Bạn đang xem bài viết Đôi Nét Về Luật Ly Hôn Ở Canada Và Các Thủ Tục Ly Hôn Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những điều luật ly hôn riêng với nhiều đặc điểm khác nhau, và Canada cũng như vậy. Vậy luật ly hôn ở Canada liệu có gì giống và khác biệt so với luật ly hôn của các quốc gia không? Chúng tôi chắc chắn rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời cho chính mình.
Đôi nét về luật ly hôn ở Canada Bạn biết gì về luật ly hôn ở Canada?Luật ly hôn ở Canada được ban hành vào năm 1986 bởi Luật ly hôn liên bang, sau đó 19 năm (năm 2005), bộ luật này được tiếp tục sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên, không phải tất cả các vùng tại Canada đều có một bộ luật ly hôn với tất cả các điều khoản giống hệt nhau 100%, trái lại chỉ có một vài điểm giống cơ bản tùy thuộc vào đặc điểm của người dân nơi đó.
Điểm giống đầu tiên giữa luật ly hôn ở Canada với một vài quốc gia khác chính là cách thức ly hôn. Tại Canada, luật ly hôn sẽ bao gồm 2 cách thức: ly hôn đơn phương (hay còn gọi là ly hôn có tranh chấp) và ly hôn tự nguyện (ly hôn không có tranh chấp).
Theo điều luật số 8 trong Luật ly hôn liên bang, sự ly hôn của một cuộc hôn nhân chỉ được diễn ra nếu như nó xảy ra bởi một trong những nguyên nhân cơ bản sau:
Sự ly hôn của một cuộc hôn nhân chỉ được diễn ra nếu xảy ra bởi một trong 3 nguyên nhân.– Vợ và chồng đã và đang ly thân trong khoảng thời gian ít nhất là 1 năm không bị ngắt quãng. Tuy nhiên, khi bắt đầu trình đơn ly hôn lên tòa án, cặp vợ chồng này sẽ phải trải qua một khoảng thời gian tối đa lên đên 90 ngày sống cùng nhau để có cơ hội hàn gắn lại cuộc hôn nhân của họ (nếu được). Trong khoảng thời gian này, nếu cặp vợ chồng này vẫn không thể hàn gắn được cuộc hôn nhân của họ, Tòa án sẽ bắt đầu xét xử lá đơn xin ly hôn của họ.
– Vợ hoặc chồng (hoặc cả vợ và chồng) ngoại tình
– Vợ hoặc chồng bị người còn lại xâm hại về thân thể, quyền tự do cá nhân gây tổn thương lớn cả về thể chất và tinh thần.
Luật ly hôn ở Canada trong vấn đề phân chia tài sảnLuật ly hôn ở Canada về vấn đề phân chia tài sản có gì khác?
Tài sản cũng sẽ được luật ly hôn ở Canada chia ra thành hai loại: tài sản chung và tài sản riêng.
– Tài sản riêng: là tài sản chỉ đứng tên người sở hữu hoặc có được trong khoảng thời gian cả hai người chưa kết hôn. Với khối tài sản này, tài sản đứng tên ai thì thuộc về người đó.
Trong vấn đề phân chia tài sản của luật ly hôn ở Canada có một vài lưu ý: những điều luật trên chỉ áp dụng với những cuộc hôn nhân đã được đăng ký kết hôn, được pháp luật làm chứng và bảo vệ. Còn đối với những cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn, thì sẽ không tồn tại khái niệm “tài sản chung” mà sẽ được chia theo tài sản riêng.
Luật ly hôn ở Canada trong vấn đề nuôi con chung– Điều kiện kinh tế: tòa sẽ xem xét xem giữa người bố và người mẹ, ai có điều kiện kinh tế đủ để nuôi con hơn. Ví dụ, nếu người mẹ chưa có công ăn việc làm ổn định đủ để chi trả chi phí nuôi con, thì đứa con sẽ được ở với người bố.
– Sức khỏe của người bố và người mẹ: tòa sẽ chỉ trao quyền nuôi con cho ai có đủ điều kiện về sức khỏe, không mắc các bệnh hiểm nghèo,vv…
– Khoảng thời gian dành cho con: nếu khoảng thời gian dành cho đứa con của ai được nhiều hơn, thì có thể đứa trẻ sẽ được đưa về sống cùng người đó.
