Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn 8 Tiết 1 + 2: Văn Bản Tôi Đi Học được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vaên baûn T«i ®i häc Thanh Tònh (1911-1988) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức – Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học. – Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. 2. Kỹ năng: – Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. – Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. RÌn cho HS kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m, s¸ng t¹o, kÜ n¨ng ph©n tÝch, c¶m thô t¸c phÈm v¨n xu«i giµu chÊt tr÷ t×nh. 3. Th¸i ®é: Gi¸o dôc HS biÕt rung ®éng, c¶m xóc víi nh÷ng kØ niÖm thêi häc trß vµ biÕt tr©n träng, ghi nhí nh÷ng kØ niÖm Êy. III. Các hoạt động dạy học : – Chuẩn bị: Phiếu học tập, máy chiếu 1- ổn định tổ chức, 2- kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3- Bài mới ( lấy mục 3 “ Những điều cần lưu ý” – SGV để vào bài). GV HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả – tác phẩm ? Bằng sự hiểu biết cá nhân và qua việc soạn bài, hãy giới thiệu về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học” ? – Trình bày theo chú thích TGTP trang 8 I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm 1. Tác giả : – Thanh tịnh(1911-1988) – Tác phẩm mang văn phong đằm thắm, êm dịu, trong trẻo – Bổ sung theo “ Những điều cần lưu ý” trang 3 SGV I. Tiếp xúc V/b 1. Tác giả – tác phẩm 2. Tác phẩm “ Tôi đi học “ : In trong tập “ Quê” xuất bản năm 1941 Hoạt động 2: – Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn – 2 HS đọc tiếp II. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc – Chú thích a. Đọc : Chú ý giọng gợi cảm, nhẹ nhàng tha thiết – Hướng dẫn đọc chú thích – Tự đọc CT b. Chú thích : lưu ý chú thích 2,6,7 ? VB thuộc thể loại gì? Vì sao? (Truyện ngắn mang đậm chất hồi kí) – Trả lời CN 2. Thể loại : truyện ngắn 3. Phương thức biểu đạt ? VB được viết theo phương thức biểu đạt ? – Nhận xét Tự sự – miêu tả – biểu cảm ? Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “ tôi” được kể theo trình tự nào? 4. Bố cục ( trình tự kể ) Theo trình tự thời gian và không gian – Tương ứng với trình tự ấy là những đoạn văn nào? – Đánh dấu trong SGK 1-Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng ( Từ đầu ® “ lòng tôi lại tưng bừng rộn rã” – Củng cố bằng máy chiếu – Ghi ND chính vào vở 2-Cảm nhận của “tôi” trên con đường tới trường. ( Từ “ Buổi mai hôm ấy” ® Trên ngọn núi” G/V: Như vậy, từ những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gọi cho nhân vật “ tôi” nhớ lại mình ngày ấy với những kỷ niệm trong sáng, được tái hiện theo trình tự thời gian. Kỷ niệm ấy đã sống dậy ào ạt trong lòng tác giả để thành truyện ngắn này – Lắng nghe, suy ngẫm 3 – Cảm nhận của “ tôi” lúc ở sân trường. ( Tiếp ® được nghỉ cả ngày nữa” ) 4 – Cảm nhận của nhân vật “ tôi” trong lớp học ( đoạn còn lại). III. Tìm hiểu văn bản: ? Đọc VB, em có cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” không ? Đó là tâm trạng như thế nào? – 1. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học: Rất hồi hộp và bỡ ngỡ ? Tâm trạng ấy được thể hiện ở những lúc nào? – Trả lời dựa theo “ bố cục” – Chốt, dẫn dắt tiếp ? khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường trong ngày khai giảng đầu tiên, nhân vật “ tôi” có cảm nhận và tâm trạng như thế nào? – Quan sát đoạn từ “ buổi mai” ® “ngọn núi” – Liệt kê, phân tích chi tiết a. Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường: – Con đường cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ ® tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng. – Cảm thấy đứng đắn, trang trọng với bộ quần áo dài, với mấy quyển vở mới trên tay. – Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở. Vừa lúng túng, vừa muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm bút thước như các bạn khác Tâm trạng ấy xuất phát do đâu? – Yêu cầu đọc từ “ trước sân trường Mĩ Lí” ® “ rộn ràng trong các lớp” – Quan sát đoạn văn Þ Sự kiện quan trọng : Hôm nay tôi đi học. Đó là dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé giàu cảm xúc trong ngày đầu tới trường, tự thấy mình như đã lớn lên ? – Khi đứng giữa sân trường trong ngày khai giảng đầu tiên, nhân vật “tôi” thấy thế nào? – Tìm chi tiết b. Khi đứng giữa sân trường: – Thấy sân trường dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. – Thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, cảm thấy mình bé nhỏ dâm lo sợ vẩn vơ ? Khi nghe ông đốc gọi tên từng người vào lớp, nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? (nhận xét chi tiết VB) c. Khi nghe gọi tên vào lớp: – Cảm thấy quả tim ngừng đập, giật mình lúng túng khi nghe gọi đến tên Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua các chi tiết? Từ đó cho thấy tác giả đã nhớ tới ông đốc bằng T/C nào? – Tìm trong VB và nhận xét (ông nóinhìn tươi cười nhẫn nại chờ) ? Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ như thế nào? Tại sao lại có tâm trạng ấy? – Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn. Thấy mình bước vào thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết ® vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng. ? Những cảm giác nhân vật “ tôi” nhận được khi bước vào lớp là gì? Hãy lý giải những cảm giác đó? – Đọc chi tiết và nhận xét d. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên : – Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người, mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin – Đoạn cuối của VB có 2 chi tiết “ Một con chim nhìn theo cánh chim”, “ nhưng tiếng phấn của thầy cô đánh vần đọc nói về nhân vật tôi”? Þ Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành ? Theo dòng hồi tưởng của tác giả trở về dĩ vãng. Đến đây em có thể lý giải vì sao thời gian và không gian “Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm không phai trong tâm trí tác giả? – Trao đổi theo cảm nghĩ cá nhân Þ Thời gian và không gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa : Lần đầu tiên trong đời được cắp sách tới trường ? Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh trong VB? – Tìm các hình ảnh so sánh và phân tích * Các hình ảnh so sánh: (máy chiếu) – Tác dụng : Những hình ảnh so sánh nên thơ, tinh tế hoặc gần gũi dễ hiểu khiến người đọc thấy được tâm trạng của nhân vật và câu chuyện buổi tựu trường đầu tiên của tuổi học trò thêm giàu chất thơ, trong sáng hồn nhiên và đẹp đẽ ? Qua văn bản, tác giả khiến em có cảm nhận gì về thái độ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học ? (Gợi ý : các vị phụ huynh, ông đốc, và thầy giáo?) – GV bình – Nêu chi tiết và nhận xét 2. Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học : – Các PHHS: Chuẩn bị chu đáo cho con em; trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này: cùng lo lắng, hồi hộp cùng con – Ông đốc : Từ tốn bao dung – Thấy giáo trẻ : vui tính, giàu tình thương. Þ Nhà trường và gia đình rất có trách nhiệm với thế hệ tương lai. Ngôi trường của nhân vật “tôi” là một ngôi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. ? Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này là gì? (chú ý bố cục, phương thức biểu đạt 3. Đặc sắc nghệ thuật và mức cuốn hút của tác phẩm: a. Đặc sắc nghệ thuật: – Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian. ? Theo em, điều gì đã cuốn hút, hấp dẫn em? – Trình bày ý kiến cá nhân – Kết hợp hài hòa giữa kể –miêu tả-biểu cảm (tổng kết = máy chiếu) b. Sức cuốn hút của tác phẩm : – Tình huống truyện – Tình cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường. – Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường, các hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm Þ Truyện toát lên chất trữ tình thiết tha IV. Tổng kết – ghi nhớ ( SGK) – Hướng dẫn đọc ghi nhớ SGK -HS đọc ghi nhớ V.Luyện tập: -Củng cố bằng phiếu học tập – Yêu cầu thực hiện BT1 – Đọc yêu cầu BT Bài tập 1 : Gợi ý – Dòng cảm xúc ấy diễn biến như thế nào trong buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” ? ( Theo trình tự thời gian và không gian) – Dòng cảm xúc ấy được bộc lộ ra sao? + Thiết tha, yêu quí, nhớ một cách sâu sắc ( lấy chi tiết làm dàn bài) + Trong trẻo : Là cảm xúc của tuổi thơ trong ngày đầu tiên đến trường nên rất hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu , ( lấy chi tiết phân tích). Bài tập 2: Giao BT 2 về nhà Gợi ý : – Nhớ lại những chi tiết làm em xúc động nhất trong buổi tựu trường – Ghi lại một cách chân thành, tự nhiên và cảm xúc đó trong văn bản của mình * Dặn dò: – Đọc lại VB & bài ghi ở lớp – Học ghi nhớ. Làm BT2 – Soạn bài tiếp theo
Soạn Bài: Tôi Đi Học – Ngữ Văn 8 Tập 1
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Thanh Tịnh trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).
