Bạn đang xem bài viết Dự Luật Ppp: Cân Bằng Lợi Ích Giữa Các Bên được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hợp tác công tư là giải pháp hữu hiệu để phát triển hạ tầng trong bối cảnh nguồn lực ngân sách có hạn
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được xác định là mô hình rất cần thiết và phù hợp với Việt Nam. Nhiều năm nay Chính phủ đã kêu gọi đầu tư theo hình thức này. Nhưng thực tế PPP chưa hút được đầu tư tư nhân, chưa hút được đầu tư tư nhân nước ngoài. Đến nay mới có 336 dự án PPP được thực hiện, trong đó có 140 dự án BOT, 188 dự án BT và các dự án theo hình thức khác.
Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức PPP đã trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để thẩm tra, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến đóng góp vì như các đại biểu Quốc hội đã nói “đây là một luật phức tạp và hóc búa”. Dự luật này trên cơ sở được kế thừa các quy định đang có để thực hiện các dự án PPP như Nghị định 108/2009/NĐ-CP, Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Nghị định 63/2018/NĐ-CP…
Theo các nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đối tác công tư PPP là phương thức thực hiện dự án, trong đó các DN tư nhân có lợi nhuận từ việc đầu tư, xây dựng, bảo trì và vận hành cơ sở hạ tầng công cộng; trong khi Chính phủ giảm thuế và hỗ trợ một phần về tài chính. Nhưng “để thúc đẩy đầu tư vào hình thức PPP, các nhà đầu tư cần được cho phép có nhiều lựa chọn khác nhau để huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, “các quy định nghiêm ngặt đã trở thành trở ngại cho việc đầu tư”, ông Ryu Hang Ha – Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) phát biểu.
Bên cạnh đó, điểm quan trọng nhất là “sự đảm bảo của Chính phủ” trong việc chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. “Việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý để công nhận các phương thức huy động vốn khác nhau của DN tư nhân và “sự bảo đảm của Chính phủ” để có thể giảm thiểu rủi ro của các nhà đầu tư có khả năng giúp các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ được thực hiện tích cực hơn nữa”, ông Ryu Hang Ha nhấn mạnh.
Nhà đầu tư có tiền, có công nghệ, có quan ngại riêng
Để góp ý cùng Chính phủ sớm hoàn thiện dự thảo luật hóc búa này, trong khuôn khổ chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tổ chức buổi Tọa đàm trao đổi ý kiến chuyên gia về một số nội dung chủ yếu của dự án Luật. Tại tọa đàm này, cơ chế chia sẻ rủi ro là nội dung được các chuyên gia nước ngoài đặc biệt quan tâm.
“Nhà đầu tư có tiền, có công nghệ và họ cũng có những quan ngại riêng. Họ quan tâm cơ chế bảo lãnh dự án ra sao? Khi vi phạm hợp đồng thì xử lý như thế nào?”, bà Lynn Tho – chuyên gia quốc tế về PPP của Công ty EY Singapore phát biểu.
Vấn đề khó của dự luật PPP đó là chia sẻ rủi ro nhưng cũng phải cân bằng rủi ro và đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và nhà đầu tư. Theo bà Lynn Tho sự hỗ trợ của Chính phủ với PPP rất quan trọng. Đây là câu chuyện của nhiều nước, không riêng gì Việt Nam. Theo đó, cần phải làm cho nhà đầu tư cảm thấy được an toàn và bảo vệ.
Đồng quan điểm, ông Sanjay Grover – chuyên gia quốc tế của ADB cũng cho rằng, quyền lợi của nhà đầu tư phải được bảo đảm, nếu không sẽ chẳng có nhà đầu tư nào tham gia dự án PPP, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. “Cơ chế chia sẻ rủi ro của Chính phủ với PPP rất quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư tư nhân, nhất là dòng vốn ngoại. Chính phủ có thể tốn kém nhưng dù thế vẫn rẻ hơn so với chấp nhận tất cả rủi ro”, vị chuyên gia này khuyến nghị.