– Nguyện vọng của người con: đây cũng được coi là một trong những điều kiện tiên quyết nhất trong luật ly hôn ở Canada về vấn đề nuôi con chung. Bên cạnh việc xem xét các điều kiện trên, tòa sẽ trực tiếp hỏi nguyện vọng của người con xem đứa trẻ mong muốn được sống cùng người cha hay người mẹ. Trong trường hợp người con chưa đủ tuổi, thông thường người con sẽ được sống cùng với người mẹ.
Đối tượng được thực hiện thủ tục ly hôn ở CanadaKhông chỉ với người Canada, mà những người đang sinh sống và làm việc tại đất nước này cũng có quyền được thực hiện thủ tục ly hôn theo đúng luật ly hôn ở Canada. Chỉ cần cuộc hôn nhân của họ được pháp luật chấp nhận và có sinh sống ở Canada từ 1 năm trở lên.
Thủ tục ly hôn ở Canada như thế nào? Có quá phức tạp hay không?– Người vợ hoặc chồng, hoặc cả hai người nộp đơn xin ly hôn lên tòa án. Trong đơn xin ly hôn, cần chuẩn bị sẵn:
– Đơn xin ly hôn (viết tay hoặc đánh máy)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
– Giấy khai sinh của cả người vợ và người chồng
– Giấy khai sinh của con chung
– Các văn bản chứng nhận thu nhập cá nhân, giấy chứng nhận sức khỏe,vv… nhằm phục vụ cho quá trình phân chia tài sản và con cái.
– Tham gia hầu tòa khi được yêu cầu. Ở đây tất cả những vấn đề còn đang gây mâu thuẫn sẽ được tòa án giải quyết.
– Sau khi đã giải quyết tất cả những mâu thuẫn, tòa sẽ đưa ra phán quyết chính thức. Cuộc ly hôn sẽ được chấm dứt từ đây.
– Sau 30 ngày tính từ lúc tòa án đưa ra quyết định chính thức, cả hai người sẽ được cung cấp một loại văn bản được gọi là Giấy Chứng nhận ly hôn. Cả hai người sau khi được cấp giấy này sẽ phải giữ gìn để có thể được tái hôn nếu muốn. Nếu một trong hai người có ý định tái hôn, nhưng không cung cấp được giấy này, thì người đó sẽ không được phép kết hôn với một người khác.
Thủ tục ly hôn ở Canada có mất nhiều thời gian không?Thủ tục ly hôn ở Canada cũng không mất quá nhiều thời gian.
Thủ Tục Ly Hôn Ở Mỹ Mới Nhất Và Những Điều Cần Biết
Thủ tục ly hôn ở Mỹ mới nhất và những điều cần biết
Nhiều cặp hôn phối không có con hay không có tài sản lớn và hội đủ một vài điều kiện do tiểu bang qui định có thể xin ly hôn theo một thủ tục giản dị có tên là “ly dị đơn giản”
Khác biệt giữa thủ tục ly hôn ở Mỹ theo cách đơn giản và truyền thống Thủ tục “ly dị đơn giản” là phương pháp giải quyết hôn nhân theo luật pháp rất đơn giản và nhanh chóng. Thủ tục ly hôn ở Mỹ có nhiều khác biệt so với thủ tục ly hôn truyền thống.
– Giấy tờ phải làm thường rất ít như án lệnh của tòa án và các văn kiện dàn xếp.
– Ít phải hầu tòa, tại một số tiểu bang chỉ cần nộp tới tòa một số ít văn kiện gồm có đơn xin ly hôn lập chung do cả 2 vợ chồng cùng đồng thuận ký tên.
– Tốn ít thời giờ để thương lượng giữa 2 vợ chồng bởi theo qui định của một vài tiểu bang muốn theo thủ tục này thì phải hoàn toàn không có tranh chấp về các vấn đề liên hệ như tài sản và chu cấp.
Ðiều kiện theo thủ tục ly hôn ở Mỹ đơn giản Phần lớn tiểu bang có sẵn mẫu xin ly hôn theo thủ tục ly hôn ở mỹ đơn giản cho nhiều cặp vợ chồng hội đủ những điều kiện căn bản sau:
– Vợ chồng lấy nhau không lâu, thông thường không quá 5 năm.
– Vợ chồng chưa có con cái kể cả con ruột lẫn con nuôi.
– Vợ chồng không có bất động sản đáng kể, như không sở hữu nhà hay mang nợ vay mua nhà.
