ nhận được phiếu hẹn và đến ngày hẹn chúng ra đến nhận giấy xác nhận đã hoàn trả con dấu.

Chi nhánh không sử dụng dấu

Với trường hợp chi nhánh không sử dụng dấu thì hồ sơ đơn giản hơn gồm có :

+ Quyết định giải thể chi nhánh.

+ Văn bản xin xác nhận chi nhánh không có sử dụng con dấu.

Hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

Cuối cùng sau khi hoàn tất thủ tục bên cơ quan thuế và công an chúng ta nộp hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.

Hồ sơ gồm :

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

+ Quyết định giải thể chi nhánh.

+ Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần)

+ Xác nhận đã trả dấu hoặc không sử dụng con dấu của công an (nếu có).

Dịch vụ giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại Luật Việt Tín

Hiểu được các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp. Luật Việt Tín với nhiều kinh nghiệm pháp lý doanh nghiệp đảm bảo thực hiện các thủ tục, giấy tờ theo quy định hiện hành. Chúng tôi cam kết thực hiện nhanh chóng, đầy đủ với dịch vụ pháp lý đầy đủ.

Liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được ưu đãi nhất.

Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Theo Luật Doanh Nghiệp 2022

Thứ nhất: Chủ thể ủy quyền, nhận ủy quyền, hình thức ủy quyền:

Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Thứ hai: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;

b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

Thứ ba: Nhiều người tham gia ủy quyền:

Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.

Thứ tư:  Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

Thứ năm: Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp;

b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Ủy Quyền Cho Giám Đốc Chi Nhánh Ký Và Sử Dụng Con Dấu Khi Tham Gia Đấu Thầu ?

Thưa luật sư, cho tôi hỏi vấn đề sau ạ: Công ty có thể ủy quyền cho giám đốc chi nhánh ký và sử dụng con dấu khi tham gia đấu thầu? Tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham gia đấu thầu ? Mong giải đáp giúp. Xin cảm ơn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê . Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Mặt khác, căn cứ khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 ( Bộ luật dân sự năm 2015) thì:

Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

Căn cứ Điều 144 Bộ luật dân sự 2005 thì phạm vi đại diện bao gồm:

Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.

Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp này, phải xem xét trong giấy ủy quyền bên ủy quyền (tức là bên tổng công ty) có ủy quyền cho giám đốc chi nhánh sử dụng con dấu và chữ ký của giám đốc để tham dự thầu và thực hiện hợp đồng hay không.

Trường hợp tổng công ty không ủy quyền nội dung ủy quyền trên trong giấy ủy quyền thì giám đốc chi nhánh không có quyền sử dụng con dấu và chữ ký giám đốc để tham dự đấu thầu.

Còn nếu trong giấy ủy quyền có nội dung ủy quyền cho giám đốc chi nhánh sử dụng con dấu và chữ ký của giám đốc thì giám đốc chi nhánh được sử dụng con dấu chi nhánh và chữ ký của giám đốc chi nhánh khi tham gia đấu thầu.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cập nhật thông tin chi tiết về Doanh Nghiệp Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Theo Hình Thức Nào? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!