Xu Hướng 12/2023 # Đưa Pháp Luật Vào Cuộc Sống Bằng Nhiều Mô Hình, Cách Làm Sáng Tạo # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đưa Pháp Luật Vào Cuộc Sống Bằng Nhiều Mô Hình, Cách Làm Sáng Tạo được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Biên phòng – Năm 2023, thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2023-2023”, BĐBP TP Hải Phòng đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, qua đó góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật của người dân ở khu vực biên giới biển; đồng thời góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cán bộ Đồn Biên phòng Cát Hải, BĐBP TP Hải Phòng thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của ngư dân trên địa bàn. Ảnh: Trần Đức

Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo, hải cảng của thành phố với 15 quận, huyện, trong đó có 31 xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn biên giới, hải đảo, BĐBP TP Hải Phòng luôn xác định tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân ở khu vực biên giới là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Đại tá Tô Tiến Lực, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP TP Hải Phòng cho biết: Xuất phát từ điều kiện địa bàn được giao quản lý rộng, có cả trên đất liền và tuyến biên giới biển, đảo, hải cảng, vì vậy, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân phải phù hợp với điều kiện thực tế từng đối tượng, nghề nghiệp, phong tục, tập quán… Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền cần đổi mới, sáng tạo, phương pháp tuyên truyền linh hoạt, đem lại hiệu quả thiết thực.

Với phương châm “Mỗi cán bộ, chiến sĩ là một tuyên truyền viên tích cực”, các đơn vị đều lựa chọn những cán bộ có kiến thức chuyên môn, năng lực truyền tải thông tin để thành lập Tổ tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở. Các tuyên truyền viên thường xuyên bám địa bàn, gần dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; tuyên truyền các nội dung pháp luật cụ thể, gần gũi với đời sống hằng ngày, giúp người dân “dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện”.

Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy BĐBP TP Hải Phòng đã chỉ đạo Đội Tuyên truyền văn hóa xây dựng chương trình văn nghệ, phim phóng sự lồng ghép nội dung tuyên truyền về pháp luật, đồng thời biểu diễn và chiếu phim phóng sự phục vụ nhân dân ở một số xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển, thu hút cán bộ, nhân dân đến xem và cổ vũ. Hình thức phát tờ rơi, sử dụng pa nô, áp phích… cũng được các đơn vị áp dụng phù hợp với điều kiện đặc thù nhân dân không thể tập trung hội họp để nghe PBGDPL. Đặc biệt, BĐBP TP Hải Phòng đã có cách làm sáng tạo với mô hình “Bàn tròn pháp luật”, đây là xu thế tuyên truyền hiện đại, phù hợp với thời kỳ công nghệ số hiện nay.

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, PBGDPL, năm 2023, các đơn vị BĐBP TP đã phối hợp với các ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền 103 buổi/11.280 lượt cán bộ, nhân dân tham dự; phát 45.500 tờ rơi, tờ gấp; cấp hơn 2.060 đầu sách pháp luật cho các đơn vị cơ sở và địa phương phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL ở khu vực biên giới biển, đảo, hải cảng.

Đội Tuyên truyền văn hóa BĐBP TP Hải Phòng phối hợp với các đội văn nghệ của các địa phương đã xây dựng chương trình văn nghệ lồng ghép nội dung tuyên truyền về pháp luật, biểu diễn phục vụ nhân dân 15 buổi ở một số xã, phường, thị trấn khu vực biên giới, thu hút cán bộ, nhân dân, giáo viên, học sinh đến xem và cổ vũ. BĐBP TP Hải Phòng cũng đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình TP Hải Phòng thực hiện mô hình “Bàn tròn pháp luật”, phát sóng 24 buổi, mỗi buổi thời lượng 15 phút, thu hút được đông đảo người dân đón xem.