– Trị giá tất cả tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ít hơn mức luật định thông thường từ $25,000 đến $35,000 không kể trị giá xe hơi hoặc xe gắn máy đang dùng.
– Giá trị tất cả tài sản riêng (là tài sản có trước khi đăng ký kết hôn, quà tặng cá nhân hoặc tài sản thừa kế ) ít hơn mức luật định cùng như tài sản chung kể trên.
– Cả 2 vợ chồng cùng không yêu cầu tiền chu cấp.
Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất 2023
Đơn ly hôn viết tay
Ðiều kiện trú quán khi nộp đơn ly hôn ở Mỹ
Mỗi tiểu bang đều có quy định riêng đòi hỏi thời gian trú quán thông thường từ 6 tháng tới 1 năm trước khi nộp đơn ly hôn tại nơi đó. Chính vì thế người nộp đơn xin ly hôn trước hết phải đính kèm bằng chứng cư trú đủ thời gian luật định của địa phương.
Người nào nghi rằng vợ / chồng mình sắp nộp đơn ly hôn tại xứ khác thì nên tranh quyền ưu tiên mà nộp đơn ly hôn trước tại tiểu bang trú quán của mình. Thông thường rất hiếm vụ ly hôn giải quyết hoàn tất chỉ trong 1 phiên tòa và nếu người hôn phối kia xin ly hôn tại tiểu bang khác sẽ gây ra nhiều tốn kém di hành cho người này vì phải tới tiểu bang xét xử để hầu tòa nếu không muốn bị xử khiếm diện. Ðồng thời mọi yêu cầu sửa đổi bản án lệnh ly dị( kể cả thỏa thuận dàn xếp phân chia tài sản cũng như thỏa thuận về con cái và chu cấp ) cũng phải nộp đơn tại tiểu bang mình trú quán.
Nếu người vợ / chồng có đủ điều kiện trú quán tại nơi nộp đơn thì thủ tục ly hôn ở Mỹ đó được kể hợp lệ cho dù người hôn phối kia cư trú ở bất cứ bang nào khác. Trường hợp người nào nhận được đơn xin ly hôn của vợ / chồng tống đạt từ ngoại quốc (từ Việt Nam chẳng hạn) thì nên tham khảo ngay với luật sư chuyên môn để xác định tòa án ngoại quốc hoặc tòa án tiểu bang mình cư ngụ nơi nào có thẩm quyền tài phán trên vụ ly dị ấy. Vấn đề này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt người hôn phối kia đã trú ngụ bao lâu tại xứ liên hệ nhất là có dính dáng đến con cái hay không.
Thủ tục ly hôn cần những gì
Thủ tục ly hôn với vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc
– –
Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn Và Thủ Tục Ly Hôn?
5. Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn ?
Thưa luật sư, Hai vợ chồng tôi cưới nhau được hai năm và có 1 bé trai 19 tháng, trong thời gian ở chung và riêng với gia đình bên chồng. Vợ chồng tôi đều xảy ra mâu thuẫn từ mẹ chồng. Con tôi được 9 tháng chưa cai sữa mẹ, mẹ chồng đánh tôi và gia đình chồng đuổi tôi ra khỏi nhà không cho tôi gặp con. Tôi đã đưa đơn “xin cho con bú” lên ấp,phụ nữ,xã,huyện.
Nhưng xã xuống làm việc chỉ là hòa giải, nhưng tôi không đồng ý vì tôi muốn cho con bú trong thời gian ra tòa li hôn, 5 ngày sau chồng tôi kêu tôi về thì con bị bệnh phải nhập viện trên nhi đồng. Tôi về phụ tiền lo thuốc men xong sau đó tôi lại đề nghị xin ra ở riêng với chồng con, nhưng ba mẹ chồng tôi không cho, chồng tôi lại đánh tôi đuổi tôi ra khỏi nhà lần 2. Tôi ra ngoài thuê phòng trọ được vài ngày thì chồng con tôi ra ở chung.Trong thời gian vợ chồng và con tôi ra trọ thì mẹ chồng tôi luôn tìm cách gây chuyện để xích mích vợ chồng. Giờ tôi muốn li hôn. 2 vợ chồng không có tài sản. Chồng tôi làm công ty lương tháng được 6 triệu.Tôi bỏ mối nấm rơm thu nhập cũng 6 triệu/tháng. Ba mẹ tôi cho riêng tôi một mảnh đất thổ cư có sổ đỏ, và cho tôi 1 tài khoản trong ngân hàng khoản 100 triệu.
