Bạn đang xem bài viết Giáo Sư Mỹ Ấn Tượng Về Thúc Đẩy Quyền Người Đồng Tính Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sáng ngày 5/6 tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Giáo sư Tobias B. Wolff đã có cuộc gặp gỡ báo chí nhằm trao đổi các vᶥn đề về quyền bình đẳng trong hôn nhân của cộng đồng LGBT trong khuôn khổ chuyến thăm của ông đến Việt Nam từ 4-7/6.
Giáo sư Tobias B. Wolff tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng ngày 5/6
Ông có đánh giá gì về hoạt động vận động thúţ đẩy quyền cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam?
Dù có sự khác biệt về văn hóa, nhưng tôi vẫn thấy được nhiềuĠtrải nghiệm cũng như hiểu biết tương tự được chia sẻ giữa người dân Việt Nam và Mỹ về quyền của cộng đồng LGBT qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với người Việt Nam ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh trong chuyến thăm đất nước các bạn lần này.
Dù ở Việt Nam hay Mỹ, cộng đồng LGBT đều chia sẻ mối quan tâm của họ về gia đình, các mối quan hệ và mong muốn được đảm bảo sᷱ an toàn cũng như có thể tiếp cận các dịch vụ y tế khác. Họ cũng có những mối quan tâm giống như bất cứ người dân bình thường nào khác trong cộng đồng. Vẫn có nhiều người LGBT bị đối xử một cách kỳ thị, hay bị gạt bỏ khỏi cộng đồng, nhưng chính điều nàŹ lại có thể làm họ mạnh mẽ hơn để đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm cũng như quyền của họ.
Tôi thấy rằng nhìn cŨung những người Việt mà tôi đã gặp đều rất thực tế và cấp tiến. Dù là những người không phải LGBT đều nhất trí về sự đối xử bình đẳng với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn vấp phải sự phản đối về việc thúc đẩy quyền cho nhóm này, tuy nhiên, mức đᷙ phản đối ở Việt Nam còn ít hơn so với nhiều nơi khác.
Chúng ta cần tiếp tục đấu tranh để thuyết phục những Ůgười còn phản đối để họ hiểu ra được việc cần thiết thúc đẩy quyền cho cộng đồng LGBT. Tôi mới đến Việt Nam và chỉ trong thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được Việt Nam đã rất sẵn sàng để có những thay đổi tích cực nhằm đảm bảo quyền cho cộng đồng LŇBT.
Thời gian gần đây, cộng đồng LGBT ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động sôi nổi để có thể đưa vấn đề hônĠnhân đồng giới tới quốc hội. Với cương vị luật sư ông có lời tư vấn nào để cho báo chí cũng như người trong nhóm LGBT ở Việt Nam trong việc vận động công nhận hôn nhân đồng giới?
Quốc hội Việt Nam vừa qua đã loại bỏ Điều khoản 16 trong dự thảo Luật hôn nhân gia đình, trong đó có quy định về quyền kết hôn đồng giới và nếu tình hình này không thay đổi thì Ŵhực ra đó sẽ là một bước thụt lùi trong việc đảm bảo quyền bình đẳng cho những người LGBT tại Việt Nam. Tuy nhiên, ViệŴ Nam vẫn còn thời gian để xem xét lại việc có công nhận hôn nhân đồng tính hay không.
Để thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam, theo tôi trước hết những người LGBT phải dũng cảm bộc lộ giới tính thật của mình để xã hội thấy sự hiện diện của họ, và đặc biệt phải kiên trì giải thích Ŷề quyền của họ.
Mỹ có khoảng 3-4% dân số thuộc nhóm LGBT, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam cũng có tỷ lệ tương tự, Ůhư vậy sẽ có khoảng 3 triệu người LGBT tại Việt Nam. Tôi cho rằng nhiều người Việt Nam chưa nhận thấy được tỷ lệ phần trăm khá lớn thuộc cộng đồng LGBT.
Theo tôi, chúng ta cũng cần kể những câu chuyện về sự kỳ thị với cộng đồng LGBT và về sự kỳ thị mà từng con người, từng gia đình cụ thể phải chịu.
Ở Việt Nam, có nhiều trường hợp bố mẹ ruồng bỏ con của họ vì khi phát hiện ra con họ thuộc cộng đồng LGBT. Nếu ông có con thuộc nhóm LGBT, ông sẽ làm gì và ông có lời khuyǪn gì cho các bậc cha mẹ ở hoàn cảnh này?
