Xu Hướng 10/2023 # Đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí # Top 18 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam thời kỳ trung đại mà có lẽ là ai yêu văn chương và có quan tâm đến lịch sử đều biết. “Hoàng Lê nhất thống chí” đã được dạy trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay. Qua mấy lần cải cách sách giáo khoa, bây giờ “Hoàng Lê nhất thống chí” được dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

“Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là cuốn sách ghi chép về sự nhất thống của nhà Lê. Từ “chí” trong tiếng Hán có nghĩa là ghi chép, miêu tả. Tác phẩm được viết vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, gồm 17 hồi. “Hoàng Lê nhất thống chí” còn có những tên gọi khác là “Nhất thống chí” và “An Nam nhất thống chí” nhưng hai tên sau không mấy phổ biến.

Như vậy, ở buổi khởi đầu, “chí” được dùng để chỉ những tác phẩm lịch sử hay địa lý. Về sau, nó còn được dùng để chỉ những cuốn tiểu thuyết mang tính chất lịch sử. Ở Trung Quốc như đã nói có bộ sử “Tam quốc chí”, nhưng cũng có tác phẩm văn học như “Tống chí truyện” hay “Tam quốc chí” của La Quán Trung. Ở Việt Nam, ngoài “Hoàng Lê nhất thống chí”, còn có thể kể đến cuốn sách miêu tả lịch sử Việt Nam là “Việt Nam thế chí” của tác giả Hồ Tông Thốc, hay cuốn sách miêu tả địa lý miền Đại Nam là “Đại Nam nhất thống chí”.

Nếu so sánh với Trung Quốc thì quả thật Việt Nam không có những “danh tác” hay “kỳ thư” kiểu như “Đông Chu liệt quốc” hay “Tam quốc diễn nghĩa”. Nhưng “Hoàng Lê nhất thống chí” là cuốn tiểu thuyết chương hồi mang tính chất lịch sử được đánh giá rất cao và rất nổi tiếng.

Tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” là nhiều danh gia nhà họ Ngô Thì, nên được gọi là “Ngô gia văn phái”. Ngày nay nhiều nhà văn bản học xác định 4 tác giả chính của bộ tiểu thuyết này là những tên tuổi: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Thiến. Trong đó tên tuổi của Ngô Thì Chí và Ngô Thì Nhậm vốn rất quen thuộc với các bạn nào hay đọc sách sử.

Ngoài ra, thời kỳ phong kiến ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị, tuy nhiên không được biết đến nhiều như “Hoàng Lê nhất thống chí”. Có thể kể đến những cuốn như “Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh thị Hoan Châu ký”, “Nam triều công nghiệp diễn chí”, Hoàng Việt long hưng chí”…

“Hoàng Lê nhất thống chí” thật ra là một bộ tiểu thuyết rất hấp dẫn đối với những ai quen với lối viết kiểu tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Nhà Đông phương học người Nga nổi tiếng thế giới là B.L.Riftin đã có hẳn một bài viết đánh giá cao tác phẩm này. Đó là bài viết “Hoàng Lê nhất thống chí và tiểu thuyết chương hồi Viễn Đông”. Ông cho rằng cái hay, cái độc đáo, cái vượt trội của “Hoàng Lê nhất thống chí” so với những tiểu thuyết cùng kiểu ở Trung Quốc hay Triều Tiên chính là ở chỗ các tác giả của họ Ngô Thì đã xây dựng được một cuốn tiểu thuyết về những sự kiện chính trị, lịch sử của ngay thời đại mà họ đang sống, tức là những năm cuối thế kỷ XVIII đầy biến động và đến khi Gia Long lên ngôi. Đây là điều rất hiếm thấy. Điều này cho thấy cảm quan lịch sử cũng như ngòi bút sáng tạo nghệ thuật tinh nhạy của các văn gia họ Ngô Thì.