Với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền, PBGDPL của BĐBP TP Hải Phòng đến nay đã thu được nhiều kết quả tích cực. Điều dễ nhận thấy là kiến thức, hiểu biết về pháp luật của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về đánh bắt hải sản, vi phạm quy chế biên giới biển của bà con đã giảm đáng kể…

“Công tác tuyên truyền, PBGDPL là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng, không thể “một sớm, một chiều” mà có sự chuyển biến của người dân. Vì vậy, thời gian tới, BĐBP TP Hải Phòng tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình địa bàn, tiến hành tuyên truyền sâu rộng những kiến thức pháp luật cần thiết hằng ngày đến các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, PBGDPL bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát với thực tế từng khu vực, từng đối tượng cụ thể” – Đại tá Tô Tiến Lực nhấn mạnh.

Trần Đức

Đưa Pháp Luật Vào Cuộc Sống !

(NTO) Đây là kết quả của sự chỉ đạo thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở, trách nhiệm của cán bộ làm công tác tư pháp các cấp và đặc biệt là sự phát huy có hiệu quả từ nhiều mô hình đưa pháp luật đến với nhân dân. Có thể kể: mô hình lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật với các phong trào vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” hay “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” do UBMTTQVN tỉnh phát động.

Mặt khác, thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở các thôn, khu phố ngoài việc góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh…chính các hương ước, quy ước cũng đã hỗ trợ tích cực cho việc duy trì an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội, giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trên tinh thần “tình làng, nghĩa xóm”. Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã có 375/397 thôn, khu phố xây dựng được hương ước, quy ước làng văn hóa. Các hình thức tuyên truyền pháp luật khác như xây dựng tổ nhân dân tự quản (hiện có 2.760 tổ); câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; tổ hòa giải (hiện có 392 tổ với trên 2.920 hội viên)… cũng hoạt động đạt kết quả cao. Riêng các tổ hòa giải ở cơ sở theo thống kê của ngành chức năng bình quân hằng năm đã tổ chức hòa giải thành đến trên 78% vụ việc từ cơ sở. Đáng nói là thông qua hòa giải, các “hòa giải viên” đã tuyên truyền để người dân hiểu về luật pháp. Các luật và văn bản luật được phổ biến thường gắn sát sườn với đời sống người dân như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình… Mới đây, mô hình “Ngày pháp luật” được triển khai trên địa bàn tỉnh, trước mắt đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện khá nghiêm túc, gắn tuyên truyền pháp luật sát hợp với thực tiễn công tác của từng đơn vị, cơ quan…

Chung quy lại, bằng sự nỗ lực chung trong việc đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự ở từng địa phương, hạn chế tình trạng hành xử trái pháp luật khi có tranh chấp, va chạm… trong nội bộ nhân dân ở từng lúc, từng nơi… Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đưa pháp luật vào cuộc sống cũng còn nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi. Tình hình vi phạm pháp luật ở một số lĩnh vực đời sống còn diễn ra khá phổ biến như xây nhà trái phép, tình trạng bạo hành gia đình, trộm cắp tài sản… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên như ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao, sự tác động bởi khó khăn của cuộc sống… nhưng theo phân tích của nhà chuyên môn thì cơ bản vẫn là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nên góp phần không nhỏ trong việc làm hạn chế hiệu quả đưa pháp luật vào cuộc sống. Khắc phục hạn chế này bằng các giải pháp đồng bộ như đầu tư đúng mức về kinh phí, con người, củng cố các mô hình ở cơ sở… Có như vậy, hy vọng rằng tinh thần thượng tôn pháp luật trong nhân dân sẽ ngày càng được nâng lên.

Tuấn Dũng

Đưa Pháp Luật Vào Cuộc Sống

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Tử Đà, huyện Phù Ninh.