Thay mặt ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cũng nhận thấy, chia sẻ rủi ro là cơ chế thực sự cần thiết để thu hút các dự án PPP. Vì thế dự luật PPP sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro… để thu hút nhà đầu tư.
“Dự án PPP bản chất là dự án đầu tư công nhưng do hạn chế về nguồn lực nên chúng ta kêu gọi nhà đầu tư tư nhân thực hiện và trong tất cả các dự án, Chính phủ đều có phần tham gia để đảm bảo khả năng thực hiện dự án hiệu quả”, Thứ trưởng Trung phát biểu.
Theo kế hoạch, Dự án Luật PPP sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).
Tri Nhân
Nguồn:
10 Lợi Ích To Lớn Khi Thực Tập Tại Các Hãng Luật
Một định kiến đã tồn tại từ lâu khi nói đến chương trình thực tập sinh là nói đến các công việc việc pha trà, dọn văn phòng, rửa chén, photo tài liệu, đánh máy…vv. Tư tưởng này làm cho không ít các bạn sinh viên ngành luật “dị ứng” hoặc “tẩy chay” với các chương trình thực tập sinh mà nhiều hãng luật chào mời các bạn. Có lẽ điều này không còn đúng nữa, khi mà các hãng luật đang phải “đãi cát tìm vàng” để tìm kiếm nhân tài cho mình. Hiện nay, nhiều hãng luật trong và ngoài nước đã tích cực chủ động liên hệ để quảng bả chương trình thực tập sinh đến các bạn sinh viên của các trường luật ví dụ như chương trình ngày ULawCareer day của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày 27/3/2016 hay gần đây 8/10/2016 của Trường Kinh tế Luật tổ chức ngày hội tuyển dụng Careerday thì không có lý do gì lại tuyển thực tập sinh vào làm những công việc của nhân viên hành chính như trên.
Ngoài ra, cũng có một số quan điểm khác cho rằng các hãng luật tuyển dụng thực tập sinh để bóc lột sức lao động của các bạn khi đa phần các hãng luật không trả lương cho các thực tập sinh. Thành thực mà nói, phần lớn công việc mà thực tập sinh tham gia cùng các anh chị luật sư đi trước, thì vai trò của thực tập sinh chỉ là để “biết việc” và “học việc” mà thôi, chứ hãng luật không coi trọng và sử dụng các kết quả của các sản phẩm này. Mục đích chính và đôi khi là duy nhất khi các hãng luật tuyển dụng thực tập sinh là tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng cho vị trí nhân viên chính thức sắp tới của mình. Phần lới nhà tuyển dụng cho rằng việc tìm kiếm nhân viên thông qua chương trình thực tập sinh luôn cho kết quả tuyển lựa chính xác hơn việc tổ chức phỏng vấn tuyển dụng và thử việc.
2. Tích lũy kinh nghiệm qua các vụ việc, hồ sơ thực tế của khách hàng
Kinh nghiệm là điều có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với các bạn sinh viên khi chuẩn bị tốt nghiệp. Với hệ thống đào tạo pháp lý hiện nay của nước ta, việc “học đi đôi với hành” vẫn còn hạn chế rất lớn so với hệ thống giáo dục hiện đại khác. Vì vậy, khi sinh viên ngành luật được “hành” trên các công việc cụ thể của khách hàng sẽ giúp cho các bạn tích lũy được vốn sống, vốn nghề để tự tin hơn trong tương lai nghề nghiệp của mình.
Nếu ví nghề luật tương tự như nghề y thì bác sĩ có nhiệm vụ phải chẩn đoán bệnh cho người bệnh thì luật sư cũng là một vị “bác sĩ” để chẩn đoán vấn đề pháp lý của khách hàng cần được xử lý là gì. Sinh viên y khoa phải tham gia rất nhiều buổi thực tập tại các bệnh viện thì không lý gì sinh viên luật khoa lại thờ ờ với việc thực tập tại các hãng luật. Kinh nghiệm thông qua các vụ việc cụ thể mới có thể giúp sinh viên luật hiểu được về nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như phạm vi công việc mà luật sư có thể hỗ trợ khách hàng được.