So sánh với những tác phẩm khác, chúng ta thấy: La Quán Trung viết “Tam quốc chí” khoảng 1000 năm sau thời Tam quốc. “Tống chí truyện” có nội dung nói về nhà Tống thì được viết vào thời Minh. “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy với rất nhiều trường đoạn miêu tả chiến tranh chỉ ra đời sau khi những sự kiện đó qua đi hơn nửa thế kỷ. Còn “Hoàng Lê nhất thống chí” ra đời ngay trong thời đại mà tác phẩm miêu tả.

“Hoàng Lê nhất thống chí” đáng được ca ngợi trên những phương diện sau:

“Hoàng Lê nhất thống chí” vừa là sử học, vừa là văn học. Tác phẩm vừa trình bày những sự kiện lịch sử có thật, vừa có sự sáng tạo nghệ thuật trong đấy. Tác phẩm ghi lại chân thực, chính xác về những con người thật, những việc thật, thời gian, thời điểm, nơi chốn xảy ra sự kiện, nhưng đồng thời tác phẩm cũng dã làm tròn nghĩa vụ trong việc khám phá các mối quan hệ giữa con người với con người (đặc biệt là những con người có thật), chọn lọc các chi tiết, tình tiết đắt giá, tập trung xây dựng những tính cách nhân vật nổi bật.

Về nội dung, tác phẩm tập trung khắc họa những ngày cuối của chế độ phong kiến Lê – Trịnh cũng như cuộc khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Tác phẩm cũng nói về sự nhất thống của nhà Nguyễn với sự lên ngôi của Gia Long. Đây là một giai đoạn lịch sử đầy bão giông của đất nước. Nhiều cơ hội đã bị bỏ qua, nhiều trận chiến đã xảy đến, nhiều gương mặt độc đáo xuất hiện trong lịch sử, từ vua cho đến quan, cho đến dân…

Bút pháp tác phẩm cực kỳ đa dạng, học được nhiều từ truyền thống “bao biếm” của các sử gia phương Đông, lúc hài hước sâu cay, lúc nhẹ nhàng, phóng khoáng, thậm chí có lúc mang tính chất anh hùng ca.

Hình tượng nhân vật được xây dựng cực kỳ thành công, độc đáo, dù chỉ qua một, hai chi tiết miêu tả. Trịnh Sâm cuối đời thành kẻ lụy tình; Tuyên phi Đặng Thị Huệ lẳng lơ xảo trá, khéo dùng sắc đẹp che mắt chúa; Thế tử Tông thèm khát cơ nghiệp tổ tiên nhưng trí óc và hành động không hơn một con rối; Nguyễn Hữu Chỉnh có nét gian hùng như Tào Tháo; Dương Trọng Tế nhát chết nhưng to miệng; Ngô Thì Nhậm cương quyết dám nghĩ dám làm; Nguyễn Huệ thông minh, oai vệ, vũ dũng, nhưng vẫn phảng phất nét thô lỗ kiểu nông dân áo vải; Nguyễn Nhạc mộc mạc; Lê Chiêu Thống đớn hèn…

Một câu hỏi do các nhà nghiên cứu văn học đặt ra nhiều thập kỷ qua là Ngô Thì Nhậm có viết “Hoàng Lê nhất thống chí” hay không? Công lao của Ngô Thì Nhậm đối với nhà Tây Sơn thì đã quá rõ ràng, còn công lao của ông với văn học thì sao?

Chuyện những ai là tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” là một chuyện tranh luận nhiều năm qua, thu hút nhiều nhà nghiên cứu sử học và văn học, trong đó chủ yếu dựa vào những cứ liệu văn bản học để đoán định và kết quả cuối cùng là chưa đi đến được kết luận nào. Thế nên, người ta chỉ nhắc đến các tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” dưới một cái tên gọi chung là “Ngô gia văn phái”. Văn bản học ở đây là một ngành khoa học trong văn học, ngôn ngữ học, nghiên cứu các tác phẩm, tác giả nhằm tái tạo lại bản gốc của tác phẩm, hoặc tìm ra tác giả đích thực của tác phẩm.