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở Mỹ. Ở ngay thànŨ phố New York, trong số những người trẻ tuổi vô gia cư, hơn một nửa là những người thuộc cộng đồng LGBT và lý do là họ đã phải trải qua sự lạm dụng cũng như sự ngược đãi và thậm chí buộc phải rời khỏi gia đình để tồn tại khi bị phát hiện thuộc nhóm LGBT.
Tôi chưa được làm cha và bản thân tôi cũng là một người đồng tính nam và may mắn tôi chưa từng rơi vào hoàn cảnh bị bố mẹ ruồng bỏ như một số người mà tôi được biết.
Nếu bậc cha mẹ nào mà đối xử tệ bạc với con họ chỉ vì con họ thuộc nhóm LGBT thì họ phải tự hỏi hành động này có phải bắt nguồn từ sự sợ hãi ở trong lòng họ hay không? Họ không thể để sự sợ hãi đó làm tổn thương con của họ màĠphải dũng cảm đối mặt với sự sợ hãi đó.
Theo ông khó khăn lớn nhất cho cộng đồng LGBT ở Việt Nam khi cônŧ khai giới tính thật của của mình là gì?
Đó là sự sợ hãi bị ruồng bỏ bởi chính gia đình của mình. Tình Źêu của bố mẹ không cái gì có thể thay thế được, tôi rất mong rằng các bậc phụ huynh hãy luôn bên cạnh con để con yên tâm rằng họ luôn được yêu thương khi chúng thuộc nhóm LGBT.
Giáo Dục Nhân Quyền: Biện Pháp “Dài Hơi” Thúc Đẩy Đảm Bảo Quyền Con Người
Thời gian qua, hệ thống thiết chế và thể chế về bảo đảm quyền con người của Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Qua đó, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý vững chắc trong triển khai thực hiện nhân quyền trong thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ về nhân quyền đã đạt được, hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc phổ cập, tuyền truyền về quyền con người. Điều này dẫn đến nhiều người dân không hiểu rõ quyền lợi của mình khi bị người khác xâm phạm. Do đó, giáo dục quyền con người hay còn gọi là giáo dục nhân quyền trở thành yêu cầu bức thiết, mang tính thời đại và lâu dài đối với quá trình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.
Giáo dục nhân quyền nhằm tuyên truyền kiến thức về quyền con người và có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức xã hội, phòng ngừa vi phạm và giúp người dân biết cách tự bảo vệ quyền và tự do của bản thân, đồng thời tôn trọng quyền và tự do của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người.
Hiện nay, nội dung về quyền con người đã được đưa vào chương trình giáo dục của một số cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong một số chương trình chính khóa ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có sự lồng ghép quyền công dân, quyền trẻ em vào môn học đạo đức, giáo dục công dân, ngữ văn. Trong các chương trình đào tạo đại học, quyền con người đã được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Công pháp quốc tế…
Bên cạnh các chương trình đào tạo chính thức tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, các hình thức giáo dục không chính thức, thông qua việc mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quyền con người, quyền trẻ em, quyền phụ nữ/bình đẳng giới… đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy Ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và một số cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương triển khai với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế.
Hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức về bảo đảm quyền con người; Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền con người được vận dụng hiệu quả trong thực tiễn, góp phần đẩy lùi một bước những nhận thức lệch lạc, sai trái về quyền con người ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục quyền con người ở Việt Nam còn không ít hạn chế như: Dung lượng kiến thức về quyền con người trong chương trình giảng dạy của đa số các trường chưa tương xứng với nhu cầu của đối tượng đào tạo; Chưa có một chương trình giáo dục về quyền con người thống nhất trong các cơ sở giáo dục; Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên, người học và cộng đồng xã hội chưa được trang bị các kiến thức cơ bản về quyền con người; Tài liệu và học liệu giảng dạy, học tập về quyền con người ở các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục…
Để khắc phục tình trạng trên, tháng 9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đến đại học. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người.
Chính phủ đề ra nhiều nhóm giải pháp trọng tâm nhằm triển khai đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân như: Hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có nội dung về quyền con người; Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên; Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giáo dục quyền con người; Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục quyền con người; Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân…
Thúc Đẩy Hợp Tác An Ninh Mạng Việt Nam
Chiều ngày 29/9, tại Hà Nội, Bộ Công an nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore đã tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng về An ninh mạng.
Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore do Ngài S. Iswaran, Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng phụ trách An ninh mạng, làm Trưởng đoàn.
Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng về An ninh mạng. Ảnh: AN.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, tại Việt Nam, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, viễn thông, Internet đang diễn ra mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức, hiểm họa khôn lường từ không gian mạng, trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia (ANQG), trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Trong đó, đáng chú ý là hoạt động tội phạm sử dụng công nghệcao gia tăng cả về số vụ, tính chất, mức độ nghiêm trọng với nhiều phương thức, thủ đoạn mới làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh.
Trước tình hình đó, Việt Nam chú trọng nâng cao năng lực bảo đảm an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thông qua việc ban hành Luật An ninh mạng năm 2023 và triển khai “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Đồng thời, Việt Nam cũng quan tâm xây dựng các quy tắc ứng xử trên không gian mạng dựa trên các nguyên tắc và 11 chuẩn mực tự nguyện của Liên hợp quốc nhằm góp phần duy trì một không gian mạng lành mạnh, an toàn và giúp cho việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin hiệu quả hơn.
Nhân dịp này, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã đề xuất một số phương hướng tăng cường hợp tác về bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin, phòng chống tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao với Singapore. Cụ thể: Tăng cường làm việc, trao đổi thông tin về các nguy cơ mất an ninh mạng, thủ đoạn tấn công, xâm nhập của tin tặc; các biện pháp ứng phó, phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả trước hoạt động tấn công, xâm nhập của tin tặc và biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về ANQG; Chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp điều tra, phát hiện tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao; tăng cường hợp tác, phối hợp điều tra, xác minh, đấu tranh phòng chống tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị Singapore chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật về bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin, phòng chống tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giới thiệu các giải pháp công nghệ, thiết bị tân tiến mà các cơ quan thực thi pháp luật của Singapore đang áp dụng hoặc có điều kiện tiếp cận để phục vụ bảo đảm an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng, nhất là các công nghệ có tính chuyên sâu; Hợp tác đào tạo, hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam nâng cao trình độ về bảo đảm an ninh mạng, phòng chống tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao…
Về phía Singapore, Ngài S. Iswaran – Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore bày tỏ nhất trí với các đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên thời gian tới trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm mạng, bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Singapore trong vấn đề an ninh mạng sẽ trở nên sâu sắc hơn nữa.
Đồng thời, Ngài S. Iswaran cập nhật về tình hình tội phạm mạng tại Singapore và khẳng định cam kết của Chính phủ Singapore trong nỗ lực đấu tranh phòng, chống loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này và tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới hướng tới một không gian mạng an toàn.
Nhiều Người Mỹ Về Hưu Chọn Sống Ở Việt Nam
Nhiều người Mỹ về hưu, bao gồm các cựu binh Mỹ, đã quay trở lại Việt Nam và tận hưởng cuộc sống với chất lượng ngày càng tăng.
Hơn 58.000 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, rất nhiều cựu binh Mỹ đã quay trở lại Việt Nam để tìm kiếm sự thấu hiểu, tha thứ hoặc hòa giải. Giờ đây, nhiều người đến Việt Nam với những lý do thực tế hơn: giá nhà rẻ, chi phí y tế thấp và mức sống ngày càng nâng cao.
John Rockhold ở thung lũng San Fernando đã đăng ký vào lực lượng Hải quân Mỹ ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Là một hạ sĩ quan hải quân, Rockhold từng dành nhiều tháng vận hành những chiếc thuyền thả đặc nhiệm hải quân Mỹ vào ban đêm, dọc theo những bờ biển dài của Việt Nam.
Sau khi rời quân ngũ, Rockhold làm công việc của một nhà thầu quốc phòng, hoạt động chủ yếu tại châu Phi. Ông quay trở lại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992. Sau đó, Rockhold định cư tại Việt Nam vào năm 1995 – cùng năm Mỹ và Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ. Cựu binh Mỹ kết hôn với một phụ nữ Việt Nam vào năm 2009.
Rockhold yêu thích cuộc sống tại Việt Nam tới mức ông đã thuyết phục mẹ ông chuyển từ Santa Maria, bang California, Mỹ tới Việt Nam vào năm 2009.
“Bà đến dự đám cưới và quyết định ở lại”, Rockhold vừa nói vừa cười.