3. Bước đầu chuyển các kiến thức đã học thành kỹ năng nghề nghiệp
Về cơ bản, phần nhiều thời gian trong chương trình giảng dạy tại các trường luật của Việt Nam đang đi theo hướng dạy luật nội dung của các văn bản luật cụ thể thay vì dạy cho sinh viên phương pháp luận và tư duy pháp lý để hành nghề. Trong khi đó một vấn đề pháp lý của khách hàng có thể phải vận dụng tổng hợp rất nhiều văn bản luật nội dung để có thể đưa ra ý kiến giải đáp. Vì vậy việc thực tập có ý nghĩa tích cực để bù đắp lỗ hổng về đào tạo hiện nay. Sinh viên tham gia chương trình thực tập sinh có cơ hội được được thử vận dụng những kiến thức đã học để xử lý công việc cụ thể của khách hàng.
Chi khi có công việc cụ thể và thời gian phải hoàn thành, bạn mới nhận ra sự cần thiết và cách thức để bổ sung và hoàn thiện kỹ năng mềm hiện có của bạn.
5. Tích lũy kinh nghiệm sống
Khách hàng tìm đến luật sư thường là trong tình huống gặp khó khăn hoặc thắc mắc về vấn đề pháp lý nào đó. Vì vậy, những người hành nghề luật thường được mọi người tìm đến để nhờ tư vấn hoặc cho một lời khuyên nào đó. Các bạn sinh viên khi tiếp cận với các yêu cầu của khách hàng có thể hiểu hơn về những vấn đề của cuộc sống mà rất nhiều người đang phải đối mặt. Dần dần, bạn có thể thu thập nhiều vốn sống quý giá cho bản thân mình để có cách hành xử trong cuộc sống phù hợp và khôn ngoan hơn.
6. Xây dựng được mối quan hệ trong giới làm nghề luật
Thời gian thực tập sinh cho bạn cơ hội tiếp cận với nhiều anh chị luật sư đi trước, hãy tranh thủ cơ hội này để xây dựng mối quan hệ với họ. Bạn sẽ có lợi thế trong hành nghề nếu bạn xây dựng được một mạng lưới làm việc (networking). Các mối quan hệ trong thời gian thực tập sinh sẽ giúp bạn có những người chỉ dạy, dẫn dắt bạn vào nghề nhanh hơn và thuận lợi hơn. Những người bạn, người anh chị bạn quen biết trong thời gian tập sự có thể chia sẻ cho bạn con đường nào là thuận lợi để bán đi hoặc cảnh báo bạn những điều không nên làm.
8. Rèn luyện sức khỏe và làm quen với áp lực công việc
Khối lượng công việc cũng như khung giờ làm việc tại các hãng luật thường kéo dài hơn 8 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, các chương trình đào tạo không yêu cầu bạn phải làm việc liên tục như vậy. Vì vậy thông qua các khoảng thời gian làm thực tập sinh bạn có thể rèn luyện dần dần đồng hồ sinh học của bạn để thích nghi với môi trường mới này. Ngoài ra, các yêu cầu công việc pháp lý thường đòi hỏi bạn xử lý nhanh và nhiều việc cùng đến một lúc, thời gian thực tập sinh sẽ làm một bước đệm để bạn có thể làm quen với các áp lực công việc trước khi bắt đầu sự nghiệp với nghề luật của mình.
