Bạn đang xem bài viết Giấy Ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không ? Thủ Tục Công Chứng ? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng hợp các trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản
Ủy quyền là gì? Văn bản ủy quyền là gì? Ủy quyền là việc cá nhân, pháp nhân cho phép một cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ( theo khoản 1 điều 134 Bộ luật dân sự 2015) Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản nào quy định về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và công chứng, chứng thực như hợp đồng ủy quyền – Các trường hợp phải công chứng ủy quyền: 1. Ủy quyền đăng ký hộ tịch Người yêu cầu cấp bản sao trích lúc hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch ( khai sinh; thay đổi; cải chính hộ tịch; khai tử,…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay Lưu ý: Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền 2. Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền 3. Cổ đông ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội đồng cổ đông 4. Người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp khi xuất cảnh khỏi Viêt Nam phải ủy quyền cho người khác khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình 5. Chủ tịch doanh nghiệp Nhà nước vắng mặt ở Việt Nm trên 30 ngày ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị 6. Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không đủ năng lực dể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ủy quyền cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên 7. Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính 8. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mùa nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế 9. Người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam ủy quyền cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định 10. Chủ nợ ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ 11. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục pá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu không tham gia Hội nghị chủ nợ thì ủy quyền cho người khác tham gia 12. Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Thủ tục làm giấy Ủy quyền
a. Giấy tờ bên Ủy quyền 1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền 2. Hộ khẩu của bên ủy quyền 3. Giấy tờ chứng minh quan hệ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền 4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác ( Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…) 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. 6. Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại b. Giấy tờ bên nhận ủy quyền gồm: 1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền 2. Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền. 3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên – Phòng Công chứng. 4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy uỷ quyền đã được công chứng. – Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc. Sau khi nhận được giấy ủy quyền đã công chứng này thì vợ bạn có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện giao dịch.
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.com.vn
Trân trọng !
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh:
Giấy Ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không? Thủ Tục Công Chứng Giấy Ủy Quyền
Giấy ủy quyền có phải công chứng không? Những thủ tục công chứng giấy ủy quyền cần những gì?
1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền
Theo quy định của pháp luật về giấy ủy quyền, tại Điều 134, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
– Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Ủy quyền được hiểu là một trong hai hình thức đại diện (đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật). Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
Giấy ủy quyền được xem là một hành vi pháp lý đơn phương. Theo đó, người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện, thay mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nội dung trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và được hưởng quyền lợi trong phạm vi quy định được nêu trong giấy ủy quyền được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Giấy ủy quyền không được phép ủy quyền lại như hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể như hợp đồng ủy quyền. Sau khi giấy ủy được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
2. Các trường hợp lập giấy ủy quyền
Việc lập giấy ủy quyền có 02 trường hợp:
– Trường hợp 1: Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
– Trường hợp 2: Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.
3. Quy định của pháp luật về công chứng giấy ủy quyền
Theo Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể về những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng. Giấy ủy quyền cần được công chứng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực ủy quyền luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể. Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng giấy ủy quyền trong một số trường hợp không bắt buộc.
Luật chuyên ngành điều chỉnh trường hợp phải công chứng giấy ủy quyền cụ thể như:
– Theo Khoản 1 Điều 101 Bộ Luật dân sự 2015
Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Theo khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế.
– Theo khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009
Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền).
– Theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
– Theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP
Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
– Tại Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia định năm 2014
Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Như vậy, theo những phân tích và dẫn chứng cụ thể ở trên. Giấy ủy quyền không nhất thiết phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý, trừ một số trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.
4. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền
Theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014, quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.
Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền cần phải được công chứng. Khi yêu cầu công chứng giấy ủy quyền, các bên cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau:
Các giấy tờ của bên ủy quyền cần chuẩn bị
– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp về thân nhân, nơi ở của vợ, chồng hoặc của người được ủy quyền đại diện nếu ủy quyền (bản chính và bản sao).
-Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;
-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
+Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);
Các giấy tờ của bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị
-Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).