Mẹ của cựu binh Mỹ sống tại Việt Nam cho tới khi bà qua đời vào năm 2023. Khi đó bà 94 tuổi.
Rockhold hiện 66 tuổi và có hai con, lần lượt 10 tuổi và 9 tuổi. Vợ ông là bà Tu Viet Nga.
Hai con của Rockhold đều sinh mổ. Chi phí cho một ca sinh mổ, bao gồm 4 ngày ở bệnh viện, khoảng 1.200 USD, ít hơn nhiều so với ở Mỹ.
Gia đình Rockhold hiện sống trong một căn hộ ở tầng 20 nhìn ra sông Sài Gòn. Họ mua căn hộ diện tích khoảng 170 m2 có 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm với giá khoảng 250.000 USD vào năm 2011.
Sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á đã tạo ra một bối cảnh mà ít người nghĩ tới trước đây: Ngày càng nhiều người Mỹ lớn tuổi đang hưởng thụ một cuộc sống gợi nhớ đến Florida, Nevada và Arizona, nhưng lại là ở Việt Nam.
Trong khi đó hàng xóm cũng rất thân thiện: Phần lớn người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh và Rockhold nói rằng ông hiếm khi gặp phải sự oán giận, ngay cả khi ông chia sẻ về thời kỳ quân ngũ trước đây.
Người Mỹ tại Việt Nam
Phần lớn chủ sở hữu của các căn hộ trong tòa chung cư nơi Rockhold đang sống thuộc nhóm trung lưu phát triển mạnh tại Việt Nam. Cựu binh Mỹ ước tính khoảng 1/5 cư dân trong tòa nhà 25 tầng là người nước ngoài.
“Người Việt rất tốt với tôi, đặc biệt khi so sánh với chính đất nước của tôi sau khi tôi trở về từ chiến tranh”, Rockhold nói.
Khi nghỉ hưu, Rockhold luôn bận rộn: Ông giúp Việt Nam nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng và tham gia vào một tổ chức từ thiện cung cấp năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Trang trại của vợ ông chỉ cách nơi Rockhold từng chiến đấu khoảng 45 phút lái xe.
“Tôi chưa từng có suy nghĩ rằng, 30 năm sau tôi sẽ sở hữu một vài thứ ở Việt Nam”, Rockhold cho biết.
Hiện chưa có con số thống kê chính xác bao nhiêu người Mỹ nghỉ hưu đang sống ở Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn của báo Los Angeles Times với hơn 10 người Mỹ về hưu đang sống ở Việt Nam cho thấy, một số người ở lại Việt Nam với thị thực du lịch 1 năm, một số người khác ở đây chỉ trong 1 hoặc 2 mùa, và cũng có những người đủ điều kiện cư trú lâu dài bằng cách kết hôn với người Việt Nam như Rockhold.
Cựu binh Michael Gormalley đã trở lại Việt Nam để giảng dạy tiếng Anh tình nguyện cho các trường phổ thông ở nông thôn từ năm 2008. Năm 2014, ông bắt đầu giảng dạy tại một trường đại học ở Việt Nam.
Ông Gormalley, 71 tuổi, từng là hiệu trưởng của một trường ở Pittsfield, Massachusetts, Mỹ. Cựu binh Mỹ nói rằng việc ông tham gia giảng dạy để “thể hiện sự tôn trọng với những người Mỹ và người Việt Nam đã thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam”.
Frederick R. Burke, một luật sư của hãng luật Baker McKenzie và là người có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng người Mỹ tại Việt Nam, đã đưa ra nhận định về việc các cựu binh Mỹ chọn sống ở Việt Nam.
“Họ muốn trở lại và muốn hòa giải. Họ thường kết hôn với một phụ nữ Việt Nam, và các lợi ích dành cho cựu binh cũng như an sinh xã hội tốt hơn nhiều so với ở Los Angeles”, Burke cho biết.
Rockhold nói rằng việc chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể.
“Đây là một trong những nơi an toàn nhất thế giới, chuyện móc túi vặt gần như chưa nghe thấy bao giờ”, cựu binh Mỹ nói thêm.
Rockhold cũng chia sẻ rằng một số người bạn của ông là người Mỹ tại Việt Nam nhưng chưa từng tham gia quân ngũ ở Việt Nam.
“Chi phí sinh hoạt ở đây rất thấp”, cựu binh Mỹ cho biết.