Hiện nay đã thống kê được 14 dị bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, trong đó có 7 bản còn đủ 17 hồi; 3 bản cũng còn đủ 17 hồi nhưng đã thất lạc văn bản; 4 dị bản không còn đủ 17 hồi. Trong đó nhiều dị bản ghi tác giả là “Ngô gia văn phái”. Cũng có dị bản ghi tác giả là Ngô Thì Chí, có dị bản ghi tác giả là Ngô Thì Thiến và nhiều dị bản không ghi tác giả. “Dị bản” là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành văn bản học, dùng để chỉ các bản in, bản thảo… khác nhau của cùng một tác phẩm, có thể có nội dung không trùng khớp với nhau ở một vài hay nhiều chi tiết. So sánh, đối chiếu các dị bản với nhau có thể giúp tìm ra một văn bản gần với bản gốc nhất của tác phẩm. Nói tác giả là Ngô Thì Chí, thì có bản “Ngô gia thế phả” (tức là gia phả của dòng họ Ngô Thì); Phạm Đình Hổ trong “Vũ trung tùy bút”, Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí”. Nhiều nhà nghiên cứu có chung quan điểm cho rằng người viết phần đầu “Hoàng Lê nhất thống chí” là Ngô Thì Chí như Ngô Tất Tố, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Văn Hoàn, Emile Gaspardonne, B.L. Riftin. Nói tác giả là Ngô Thì Du, người viết tiếp Ngô Thì Chí thì có bản “Ngô gia thế phả”. Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch cho rằng người viết “Hoàng Lê nhất thống chí” là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. Nói tác giả là Ngô Thì Nhậm, có sách “Đăng khoa lục sưu giảng” (không rõ tác giả) và những tên tuổi như Nguyễn Đăng Tấn, Văn Tân, Tạ Ngọc Liễn. Nói tác giả là Ngô Thì Thiến, có Nguyễn Hữu Thường.

Sau rất nhiều tranh cãi, hiện nay quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thời kỳ trung đại cho rằng việc Ngô Thì Nhậm có tham gia viết “Hoàng Lê nhất thống chí” hay không vẫn còn là điều đáng bàn. Cuốn sách “Hoàng Lê nhất thống chí – văn bản, tác giả, nhân vật” của GS. Phạm Tú Châu ở Viện Văn học, xuất bản năm 1997 viết rất kỹ về vấn đề này.

Không có bằng cớ khoa học khẳng định chắc chắn Ngô Thì Nhậm có tham gia viết “Hoàng Lê nhất thống chí”. Ngược lại, cũng không có bằng cớ nào bác bỏ chuyện này cả. Nhưng chắc chắn một điều là khi xem xét văn bản nội dung của “Hoàng Lê nhất thống chí”, các nhà nghiên cứu đều cho rằng ít nhất nếu Ngô Thì Nhậm không tham gia viết một số chương hồi nào đó, thì những người viết khác của dòng họ Ngô Thì cũng đã sử dụng rất nhiều tài liệu, ghi chép của ông để lại. Đó chính là công lao lớn của Ngô Thì Nhậm đối với bộ “Hoàng Lê nhất thống chí”. Văn học cũng như sử học, có nhiều vấn đề chỉ có thể đoán định mà chưa tìm ra câu trả lời cuối cùng. Trường hợp các tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” là như vậy.

Đọc Hiểu Văn Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí

I- TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô gia văn phái, một tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

– Ngô Thì Chí (1753-1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm, từng làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống. Ông tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, dâng Trung hưng sách bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghĩa binh chống Tây Sơn, nhưng trên đường đi ông bị bệnh, mất tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Nhiều tài liệu nói ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm.

– Ngô Thì Du (1772-1840) là anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới triều Tây Sơn, ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (Hà Nam). Thời nhà Nguyễn, ông ra làm quan, được bổ Đốc học Hải Dương, đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả bảy hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí.