-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
5. Tư vấn trường hợp cụ thể
Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng
Trường hợp người chồng muốn ủy quyền cho người vợ của mình ra ngân hàng lấy tiền hộ thì cần làm giấy ủy quyền như thế nào?
Với trường hợp cụ thể này, chúng tôi xin nêu ra quy trình làm việc như sau:
– Trình tự thực hiện
Bước 1: Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu) đồng thời xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (bản chụp và bản chính kèm theo để đối chiếu).
Bước 2: Nhân viên nghiệp vụ của Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.
Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.
Bước 4: Bên uỷ quyền đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.
Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí.
Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.
– Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng – Sở Tư pháp hoặc Văn phòng công chứng.
– Thành phần hồ sơ
+ Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.(Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng/ Văn phòng công chứng soạn thảo ).
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật
+ Giấy tờ tùy thân: CMND, hộ khẩu ….
– Thời hạn giải quyết
Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân, tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Công chứng viên của Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy uỷ quyền đã được công chứng.
Khi đã nhận được giấy ủy quyền đã công chứng, người vợ có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện các giao dịch.
Giấy Uỷ Quyền Có Bắt Buộc Phải Công Chứng Không? Trình Tự Thủ Tục Công Chứng Giấy Ủy Quyền?
Giấy ủy quyền như thế nào được coi là hợp lệ? Cán bộ từ chối chứng thực giấy ủy quyền vì người yêu cầu không biết chữ? Giấy ủy quyền có cần các thành viên trong gia đình đồng ý không? Thời điểm có hiệu lực của giấy ủy quyền?
Có thể vì lý do ở xa, bận việc, không sắp xếp được hay bị ốm đau bệnh tật… – rất nhiều lý do khác nhau xảy ra khi con người có rất nhiều hoạt động mà họ không thể tự mình thực hiện giao dịch được. Những lúc như vậy, họ thường tìm đến giải pháp ủy quyền cho người khác bằng hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Vậy Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền như thế nào?
Hiện nay, quy định về ủy quyền và giấy ủy quyền được quy định cụ thể trước hết ở Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Cụ thể như sau:
Về vấn đề ủy quyền, hiện nay trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm “Ủy quyền” hay “Giấy ủy quyền”. Tuy nhiên căn cứ vào nghĩa của từ và các quy định chung về hợp đồng ủy quyền, đại diện theo ủy quyền được quy định tại các Điều từ Điều 138 đến Điều 141 và Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu:
Ủy quyền là khái niệm dùng để chỉ một người/một tổ chức (sau đây gọi là bên ủy quyền) ủy thác và cho phép một người khác/một tổ chức khác (gọi là bên được ủy quyền) nhân danh, đại diện và thay mặt cho mình xác lập và thực hiện một giao dịch, một công việc trong phạm vi ủy quyền.
Khi xác lập quan hệ ủy quyền thì sau đó, giao dịch mà do bên được ủy quyền thực hiện với bên thứ ba trong phạm vi ủy quyền sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên ủy quyền và bên thứ ba.
Theo quy định của pháp luật về dân sự thì cá nhân có thể là người đại diện theo ủy quyền (hay còn gọi là bên được ủy quyền) để tham gia các giao dịch dân sự khi đã từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số giao dịch, hay quan hệ yêu cầu người tham gia giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Hiện nay, trên thực tế quan hệ ủy quyền có thể được thể hiện dưới dạng Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Trong đó:
Dù là giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền thì hiện nay, trong quy định của pháp luật về dân sự (cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015) không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng. Cụ thể, một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng có thể được kể đến như sau:
– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
– Văn bản ủy quyền (trong đó có thể là Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền) cho người khác thay mình thực hiện việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch (Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP). Lưu ý: các trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha-mẹ-con không được phép ủy quyền…
Do vậy, qua phân tích có thể xác định, tùy vào từng trường hợp mà Giấy ủy quyền có thể bắt buộc phải công chứng hoặc không, dựa trên nội dung của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp, pháp luật không yêu cầu Giấy ủy quyền phải công chứng thì các bên tham gia quan hệ ủy quyền vẫn có thể công chứng Giấy ủy quyền theo yêu cầu.