PTĐT – Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là “cầu nối” đưa pháp luật vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh có nhiều hình thức PBGDPL phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Qua đó, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ và nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Phong phú hình thức tuyên truyền

Không chỉ tổ chức theo hình thức giao lưu, theo đánh giá của Hội đồng PBGDPL tỉnh, từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, không thể tổ chức các hội nghị hành chính tập trung đông người, các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, truyền hình; trang thông tin điện tử; qua các pa-no, ap-phích, các khẩu hiệu; phát thanh lưu động trên các tuyến đường chính từ tỉnh đến cơ sở… Nội dung PBGDPL luôn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành, lĩnh vực, địa phương. Trong đó, xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu đưa pháp luật vào cuộc sống. Điển hình như, Sở Y tế tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, website của ngành Y tế, facebook sức khỏe Phú Thọ với hàng trăm lượt tin, bài, phóng sự đã góp phần tích cực trong việc đẩy lùi đại dịch trên địa bàn tỉnh.  Với ngành GD&ĐT, mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh và sinh viên các cấp học phải nghỉ học dài ngày nhưng Sở GD&ĐT vẫn chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên thực hiện các nội dung tuyên truyền PBGDPL đến toàn thể đội ngũ giáo viên, học sinh các cấp học thông qua việc tổ chức học trực tuyến qua mạng internet với 2.694 cuộc PBGDPL cho gần 544.000 lượt học sinh, sinh viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục tham gia. Ông Nguyễn Thanh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh khẳng định: “Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã thực hiện kế hoạch tuyên truyền PBGDPL qua việc tổ chức học online. Đây là hoạt động được các nhà trường tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp PBGDPL phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, địa phương; từng bước đưa công tác PBGDPL đi vào nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Buổi giao lưu tìm hiểu kiến thức pháp luật do huyện Thanh Thủy tổ chức Phổ biến, giáo dục pháp luật phải là việc làm thường xuyên

Theo Hội đồng PBGDPL, năm 2023, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh tập trung quán triệt chuyên sâu một số Luật có hiệu lực thi hành như: Luật Bảo vệ bí mật của Nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật Đặc xá; Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; đồng thời tăng cường tổ chức PBGDPL về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, trong đó có định hướng tuyên truyền về đại dịch COVID-19, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Các cơ quan thành viên Hội đồng đã tổ chức 9.528 cuộc tuyên truyền cho gần 1,3 triệu lượt người; cấp phát 400.256 bản tài liệu miễn phí; đăng tải 28.038 lượt tin, bài. Ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao; vi phạm pháp luật hình sự giảm so với cùng kỳ; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; số vụ việc hòa giải thành trên địa bàn tỉnh đạt trên 80%. Cùng với đó, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày được tăng cường, toàn tỉnh hiện có 63 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 310 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 2.886 tuyên truyền viên cấp xã.  Ông Vũ Thành Lâm – Phó Giám đốc Sở Tư pháp khẳng định: “Những kết quả của công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về phương châm sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin tìm hiểu pháp luật, học tập pháp luật để thực hiện chấp hành nghiêm pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua công tác tuyên truyền PBGDPL, Hội đồng PBGDPL các cấp đã góp phần cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đạt hiệu quả, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2023-2025”.

Vận Dụng Sáng Tạo Nghị Quyết 22 Vào Cuộc Sống

Đàn ngựa bạch được người dân Na Cáng triển khai nuôi theo hình thức tập trung.

Đàn ngựa bạch được đầu tư từ nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy. Sau khi bàn bạc với các thành viên trong nhóm, anh Lù Chá Xiên, Trưởng nhóm nuôi ngựa bạch của tổ dân phố Na Cáng đã xin xã tổ chức nuôi tập trung. Người có kinh nghiệm nhất sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.

“Chúng tôi thống nhất với nhau để cho một hộ nuôi, nếu đàn ngựa phát triển tốt và đẻ thì sẽ chuyển cho các hộ còn lại. Được Đảng, chính quyền quan tâm nên gia đình tôi cũng cố gắng chăm sóc. Nhà tôi mới nuôi được 1 năm mà đàn ngựa đã có con chửa và sắp đẻ rồi”, anh Lù Chá Xiên, tổ dân phố Na Cáng, thị trấn Si Ma Cai chia sẻ.