2. Tác phẩm:

Văn bản bài học được trích từ Hồi 14  tiểu thuyết chương hồi của Ngô gia văn phái  tái hiện lại những diễn biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung  Nguyễn Huệ. Mặc dù là một tiểu thuyết lịch sử nhưng Hoàng Lê nhất thống chí (biểu hiện cụ thể ở đoạn trích này) không chỉ ghi chép lại các sự việc, sự kiện mà đã tái hiện khá sinh động hình ảnh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân xâm lược cùng với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản dân, hại nước.

3. Thể loại:

– Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết theo thể chí (một thể văn vừa có tính chất văn học vừa có tính chất lịch sử), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, vào thời điểm anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ lãnh đạo nông dân Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa, tiêu diệt nhà Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. ý nghĩa tiêu đề của tác phẩm là như thế nhưng sau khi vua Lê dành lại được quyền thế từ tay chúa Trịnh, rất nhiều biến cố lịch sử đã diễn ra, trong đó có cuộc tấn công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự thống lĩnh của vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Tất cả đã được ghi chép lại một cách khá đầy đủ và khách quan trong tác phẩm.

4. Tóm tắt:

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

II – GIÁ TRỊ TÁC PHẨM

Một nhân tố quan trọng cần phải xem xét trước hết trong văn bản này là tác giả. Khi sáng tạo tác phẩm, tác giả không chỉ tái hiện hiện thực khách quan mà còn thể hiện những tư tưởng, tình cảm, quan điểm chính trị, xã hội… của mình. Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô gia văn phái  một nhóm tác giả rất trung thành với nhà Lê. Nếu xét theo quan điểm phong kiến thì trong con mắt của Ngô gia, vua Quang Trung là kẻ nghịch tặc. Thế nhưng trong tác phẩm, hình ảnh Quang Trung  Nguyễn Huệ lại được miêu tả khá sắc nét với tài cầm quân “bách chiến bách thắng”, tính quyết đoán cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Điều đó một phần bởi triều đại nhà Lê khi đó đã quá suy yếu, mục nát, dù có là bề tôi trung thành đến mấy thì các tác giả trong Ngô gia văn phái cũng khó có thể phủ nhận. Mặt khác, có thể chính tài năng và đức độ của vua Quang Trung đã khiến cho các tác giả này thay đổi quan điểm của mình, từ đó đã tái hiện lại các sự kiện, nhân vật,… một cách chân thực.

Cách ăn nói của vua Quang Trung cũng rất có sức thuyết phục, vừa khéo léo, mềm mỏng vừa rất kiên quyết, hợp tình hợp lí. Khi nói với binh sĩ, ông đã cho họ ngồi (một cử chỉ biểu lộ sự gần gũi mặc dù ông đã xưng vương), từng lời nói đều giản dị, dễ hiểu. Sau khi lấy lịch sử từ các triều đại trước ra để cho binh sĩ thấy nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị ngoại bang, ông không quên tuyên bố sẽ trừng phạt những kẻ phản bội, ăn ở hai lòng. Điều đó khiến cho binh sĩ thêm đồng lòng, quyết tâm chống giặc.

Đó cũng là cách ứng xử của ông đối với các tướng lĩnh. Khi quân đến Tam Điệp, hai tướng Sở và Lân mang gươm trên lưng đến xin chịu tội, ông thẳng thắn chỉ ra tội của họ nhưng lại cho mọi người hiểu họ cũng là người đã có công lớn trong việc bảo toàn được lực lượng, chờ đợi thời cơ  điều đó không những khiến cho quân ta tránh được những thương vong vô ích mà còn làm cho giặc trở nên kiêu ngạo, chủ quan, tạo điều kiện thuận lợi để ta đánh chúng sau này.

Những lời nói, việc làm của vua Quang Trung thật hợp tình, hợp lí và trên hết là hợp với lòng người. Vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, xét đúng công, đúng tội, đặt lợi ích của quốc gia và của dân chúng lên trên hết, ông đã khiến cho binh sĩ thêm cảm phục, càng quyết tâm chống giặc. Đó là một yếu tố rất quan trọng tạo nên những chiến thắng liên tiếp của quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của vua Quang Trung.