Về thủ tục công chứng Giấy ủy quyền, căn cứ theo quy định tại Điều 40, 41, 55 Luật công chứng năm 2014 sẽ được thực hiện như sau:
– Người ủy quyền sẽ đến Văn phòng công chứng, mang theo Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu và Hộ khẩu, cùng văn bản dự thảo của Giấy ủy quyền. Nếu không lập văn bản ủy quyền dự thảo thì có thể trực tiếp đến lập tại Văn phòng công chứng/Tổ chức hành nghề công chứng.
Đồng thời, tùy vào việc ủy quyền để làm gì, trong trường hợp nào mà công chứng viên sẽ yêu cầu người yêu cầu công chứng thực hiện việc cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết.
– Người yêu cầu công chứng điền vào Phiếu yêu cầu công chứng.
– Bên ủy quyền đọc lại Giấy ủy quyền và trực tiếp ký vào giấy ủy quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
– Công chứng viên ghi lời chứng vào sổ công chứng, kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu và thu lệ phí công chứng từ người yêu cầu công chứng và trao Giấy ủy quyền đã được công chứng cho người yêu cầu – ở đây là người ủy quyền.
Nơi thực hiện: Văn phòng công chứng/ Tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ thuận tiện cho người ủy quyền, hoặc cả hai bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
TƯ VẤN MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Xin chào công ty Luật Dương Gia!
Tôi có vấn đề thắc mắc như sau. Tôi là người sống độc thân, ít đây không lâu tôi có chung sống với một người phụ nữ. Tôi được biết là người phụ nữ này đang có gia đình và có một đứa con lớn rồi. Giữa tôi và người phụ nữ có với nhau một đứa con trai, hiện nay cháu mới được 5 tháng tuổi. Tôi đã vào tên cháu trong sổ hộ khẩu của gia đình tôi, bây giờ người phụ nữ này muốn giành nuôi con không cho tôi nuôi đứa bé. Giờ tôi phải làm sao để được nuôi con, việc tôi sống với phụ nữ này có vi phạm pháp luật không?
Điều 59 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP quy định:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Theo Điều 182 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Như vậy, hành vi của anh có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, con anh mới 5 tháng tuổi thì lúc này quyền nuôi con hoàn toàn thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng để nuôi.
Chào luật sư! Cho tôi hỏi: Khi có yêu cầu chứng thực trên giấy ủy quyền hồ sơ gồm có chứng minh thư và Giấy ủy quyền, nhưng cán bộ tư pháp đã từ chối chứng thực với lí do người yêu cầu không biết chữ. Cán bộ giải quyết như vậy có đúng không? Có cách giải quyết nào khác không ạ? Xin cảm ơn luật sư!
Khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định:
Như vậy, nếu người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
Chào luật sư, nội cháu làm giấy ủy quyền sử dụng đất cho cha cháu có cần những người cùng hộ khẩu kí không?(những người kí là những người cùng hộ khẩu với nội hay là những người đang cùng hộ khẩu với nội) (vì các con của nội đã tách hộ khẩu chỉ còn 1 đứa cháu chung hộ khẩu. Sau khi UQ cha cháu cho thuê mảnh đó được không?
Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền:
Như vậy, pháp luật dân sự đồng ý cho phép các bên thực hiện việc ủy quyền nếu có thỏa thuận, kể cả việc ủy quyền quyền sử dụng đất. Tuy nhiên việc có phải cho những người cùng hộ khẩu với nội bạn ký đồng ý ủy quyền hay không còn tùy thuộc vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà nội bạn được cấp. Nếu giấy chứng nhận chỉ ghi đứng tên nội bạn mà không có gì khác thì việc ủy quyền sẽ không yêu cầu phải có chữ ký của người cùng hộ khẩu vì mảnh đất đó hoàn toàn thuộc sở hữu của nội bạn và nội bạn có quyền tự định đoạt đối với mảnh đất đó. Trong trường hợp mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đứng tên nội bạn, nhưng là giấy cấp chung cho hộ gia đình, thì mảnh đất đó được coi là tài sản chung của hộ gia đình và mọi người trong hộ đều có quyền định đoạt đối với tài sản đó nên khi lập hợp đồng ủy quyền thì buộc phải có chữ ký của những người cùng hộ khẩu với nội bạn. Căn cứ quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015:
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Đối với trường hợp sau khi ủy quyền thì cha bạn có được cho thuê mảnh đất đó không thì điều này hoàn toàn phụ thuộc và nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.