Chăn nuôi ngựa bạch là hướng đi triển vọng góp phần giúp người dân Si Ma Cai phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Theo quy định, tổ dân phố Na Cáng sẽ có 6 nhóm tham gia nuôi ngựa bạch theo Nghị quyết 22. Mỗi nhóm sẽ có một hộ đứng ra nuôi và tổ chức chuyển pha cho các hộ còn lại. Tuy nhiên, người dân đã thống nhất nuôi tập trung đàn ngựa giống để giảm chi phí chăm sóc. Đến nay, mô hình đang dần đi đến thành công, mang lại niềm vui chung cho các hộ dân được hưởng lợi từ Nghị quyết 22. 

Chăn nuôi ngựa bạch đang từng bước khẳng định là hướng đi đúng, giúp bà con nông dân tổ dân phố Na Cáng nói riêng và các thôn, xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai nói chung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nhưng để mở rộng quy mô sản xuất, người dân hiện còn gặp khó khăn về nguồn vốn vì kinh phí đầu tư ban đầu để nuôi ngựa bạch là khá lớn. Đây cũng là vấn đề cần được huyện Si Ma Cai, các tổ chức đoàn thể, tổ chức tín dụng tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, giúp bà con được tiếp cận thuận lợi với các nguồn vốn vay để phát triển chăn nuôi.

Thanh Nhàn – Tiến Sỹ

Đồng Tháp Sáng Tạo Đưa Nghị Quyết Của Đảng Về Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn Vào Cuộc Sống

Đồng Tháp có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp bởi đồng đất rộng, phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt thuận tiện, người dân lại cần cù chịu khó, nhiều kinh nghiệm, đôn hậu, nghĩa tình. Dựa trên những tiềm năng, lợi thế vốn có, tỉnh Đồng Tháp xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới.

Tuy nhiên, thời gian qua, Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển vì cơ bản vẫn là tỉnh thuần nông, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trong khi thời tiết, khí hậu có nhiều biến đổi phức tạp, khó lường. Cùng với đó, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát của bà con nông dân là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh và thiếu tính bền vững trong phát triển nông nghiệp, dẫn đến “những câu chuyện buồn”, “lời nguyền” trong nông nghiệp ở tỉnh nhà như: “Chi phí cao, thu nhập thấp”, “được mùa, mất giá”, “giải cứu nông sản”…

Để bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn tươi mới, thoát khỏi những “lời nguyền” trên, tỉnh Đồng Tháp xác định chỉ có con đường xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, xây dựng nông thôn mới chính là xây dựng tinh thần nông dân: “Chăm chỉ-tự lực-hợp tác”, xác định vai trò chủ thể của nông dân trong các lĩnh vực đời sống. Xây dựng nông thôn mới thành công là tiền đề để tái cơ cấu nông nghiệp và ngược lại, tái cơ cấu nông nghiệp thành công sẽ tạo tiềm lực cho nông thôn và nông dân phát triển bền vững. Nông thôn mới không chỉ được xây dựng bằng các vật liệu như: Xi măng, gạch, đá, sắt, thép mà quan trọng hơn là bằng tinh thần, ý chí, sự gắn kết trong người nông dân. Về tái cơ cấu nông nghiệp phải dựa trên phương châm: “Hợp tác-liên kết-thị trường”, trong đó, tập trung xây dựng và phát huy tinh thần hợp tác trong nông dân.