Cuộc tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung thực sự chỉ có thể diễn tả bằng từ “thần tốc”. ở phần tiếp theo của đoạn trích, để diễn tả không khí chiến trận rất khẩn trương, quyết liệt, các tác giả đã chú trọng nhiều hơn đến các sự kiện nhưng không vì thế mà làm mờ nhạt hình ảnh tài năng của vị thống lĩnh. Lời hứa chắc chắn trước lúc xuất quân của ông đã được đảm bảo bằng tài thao lược, xử trí hết sức nhạy bén, mưu trí trong những tình huống cụ thể: đảm bảo bí mật hành quân, nghi binh tấn công làng Hà Hồi, dùng ván phủ rơm ướt để tấn công đồn Ngọc Hồi,… Tài dùng binh khôn khéo đó khiến cho quân Thanh hoàn toàn bị bất ngờ, khi chúng biết được tin tức thì đã không thể chống cự lại được nữa, chỉ còn cách dẫm đạp lên nhau mà chạy.

Phần cuối của đoạn trích chủ yếu diễn tả cuộc tháo chạy hỗn loạn, nhục nhã của đám quan quân nhà Thanh. Ra đi “binh hùng tướng mạnh”, vậy mà chưa đánh được trận nào đã phải tan tác về nước. Rất có thể sau khi bại trận, quân số của Tôn Sĩ Nghị (trước đó là hai mươi vạn) vẫn còn đông hơn quân của vua Quang Trung nhưng trước sức tấn công như vũ bão của quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài ba và quyết đoán, chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chống trả.

Trong đoạn này, giọng điệu của các tác giả tỏ ra vô cùng hả hê, vui sướng. Khi miêu tả tài “xuất quỷ nhập thần” của quân Tây Sơn, các tác giả viết: “Thật là: “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”…

Ngược lại, khi viết về Tôn Sĩ Nghị thì: “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…”. Đó không còn là giọng của một người ghi chép lại các sự kiện một cách khách quan mà là giọng điệu sảng khoái của nhân dân, của dân tộc sau khi đã khiến cho bọn xâm lược ngoại bang, vốn trước ngạo nghễ là thế, giờ đây phải rút chạy nhục nhã.

Đoạn nói về vua tôi nhà Lê càng khẳng định thái độ của các tác giả khi viết tác phẩm này. Mặc dù luôn đề cao tư tưởng trung nghĩa nhưng trước sự nhu nhược, hèn hạ của đám vua tôi nhà Lê, các tác giả vẫn thể hiện ít nhiều thái độ mỉa mai, châm biếm. Số phận những kẻ phản dân, hại nước cũng thảm hại chẳng kém gì những kẻ cậy đông, đem quân đi xâm lược nước khác. Đó là số phận chung mà lịch sử giành cho lũ bán nước và lúc cướp nước.

Cuộc đại phá quân Thanh xâm lược là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Người làm nên kì tích ấy là Quang Trung  Nguyễn Huệ, vị “anh hùng áo vải” vừa có tài thao lược vừa luôn hết lòng vì dân, vì nước.

Trang sử hào hùng ấy đã được ghi lại bởi Ngô gia văn phái  nhóm tác giả đã vượt qua những tư tưởng phong kiến cố hữu để tái hiện lại lịch sử một cách chân thực.

(Sưu tầm)

Hoàng Lê Nhất Thống Chí

1.1. Tìm hiểu chung

Ngô gia văn phái, thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) và Ngô Thì Du (1772 – 1840).

Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

Họ sống và làm quan dưới triều Nguyễn.

Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán.

Là cuốn tiểu thuyết viết theo lối chương hồi.

Tất cả có 17 hồi, đoạn trích trên phần lớn là hồi 14.

c. Bố cục: 3 phần

Văn bản được bố cục thành ba phần.

Phần 1: Từ đầu đến “năm Mậu Thân“: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

Phần 2: Tiếp đến “rồii kéo vào thành“: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ

Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.

Chỉ trong vòng 1 tháng từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã hành động nhanh chóng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến quân ra Bắc.

Tế cáo lên ngôi hoàng đế.

Xuất binh ra Bắc.