Theo đó nếu cha bạn muốn cho thuê lại mảnh đất này thì nên thỏa thuận trước trong hợp đồng ủy quyền, bởi vì người được ủy quyền chỉ được làm những việc trong phạm vi được ủy quyền, nếu vi phạm có thể bị buộc chấm dứt hợp đồng và phạt hợp đồng theo quy định.
Nhờ các luật gia tư vấn giúp về giấy ủy quyền như sau: Giấy ủy quyền của Giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc ký ngày 19/5/2018 nhưng trong nội dung giấy ủy quyền ghi có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đến 30/12/2018. Vậy giấy ủy quyền có hợp lệ không? Việc đơn dự thầu do phó giám đốc ký ngày 19/5/2018 có hiệu lực không đối với giấy ủy quyền nêu trên?
1. Giấy ủy quyền có hợp lệ không?
Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền như sau:
Theo như bạn trình bày, giấy ủy quyền giữa hai bên ký kết vào ngày 19/05/2018, tuy nhiên hai bên thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Như vậy giấy ủy quyền này vẫn có hiệu lực pháp luật.
2. Đơn dự thầu do Phó giám đốc ký ngày 19/5/2018 có hiệu lực không?
Theo phân tích ở trên, giấy ủy quyền do Giám đốc ký là có hiệu lực pháp luật.
Mặt khác, Điều 565 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên được ủy quyền như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật hiệu lực của giáy ủy quyền:1900.6568
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.”
Như vậy, nếu hợp đồng ủy quyền giữa giám đốc và phó giám đốc có quy định về việc phó giám đốc có quyền kí đơn dự thầu thì đơn dự thầu đó hợp pháp, ký đúng thẩm quyền. Còn nếu trong hợp đồng ủy quyền không quy định về việc ký vào đơn dự thầu thì Phó giám đốc ký duyệt đơn đăng ký dự thầu là trái quy định pháp luật.
49.Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Ủy Quyền
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
– Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
* Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
* Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
– Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
+ Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.
– Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
– Bước 5: Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
b) Cách thức thực hiện:
– Người yêu cầu công chứng nộp và nhận kết quả giải quyết hồ sơ trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng);
– Trong trường hợp người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo đơn yêu cầu của người có yêu cầu công chứng.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu công chứng;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch;
* Giấy tờ xác thực về công việc được ủy quyền;
* Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên bán là cá nhân):
Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…;
Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân;
Giấy chứng nhận kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn);
Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản)…
* Giấy tờ về thẩm quyền đại diện:
Trong trường hợp giao dịch của người chưa thành niên:
Bản sao khai sinh;
Trong trường hợp người chưa thành niên thực hiện các giao dịch: Giấy chấp thuận của người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên thực hiện, xác lập giao dịch dân sự theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp đại diện theo ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền được lập đúng hình thức quy định.