Vậy tôi có cơ sở nuôi con không? Tôi không cần trợ cấp cũng không muốn tới lui. Tôi phải làm gì?
Trong khi chờ đợi câu trả lời của luật sư tôi chân thành cảm ơn luật sư và kính mong luật sư giải đáp cho tôi rõ ràng mọi yêu cầu.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Căn cứ Điều 51 Khoản 1 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: ” Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên, tại khoản 1 quy định:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Trường hợp của chị có căn cứ cho thấy mục đích của hôn nhân không đạt được. Chị có thể đơn phương nộp đơn li hôn ra Tòa án dựa trên những chứng cứ đó, đồng thời yêu cầu được nuôi con.
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Con của chị hiện nay mới 19 tháng tuổi, chị được quyền nuôi con theo quy định tại Điều 81 khoản 3 đã nêu trên. Hơn nữa, chị cũng có thể chứng minh được khả năng kinh tế của mình đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con, đó là số tiền 100 triệu đồng trong tài khoản và 6 triệu tiền lương hàng tháng và chị đang sở hữu 1 mảnh đất thổ cư đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì những lẽ đó, chị hoàn toàn có quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục, chị có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi chị cư trú.
Quyền nuôi con và sở hữu tài sản khi ly hôn?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bộ phận Tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê
Thủ Tục Ly Hôn Ở Việt Nam
Thủ tục và hồ sơ ly hôn bao gồm
Đơn xin ly hôn;
CMND, Bản sao hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu sao y bản chính;
Bản chính giấy đăng ký kết hôn, hoặc bản sao có xác nhận sao y của địa phương.
Nếu 2 vợ chồng có con thì cung cấp giấy khai của con;
Trường hợp 2 vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người Vợ /Chồng ) xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ chồng;
Còn trường hợp nếu nếu 2 vợ chồng làm kết hôn tại nước ngoài mà muốn hủy kết hôn tại Việt Nam thì được sự sở tư pháp công nhận ký và ghi chú vào sổ tại sở tư pháp để làm đơn ly hôn tại Việt Nam.
Trình tự ly hôn tại Việt NamBước 1: Đi đến Tòa Án Nhân Dân nơi cư trú của đương sự vợ/ chồng đang làm việc hay công tác nộp đơn ly hôn;
Bước 2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra lệ phí của việc ly hôn của 2 vợ chồng . và phí tạm ứng ly hôn;
Bước 3: Sau khi nộp phí tạm ứng dân dự sơ thẩm tại chi cục hành án Quận/ Huyện thì đến tòa án nộp biên lai phí tạm ứng ;
Bước 4: Thụ lý giải quyết của Tòa Án
Nếu vụ việc là thuận tình ly hôn thì: Trong 15 ngày làm việc tại tòa án, Tòa án sẽ mở phiên hòa giải cho 2 bên. Quyết định chính thức ly hôn của tòa án nếu trong vòng 7 ngày sau khi kêt thúc phiên hòa giải thì toàn án sẽ tiên bố việc hủy hôn của 2 bên thành công.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn thì: Tòa án thụ lý vụ án, sau đó tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời hạn xét xử việc ly hôn làThông thường, thời hạn xét xử việc ly hôn diễn ra từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tùy theo tình huống vụ việc mà thời hạn diễn ra nhanh hay chậm. Một số vụ án phức tạp có thể kéo dài thời hạn xét xử lên đến vài năm.
Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hônThẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn là tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng.
Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình Mới Nhất Và Những Thông Tin Cần Biết
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) nêu rõ:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Trong đó, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
– Nếu chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);
– Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.
Do đó, có thể hiểu thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, Điều 55 Luật HN&GĐ quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:
– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;
– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;
– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Bởi vậy, chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2023, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó, để được Tòa án giải quyết thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Đặc biệt, một trong những giấy tờ quan trọng là Đơn xin ly hôn thuận tình. Lưu ý, khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn.
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình?Bởi việc ly hôn thuận tình do hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận với nhau. Do đó, về nơi nộp hồ sơ hai bên cũng có thể thương lượng và thỏa thuận.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 55 Luật HN&GĐ, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2023).