Thành Đạt
Theo Los Angeles Times
Thúc Đẩy Việc Thực Hiện Pháp Luật Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực trạng thực hiện pháp luật kinh doanh cho thấy nhu cầu phải thúc đẩy tính chủ động thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết tập trung phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Đặt vấn đề
Doanh nghiệp là một chủ thể có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp, cũng có những tác động mạnh mẽ đến các chủ thể khác trong xã hội và sự phát triển của kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp chưa tích cực thực hiện pháp luật kinh doanh mà rõ nét nhất là trong các lĩnh vực pháp luật về thuế, môi trường và lao động. Tình trạng doanh nghiệp nợ đọng thuế, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, xả thải gây ô nhiễm môi trường còn xảy ra với số lượng lớn. Điều đó đặt ra nhu cầu có các biện pháp thúc đẩy tính tự giác trong thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
Cũng như các hiện tượng xã hội khác, việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện pháp luật đó. Do vậy, để thúc đẩy việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp cần chú trọng tăng cường các yếu tố có tác động tích cực và hạn chế các yếu tố có tác động tiêu cực.
Yếu tố thứ nhất là lợi ích của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp bởi đây chính là mục tiêu, là động lực để doanh nghiệp tham gia vào thị trường, thực hiện các hành vi kinh doanh. Chính vì vậy, yếu tố này cũng tác động đến việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ tận dụng tối đa việc thực hiện pháp luật đem lại lợi ích cho mình như các chính sách miễn giảm thuế, chính sách thúc đẩy đầu tư, đồng thời hạn chế việc thực hiện pháp luật mà kết quả là ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, như: nộp thuế, thực hiện trách nhiệm với người lao động, bảo vệ môi trường…
Đây là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại khó thay đổi bởi lẽ lợi ích chính là lý do cho sự tồn tại của các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp xã hội), do đó, việc sử dụng các yếu tố khác có tác động tích cực đến việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm giảm sự tác động tiêu cực từ yếu tố ảnh hưởng này, hướng đến bảo vệ và phát triển các lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như của các chủ thể khác.
Yếu tố thứ hai là chất lượng của hệ thống pháp luật kinh doanh
Xây dựng pháp luật là hoạt động mô hình hóa hiện thực xã hội và nâng lên thành các quy tắc xử sự chung được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước còn thực hiện pháp luật là đưa những mô hình đó vào cuộc sống. Chính vì vậy, chất lượng của hệ thống pháp luật với ý nghĩa là kết quả của quá trình xây dựng pháp luật có tác động mang tính quyết định đến thực hiện pháp luật nói chung, việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Yếu tố thứ ba là trình độ ý thức pháp luật của doanh nghiệp
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, quan niệm về pháp luật, là tình cảm và tâm trạng của con người đối với pháp luật.
Về mặt cấu trúc, ý thức pháp luật bao gồm tâm lý pháp luật, hệ tư tưởng pháp luật. Tâm lý pháp luật là tổng thể những cảm xúc, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, tâm lý pháp luật được hình thành ở từng cá nhân, từng nhóm người, từng giai cấp từ sự ảnh hưởng của pháp luật, của quá trình điều chỉnh xã hội bằng pháp luật, của quá trình áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật là tổng thể các tư tưởng, học thuyết, trường phái lý luận, quan điểm khoa học về pháp luật, nói cách khác, đó là nhận thức, là sự hiểu biết của con người về pháp luật.
Đối với việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng, sự tác động của ý thức pháp luật có thể được xem xét thông qua sự tác động của từng bộ phận cấu thành ý thức pháp luật là hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật ở cấp độ cá nhân và nhóm được hiểu là những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm… về pháp luật. Sự nhận thức này có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, tương ứng với đó, ý thức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ, cùng với quy định về việc đóng bảo hiểm cho người lao động, nếu doanh nghiệp không nắm rõ các quy định của pháp luật thì có thể thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình; ở mức độ cao hơn, doanh nghiệp nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình và người lao động có thể thực hiện đúng, đủ các quy định này nhưng vẫn có thể chây ỳ hoặc trốn tránh nghĩa vụ để được hưởng lợi từ đó; nếu có nhận thức đầy đủ và toàn diện về quy định này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được việc trốn tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm cho người lao động không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, dẫn đến tâm lý chán nản, không tích cực lao động sản xuất của họ, ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp mà còn nhận thức được hành vi đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp và trong trường hợp pháp luật có quy định, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhiều mặt của doanh nghiệp do bị đánh thấp chỉ số tin cậy.
