Bạn đang xem bài viết Đọc Hiểu Văn Bản: “Uy được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đọc – hiểu văn bản: “Uy-lit-xơ Trở về” (trích SỬ THI “Ô ĐI XÊ”)
I. ĐỌC – HIỂU TIỂU DẪN.
1. SỬ THI “Ô ĐI XÊ”.
– Là 1 trong hai sử thi nổi tiếng của văn học Hi Lạp cổ đại (TK IX-VIIITCN)
– Tương truyền là do Hô me rơ (nhà thơ mù) sáng tác dựa theo truyền thuyết về cuộc chiến thành Tơ roa (xảy ra trước đó 3 thế kỉ)
– Tác phẩm gồm 12 110 câu thơ chia thành 24 khúc ca
* Tóm tắt: sgk (nhân vật chính là người anh hùng Uy-lit-xơ và hành trình trở về quê hương I tác đoàn tụ cùng gia đình)
* Chủ đề: Khát vọng chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu giữa các nền văn minh văn hoá; đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình.Qua đó thể hiện sức mạnh trí tuệ, ý chí của con người.
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Nhân vật Uy lít xơ:
– Tài năng: như một vị thần ( thắng trong cuộc thi bắn cung; tiêu diệt những tên cầu hôn đầu sỏ; trừng phạt lũ đầy tớ phản bội..) với trí tuệ mẫn tiệp ( bảo gia nhân bày tiệc, tìm cách đối phó với gia đình những kẻ cầu hôn vừa bị mình trừng trị..)
– Ngoại hình: đẹp như một vị thần
⇒ Uy-lit-xơ là hiện thân cho vẻ đẹp của người anh hùng chiến trận thời cổ đại
– Tính cách:
+ Nhẫn nại đợi vợ công nhận mình trong sự tin tưởng (thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy )
+ Trách Pê-nê-lốp vì có trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối … có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới về xứ sở
+ Hờn dỗi: đòi nhũ mẫu kê giường để ngủ một mình
+ Giật mình vì tưởng tình cảm vợ chồng không còn nguyên vẹn (qua bí mật về chiếc giường của hai vợ chồng )
+ khi vợ nhận ra chồng: ôm lấy vợ và khóc dầm dề
⇒ Diễn biến tâm lí phức tạp nhằm khắc họa tính cách trần tục của Uy-lit-xơ. Uy-lit-xơ vừa là người anh hùng muôn vàn trí xảo vừa là con người trần thế nhất mực thủy chung với gia đình
2. Nhân vật Pê-nê-lốp:
* Khi chưa gặp Uy-lit-xơ:
– Nàng thận trọng nói với nhũ mẫu về mối hồ nghi của mình: Chính chàng đã chết rồi; Chỉ có thần linh mới có thể tiêu diệt được bọn cầu hôn
– Nhũ mẫu đưa bằng chứng vết sẹo: Pê-nê-lốp không tin;
* Khi gặp Uy-lit-xơ:
– Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân: vừa bàng hoàng xúc động vừa thận trọng dò xét.
– Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt: đăm đăm âu yếm nhìn chồng; lúc lại không nhận ra chồng; gọi chồng là “ngài” xưng “tôi”.
– Bị con trai và cả Uy-lit-xơ trách móc, Pê-nê-lốp vẫn thận trọng đưa ra phép thử đối với Uy-lit-xơ dựa vào bí mật chỉ có hai người biết
+ Cách thử bí mật chiếc giường trong đoạn này vừa cho thấy phẩm chất trí tuệ của Pê-nê-lốp ( trọng danh dự, thận trọng, tỉnh táo) vừa cho thấy sự thủy chung, kiên trinh của nàng
* Khi Uy-lit-xơ nói ra bí mật chiếc giường:
– Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng, giãi bày tâm sự. Niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.
⇒ Pê-nê-lốp là người phụ nữ khôn ngoan, tỉnh táo, thủy chung
3. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ kể chuyện trang trọng, chậm rãi, sử dụng nhiều định ngữ ( Pê-nê-lốp thận trọng, Uy-lit-xơ muôn vàn trí xảo,..)