Do đó, nếu hai vợ chồng cùng đồng ý muốn ly hôn thì có thể thỏa thuận nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Lưu ý: Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
Giải quyết ly hôn thuận tình chỉ mất 2 tháng?Mặc dù việc ly hôn do hai vợ chồng thuận tình thì thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn nếu chỉ có yêu cầu của một bên. Tuy vậy, thủ tục vẫn phải thực hiện theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Do đó, thời gian để giải quyết việc ly hôn thuận tình cũng phải trải qua các mốc: Xem xét đơn, nộp tiền lệ phí tạm ứng, Tòa án thông báo thụ lý, chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận ly hôn thuận tình…
Dù vậy, thời gian này chỉ là con số tương đối vì còn căn cứ vào nhiều yếu tố, tình tiết cụ thể của từng vụ việc. Do đó, thời gian thông thường để giải quyết một vụ thuận tình ly hôn khoảng từ 02 – 03 tháng. Nếu Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thời gian là 30 ngày.
Muốn ly hôn thuận tình, phải nộp bao nhiêu lệ phí?Tại Nghị quyết số 326/2023/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Theo đó, với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định như sau:
– Không có giá ngạch: 300.000 đồng;
– Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị tài sản thì thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hônĐể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, cần phải làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền
Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2023.
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Thủ Tục Ly Hôn Và Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn
02/12/2023
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục ly hôn? Tranh chấp về quyền nuôi con được xử lý như thế nào? Nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng nuôi con được quy định như thế nào? Công ty TNHH Minh Gia tư vấn như sau:
1. Luật sư tư vấn về pháp luật hôn nhân và gia đình
Ly hôn là khái niệm khôn còn xa lạ đối với mọi người. Đối với vụ việc ly hôn, bên cạnh việc xem xét, giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ của vợ chồng, Tòa án còn xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân. Việc xem xét, quyết vấn đề nhân thân bao gồm mối quan hệ giữa vợ, chồng và quan hệ giữa cha, mẹ với con. Quyền nuôi con được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ để tòa án xác định quyền nuôi con được xác định dựa trên việc đảm bảo quyền lợi của con, độ tuổi của con, hoàn cảnh của vợ, chồng,;…Do đó, vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi con, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu chứng minh khản năng về vật chất và tinh thần để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho con.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.
2. Tư vấn về thủ tục ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con
Câu hỏi: Thưa Luật sư Công ty luật Minh Gia Cho em hỏi về thủ tục ly hôn và cách giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn như sau: Em lấy vợ cũng được hơn ba năm mà vợ chồng chung sống không được hạnh phúc, nay em muốn ly hôn thì thủ tục như thế nào. Chúng em có một con chung và em muốn được nuôi cháu thì phải làm thế nào ạ. Em xin cảm ơn.
1. Căn cứ pháp lý xin ly hôn:
Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
” 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
…
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu ly hôn. Cho nên nếu thấy cuộc sống gia đình không hạnh phúc, không thể tiếp tục duy trì thì bạn có quyền nộp đơn ly hôn và yêu cầu tòa án giải quyết.
Căn cứ quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
” 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo như bạn cung cấp, vợ chồng bạn đã kết hôn được ba năm nhưng cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Do đó, bạn phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.Như vậy khi có những căn cứ đó, tòa án sẽ xem xét và giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương của bạn
2. Thủ tục ly hôn đơn phương:
– Hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương gồm có:
+ Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của từng tòa án)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
+ CMND hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
+Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
+ Giấy khai sinh của các con.
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực). Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền
– Về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn:Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ bạn cư trú, làm việc.
Lưu ý: nếu vợ/ chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
3. Về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.
Như vậy, trường hợp con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Nếu con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau, khi đó nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét ai là người trực tiếp nuôi con tốt hơn. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:
– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Trường hợp này nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt ví dụ như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….
3. Về mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Như vậy, nếu bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này bạn cũng phải đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý. Hơn nữa nếu việc người vợ đưa ra những chi phí vô lý hay người con do người vợ nuôi thường xuyên ốm đau như vậy thì đó cũng là một căn cứ để anh có thể giành quyền nuôi con.
– Điều kiện giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn
Em chào luật sư ! Luật sư cho em hỏi là vợ chồng em không sống chung với nhau khoảng nửa năm nay rồi, không phải ly thân mà chồng em về trên đó sống và buôn bán phụ mẹ chồng. còn em thì ở nhà mẹ ruột nuôi con nhỏ. Giờ mẹ chồng em lại muốn chồng em đi làm trong sân bay với mức lương 10tr 1 tháng và kêu chồng em đưa đơn ra tòa để giành quyền nuôi con với e trong khi e thì đang ở nhà nuôi con không đi làm. Con em thì vừa qua 12 mấy ngày thôi và gia đình chồng em thì ở tp hcm còn em thì ở cần thơ ! Vậy luật sư cho hỏi con em sẽ do ai nuôi dưỡng và nếu chồng em có cơ hội nuôi dưỡng thì em phải làm thế nào để giành được quyền nuôi con?