Tâm lý pháp luật bao hàm các trạng thái tâm lý đối với pháp luật như tôn trọng, niềm tin, mong muốn… của chủ thể. Tâm lý pháp luật chi phối trực tiếp quá trình thi hành pháp luật của chủ thể, là yếu tố thúc đẩy các chủ thể lựa chọn và thực hiện hành vi pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Khi doanh nghiệp có sự tôn trọng pháp luật, doanh nghiệp sẽ tự giác, chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định, kiềm chế thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm, đồng thời, sẽ có ý thức thực hiện đúng, đủ mà không phải là thực hiện một cách đối phó, gượng ép.
Niềm tin vào pháp luật, vào lẽ công bằng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện pháp luật. Nếu doanh nghiệp tin tưởng vào cơ chế giải quyết tranh chấp hợp pháp thì doanh nghiệp sẽ sử dụng các cơ chế đó thay vì thực hiện các hành vi trái pháp luật để bảo vệ các lợi ích của mình như sử dụng xã hội đen, dịch vụ đòi nợ xấu bất hợp pháp… Nếu doanh nghiệp tin tưởng rằng các hành vi vi phạm pháp luật thuế đều bị xử lý nghiêm minh thì doanh nghiệp sẽ tích cực hơn trong việc thực hiện pháp luật về thuế.
Yếu tố thứ tư là các cơ chế điều chỉnh xã hội khác
Các cơ chế điều chỉnh xã hội khác bao gồm: đạo đức, dư luận xã hội, hoạt động của các tổ chức phi nhà nước.
Đạo đức là những quan niệm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lẽ công bằng… hay “là toàn bộ những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ chúng mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội và giữa con người với giới tự nhiên”. Đạo đức hướng con người tới cái chân – thiện – mỹ, chống lại cái giả, cái xấu.
Ví dụ, việc xả thải ra môi trường của các doanh nghiệp sẽ tạo nên dư luận của những người dân sống xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc xả thải đó như phải sử dụng nước nhiễm độc, không khí ô nhiễm… Với sức mạnh điều hòa các mối quan hệ xã hội của mình, dư luận xã hội đóng vai trò bảo vệ các quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con người, khi xuất hiện hành vi xâm phạm đến lợi ích đặc thù của nhóm xã hội, dư luận xã hội sẽ lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Do đó, việc sử dụng công cụ dư luận xã hội cũng tác động lên việc thực hiện pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy điều này qua việc thời gian qua, đứng trước nhiều thông tin tiêu cực về hỏa hoạn tại các nhà chung cư, người tiêu dùng đã có ý thức hơn với các điều kiện phòng cháy chữa cháy của chung cư, từ đó, các chủ đầu tư cũng phải chú trọng vấn đề này để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.
Các tổ chức phi nhà nước bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xã hội – chính trị khác nhau. Hoạt động của các tổ chức này có thể là nhằm đại diện cho tiếng nói của cộng đồng dân cư, người lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn các cấp), người tiêu dùng (hệ thống cơ quan của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – VINATAS), bảo vệ môi trường (Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Tổ chức hành động vì môi trường…), từ đó tạo ra các đối trọng buộc doanh nghiệp phải cân nhắc để thực hiện pháp luật kinh doanh.
Các tổ chức xã hội phi nhà nước hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp như các hiệp hội ngành nghề trong từng lĩnh vực cụ thể luôn có điều lệ hoạt động chung, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong hoạt động kinh doanh của mình mà còn thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp.
Phương hướng nhiệm vụ thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện pháp luật kinh doanh ở nước ta
Từ những phân tích trên có thể thấy, để thúc đẩy thực hiện pháp luật của doanh nghiệp, cần xác định các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng pháp luật kinh doanh
Theo đó, phải đảm bảo các thuộc tính bao gồm tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính khả thi của pháp luật.
Tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội để các quan hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh.
Yêu cầu về tính toàn diện và đồng bộ của pháp luật kinh doanh, do đó, được hiểu là có các quy định đầy đủ để điều chỉnh các phương diện của hoạt động kinh doanh, từ sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Yêu cầu về tính toàn diện và đồng bộ càng đặt ra cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc xuất hiện các ngành nghề mới với các phương thức sản xuất, kinh doanh mới phải được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Nhất là trong giai đoạn mà khoa học công nghệ đang có những tiến bộ mạnh mẽ làm nền tảng cho rất nhiều phương thức kinh doanh mới.