2. Tác phẩm
* Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
* Tóm tắt
Văn bản Tôi đi học kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường được hồi tưởng lại. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường của chú bé ấy vốn quen thuộc nhưng bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt, ngây thơ: “Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”. Trong bộ quần áo mới, nhân vật “tôi” càng “thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật “tôi” trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, nhìn người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chứ thầy giáo viết: “Tôi đi học”.
* Bố cục
Văn bản Tôi đi học được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại : Cảm xúc nhân vật “tôi” khi vào lớp.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
* Những kỉ niệm được tác giả diễn tả theo trình tự thời gian:
Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: thời tiết cuối thu, hình ảnh em nhỏ đến trường.
Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về con đường cùng mẹ đến trường.
Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng.
Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chỗ của mình trong buổi học đầu tiên.
Câu 2:
Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên là:
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.
Trong chiếc áo vải dù đen, cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Thấy trường Mĩ Lí vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng, sân trường dày đặc người, ai cũng tươi vui, sáng sủa.
Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ.
Giật mình, lúng túng khi nghe thầy gọi tên.
Cảm thấy lo sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ
Bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, vừa hào hứng.
Câu 3:
Thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt đối với thế hệ trẻ – những mầm non tương lai của đất nước.
Câu 4:
Hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng:
Câu 5:
* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này:
Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất
Mang chất thơ tinh tế và nhẹ nhàng
Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thú vị
* Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm đến từ:
Tình huống truyện hấp dẫn
Cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật
Hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.
4
/
5
(
4
bình chọn
)
Kiểm Tra 1 Tiết Ngữ Văn 8: Văn Bản Tôi Đi Học (Thanh Tịnh) Được Viết Theo Thể Loại Nào?
Kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 8. Qua các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, em hiểu được những gì về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam?
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25đ)
1. Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Tuỳ bút
2. Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào?
A. Quan hệ giữa các phần của văn bản
B. Nhan đề của văn bản
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
D. Cả A, B, C
3. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được trích từ tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu
B. Quê mẹ
C. Tắt đèn
D. Thời kì đen tối
4. Truyện ngắn Lão Hạc của tác giả nào sau đây?
A. Ngô Tất Tố
B. Nguyên Hồng
C. Nam Cao
D. Thanh Tịnh
5. Ý kiến nào nói được đầy đủ nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc?
A. Đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
B. Để cho nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
D. Cả A, B, C
6. Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc cùng có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
C. Miêu tả, nghị luận, tự sự
D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận
7. Tâm lí, tính cách của chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích?
A. Có sự đối lập, mâu thuẫn với nhau
B. Nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối
C. Có sự phát triển nhất quán với nhau
D. Cả A, B, c đều sai
8. Nhận định nào đúng nhất vể tính chất của truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)?
A. Là truyện cổ tích thần kì.
B. Là truyện cổ tích cảm động
C. Là truyện ngắn bi kịch.
D. Là một truyện ngắn có hậu.
9. Qua các lần quẹt diêm, mộng tưởng của nhân vật “em” trong truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen được diễn ra theo trình tự nào?
A. Lò sưởi, bàn ăn, hai bà cháu bay đi, cây thông Nô-en, người bà
B. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay đi, người bà
C. Hai bà cháu bay đi, người bà, lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en
D. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi
1.0. Các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri làm nghề gì?
A. Diễn viên
B. Bác sĩ
C. Hoạ sĩ
D. Nhà văn
1.1. Văn bản Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm văn học của nước nào?
A. Tây Ban Nha
B. Cư-rơ-gư-xtan
C. Mĩ
D. Đan Mạch
1.2. Qua câu chuyện của nhà văn O Hen-ri em hiểu một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi:
A. Tác phẩm đó đẹp đặc biệt
B. Tác phẩm đó đồ sộ
C. Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống
D. Tác phẩm đó độc đáo
1. Trong văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) có những so sánh mới mẻ, hấp dẫn. Hãy phân tích một so sánh mà em cho là thú vị nhất. (2,5đ)
2. Đoạn văn sau còn thiếu hai từ, em hãy điền hai từ đó vào đúng vị trí trong đoạn và nói rõ tác dụng của chúng. (1,0đ)
Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão khóc.