– Lời nói của nhân vật được chau chuốt (vừa có hình ảnh vừa có chiều sâu trí tuệ ); tâm lí nhân vật được khắc họa rõ nét
– Sử dụng nghệ thuật so sánh mở rộng
Đọc Hiểu Văn Bản: Mẹ Tôi
Hướng dẫn Soạn bài Mẹ tôi chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học
Tìm hiểu chung tác phẩm Mẹ tôi
Câu 1. Lý do đặt nhan đề
Câu 1. Thái độ người bố với con? Lý do
Đối diện với việc đứa con trai yêu quí của mình có hành vi thiếu lễ độ với mẹ, người bố có rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc nhưng chủ yếu vẫn là những cảm xúc tiêu cực
– Buồn đau: Chứng kiến cảnh con mình xúc phạm thân mẫu của nó cũng là “nhát dao đâm vào tim”. Nhát dao ấy quá mạnh và dứt khoát đến mức người bố khó thể chống đỡ trong giây lát.
– Tức giận: người bố không quên khi chứng kiến sự buồn khổ của mẹ khi chứng kiến con mình nằm giữa ranh giới sinh tử mong manh. Bố nhắc nhở về sự đánh đổi của mẹ để dành lại sự sống cho con. Vậy mà đứa con đó lại dùng thái độ vô ơn để trả lại ân tình của mẹ.
– Nghiêm khắc nhắc nhở con
+ Ngày đau buồn nhất trong tất cả những ngày đau buồn mà con có thể sẽ phải trải qua là ngày mất mẹ.
+ Ngày con lớn khôn, trưởng thành và có thể tự làm chủ cuộc sống, lúc ấy điều con mong cầu sẽ không là gì hết ngoại trừ được trở lại giai đoạn thơ dại được mẹ lo lắng, chở che. Lúc không còn được ở bên mẹ, hình ảnh mẹ tổn thương do hành vi khiếm nhã của con sẽ khiến con thấy tội lỗi hơn bội phần. Niềm day dứt ấy chính là bản án lương tâm mà cả đời con không thể xóa tội.
– Đưa ra hình phạt nhắc nhở con: từ bây giờ con không cần hôn bố trong khoảng thời gian. Điều này không phải bố hết thương con mà bố muốn nhấn mạnh rằng những điều con làm với mẹ đã tạo cho cả bố vết thương lòng.
Câu 3. Hình ảnh người mẹ
Người mẹ không phải nhân vật trực tiếp nhưng không khó để khắc họa. Mẹ của En-ri-cô là đại diện cho vô số người mẹ trên thế giới này với những đức tính tiêu biểu như:
– Thương con hết mực, đau đớn khi thấy con bị bệnh và lo sợ trước nỗi đau mất con, sẵn sàng đánh đổi thanh xuân và sức khỏe để con mình có thể lớn lên khỏe mạnh và bình an
– Hi sinh hết mình: thức suốt đêm để chăm sóc con,…
Những lý do được đề cập ở câu a, c, d và e chính là lý do tại sao E-ri-cô vô cùng xúc động khi em đọc được thư của bố mình. Qua đó thấy được rằng bản chất của Enrico là đứa trẻ lương thiện. Em rất ngoan và luôn kính trọng, yêu thương bố mẹ mình.
Câu 5. Lý do chọn hình thức viết thư
Người bố không trực tiếp giáo dục hay mắng mỏ con mà lại chọn viết thư là bởi những lý do sau;
– Nếu trực tiếp nói chuyện thì có thể xảy ra hiện tượng người bố tức giận mà mắng mỏ, xúc phạm và đánh đập con mình con mình. Hành vi này sẽ không đạt được điều gì ngoài nỗi đau thể xác với con và sự chai lì của một đứa trẻ.
– Ngược lại nếu lựa chọn hình thức viết thư, bố có thể bình tâm suy xét việc gì nên nói và việc gì không nên. Cậu bé sẽ đủ bình tĩnh để đọc và thấm thía được những gì bố muốn dạy dỗ và nhắc nhở mình.
Soạn bài Cổng trường mở ra Luyện tập
Câu 1. Phân tích về hình ảnh người mẹ trong bài Mẹ Tôi
Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.
Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “bố không thể nén cơn tức giận”. Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.
Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.
Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.
Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .
Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.
Soạn Bài Đọc Hiểu Văn Bản Văn Học
b. Ý nghĩa đoạn trích sau là gì? “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn Đánh một trận sạch không kinh ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Nổi gió to trút sạch lá khô Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”
c. Hiểu thế nào là “Ý toại ngôn ngoại” d. Hai câu thơ trên mang ý nghĩa: + Thể hiện khát vọng lớn lao của thân nam nhi trong trời đất, đó là dâng hiến tài năng, sức mạnh để bảo vệ, phát triển quê hương, đất nước. + Thể hiện sự tự ý thức của tác giả Phạm Ngũ Lão đối với món nợ công danh, công danh với núi non chưa trả hết thì hổ thẹn khi nghe người ta nói chuyện Vũ Hầu.