Có thể thấy, nhu cầu trên qua sự xuất hiện của Grab, Uber tại Việt Nam và nhiều quốc gia. Sự xuất hiện của một loại phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ đã khiến các quốc gia gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và thậm chí là phân loại nó. Việc chậm trễ trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh loại hình kinh doanh này đã gây ra nhiều vấn đề về xã hội (tranh chấp kéo dài giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ hay vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động, người tiêu dùng).
Trào lưu startup hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức đối với tính đồng bộ và toàn diện của pháp luật kinh doanh. Với phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ và là những yếu tố ban đầu của nền kinh tế tri thức, sự xuất hiện của các startup cũng đặt ra hàng loạt các vấn đề về mặt pháp lý cần phải giải quyết.
+ Tính thống nhất của pháp luật kinh doanh:
Giữa các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật không chỉ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ mà còn luôn có sự thống nhất nội tại với nhau15.
Tính thống nhất của pháp luật kinh doanh thể hiện ở sự thống nhất giữa các chế định, giữa các quy phạm pháp luật trong cùng chế định, không có trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật kinh doanh.
Tính thống nhất của pháp luật kinh doanh còn thể hiện ở sự đồng nhất về mục đích điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Theo đó, các quy phạm bắt buộc luôn có các chế tài đảm bảo thực hiện hoặc tương ứng với các quy phạm ghi nhận quyền của doanh nghiệp thì cũng có cơ chế bảo vệ phù hợp.
+ Tính phù hợp của pháp luật kinh doanh:
Tính phù hợp của pháp luật kinh doanh là sự tương thích giữa các quy phạm pháp luật với các quy luật khách quan của xã hội. Yêu cầu về tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt, như phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.
Khi pháp luật kinh doanh phù hợp kinh tế, nghĩa là vừa phản ánh được những quy luật kinh tế chung vừa phản ánh được những quy luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất đang tồn tại thì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của phương thức sản xuất ấy.
Yêu cầu phù hợp với các điều kiện chính trị được thể hiện ở chỗ pháp luật kinh doanh phản ánh đầy đủ đường lối chính sách của Đảng lãnh đạo, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau một cách hài hòa.
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều giai tầng khác nhau với các lợi ích khác nhau, do đó, chỉ khi các quy định của pháp luật hài hòa được các lợi ích đó, tức là đảm bảo lợi ích cơ bản của tất cả các lực lượng chủ yếu trong xã hội, lợi ích hợp pháp của tầng lớp này không xung đột với lợi ích của các tầng lớp khác thì mới đảm bảo sự phát triển bình thường của các quan hệ xã hội và thúc đẩy việc thực hiện pháp luật kinh doanh.
Pháp luật kinh doanh cũng cần phù hợp với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác như đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, dư luận xã hội…, theo đó, nếu pháp luật kinh doanh có tác động cùng chiều với các công cụ khác thì sẽ tạo ra sự cộng hưởng thúc đẩy việc thực hiện pháp luật.
Sự phù hợp của pháp luật kinh doanh với pháp luật quốc tế cũng ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quốc gia đã ký kết hoặc tham gia, các điều ước quốc tế, hệ thống pháp luật quốc gia trong đó có pháp luật kinh doanh phải phù hợp với các điều ước quốc tế đó để đảm bảo các nguyên tắc xây dựng pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hội nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế quốc tế.
Chỉ khi pháp luật kinh doanh có các thuộc tính trên thì mới có tính khả thi trong thực tế.
Thứ hai, nâng cao trình độ ý thức pháp luật của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp có sự tôn trọng pháp luật, doanh nghiệp sẽ tự giác, chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định, kiềm chế thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm, đồng thời, sẽ có ý thức thực hiện đúng, đủ mà không phải là thực hiện một cách đối phó, gượng ép.