10. Hưởng lợi từ các chương trình đào tạo nội bộ của hãng luật
Vì mục tiêu trên hết của các hãng luật là tuyển dụng thực tập sinh làm nguồn nhân lực tiềm năng trong mùa tuyển dụng sắp tới của mình do vậy đa phần các hãng luật đều có một chương trình đào tạo nội bộ cho các thực tập sinh. Bên cạnh đó, thực tập sinh còn được tham dự các buổi đào tạo định kỳ cho toàn bộ nhân viên. Đây cũng là cơ hội quý giá để bạn có thể cải thiện và nâng cao được kiến thức và kỹ năng của mình.
Lợi Ích Giáo Dục Giới Luật Phật Giáo
Thực hành giới luật Phật giáo là việc rèn luyên nhân cách đạo đức qua 3 hành vi của thân khẩu ý, làm các việc thiện và hạn trừ các việc ác, hay nói đúng hơn là làm tốt, nói lời tốt và suy nghĩ điều tốt. Giáo dục đạo đức xã hội
Giới luật căn bản của Phật giáo (Ngũ giới) áp dụng vào đời sống hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống sinh hoạt tâm linh cá nhân và ổn định kết cấu và trật tự xã hội, hài hòa và phát triển bền vững sinh tồn của nhân loại. Giới luật Phật giáo còn có đầy đủ tính phổ biến rộng rãi và quy phạm đạo đức cho mọi mọi trong mọi giai tầng xã hội. Giữ gìn và hành trì giới luật Phật giáo thúc đẩy việc bảo vệ hoàn cảnh môi trường và sinh tồn của con người và phát triển kinh nghiệm sống hữu ích, nâng cao tính cộng đồng tập thể và ổn định xã hội. Chính vì thế, giới luật Phật giáo không chỉ hạn hẹp trong phạm vi tu sĩ Phật giáo hay tín đồ Phật giáo mà còn là quy phạm đạo đức xã hội tính, phổ cập với mọi người trên toàn thế giới, không ngăn ngại tôn giáo, quan điểm chính trị và triết học.
Thực hành giới luật Phật giáo (Thập thiện giới) là việc rèn luyên nhân cách đạo đức qua 3 hành vi của thân khẩu ý, làm các việc thiện và hạn trừ các việc ác, hay nói đúng hơn là làm tốt, nói lời tốt và suy nghĩ điều tốt. Đây là một việc làm tích lũy được nhiều công đức mang tính xã hội phổ biến, tạo điều kiện giúp cho các nhân và xã hội hoàn thiện tốt đẹp.
Giới luật căn bản của Phật giáo (Ngũ giới) áp dụng vào đời sống hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống sinh hoạt tâm linh cá nhân và ổn định kết cấu và trật tự xã hội, hài hòa và phát triển bền vững sinh tồn của nhân loại.Giới Bồ tát là một là một quá trình rèn luyện nhân cách đạo đức cá nhân của một người tu tập hướng đến quả vị giải thoát; đồng thời là nguyên tắc đạo đức không tách rời với nhân quần xã hội (Tứ nhiếp, Lục độ). Bố thí: là san sẻ cho người khó khăn, người hiểu biết bày vẻ cho người chưa biết, đây là việc giáo hóa về đạo đức, do đó tập thể và cá nhân cùng nhau hỗ trợ, làm cho đời sống sinh hoạt tập thể hướng thượng viên mãn. Ái ngữ:cùng nhau nói lời hòa nhã làm cho tập thể xã hội, cộng đồng có nền móng sinh hoạt dung hòa. Lợi hành: nghĩ và làm việc chung, có nghĩa là phục vụ xã hội. Đồng sự: cá nhân hòa nhập vào tập thể, nghĩa là dựa vào nguyên tắc sinh hoạt của tập thể và hoạt động của tập thể, đây là một biểu hiện tập thể có sức mạnh và sức mạnh của tập thể. Bốn nhiếp pháp thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả nhất, có một đặc thù sung mãn cho việc bảo vệ sinh tồn của xã hội và khắc phục tình huống khó khăn của xã hội, làm hài hòa cuộc sống quan hệ giữa người với người, và giữa người với môi trường sống, hòa giải các mâu thuẩn con người và xã hội, ổn định xã hội loạn lạc.