(Nam Cao, Lão Hạc)
3. Qua các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, em hiểu được những gì về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam? (3,5đ)
I. TRẮC NGHIỆM
1. Câu văn: “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp”.
Nhân vật “tôi” đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường “là một nơi xa lạ” “cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy “xinh xắn”. Tâm trạng một học trò mới “lo sợ vẩn vơ” và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.
2.– Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
– Tác dụng của hai từ móm mém, hu hu: Miêu tả chân dung ngoại hình và tâm trạng đau đớn, ân hận của lão Hạc khi kể chuyện bán chó… cụ thể, chân thực. Sự kết hợp khéo léo giữa kể và tả đó đã tạo nên giọng điệu và cái hay cho đoạn văn.
3. Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ – người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chổng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
Soạn Bài Tôi Đi Học Trang 9 Sgk Ngữ Văn 8, Tập 1
Cùng soạn bài Tôi đi học trang 9 SGK Ngữ văn 8, tập 1 để các em cảm nhận sâu sắc hơn tâm trạng hồi hộp, lo lắng, sợ sệt, náo nức trong buổi đầu đi học lớp 1 của nhân vật “tôi” thông qua những dòng hồi tưởng nhẹ nhàng, miên man về những kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên.
1. Soạn bài Tôi đi học, ngắn 1
– Những kỉ niệm về buổi tựu trường hiện lên trong lòng nhân vật “tôi” đó là:
+ Cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc
+ Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ trong ngày đầu tiên tới trường
+ Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp
+ Cảm thấy bản thân trang trọng và đứng đắn trong bộ quần áo mới
– Đọc toàn bộ truyện ngắn ta thấy những kỉ niệm này được diễn tả theo trình tự thời gian: từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ.
+ Con đường đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ
+ Cảnh vật xung quanh đều có sự thay đổi vì chính bản thân nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn
+ Cảm thấy bản thân trang trọng và đúng đắn trong bộ quần áo mới
+ Nâng niu, giữ gìn mấy quyển vở
– Cảm nhận khi nghe gọi tên vào lớp
+ Khi rời tay mẹ cùng các bạn bước vào lớp, nhân vật “tôi” tự nhiên có cảm giác nặng nề một cách lạ. Nhìn các bạn khóc liền dúi đầu vào lưng mẹ khóc theo
– Cảm nhận khi đón giờ học đầu tiên:
+ Cảm thấy cái gì cũng lạ và hay, tự nhiên lạm nhận bàn ghế là vật riêng của mình.
+ Nhìn thấy bạn ngồi bên cạnh chưa hề quen biết nhưng không cảm thấy xa lạ chút nào.
+ Tiếng phấn của thầy gạch mạnh trên bảng đen đưa nhân vật “tôi” về với thực cảnh.
Câu 3.– Ông đốc: một người lãnh đạo, một thầy giáo hiền từ, nhẫn nại, biết quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của học trò.– Các bậc phụ huynh: hồi hộp, lo lắng, chuẩn bị tươm tất quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho con để dự buổi lễ khai giảng trọng đại này– Thầy giáo đón học trò mới luôn tươi cười, thân thiện, quan tâm đến học sinh
Câu 4.– Những hình ảnh so sánh được sử dụng trong truyện ngắn:
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
+ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quang trời rộng muốn bay…rụt rè trong cảnh lạ.
+ Bố cục tác phẩm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hiện lên qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”
+ Nghệ thuật tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm
+ Nghệ thuật so sánh tạo nên hiệu quả diễn đạt cao
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, trong sáng
– Sức cuốn hút của tác phẩm không chỉ được tạo nên từ đặc sắc nghệ thuật mà còn là cách diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật với những câu văn nhẹ nhàng, chứa đầy chất thơ.
2. Soạn bài Tôi đi học, ngắn 2
3. Soạn bài Tôi đi học, ngắn 3
Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Soạn bài Bài toán dân số là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Chương trình địa phương, phần Văn, bài 14 nhằm chuẩn bị cho bài học này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-toi-di-hoc-38430n.aspx
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 8 Tiết 1 + 2: Văn Bản Tôi Đi Học trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!