Thứ ba, sử dụng một cách hiệu quả các cơ chế điều chỉnh xã hội khác
Việc sử dụng các cơ chế điều chỉnh xã hội khác như đạo đức, dư luận xã hội, hoạt động của các tổ chức phi nhà nước đem lại hiệu quả cao, đồng thời có tác động bền vững và sâu rộng. Trong thời gian qua, có thể thấy sự ảnh hưởng của các cơ chế này đối với việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp như sức ép từ dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư các nhà chung cư hay sự nhận thức về đạo đức kinh doanh cũng định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp…
Tài liệu tham khảo, trích dẫn 1. Trang thông tin Cục Thuế Hà Nội tại địa chỉ http://hanoi.gdt.gov.vn/ đăng tải công khai 125 doanh nghiệp nợ thuế, phí. 2. Trang Thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ http://bhxhtphcm.gov.vn/tintuc/chitiet/2815 thông báo việc Công ty CP Thương mại Nguyễn Kim bị truy thu tiền bảo hiểm xã hội của người lao động. 3. Trường Đại học Luật Hà Nội ( 2023), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, tr. 443 – 444. 4. Nguyễn Thị Hồng Huệ, Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. 5. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, tr.440. 6. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.14. 7. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh xã hội”, 18 (3), tr.2. 8. Ngọ Văn Nhân (2011), Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.22. 11. Tlđd, tr.48. 12. Tlđd, tr.48. 13 .http://cityland.com.vn/news/detail/cfl-chu-dau-tu-ngay-cang-quan-tam-den-antoan-phong-chay-chua-chay-o-chung-cu-745.html 14. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh xã hội”, 18 (3), tr.11. 15. Nguyễn Minh Đoan (2013), Thực hiện pháp luật và văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 44. 16. Nguyễn Minh Đoan (2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.45.
Manga Luật Sư Quỷ Sẽ Kết Thúc Ở Việt Nam Vào Tháng 5
Theo thông tin mới nhất, bộ truyện tranh hành phiêu lưu Luật Sư Quỷ ( Defense Evil ) của cặp đôi Youn In Wan và Yang Kyung-Il đã phát hành tới tập 6 và chuẩn bị kết thúc ở Việt Nam. Tập cuối của truyện dự kiến trình làng vào tháng 5 tới.
Luật Sư Quỷ vốn là một truyện ngắn có tựa đề Akuma Bengoshi Kukabara, đăng tải trên tạp chí Sunday GX (2008). Nhờ kịch bản hấp dẫn và kịch tính, truyện đã được chuyển thể thành truyện tranh dài kỳ và nằm trong top các bộ truyện tranh ăn khách nhất của NXB Shogakukan. Sau 4 năm phát hành, Luật Sư Quỷ đã bán bản quyền thành công cho Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam. Nó trở thành tác phẩm ăn khách thứ 3 trong sự nghiệp sáng tác truyện tranh của họa sĩ Yang Kyung-Il ở Nhật Bản.
Trước khi sang Nhật cộng tác với NXB Shogakukan, Yang Kyung-Il cũng là một họa sĩ nổi tiếng tại Hàn Quốc với hai phẩm kinh điển ở đầu thập niên 90 như Thiên Vương Thần Kiếm (The Legend of Soma ) và Island. Hai tác phẩm trên đều được NXB Daiwon C.I chuyển nhượng tác quyền cho hãng Tokyo Pop, NXB Đông Lập và một số đối tác tại Nhật. Sau đó, Yang Kyung-Il lọt vào mắt xanh của các biên tập viên ở NXB Shogakukan. Từ đó ông và nhà biên kịch Youn In Wan có nhiều cơ hội lập nghiệp ở Nhật Bản.
Năm 1999, Yang Kyung-Il đã minh họa thành công cho tác phẩm Zombie Hunter của tác giả Hirai Kazumasa. Nhờ tiếng vang của Zombie Hunter, ông trở thành một họa sĩ Hàn Quốc hiếm hoi được yêu thích ở Nhật và tiếp tục ra mắt nhiều bộ truyện đình đám như Ám Hành Ngự Sử (Shin Angyo Onshi), March Story và Burning Hell. Còn ở Việt Nam, hầu hết các manga của ông đã được mua bản quyền như Thiên Vương Thần Kiếm (công ty Vàng Anh), Ám Hành Ngự Sử và Luật Sư Quỷ (NXB Trẻ).
Thanh Vân
04-12-2014 Manga Luật Sư Quỷ chuẩn bị ra mắt tại Việt Nam 05-03-2023Ngoại truyện manga Beelzebub sẽ kết thúc vào tháng 3 06-03-2023Manga Kobayashi 3+1 sắp ra phần mới tại Nhật
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Sư Mỹ Ấn Tượng Về Thúc Đẩy Quyền Người Đồng Tính Ở Việt Nam trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!