Lục độ cũng là một trong những tinh thần giới luật của Phật giáo. Chúng sanh luân hồi là do chúng sanh ấy suy đồi đạo đức. Tu Lục độ vạn hạnh là chuyển hóa suy đồi đạo đức tiến đến giải thoát, tạo cho xã hội hoàn thiện đạo đức. Bố thí trì giới nhẫn nhục là chuẩn tắc đạo đức của Phật giáo Đại thừa, là nguyên tắc sống của người Phật tử tại gia và xuất gia trong đời sống cộng đồng xã hội; tinh tấn, thiền định và trí huệ là phương pháp thực tiễn tu hành của Phật giáo, là nguyên tắc tu dưỡng đạo đức của Phật giáo.
Giới luật Phật giáo cũng không ngoài tinh thần từ bi và trí huệ; bi và trí là hai nền tảng cơ bản và tinh túy của tiến trình tu tập trong Phật giáo. Một mặt là thực tiễn dẹp trừ ích kỉ, phục vụ xã hội; một mặt là nhìn nhận hiểu biết thông suốt thực tướng của nhân sinh và vũ trụ, để giúp mọi người và chính mình đạt đến cảnh giới tâm linh cao cả, lợi đạo ích đời.
Giới luật Phật giáo là những nguyên tắc đạo đức thể hiện ở chính con người, tư tưởng phục vụ xã hội cộng đồng, thích ứng với sự sinh tồn và phát triển căn bản và thiết thực của con người; để thiết lập một xã hội đạo đức hoàn thiện và phát triển ổn định bền vững về cả vật chất và lí tưởng của con người.
Giới luật Phật giáo còn có đầy đủ tính phổ biến rộng rãi và quy phạm đạo đức cho mọi mọi trong mọi giai tầng xã hội.Phát huy lòng từ bi
Bản chất của Phật giáo là bình đẳng thương yêu tất cả mọi chúng sinh, và mong muốn cứu họ ra khỏi biển khổ trầm luân sanh tử. Tôn trọng sự sống, tha thứ và cứu giúp kẻ khác là trách nhiệm của hàng đệ tử đấng Giác ngộ, đó là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều sự xung đột, sự sát sanh đối với động vật đến lúc báo động, chiến tranh vẫn diễn ra trên một số quốc gia, việc áp dụng và tuyên truyền rộng rãi giới luật Phật giáo cho xã hội là rất cần thiết. Người thực hành giới luật phát huy lòng từ bi, không những thương tưởng chỉ con người mà còn phổ cập đến cả muôn loài qua giới “không sát sinh”, bằng cả tâm giới đó là không giết, không bảo giết và thấy vật bị giết mà vui, mới thể hiện trọn vẹn lòng từ bi đối với vạn loại sinh linh. Lòng từ bi còn đối với cả sự sống của cỏ cây hoa lá, thân thiện môi trường.
Giữ giới và thực hành theo giới luật là một phương pháp giáo dục tích cực nhất trong mọi thời đại, nhằm cải thiện đời sống khắt nghiệt của sự xung đột tư tưởng, chủ nghĩa quốc gia và bè phái. Trong cuộc sống đời thường việc giữ giới còn mang nhiều ý nghĩa khác trong việc bảo vệ môi trường, cải tạo điều kiện sống, và lương thực cho những nước khó khăn. Hạn chế ăn thức ăn động vật là góp phần bảo vệ sinh thái, ăn chay vừa thể hiện lòng từ bi đối với chúng sanh, không tạo ác nghiệp mà còn giúp con người sống lương thiện, xã hội càng ổn định hòa bình.