Để làm được điều đó, Đồng Tháp phân công bí thư các cấp ủy làm trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhằm lãnh đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đồng thời, phát huy vai trò chủ thể của nông dân bằng việc gắn kết họ lại với nhau thông qua mô hình hội quán. Đây là không gian để nông dân, doanh nghiệp và các chuyên gia cùng ngồi lại với nhau nhằm chia sẻ thông tin thị trường, tiếp cận với các thiết bị thông minh và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất. Đến nay, Đồng Tháp đã có 68 hội quán ra đời và 14 hợp tác xã được thành lập trên nền các hội quán đó. Hội quán cũng là hình thức khuyến khích người dân cùng tham gia quản trị xóm làng, giảm đi sự trông chờ, ỷ lại vào cấp ủy, chính quyền, với phương châm “3 cùng”: Cùng nhau xây dựng-cùng nhau quản trị-cùng nhau thụ hưởng.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy đã thông qua “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, chú trọng chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh phát động phong trào đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy sáng kiến thúc đẩy sản xuất, thực hiện tốt vấn đề “tam nông”. Chính từ phong trào đó đã xuất hiện nhiều sáng kiến mới để hỗ trợ nông nghiệp, nông dân trong việc tập trung khơi nguồn trí tuệ, tổ chức sản xuất kinh doanh và hài hòa đời sống xã hội.

Ngoài ra, Tỉnh ủy cũng tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đột phá, trong đó có chủ trương hết sức cụ thể về việc phát triển công nghiệp, thương mại để hỗ trợ cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, kêu gọi các doanh nghiệp cùng vào cuộc, tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực công nghiệp và thương mại gắn với phát triển nông nghiệp. Cùng với đó chú trọng xây dựng mối liên kết phát triển giữa doanh nghiệp-hợp tác xã-nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp hỗ trợ, hướng tới nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.

Công nghiệp và thương mại phát triển với định hướng hỗ trợ cho nông nghiệp đã giúp cho tiêu thụ nông sản thuận lợi trên thị trường, chất lượng, giá cả tăng lên, nhất là thị trường xuất khẩu, làm tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp; góp phần đổi mới mô hình và phương thức sản xuất đối với nhiều hợp tác xã và hội nông dân, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp trung bình của tỉnh đã đạt trên 118 triệu đồng/ha, tăng 49 triệu đồng/ha so với năm 2008. Tổng sản phẩm GRDP (tổng sản phẩm tính trên phạm vi một tỉnh) ước đạt 48.257 tỷ đồng, tăng thêm 3.123 tỷ đồng so với năm 2023. GRDP bình quân đầu người ước đạt gần 39,8 triệu đồng. Có thể nói, đó là những điểm sáng hết sức ấn tượng ở Đồng Tháp hiện nay.

Để tiếp tục đưa các nghị quyết của Đảng nói chung và các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng vào cuộc sống, thời gian tới Đồng Tháp sẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn, huấn luyện cho cán bộ cấp cơ sở, như bí thư chi bộ kiêm trưởng ban nhân dân khóm, ấp. Những đồng chí trong nhóm đối tượng này phải thật sự trở thành thủ lĩnh của bà con nông dân, dẫn dắt nông dân đến với các nghị quyết của Đảng, sáng tạo, hiện thực hóa các nghị quyết trong xóm làng, ruộng vườn và bà con nông dân của mình.

LÊ MINH HOAN (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp)

Đưa Luật An Ninh Mạng Vào Cuộc Sống

Trước khi Luật An ninh mạng 2023 có hiệu lực (từ ngày 1.1.2023), ngành tư pháp đã triển khai tuyên truyền sâu rộng luật này đến cơ sở và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian đến…

Buổi sinh hoạt ngoại khóa tuyên truyền Luật An ninh mạng ở Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ. TRONG ẢNH: Học sinh trả lời câu hỏi tình huống và nhận giải thưởng. Ảnh: C.N

Sâu sát cơ sở

Ông Thái Nguyên Đại – Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp) cho biết, năm 2023, ngành tư pháp Quảng Nam đã triển khai tuyên truyền Luật An ninh mạng đến các xã, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, từ người dân đến cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên… Ông Đại nhìn nhận, internet ngày càng phổ biến, số lượng người dân tiếp cận internet ngày càng nhiều, tuy nhiên, đưa thông tin gì, chia sẻ thông tin nào lên mạng internet một cách đúng luật, những hành vi nào bị cấm trên không gian mạng… thì nhiều người dân, trong đó có cả cán bộ, công chức vẫn còn mơ hồ. Năm qua, ngành đã tuyên truyền hầu hết nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng đến với người dân, từ mục đích, ý nghĩa, đến tuyên truyền, vạch trần âm mưu lợi dụng, bóp méo thông tin về nội dung Luật An ninh mạng để các thế lực phản động kích động biểu tình, chống phá Đảng, Nhà nước. Ông Đại cho biết, năm 2023, ngành tư pháp sẽ tiếp tục tuyên truyền Luật An ninh mạng cùng với các văn bản luật khác.