Tuyển mộ quân lính.

Mở cuộc tập duyệt binh ở Nghệ An.

Kêu gọi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có tầm nhìn xa trông rộng.

Nhận định tình hình và đưa ra những quyết định quan trọng đúng lúc.

Sáng suốt nhạy bén xét đoán và dùng người. Ông biết khen chê đúng người đúng việc.

“Khi được tin quân Thanh đã vào thành Thăng Long, ông vẫn không hề lo lắng. Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng kế sách của Ngô Thì Nhậm, hiểu sở trường sở đoản của từng tướng, dùng người vào đúng việc”.

Ý chí quyết thắng và tài dụng binh như thần.

Trước khi xuất quân, Quang Trung đã tính kĩ mọi chiến lược tiến đánh, tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng 10 ngày, hẹn với chiến sĩ ngày 7/1 cùng có mặt ở thành Thăng Long ăn mừng chiến thắng.

Quang Trung là một hình ảnh lẫm liệt trong trận chiến.

Nhiều chiến lược, mưu kế trong chiến trận.

Lãnh đạo tài tình.

“Bắt sống quân do thám, giữ bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín đồn Hà Hồi, công phá đồn Ngọc Hồi thật oai phong lẫm liệt“.

→ Quang Trung là người anh hùng quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

b. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước

Nhân vật Tôn Sĩ Nghị

Kiêu căng, chủ quan, tự mãn.

Kinh địch, cầm quân mà không nắm được tình hình.

Bất tài, không lo đến việc bất trắc chỉ lo vui chơi.

“Khi quân Tây Sơn đến, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kíp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vất cả ấn tín, bàn bèn bỏ chạy thục mạng qua cầu phao sông Hồng“.

Quân lính rụng rời sợ hĩãi xin hàng, bỏ chạy.

Số phận của triều đình bán nước Lê Chiêu Thống

Chịu chung số phận thảm hại với bọn xâm lược, thậm chí còn ê chề, nhục nhã hơn.

Lê Chiêu Thống, Thái hậu chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, luôn mấy ngày không được ăn.

May gặp người thổ hào cứu giúp chỉ đường cho chạy trốn- gặp được Tôn Sĩ Nghị vua tôi chỉ còn biết ”nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”

⇒ Tất cả cho thấy tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống.

Đoạn văn miêu tả chân thực, khách quan hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước kẻ xâm lược.

Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Published on

1. Đọc hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí I- TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô gia văn phái, một tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. – Ngô Thì Chí (1753-1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm, từng làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống. Ông tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, dâng Trung hưng sách bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghĩa binh chống Tây Sơn, nhưng trên đường đi ông bị bệnh, mất tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Nhiều tài liệu nói ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm. – Ngô Thì Du (1772-1840) là anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới triều Tây Sơn, ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (Hà Nam). Thời nhà Nguyễn, ông ra làm quan, được bổ Đốc học Hải Dương, đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả bảy hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí. 2. Tác phẩm: Nguyễn Huệ. Mặc dù là một tiểu thuyết lịch sử nhưng Hoàng Lê nhất thống chí (biểu hiện cụ thể ở đoạn trích này) không chỉ ghi chép lại các sự việc, sự kiện mà đã tái hiện khá sinh động hình ảnh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân xâm lược cùng với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản dân, hại nước. tái hiện lại những diễn biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung  tiểu thuyết chương hồi của Ngô gia văn phái Văn bản bài học được trích từ Hồi 14 3. Thể loại: – Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết theo thể chí (một thể văn vừa có tính chất văn học vừa có tính chất lịch sử), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, vào thời điểm anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ lãnh đạo nông dân Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa, tiêu diệt nhà Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. ý nghĩa tiêu đề của tác phẩm là như thế nhưng sau khi vua Lê dành lại được quyền thế từ tay chúa Trịnh, rất nhiều biến cố lịch sử đã diễn ra, trong đó có cuộc tấn công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự thống lĩnh của vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Tất cả đã được ghi chép lại một cách khá đầy đủ và khách quan trong tác phẩm. 4. Tóm tắt: Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi

3. Những lời nói, việc làm của vua Quang Trung thật hợp tình, hợp lí và trên hết là hợp với lòng người. Vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, xét đúng công, đúng tội, đặt lợi ích của quốc gia và của dân chúng lên trên hết, ông đã khiến cho binh sĩ thêm cảm phục, càng quyết tâm chống giặc. Đó là một yếu tố rất quan trọng tạo nên những chiến thắng liên tiếp của quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của vua Quang Trung. Cuộc tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung thực sự chỉ có thể diễn tả bằng từ “thần tốc”. ở phần tiếp theo của đoạn trích, để diễn tả không khí chiến trận rất khẩn trương, quyết liệt, các tác giả đã chú trọng nhiều hơn đến các sự kiện nhưng không vì thế mà làm mờ nhạt hình ảnh tài năng của vị thống lĩnh. Lời hứa chắc chắn trước lúc xuất quân của ông đã được đảm bảo bằng tài thao lược, xử trí hết sức nhạy bén, mưu trí trong những tình huống cụ thể: đảm bảo bí mật hành quân, nghi binh tấn công làng Hà Hồi, dùng ván phủ rơm ướt để tấn công đồn Ngọc Hồi,… Tài dùng binh khôn khéo đó khiến cho quân Thanh hoàn toàn bị bất ngờ, khi chúng biết được tin tức thì đã không thể chống cự lại được nữa, chỉ còn cách dẫm đạp lên nhau mà chạy. Phần cuối của đoạn trích chủ yếu diễn tả cuộc tháo chạy hỗn loạn, nhục nhã của đám quan quân nhà Thanh. Ra đi “binh hùng tướng mạnh”, vậy mà chưa đánh được trận nào đã phải tan tác về nước. Rất có thể sau khi bại trận, quân số của Tôn Sĩ Nghị (trước đó là hai mươi vạn) vẫn còn đông hơn quân của vua Quang Trung nhưng trước sức tấn công như vũ bão của quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài ba và quyết đoán, chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chống trả. Trong đoạn này, giọng điệu của các tác giả tỏ ra vô cùng hả hê, vui sướng. Khi miêu tả tài “xuất quỷ nhập thần” của quân Tây Sơn, các tác giả viết: “Thật là: “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”… Ngược lại, khi viết về Tôn Sĩ Nghị thì: “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…”. Đó không còn là giọng của một người ghi chép lại các sự kiện một cách khách quan mà là giọng điệu sảng khoái của nhân dân, của dân tộc sau khi đã khiến cho bọn xâm lược ngoại bang, vốn trước ngạo nghễ là thế, giờ đây phải rút chạy nhục nhã. Đoạn nói về vua tôi nhà Lê càng khẳng định thái độ của các tác giả khi viết tác phẩm này. Mặc dù luôn đề cao tư tưởng trung nghĩa nhưng trước sự nhu nhược, hèn hạ của đám vua tôi nhà Lê, các tác giả vẫn thể hiện ít nhiều thái độ mỉa mai, châm biếm. Số phận những kẻ phản dân, hại nước cũng thảm hại chẳng kém gì những kẻ cậy đông, đem quân đi xâm lược nước khác. Đó là số phận chung mà lịch sử giành cho lũ bán nước và lúc cướp nước. Nguyễn Huệ, vị “anh hùng áo vải” vừa có tài thao lược vừa luôn hết lòng vì dân, vì nước.Cuộc đại phá quân Thanh xâm lược là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Người làm nên kì tích ấy là Quang Trung nhóm tác giả đã vượt qua những tư tưởng phong kiến cố hữu để tái hiện lại lịch sử một cách chân thực.Trang sử hào hùng ấy đã được ghi lại bởi Ngô gia văn phái

Tóm Tắt Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Tôn Sĩ Nghị mang đại quân kéo thẳng một mạch đến Thăng Long. Y rất kiêu căng, quan quân chỉ lo ân chơi. Hễ ai nhắc đến tình hình giặc giã thì y nói: “Ngày mừng 6 tháng giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định sẽ lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến mà xem!” Bọn tay sai vui mừng vì được “thấy lại bóng mặt trời” dựa vào Tổng đốc họ Tôn, sống trong tình trạng “vỡ lắng”. Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu về tình hình trong nước, về mối lo tình hình của giặc. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân “nhớ nhà” mà chống chọi thì làm sao mà địch nổi. Lê Chiêu Thống và Lê Quýnh đến gặp Tôn Sĩ Nghị để tâu bày, tha thiết cầu xin xuất quân liền bị y quở trách.