Giữ gìn và hành trì giới luật Phật giáo thúc đẩy việc bảo vệ hoàn cảnh môi trường và sinh tồn của con người và phát triển kinh nghiệm sống hữu ích, nâng cao tính cộng đồng tập thể và ổn định xã hội.Thực hiện nếp sống thanh cao
Tăng sĩ phải tuân thủ những giới luật, sống thiểu dục tri túc. Tóm lại, người xuất gia còn phải tuân thủ phương châm “Tam thường bất túc”, nghĩa là ba sự ăn, mặc và ngủ không được quá thừa thãi, sung túc. Nói như thế không có nghĩa là đạo Phật chủ trương trở về cuộc sống lạc hậu. Phật giáo không bao giờ phủ nhận những giá trị của các phương tiện văn minh vật chất, nhưng đối với một người tu học thì không thể hưởng thụ thái quá, làm tăng trưởng xấu ác.
Trước nhu cầu văn minh vật chất ồ ạt, đời sống cải thiện, thức ăn vật mặc sang trọng, thế nhưng đây là điều đáng lo ngại. Của cải vật chất được làm ra cũng phải sử dụng đến nguồn khai thác, đến một ngày nào đó nguồn khai thác thiếu hụt, thiên nhiên bị tàn phá, đất dai thu hẹp và hoang hóa, thì lúc đó thiên tai, đói kém lại diễn ra. Vì vậy, sống theo tinh thần giới luật là cuộc sống tiếc kiệm, mà trong nhà chùa gọi là tích phước.
Sống biết tích phước thì kiếp sau khỏi bị đói kém nghèo khổ, sống hoang phí sẽ bị quả báo cùng cực. Xã hội văn mình, vật chất dồi dào, người Phật tử cũng phải cần tích phước, tiếc kiệm, nhất là đối với những vấn đề về năng lượng và nguồn trử lượng. Nếu sống hoang phí hưởng thụ là trái với đạo đức Phật giáo, hoặc sống khổ hạnh ép xác cũng trái với đạo đức Phật giáo, cần phải tránh xa hai cực đoan này mới có thể thành tựu được tuệ giác. Gìn giữ giới luật cũng là thực hành Pháp trung đạo, vừa kiểm thúc thiện căn, vừa tăng trưởng huệ căn; sống theo giới luật cũng là tích góp phước đức, cũng gia tăng phước huệ.
Tăng sĩ phải tuân thủ những giới luật, sống thiểu dục tri túc.Ngăn ngừa tội lỗi quá khứ, hiện tại và tương lai
Đối với Phật giáo, thời gian mở rộng cả 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lại. Nhờ vào thực hành giới luật mà người tu học thấy được tội lỗi quá khứ và tu chỉnh hành vi hiện tại và kết quả của tương lai. Đó là tổng hợp của nội lực tu tập, nhất là đối với tuổi trẻ. Trong Toàn Tập Tâm Như Trí Thủ cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ đã dạy rõ, một người hành trì giới luật có thể chuyển nghiệp bất thiện quá khứ để có một cuộc sống hiện tại an lạc, nhờ hiện tại tích lũy được nhân tốt đẹp mà tương lai sẽ được quả báo tốt đẹp và tiến gần đến với mục đích giải thoát.
Vậy giới luật vượt không gian và thời gian, ai cũng có thể làm được, không phân biệt quốc gia, chức tước và tuổi tác. Giới luật Phật giáo thành tựu ở tất cả mọi hoàn cảnh. Ai thực hành được bao nhiêu thì giải thoát được bấy nhiêu. Hành trì giới luật là một chuỗi nhân quả xuyên suốt ba đời, nhân của thiện căn phước đức, quả thành tựu tuệ giác.
HT. Thích Khế Chơn
Các Quy Luật Trong Đạo Phật: Luật Nhân Quả, Luân Hồi, Vô Thường, Cân Bằng, Hấp Dẫn
5
/
5
(
7
bình chọn
)
Vạn vật trong đời sống này đều vận hành theo quy luật của nó, không phân biệt đối tượng là nam – nữ, già – trẻ, giàu – nghèo… Hiểu được chân lý đó, Đức Phật đã nghiệm ra 5 quy luật chi phối cuộc đời con người, ta gọi tắt là “quy luật đạo phật”. Khi biết, hiểu và vận dụng được 5 quy luật này một cách khéo léo trong đời sống, chúng sinh sẽ có một cuộc đời an lạc và hạnh phúc.