– Có cách hiểu như vậy bởi những nguyên nhân sau: + Trong xã hội phong kiến xưa, những bậc nam nhi luôn coi việc cống hiến tài năng, sức mạnh cho đất nước là một trách nhiệm không thể thiếu ở một nam nhân, đó là món nợ tang bồng, nợ công danh. +Vũ Hầu là một tấm gương của con người hiền tài, với những đóng góp lớn lao, quý báu cho đất nước. Vì vậy nói đến chuyện Vũ Hầu chính là sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân tác giả.
2. Luyện tập cảm nhận hình tượng văn học a. Trong truyện Chử Đồng Tử có những tình tiết nào hay và độc đáo? b. Dựa vào những tình tiết tiêu biểu, hãy mô tả lại hình tượng người ở ẩn trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm c. Trong truyện Chử Đồng Tử có những tình tiết hay và độc đáo như: + Gia cảnh nghèo khó: hai cha con mặc chung nhau một chiếc khố. + Cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung + Chử Đồng Tử chung sống cùng tiên + Chử Đồng Tử được Phật cho một cây gậy và chiếc nón có phép lạ.
d. Bài thơ Nhàn đã khắc họa rõ bức chân dung của người nho sĩ ẩn dật, đó là một con người lánh xa cuộc đời, về ở ẩn nơi rừng núi, sống vui vẻ với những thú vui tao nhàn: câu cá, cuốc đất trồng cây…lánh xa nơi thị phi bát nháo, tìm về nơi vắng vẻ nuôi dưỡng tâm hồn thanh cao của người ẩn sĩ, sinh hoạt gắn liền với tự nhiên, coi những phú quý, hòa hoa danh vọng tựa như một giấc chiêm bao.
3. Luyện tập khái quát tư tưởng, quan điểm của tác phẩm và đoạn trích a. Phát biểu khái quát tư tưởng của bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương. b. Động cơ nào khiến tác giả không ngại “vụng về” soạn ra Trích diễm thi tập. a. Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương thể hiện được sự coi trong những giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc thông qua việc biên soạn, lưu giữ các tác phẩm thơ văn b. Động cơ để Hoàng Đức Lương soạn ra Trích diễm thi tập: + Đó chính là sự xót xa trước thực trạng thơ văn hay trong dân gian bị thất truyền, giá trị văn hóa của dân tộc bị mai một, mất mát. + Do ý thức của nhà văn trong việc lưu giữ các giá trị tinh hoa của văn hóa, của dân tộc. + Để cho con cháu đời sau có cơ hội tiếp thu những tác phẩm có giá trị ấy, nhắc nhở ý thức lưu truyền.
Kĩ Năng Đọc Hiểu Văn Bản Văn Học
Bước 1: Đọc – hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.
Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.
Bước 2: Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.
Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của chúng.
Bước 3: Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản Văn họ c thường không trực tiếp nói ra bằng lời.
Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.
Bước 4: Đọc – hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản Văn học . Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.
Kĩ năng đọc hiểu văn bản:
– Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản.
– Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
– Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Chữ viết, ngữ âm; Từ ngữ; Cú pháp; Các biện pháp tu từ; Bố cục.
– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại
– Lý giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm
– Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để viết đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– So sánh các phương diện nội dung nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài, hoặc thể loại, phong cách tác giả.
– Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể
– Phân tích giọng kể, ngôi kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
– Khái quát được đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm
– Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.
– Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo
– Lý giải sự phát triển của cốt truyện, sự kiện, mối quan hệ giữa các sự kiện
– Khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm
– Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại
– Liệt kê/chỉ ra/gọi tên hệ thống nhân vật (xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, phụ)
– Giải thích, phân tích đặc điểm, ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật.
– Đánh giá khái quát về nhân vật
– Trình bày cảm nhận về tác phẩm
– Vận dụng tri thức đọc – hiểu văn bản để tạo lập văn bản theo yêu cầu.
– Đưa ra những ý kiến quan điểm riêng về tác phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân
– Phát hiện, nêu tình huống truyện
– Hiểu, phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện
Thuyết minh về tác phẩm
– Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch…)
– Nghiên cứu khoa học, dự án.
– Chỉ ra/kể tên/ liệt kê được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.
– Lý giải được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, câu văn, các biện pháp tu từ…
CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
– Trắc nghiệm khách quan
– Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận xét, phát hiện, đánh giá…)
– Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân…)
BÀI TẬP THỰC HÀNH
– Trình bày miệng, thuyết trình
– Nghiên cứu khoa học…
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Hiểu Văn Bản: “Uy trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!