Trong trường hợp mất/hạn chế năng lực hành vi:
Án tòa tuyên bố mất năng lực hành vi/hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Văn bản thỏa thuận cử người giám hộ, người giám sát giám hộ, đăng ký giám hộ;
* Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:
Cá nhân là người Việt Nam cư trú trong nước: hộ khẩu;
Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có các giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về quốc tịch như: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…;
Tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư): có các giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân và thẩm quyền quyết định thực hiện giao dịch theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư:
Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư;
Con dấu của pháp nhân (để đóng dấu vào văn bản công chứng theo Điều lệ của doanh nghiệp);
Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Ban chủ nhiệm hợp tác xã/Đại hội xã viên về việc chấp thuận hợp đồng giao dịch hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với giao dịch không thuộc thẩm quyền quyết định của người đại diện theo pháp luật (theo quy định của điều lệ doanh nghiệp và văn bản pháp luật)…;
Điều lệ của doanh nghiệp/hợp tác xã;
Báo cáo tài chính (trong trường hợp chứng minh thẩm quyền của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban chủ nhiệm Hợp tác xã).
* Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần… (trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp đồng);
* Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch).
* Đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo hợp đồng, giao dịch.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng ủy quyền được công chứng hoặc văn bản từ chối công chứng, có nêu rõ lý do.
h) Phí, lệ phí:
– Phí công chứng: 50.000 đồng/trường hợp;
– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016;
– Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Điều kiện đối với các bên:
+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng:
* Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch:
* Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng;
* Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
+ Trường hợp giao dịch tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện vì lợi ích của người đó;
+ Bên ủy quyền phải là có quyền hợp pháp để thực hiện công việc được giao trong văn bản ủy quyền;
+ Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật dân sự;
+ Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó;
– Điều kiện đối với công việc ủy quyền:
+ Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền;
+ Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu;
+ Không được phép ủy quyền trong một số trường hợp mà pháp luật không cho phép như kết hôn, ly hôn, lập di chúc, nhận cha, mẹ, con…
– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền;
– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;
– Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia;
– Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho giao dịch dân sự tại Việt Nam phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại);
– Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);
– Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015);
– Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015);
– Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);
– Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015);
– Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015);
– Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);
– Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007);
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú ngày 20 tháng 06 năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014);
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015);
– Luật Căn cước công dân năm 2014 ngày 20 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);
– Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013);
– Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006);
– Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 06 năm 2009 (có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 09 năm 2009);
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);
– Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015);
– Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015);
– Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015);
– Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2015);
– Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015);
– Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);
– Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);
– Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 03 năm 2017);
– Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 06 năm 2014);
– Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013);
– Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 04 năm 2012);
– Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012);
– Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2009);
– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 09 năm 2007);
– Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2007);
– Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007);
– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1999);
– Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai (có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015);
– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016);
– Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng Công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);
– Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015);
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2014);
– Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018);
– Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn Thành phố (có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 03 năm 2016).
[1] Nội dung in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.
Hợp Đồng Ủy Quyền Có Bắt Buộc Phải Công Chứng
Hợp Đồng ủy Quyền Có Bắt Buộc Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Cần Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Nào Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không, Những Hợp Đồng ủy Quyền Phải Công Chứng, Giấy ủy Quyền Phải Công Chứng, Giấy ủy Quyền Phải Được Công Chứng, Giấy ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không, Hợp Đồng Cầm Cố Có Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Nhà Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Có Cần Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng 2 Nơi, Hợp Đồng Công Chứng ủy Quyền ô Tô, Hợp Đồng Uỷ Quyền Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Công Chứng, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Nhà Đất, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Có Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Mua Bán Nhà Đất, Hợp Đồng Công Chứng Uỷ Quyền Xe ô Tô, Mẫu Hợp Đồng Uỷ Quyền Công Chứng, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Xe ô Tô, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Tại Phòng Công Chứng, Hợp Đồng Uỷ Quyền Có Cần Công Chứng Không, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Định Đoạt, Hợp Đồng ủy Quyền Căn Hộ Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Khi Mua Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Mua Bán Căn Hộ Chung Cư, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Mua Nhà Chung Cư, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Nhà Chung Cư, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Mua Bán Nhà Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Mua Bán Nhà Chung Cư, Mẫu Chứng Thực Hợp Đồng ủy Quyền, Tác Động Của Nhân Tố Đảng Phái Đến Chính Sách Đối Ngoại Của Chính Quyền Obama, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Giao Dịch Chứng Khoán, Hợp Đồng ủy Quyền Giao Dịch Chứng Khoán, Mẫu Chứng Thực Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Các Phương Tiện Tggt Đường Bộ (kể Cả Những Xe Có Quyền ưu Tiên) Đều Phải Dừng Lại Bên Phải, Hợp Đồng 68 Có Phải Là Công Chức Không, Ca Lâm Sàng Mắc Phải Tại Cộng Đồng, Thủ Tục Uỷ Quyền Công Chứng, Mẫu Giấy Uỷ Quyền Có Công Chứng, Giấy ủy Quyền Công Chứng, Mẫu Giấy Uỷ Quyền Công Chứng, Bệnh Án Viêm Phổi Mắc Phải Tại Cộng Đồng, Ca Lâm Sàng Viêm Phổi Mắc Phải Tại Cộng Đồng, Xe Mô Tô Và Xe ô Tô Tham Gia Giao Thông Trên Đường Bộ Phải Bắt Buộc Có Đủ Bộ Phận Giảm Thanh, Giấy ủy Quyền Có Cần Công Chứng Không, Mẫu Giấy ủy Quyền Phòng Công Chứng, Công Chứng Hợp Đồng, Giao Dịch Về Bất Động Sản, Khải 48 Nếu Vb Quy Phạm Pháp Luật Là Của Công Chúng Thì Mình Có Quyền Làm Gì Với Văn Bản Đấy Cũng Đc, Hãy Chứng Minh Quyền Học Tập Của Công Dân Việt Nam Hiện Nay Đang Được Thực H, Mẫu Chứng Từ Bắt Buộc, Mâu Bien Ban Ket Thuc Niêm Yet Cong Khai Cap Giay Chưng Nhân Quyền Sử Dụng Đất, Danh Mục Và Mẫu Chứng Từ Bắt Buộc, Mẫu Chứng Từ Kế Toán Bắt Buộc, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Thi Công, Quy Trình 4 Bước Tiêm Chủng, Quy Trình Gieo Hạt Phải Theo Trình Tự Các Bước Nào Sau Đây, Hợp Đồng ủy Quyền Giữa Hai Công Ty, Hợp Đồng ủy Quyền Thi Công Xây Dựng, Hợp Đồng