Quy luật luân hồi
“Luân hồi” là từ có nguồn gốc từ chữ Hán. Trong đó “luân” có nghĩa là bánh xe hoặc xoay vần, còn “hồi” có nghĩa là trở về.
Theo quan niệm của Phật giáo, mọi chúng sinh trên đời đều mắc trong vòng sinh tử, chịu sự chi phối của quy luật luân hồi: Sinh-lão-bệnh-tử, điều này cũng giống như bánh xe quay tròn liên tục không dứt.
Quy luật luân hồi trong giáo lý Phật giáo cũng có thể được nhắc đến với danh từ “kiết sanh”, với ý nghĩa rằng “luân hồi” tức là sự đầu thai vào cõi trần để trả nghiệp quả đã gieo từ những kiếp trước.
Trong Kinh Phúc Âm có nhắc đến lời Đức Phật giảng dạy về quy luật luân hồi như sau: “ Linh hồn đi đầu thai từ kiếp này đến kiếp khác, xuyên qua tất cả các hình dạng, từ đá cát đến cây cỏ, cầm thú và loài người, với những tánh tính riêng biệt, cho đến khi nó lên đến bậc toàn giác là Phật.” Còn trong cuốn “Túc sanh truyện” cũng có nhắc đến việc đầu thai 550 kiếp của Đức Bồ Tát trước khi ngài đắc đạo thành Phật.
Quy luật luân hồi sinh ra từ đâu? Theo Phật giáo, con người bị chi phối, trói buộc trong kiếp luân hồi là do “tam độc” tham-sân-si. Trong quá khứ của kiếp trước (và cả chính kiếp này), tùy vào nghiệp mà chúng sinh tạo ra thì sẽ tạo ra luân hồi tái sinh vào một kiếp khác ở một trong 6 cõi là : Trời, thần, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục.
Quan điểm của nhà Phật cũng cho rằng, phần lớn chúng sinh sau khi tái sinh đều không còn nhớ gì về kiếp trước. Việc tái sinh vào cõi nào sau khi chết cũng có thể dự đoán được qua cận tử nghiệp – nghiệp tạo ra lúc sắp chết, nghiệp ở giữa sự sống và sự chết, nghiệp di chuyển từ đời sống này qua đời sống khác của chúng sinh đó.
Phật giáo cũng chỉ ra rằng, nếu muốn thoát khỏi quy luật luân hồi thì chỉ có một cách duy nhất đó là dứt được hoàn toàn nghiệp chướng do tham-sân-si mang lại. Làm sao thực hiện được điều này? câu trả lời đó là tu tập theo con đường bát chánh đạo, hướng tới sự giải thoát, an lạc ở cõi niết bàn trong chính kiếp làm người này.
Quy luật vô thường
Quy luật vô thường là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo đó là “vô thường – vô ngã – niết bàn tịch tịnh”. Vậy vô thường là gì?
Đức Phật đã từng nhắc tới quy luật vô thường như sau: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại đều là vô thường”. Như vậy, vô thường có thể hiểu là mọi sự vật, sự việc không đứng yên trong một trạng thái nhất định mà sẽ luôn biến đổi, phát triển rồi lụi tàn. Trong Phật giáo có 4 thuật ngữ miêu tả về các giai đoạn biến đổi này là: “Thành, trụ, hoại, không” hay “sanh, trụ, dị, diệt”, nói như nào cũng đúng cả.
Ta ví dụ về quy luật vô thường như sau: Cây sen đâm chồi lên từ bùn là thành/sanh, mùa hè sen đơm hoa, đơm đài rực rỡ là trụ, hết mùa sen lụi dần cả lá, cả hoa, cả đài ta gọi là hoại/dị, mùa đông sen lụi hoàn toàn xuống bùn tanh ta gọi là không/diệt.