Phần tiếp theo nói về quân Tây Sơn, Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ Tam Điệp, sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp, ra đi từ ngày 20 thì ngày 24 đến Phú Xuân. Nguyễn Huệ họp tướng sĩ, đắp đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 tháng Chạp Mậu Thân (1788) tới Nghệ An, tuyển thêm một vạn tinh binh, gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, rồi kéo đại binh ra Tam Điệp hội quân với Ngô Văn Sở. Vua Quang Trung cho quân ăn Tết trước, hẹn với tướng sĩ đến ngày mùng 7 Kỉ Dậu thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Nguyễn Huệ chia quân thành 5 đạo tiến đánh quân Thanh vào tối 30 Tết. Quân Thanh và lũ tay chân bị bắt sống toàn bộ tại sông Gián và sông Thanh Quyết, đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tiêu diệt đồn Hà Hồi, rồi tiến đánh Ngọc Hồi, giặc Thanh bị thảm bại, bạt vía kinh hồn vội trốn xuống đầm mực, làng Quỳnh Đô, bị voi quân ta “giày đạp, chết đến hàng vạn người”. Cùng lúc đó, đô đốc Long tiến đánh đồn Khương Thượng, quân Thanh bị tan vỡ, quân ta tiến vào giải phóng kinh thành. Trưa mùng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đại quân tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quan tướng hốt hoảng tháo chạy. Cầu phao bị đứt, hàng vạn giặc rơi xuống sông chết làm tắc nghẽn sông Nhị Hà. Lê Chiêu Thống và bè lũ hoảng sợ chạy đến Nghi Tàm, cướp đò ngang vội chèo sang bờ bắc. Đến biên giới, Lê Chiêu Thống theo kịp Tôn Sĩ Nghị, đứa thì “oán giận chày nước mắt” đứa thì “lấy làm xấu hổ”. Tên Việt gian bán nước kính chúc tướng giặc về triều được hai chữ “vạn phúc”. Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa xong … không đầy một tháng, đại binh sẽ lại tới …” Vua tôi, lũ bán nước lôi thôi, lếch thếch cùng đưa Thái hậu theo Nghị sang Trung Quốc.

Soạn Bài: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

1. Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động. Nội dung này được cụ thể bằng những ý chính trong ba đoạn sau:

– Đoạn từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

– Đoạn từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” cho đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.

– Đoạn từ “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê” cho đến hết: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

2. Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc:

– Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

+ tiếp được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay;

+ lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc;

+ gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu;

+ tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc;

– Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:

+ Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc;

+ Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủ dụ;

+ Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh…);

+ Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.

– Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)…

Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân:

+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…

+ Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…

4. Về bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

– Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

– Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận; đối với quân tướng nhà Thanh, tác giả miêu tả với một tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống – dẫu sao thì cũng là vương triều mình đã từng phụng thờ.

Văn bản này được trích từ Hồi 14 – tiểu thuyết chương hồi của Ngô gia văn phái – tái hiện lại những diễn biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh của vua Q- Nguyễn Huệ. Mặc dù là một tiểu thuyết lịch sử nhưng uang Trung Hoàng Lê nhất thống chí (biểu hiện cụ thể ở đoạn trích này) không chỉ ghi chép lại các sự việc, sự kiện mà đã tái hiện khá sinh động hình ảnh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân xâm lược cùng với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản dân, hại nước.

Khi đọc, chú ý giọng đối thoại và giọng của tiểu thuyết chương hồi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!