ủy Quyền Quản Lý Công Ty, Giấy ủy Quyền Phải Làm ở Đâu, Phí Công Chứng Hợp Đồng Cho Vay, Hợp Đồng Cầm Cố Có Cần Công Chứng, 76 Mẫu Hợp Đồng Công Chứng, Hợp Đồng Cho Vay Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Điều Hành Công Ty, Bản Tin Công Đoàn Đổi Mới Vì Quyền Và Lợi ích Của Người Lao Động, Đơn Yêu Cầu Xử Lý Xâm Phạm Quyền Cần Phải Nộp Cho Cơ Quan Nào, Hợp Đồng Cho Vay Tiền Có Cần Công Chứng, Hãy Chứng Minh Xô Viết Nghệ Tĩnh Là Chính Quyền Cách Mạng Của Quần Chúng Dướ, Ba Cám Mất Sớm Vô Phải Sống Chung Với Mẹ Kế Và Em Gái Độc Acd, Mẫu Chứng Từ Ghi Số Thuế Phải Thu, 5 Loại Hợp Đồng Không Cần Công Chứng, From Mẫu Thông Báo Nghỉ Việc Phải Bồi Thường Hợp Đồng Lao Động, Chứng Khoán Phái Sinh, Bài Tập Chứng Khoán Phái Sinh, chúng tôi Hợp Đồng 3 Tháng Có Phải Đóng Bảo Hiểm Không, Hợp Đồng 1 Tháng Có Phải Đóng Bảo Hiểm Không, Danh Mục Hàng Hóa Phải Chứng Nhận Hợp Quy, Hãy Chứng Minh Cần Phải Chọn Sách Mà Đọc, Bài Tập Chứng Khoán Phái Sinh Có Lời Giải, Tia Hồng Ngoại Và Tia Rơnghen Có Bước Sóng Dài Ngắn Khác Nhau Nên Chúng, Hướng Dẫn Đăng Ký Hợp Đồng Chuyển Giao Quyền Sử Dụng Công Nghệ, Chứng Minh Rằng Cần Phải Chọn Sách Để Đọc, Quy Chế Giao Dịch Chứng Khoán Phái Sinh Tại Hnx, Đề Bài Chứng Minh Rằng Cần Phải Chọn Sách Mà Đọc, Hãy Chứng Minh Rằng Cần Phải Chọn Sách Mà Đọc, Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Hoạt Động Công Chứng, ý Nghĩa Thực Tiễn Trong Công Tác Vận Động Quần Chúng, Đề án Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Phái Sinh, Một Số Xu Hướng Chính Trị Chủ Yếu Trên Thế Giới Hiện Nay Và Tác Động Của Chúng Đối Với Công Cuộc Đổi, “công Tác Giải Quyết Khiếu Kiện Đông Người Liên Quan Đến Lợi ích Đất Đai, Quyền Lợi Kinh Tế, Hợp Đồng Ràng Buộc, Mẫu Hợp Đồng Ràng Buộc, Tiểu Luận Quyền Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người Lao Động, Báo Cáo Tham Luận “công Tác Giải Quyết Khiếu Kiện Đông Người Liên Quan Đến Lợi ích Đất Đai, Quyền Lợ,
Hợp Đồng ủy Quyền Có Bắt Buộc Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Cần Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Nào Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không, Những Hợp Đồng ủy Quyền Phải Công Chứng, Giấy ủy Quyền Phải Công Chứng, Giấy ủy Quyền Phải Được Công Chứng, Giấy ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không, Hợp Đồng Cầm Cố Có Phải Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Nhà Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Có Cần Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng 2 Nơi, Hợp Đồng Công Chứng ủy Quyền ô Tô, Hợp Đồng Uỷ Quyền Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Có Công Chứng, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Nhà Đất, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Có Công Chứng, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Mua Bán Nhà Đất, Hợp Đồng Công Chứng Uỷ Quyền Xe ô Tô, Mẫu Hợp Đồng Uỷ Quyền Công Chứng, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Xe ô Tô, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Tại Phòng Công Chứng, Hợp Đồng Uỷ Quyền Có Cần Công Chứng Không, Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Định Đoạt, Hợp Đồng ủy Quyền Căn Hộ Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Khi Mua Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Mua Bán Căn Hộ Chung Cư, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Mua Nhà Chung Cư, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Nhà Chung Cư, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Mua Bán Nhà Chung Cư, Hợp Đồng ủy Quyền Mua Bán Nhà Chung Cư, Mẫu Chứng Thực Hợp Đồng ủy Quyền, Tác Động Của Nhân Tố Đảng Phái Đến Chính Sách Đối Ngoại Của Chính Quyền Obama, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Giao Dịch Chứng Khoán, Hợp Đồng ủy Quyền Giao Dịch Chứng Khoán, Mẫu Chứng Thực Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Các Phương Tiện Tggt Đường Bộ (kể Cả Những Xe Có Quyền ưu Tiên) Đều Phải Dừng Lại Bên Phải, Hợp Đồng 68 Có Phải Là Công Chức Không, Ca Lâm Sàng Mắc Phải Tại Cộng Đồng, Thủ Tục Uỷ Quyền Công Chứng, Mẫu Giấy Uỷ Quyền Có Công Chứng, Giấy ủy Quyền Công Chứng, Mẫu Giấy Uỷ Quyền Công Chứng, Bệnh Án Viêm Phổi Mắc Phải Tại Cộng Đồng, Ca Lâm Sàng Viêm Phổi Mắc Phải Tại Cộng Đồng, Xe Mô Tô Và Xe ô Tô Tham Gia Giao Thông Trên Đường Bộ Phải Bắt Buộc Có Đủ Bộ Phận Giảm Thanh, Giấy ủy Quyền Có Cần Công Chứng Không, Mẫu Giấy ủy Quyền Phòng Công Chứng,
Cập nhật thông tin chi tiết về Giấy Ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không ? Thủ Tục Công Chứng ? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!