Bà Ngô Thị Sương – cán bộ Phòng Tư pháp Tam Kỳ chia sẻ, đơn vị tổ chức tuyên truyền luật dưới nhiều hình thức, phù hợp từng đối tượng. Ví dụ như đối với cán bộ công chức các cơ quan đoàn thể, cán bộ các xã, phường, Hội đồng Phổ biến giáo dục phối hợp với Phòng Tư pháp thành phố tổ chức hội nghị triển khai tuyên truyền Luật An ninh mạng, lồng ghép với các Luật Quốc phòng, Luật Tố cáo. Đối với học sinh cấp THCS, Phòng Tư pháp không tuyên truyền theo kiểu truyền thống là chỉ nghe báo cáo viên nói, mà là báo cáo viên đưa ra những tình huống, có thể là tình huống giả định, hoặc tình huống đã xảy ra trên thực tế để học sinh nêu hướng xử lý, sau đó báo cáo viên phân tích tình huống. Theo cô Dương Thị Hồng Vân – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ), qua những tình huống thiết thực, thường xảy ra trên không gian mạng, học sinh sẽ biết dùng internet đúng cách. Cách tuyên truyền này cũng khiến học sinh dễ nhớ hơn. Em N.C.T. – học sinh Trường THCS Nguyễn Huệ (Tam Kỳ) cho biết, nhờ những tình huống báo cáo viên đặt ra trong buổi tuyên truyền pháp luật mà em hiểu rõ hơn những hành vi bị cấm trên mạng xã hội mà học trò hay mắc phải, từ đó tránh chia sẻ những thông tin, hình ảnh bị cấm lên inernet.

Lưu ý điểm mới

Ông Võ Ngọc Tốt – Trưởng phòng Tư pháp huyện Đại Lộc cho hay, tại các buổi tuyên truyền, cán bộ tư pháp đã thông tin, giải thích rõ những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng; làm rõ sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của luật; nguyên nhân ban hành; các hành vi bị cấm cũng như công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm; đồng thời cảnh báo người dân tránh nghe và làm theo những luận điệu sai trái của các thế lực chống đối.

Tham dự các buổi tuyên truyền Luật An ninh mạng do Phòng Tư pháp Đại Lộc tổ chức, nhiều người dân bày tỏ mong muốn ngành tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, để người biết rõ, hạn chế tối đa việc vi phạm. Ông Nguyễn Quốc D. (người dân xã Đại An, Đại Lộc) tâm sự, mới tham gia internet, ông chỉ nghĩ đơn giản là có vẻ gì hay hay, “nóng nóng” là chia sẻ lên facebook cá nhân để nhiều người xem, nhưng sau khi được tuyên truyền, ông mới biết rằng, đưa thông tin chưa kiểm chứng, thông tin sai sự thật là vi phạm pháp luật.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Luật An ninh mạng 2023 nghiêm cấm việc cung cấp, đăng tải, truyền đưa các thông tin tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam như xuyên tạc chính quyền nhân dân; gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ… Đồng thời cấm thông tin về kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin về làm nhục, vu khống ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu,… hoặc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử,… Cấm thông tin bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, còn nghiêm cấm các thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.

CHÂU NỮ

Cập nhật thông tin chi tiết về Đưa Pháp Luật Vào Cuộc Sống Bằng Nhiều Mô Hình, Cách Làm Sáng Tạo trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!