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Theo đó, trước tiên quyền nuôi dưỡng con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì đối với con dưới 36 tháng tuổi bạn sẽ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con nếu có khả năng chăm sóc, nuôi dạy. Đối với con trên 7 tuổi thì sẽ phụ thuộc vào ý chí của con. Riêng đối với con trong độ tuổi từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì sẽ do hai vợ chồng chứng minh khả năng của mình cho Tòa, bên nào đảm bảo quyền lợi cho con tốt hơn thì Tòa án trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cho người đó nuôi.
– Căn cứ Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn
Chào luận sư. Xin phép em được dấu tên ạ Thưa luật sư em muốn hỏi luật sư rằng Vợ chồng em lấy nhau được gần 2 năm và hiện đang có một bé 10 tháng tuổi Và giờ em muốn ly hôn vì chồng em nghiện sex và thủ dâm và cũng chẳng có tình cảm gì với em Đối với con thì hờ hững đã có lần anh ấy từng tuyên bố rằng cho em nuôi con và anh ý sẽ không chu cấp hay quan tâm gì nữa Và giờ em không có việc làm nhưng em muốn dành quyền nuôi con em cũng không cần anh ta phải chu cấp đồng nào cho mẹ con em cả Mong luật sư xem lý do đấy có đủ để ly hôn không ạ Và chồng em nghiện sex thế có được nuôi con không ạ.
Tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
– Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Thủ tục đơn phương ly hôn
Tôi và vợ kết hôn đã hơn 4 năm và có 1 đứa con. Do có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng nên chúng tôi đã ly thân gần 4 tháng nay. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn. Xin hỏi thủ tục như thế nào? Trường hợp tôi bị mất bản chính giấy đăng ký kết hôn. Và hiện tại tôi không giữ sổ hộ khẩu gia đình.
Tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
– Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Xin Chào ! Mình đã ly hôn được 3 năm, con gái được 3,5t và mình hiện là người nuôi dưỡng. Lý do li hôn là anh ta ngoại tình, hiện tại chưa kết hôn với người đó nhưng vẫn chung sống với nhau và đã có 1 đứa con gái khoảng 9th. Kinh tế anh ta rất tốt và rất thương con, gần đây anh ta chở con về nhà ngủ mà không nói mình. Mình nói lại thì anh ta liền đánh mình trước mặt con. Và hiện tại mình không để anh ta gặp con nữa. Anh ta đang muốn dành lại quyền nuôi con với mình. Mình đang làm việc lễ tân tại 1 công ty nhỏ. Anh ta là một thám tử tư. Cho mình hỏi nếu ra tòa thì mình có bất lợi gì không? Xin cho mình câu trả lời sớm. Mình cảm ơn rất nhiều.
Trả lời: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
Thứ nhất, về quyền thăm nuôi của người không trực tiếp nuôi con: Theo như quyết định, bản án thì chị là người trực tiếp nuôi con, người chồng sẽ có quyền thăm nuôi và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc anh đón con đi và không báo với chị là vi phạm tới quyền trực tiếp nuôi con của chị, chị có thể thỏa thuận cụ thể với người chồng cũ về vấn đề thăm nuôi: địa điểm, thời gian hợp lí, …. Việc chị không cho anh thăm nuôi con là hành vi ngăn cản quyền thăm nuôi của người không trực tiếp nuôi con. Vì vậy, chị nên chấm dứt hành vi này và thỏa thuận cụ thể về việc thực hiện quyền thăm nuôi của chồng cũ.
Thứ hai, về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con: Hiện nay, con chị đã trên 3 tuổi và nếu anh chồng có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thì tòa án sẽ xem xét tới việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Tòa án sẽ xem xét tới việc ai có thể đáp ứng tốt nhất cho con về mọi mặt( vật chât và tinh thần, môi trường sống) cho con thì sẽ quyết định giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho đứa trẻ.
Tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Nét Về Luật Ly Hôn Ở Canada Và Các Thủ Tục Ly Hôn Bạn Cần Biết trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!