Không chỉ hoa sen, mọi sự vật trong vũ trụ này đều tuân theo các giai đoạn ấy, bất kể nhỏ liti như hạt cát đến to lớn vĩ đại như núi, sông, trăng sao. Mọi sự đều đổi thay, không gì là trường tồn mãi mãi.
Hiểu được mọi sự trên thế gian này là vô thường, chúng sinh sẽ không quá chấp nhặt tham-sân-si, đối diện đương đầu với khổ đau của hiện tại, có lòng từ bi hỷ sả với muôn người, muôn loài và hướng tới niềm an lạc trong cuộc đời.
Quy luật nhân quả
Quy luật nhân quả hay luật nghiệp báo, “nghiệp-nhân-duyên-quả-báo” là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Quy luật này đã tồn tại một cách khách quan trong vũ trụ và được Đức Phật giác ngộ vào đêm cuối của tuần lễ thứ Tư, lúc ngài chứng Tam Minh.
Tích kể lại rằng, vào canh thứ nhất, Đức Phật chứng ngộ trí tuệ Túc Mạng Minh, nhận ra vô lượng kiếp sống quá khứ của mình, hiểu được nguyên nhân đời này sẽ khiến mình tái sinh ở đời sau như thế nào. Ở canh thứ hai, Đức Phật nhận ra mọi chúng sinh đều chịu sự chi phối của “nhân quả luân hồi”: Nếu kiếp sống này ta làm điều thiện thì đời sau được tái sinh vào cõi an vui. Trái lại, nếu đời này rơi vào cảnh khổ sở đọa đày là bởi kiếp trước đã làm việc xấu, ác. Ta nói: “thiện có thiện báo, ác có ác báo” là vì vậy.
Quy luật cân bằng
Đạo Phật nhắc đến quy luật cân bằng bởi hai yếu tố: Thân và tâm cũng như mối tương quan, tác động qua lại của hai yếu tố này. Trong đó, thân thể được hình thành từ 4 nguyên tố là đất, nước, gió và lửa. Còn tâm hay tâm thức bao gồm những cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức của con người.
Đạo Phật cho rằng, để cân bằng giữa thân và tâm, ta cần tránh những thái độ tiêu cực đó là: Cường điệu, làm trầm trọng hóa vấn đề; Trốn tránh, không dám đối mặt với thực tại khổ đau; Làm ngơ trước nỗi khổ đau.
Ngoài ra, một số quan điểm còn cho rằng luật cân bằng cũng chính là một khía cạnh của luật nhân quả và nhân quả chính là cách mà vũ trụ tự cân bằng. Ví như không ai sướng mãi, không ai khổ đau mãi, chúng ta lừa dối người này thì chính chúng ta sẽ bị người khác lừa dối, ta khởi một suy nghĩ xấu thì sẽ nhận lại một kết quả xấu…
Quy luật hấp dẫn
Quy luật hấp dẫn là một khía cạnh của luật nhân quả trong đạo Phật. Theo triết lý nhà Phật thì luật hấp dẫn được đúc kết trong quy luật “Phước thu hút phước, nghiệp thu hút nghiệp” – tức là bản thân mình là gì thì mình sẽ hấp dẫn hay “chiêu cảm”, cuốn hút những năng lượng xung quanh giống như thế ấy. Hiểu theo khía cạnh của luật nhân quả thì nghiệp phát ra từ thân -khẩu – ý như thế nào thì sẽ tạo ra quả báo như vậy.
Suy rộng ra, cũng giống như nhân quả luân hồi, quy luật hấp dẫn hướng con người làm điều thiện, gieo duyên tốt để “gặt” được quả báo thiện lành.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dự Luật Ppp: Cân Bằng Lợi Ích Giữa Các Bên trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!